Thiền ViệnTrúc Lâm Chánh Thiện HÀNH TRÌNH VỀ NẺO GIÁC Thích Đạt Ma Khế Định Nhà xuất bản Tôn Giáo
Mục Lục
1. Thiền – Con ĐườngGiải Thoát Tri Kiến
2. Vô ThườngCon Đường Đưa Đến Tuệ Giác
3. Hãy Luôn Quán Niệm Về Cái Chết Trong Cuộc Sống Giữa Đời Thường
4. Làm Thế Nào Phát KhởiBồ Đề Tâm
5. Nhẫn Là Chánh HạnhThành Phật
6. Giới Là Con ĐườngDuyên ThànhPhật Đạo
7. Lời Thiền Trong Cuộc Sống
8. Năm Pháp Che LấpTự TánhBát Nhã
9. Thiền – Con Đường Của Sự Chứng Nghiệm
10. Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ Và Ở Đây
11. Thiền – Con ĐườngVô Sở Trụ
12. Ngộ Là Huyết Mạch Của Thiền
LỜI PHI LỘ
Đức Thế Tôn vì lòng bi mẫnthị hiện trong cõi Ta Bà cốt chỉ một điều duy nhất: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”. Phật tri kiến này chính là cái thấy của chính mình. Song để đến chỗ ngộ nhậpPhật tri kiến đó thì không phải ngay một bước mà nhảy vào đất Như Lai như lời Thiền SưHuyền Giác nói trong bài Chứng Đạo Ca, mà hành giả phải kinh qua lộ trình lột sạch hết mặt mày của bản ngã, để lồ lộ tánh uyên nguyên của tâm Phật.
Người xưa tuy ngay một lời đốn dứt vô minh song các Ngài đều phải trải quacon đườngtiệm tiến, như Thiền Sư Trường Khánh dụng công hai mươi năm ngồi rách bảy cái bồ đoàn, Thiền SưTuyết Phongtham học ba lần lên Động Sơn, bốn lần lên Đầu Tử mới rõ việc của chính mình.
Do đó khi dụng côngtu học, xét thấy lý tuy đốn ngộ, sự cần tiệm tu cho nên trong quá trình giảng dạy tại các Đạo Tràng, chúng tôi đã cố gắng trình bày kết hợp cả sự và lý để người học có thể hiểu và ứng dụng được phần nào những lời chư Phật, chư Tổ chỉ dạy trong đời sống tu tập hàng ngày.
Từ những bài giảng này, một số Phật tử khi nghe xong đã phát tâm ghi chép lại. Sau khi xem qua, chúng tôi thấy từng bài như những nấc thang đưa hành giả tiến thêm trên con đườngtrở về nẻo giác.
Vì muốn đem lại chút ít niềm vui cho những người có chủng duyên Phật đạo, chúng tôi mạo muội cho xuất bản tập sách này và lấy tựa đề là “Hành Trình Về Nẻo Giác”.Bằng tất cả tâm thành với lòng tôn kínhvô biên, chúng con xin dâng lên cúng dườngHòa ThượngTông Sư, Sư PhụThường Chiếu và Chư Tôn Đức trong Tông Môn, đã dày côngnuôi dưỡng tái tạo pháp thânhuệ mạng này.
Thật là:
Ân giáo dưỡng một đời nên tuệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền.
Tập sách này viết ra từ băng giảng nên chắc chắn không sao tránh khỏi những điều sai sót. Kính mong các bậc cao minh niệm tình tha thứ và chỉ dạy cho chúng con để học hỏi thêm và hoàn thiện mình trên con đườngtrở về bổn xứ.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.