9. Thiền – Con Đường Của Sự Chứng Nghiệm

27/01/20183:50 CH(Xem: 7417)
9. Thiền – Con Đường Của Sự Chứng Nghiệm
Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Thiện
HÀNH TRÌNH VỀ NẺO GIÁC 
Thích Đạt Ma Khế Định 
Nhà xuất bản Tôn Giáo

Thiền – Con Đường Của Sự Chứng Nghiệm


Giảng tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

I. DẪN NHẬP

Hôm nay hội đủ duyên lành, quý vị trong mùa an cư kiết hạ của chư Tăng đã về Thiền viện Trúc Lâm đảnh lễ Hòa thượng Ân sư, Thầy Trụ trìchư Tăng. Trước khi đi vào đề tài chính, tôi xin kể một câu chuyện ngắn: Thuở xưa có một anh chàng đi chơi, tình cờ đi lạc vào cung vua, vua sai người dọn ra cho anh đủ các loại cao lương mỹ vị mà từ xưa tới giờ anh chưa được ăn. Nhưng khi dọn đồ ăn ra rồi, anh chỉ ngồi nhìn, ngó rồi phân tích từng món mà không chịu ăn. Theo quý vị, anh chàng này có no không? Chưa ăn làm sao no được. Cũng vậy, theo tinh thần của nhà thiền, nếu chúng ta tu học thiền mà không khéo thì cũng giống như anh chàng ở câu chuyện trên. Vào thời nhà Tống bên Trung Hoa, sở dĩ có Thiền công án là vì vào thời đó, người học hiểu thiền thì rất nhiều nhưng người chứng nghiệm thì không có bao nhiêu, do đó mà khổ vẫn hoàn khổ. Có một Phật tử người Đài Loan, người này lấy bằng tiến sĩ Phật học, trình độ rất cao, hướng dẫn cho rất nhiều Phật tử tu học nhưng khi nghe được tin người thân yêu ở nhà mất thì cũng đau lòng khóc lóc. Có người đến hỏi Hòa Thượng Tinh Vân về sự việc đó, Hòa Thượng nói: “Người này chưa chứng nghiệm được tự tánh thanh tịnh của chính mình. Đó là học Phật pháp mà chưa chứng nghiệm được Phật pháp”. Không chỉ trong đời này mà vào thời Đức Phật, bà Tỳ Xá Khư là một nữ cư sĩ rất kính tin Tam Bảo, thường bố thícúng dường rất nhiều nhưng khi người cháu bị chết thì bà vô cùng đau khổ và đến chỗ Đức Phật than khóc. Đức Phật hỏi bà: “Nếu trong thành Xá Vệ này tất cả mọi người đều là cháu bà thì bà có vui không?”. Bà nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con rất vui”. Đức Phật khai thị: “Nếu như vậy thì ngày nào bà cũng sẽ khóc vì ngày nào cũng có người mất”. Nghe Phật nói như thế, bà Tỳ Xá Khư bèn tỉnh ngộ.

Như vậy, quý vị thấy trong cuộc đời này, cái chết là điều không thể tránh khỏi, nó luôn luôn rình rập chúng ta và có thể đến với bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào. Cho nên ngay khi đang còn sống đây, chúng ta phải tranh thủ thời gian cố gắng tu tậpchứng nghiệm về Phật pháp thì mới có thể giúp cho mình thoát khỏi cảnh khổ sanh tử được. Vì vậy mà ngày hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị đề tài “Thiền – con đường của sự chứng nghiệm”.

II. THIỀN – CON ĐƯỜNG CỦA SỰ CHỨNG NGHIỆM

Nói đến Thiền là nói đến sự chứng nghiệm, một khi chứng nghiệm rồi thì chúng ta mới tin chắc vào lời dạy của chư Phật, chư Tổ là “ngay tâm tức là Phật” chứ không tìm Phật ở một nơi nào khác. Quý vị nhớ lại, vua Trần Thái Tông sau khi lên ngôi, vì buồn cảnh gia đình nên vào núi Yên Tử, gặp quốc sư Phù Vân, Ngài hỏi: “Bệ hạ đang là vua mà bỏ chốn cung đình vào trong núi này, hẳn là tìm cầu gì chăng?”. Vua trả lời: “Trẫm không muốn tìm cầu gì, chỉ muốn cầu thành Phật”.

Quý vị thấy người xưa nói một tiếng thôi là cầu làm Phật chứ không phải như mình bây giờ, có khi mình cầu kiếp sau được giàu sang hay cầu sanh về cõi trời. Mục đích của người tu chúng tathành Phật, phải xác định rõ ràng như vậy mới được.

Lúc này Quốc sư Phù Vân mới trả lời: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm. Nếu tâm lặng mà rõ biết, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần tìm cầu cực khổ ở bên ngoài vô ích”.

Như vậy, chỉ cần tâm lặng mà rõ biết thì đó chính là Phật. Có những lúc quý vị ngồi thiền hay đi kinh hành, tâm bỗng dừng lặng lại dù chỉ trong một sát na, một tích tắc thôi nhưng cũng có thể cảm nhận được, tuy nhiên do nghiệp lực sâu dày nên quý vị chỉ vừa yên được một chút là vọng tưởng lại liên tục đến. Lại có những người ngồi yên, sợ mất mình nên lại tìm lại, mà tìm thì thành vọng.

Bồ Tát Long Thọ nói: “Giới hạnh là da, thiền định là thịt, trí tuệ là xương mà chứng ngộ diệu tâm tức là tủy”. Quý vị đang sống ở đây là nhờ máu huyết luân lưu, nhưng nếu lột da hết thì còn sống được không? Cũng không được. Cho nên giới hạnh là da, nhưng nhờ có da bọc chúng ta mới đi vào được những cảnh giới thiền định, vào những miền sâu thẳm của tâm thức. Ví dụ như ban ngày quý vị chửi mắng nặng lời với ai đó thì tối ngồi thiền có yên không hay là trạo cử? Như vậy cũng phải nhờ giới. Hay như tối nay quý vị uống rượu thật say thì có ngồi thiền được không hay lắc lư như con tàu rồi chìm luôn? Nêu ra điều này để thấy rằng, tất cả chúng ta trước sau gì rồi cuối cùng cũng đều phải đi qua con đường này, bởi vì pháp bố thí, cúng dường chỉ là trợ duyên thôi, chưa phải là chỗ cứu kính rốt ráo. Chỗ cứu kính rốt ráo chính là chúng ta phải chứng nghiệm về thiền thì mới hết khổ đau.

Trong Sử 33 vị Tổ, một hôm Tổ Bồ Đề Đạt Ma thấy cơ duyên sắp về Tây, Ngài gọi các đệ tử ra trình kiến giải.

« Trang trước   [Mục lục]   Trang sau »

Ngài Đạo Phó bước ra đầu tiên, bạch:

– Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, cũng chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo.

Tổ nói:

– Ngươi được phần da của ta.

Đến bà Ni Tổng Trì ra thưa:

– Ngay chỗ hiểu của con giống như Tổ A Nan thấy được cõi Phật A Súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại.

Tổ nói:

– Ngươi được phần thịt của ta.

Tổ A Nan lúc đó mới chỉ kiến đạo, chứng quả dự lưu, bước vào dòng thánh, làm sao thấy được cõi Phật bất động mà phải nương nhờ thần lực của Phật mới thấy được cõi Phật A Súccõi Phật bất động hiện ra, sau khi Phật thu thần lực lại thì Ngài A Nan không thấy được nữa.

Ở đây nêu ra là chỉ cho chỗ công phu của mình. Có những lúc chúng ta cũng nương thần lực của Phật thấy được cõi Phật bất động. Đó là như thế nào? Tức là có một lúc nào đó, quý vị trở lại cái tri kiến thanh tịnh của mình thì cũng thấy được rõ ràng cõi Phật bất động (tâm bất động), dù chỉ một sát na thôi là mất nhưng đủ để cho mình tin chắc vào lời dạy của chư Phật, chư Tổ và Hòa thượng. Tin đúng như vậy là quý vị cũng được phần thịt của Tổ.

Ông Bàng Long Uẩn coi đến chỗ này bèn nói bài kệ:

Thường nghe cõi A Súc

Nghĩ đến phương Đông cầu

Hôm nay xét nét kỹ

Bất động tự nhiên đến.

Tức là trước đây nghe nói đến cõi Phật A Súc thì ông mong muốn được tới đó, nhưng hôm nay xét nét kỹ, chỉ cần tâm bất động thì đang sống ở cõi đó, đang ở cõi Phật bất động đó.

Ngài Đạo Dục ra thưa:

Năm ấm vốn không, tứ đại chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được.

Tổ bảo:

– Ngươi được phần xương của ta.

Cuối cùng, đến Ngài Huệ Khả, Ngài bước ra đảnh lễ Tổ ba lễ rồi lui lại đứng yên lặng.

Tổ nói:

– Ngươi được phần tủy của ta.

Theo tinh thần của Lão Tử thì “Người nói thì chẳng biết mà người biết thì chẳng nói”.Có một số người mới học thiền thấy rất thích, đi đâu cũng nói về thiền nhưng tu một thời gian mới thấy thật ra mình nói chỉ là hiểu trên cái lý. Một lúc nào đó nếu đủ duyên nhập thất, chỉ cần chứng nghiệm dù chỉ một sát na chút ít thôi thì mới thấy đường tu của mình còn rất dài, đòi hỏi mình phải công phu rất nhiều. Trên đường tu, dù tu bất cứ pháp môn gì, mới tu thì có thể không thấy gì, nhưng tu càng lâu thì nghiệp quả càng trổ ra, đó là nợ ngày xưa mình thiếu người ta, giờ mình có chút tiền người ta đến đòi. Nếu chúng ta không có sự chứng nghiệm sâu sắc về lời dạy của chư Phật, chư Tổ thì khi gặp những cảnh thử thách chúng ta rất dễ nản và không vượt qua được. Chúng ta đọc sách của Hòa thượng thì hiểu rất nhanh, giống như Tôn Ngộ Không chỉ cần bay vèo cái là tới đất Phật, ý thức của mình cũng vậy, nhắm mắt là chân không, là Phật tánh, là Niết bàn, nhưng để đến được đó thì người hành giả phải bước đi từng bước chứ không phải chuyện đơn thuần. Ngài La Hầu La có lần trên đường đi khất thực gặp mấy đứa nhỏ lấy đá ném. Ngài bực mình, khởi niệm không tu nữa mà về làm vua, kéo quân qua nước này để trừng phạt. Vừa dấy niệm như vậy thì Phật biết được, gọi Ngài lại và nói: “Trên bước đường xuất gia tìm chân lý, con đừng tưởng đi đến đâu ai cũng trải thảm ra cho con hết. Con hãy nhớ kỹ con đường này rất chông gai, con phải mang đôi dép là tâm nhẫn nhụclòng từ bi vô hạn thì mới đi đến đích được”.

Người tu đi trên con đường xuất thế gian cũng vậy, con đường này chông gai hơn thế gian tưởng tượng nhiều chứ không phải là chuyện đơn thuần. Phải tự hỏi những đồ mà mình thọ dụng từ đâu mà có? Nếu như lá mùa thu rụng rớt xuống mà thành tiền, Phật tử mang tiền đó đến cúng dường thì không có gì đáng nói. Đằng này tiền là từ mồ hôi, nước mắt của quý vị làm ra, mang lên đây cúng dường Hòa thượng, cúng dường chư Tăng, cúng dường xong còn lạy nữa, vì một người có công phu tu hành, chứng nghiệm, giới hạnh thanh tịnh không phải là chuyện dễ được, cho nên người tu hành nếu khôngnăng lực thì của đàn na tín thí tiêu không nổi, giống như hòn đá mài bị dao mài lên, dao ngày càng sắc mà đá thì ngày càng mòn. Nên trong kinh Pháp Cú Phật dạy:

Hạt cơm của tín thí

Nặng như núi Tu di

Nếu người không liễu hội

Mang lông đội sừng trả.

Vào thời Đức Phật, Tôn giả A Nan xuống sông giặt y mà tấm y nổi, khó giặt được nên đến hỏi Phật. Phật nói chỉ cần lấy bốn hạt cơm để bốn góc thì tự nhiên y sẽ chìm.

Cho nên tu ở đây không nói bằng lời nữa mà phải chứng nghiệm sâu, kể cả quý vị, chứ không có cách gì khác.

Trong Thiền thoại có ghi câu chuyện: Thượng tọa Định là đệ tử đắc pháp nơi Thiền sư Lâm Tế. Một hôm, Thượng tọa Định đến thành Trấn Châu thọ trai, trên đường đi ngang một cái cầu gặp ba vị tọa chủ. Có một vị tọa chủ trẻ nhất đến nói với Sư: “Thế nào là tột đáy sông thiền?” Sư bèn dùng thế bốc định ném xuống sông, hai vị còn lại hoảng hồn, đến năn nỉ xin tha mạng. Lúc này Sư nói: “Nếu không có hai vị đến tha thiết xin tha mạng thì tôi sẽ quẳng y xuống sông để cho y rõ thế nào là tột đáy sông thiền”. Qua câu chuyện này để thấy chúng ta nếu muốn biết tột được đáy sâu của thiền thì tự quý vị phải chứng nghiệm chứ không hỏi ai được hết. Nó không nằm trên sách vở ngôn từ mà quý vị phải tự lặn xuống. Muốn bước qua lộ trình tâm linh này quý vị phải sám hối, phải tu tập, phải chuyển hóa nội tâm thì một lúc nào đó mới tột đáy sông thiền được.

Thiền sư Động Sơn nói: “Vào thời mạt pháp, phần đông bị ba chướng nạn. Một là kiến sấm lậu, có nghĩa là căn cơ không lìa địa vị, đọa lạc tại biển độc”, có nghĩa là tu hay dính mắc ở chỗ yên tịnh, cho đó là chỗ cứu kính. Có những người ngồi do nghiệp thấy ánh sáng hay cái gì đó lạ rồi chấp chặt vào đó luôn. Đó là rơi vào trong biển độc.

“Hai là tình sấm lậu, tức là bị kẹt nơi thủ xả, chỗ thấy thiên khô”, có nghĩa là kẹt nơi có, không.

“Thứ ba là ngữ sấm lậu, chuyên nghiên cứu ngữ cú của tổ sư mà đánh mất tông chỉ, trước sau mờ mịt”, có nghĩa là chuyên nghiên cứu trên sách vở mà không chứng nghiệm được nên đánh mất tông chỉ của Tổ, mà mục đích chư Phật, chư Tổ ra đời thì giáo pháp như ngón tay chỉ mặt trăng, nương ngón tay để thấy mặt trăng, còn chỉ thấy ngón tay mà quên mất mặt trăng là quên mất tông chỉ.

Một câu chuyện khác, có lần Tô Đông Pha chuẩn bị đến gặp Thiền sư Phật Ấn nên viết thư cho Thiền sư, nói Thiền sư hãy như Triệu Châu tiếp Triệu Vương, không cần ra cửa đón. (Thiền sư Triệu Châu có ba lối tiếp khách, bậc vua chúa thì Ngài ngồi tại đơn mà tiếp, bậc đại quan thì Ngài bước xuống giường tiếp, còn hạng dân dã thì Ngài ra cổng chùa tiếp). Nhưng khi Tô Đông Pha đến thì không ngờ gặp Thiền sư Phật Ấn ra tận cổng để đón, ông nói: “Đạo hạnh của Thầy không chững chạc như Thiền sư Triệu Châu, tôi bảo Thầy không cần ra đón tôi mà Thầy không thoát khỏi phàm tình, chạy quá xa mà đón”. Lúc này Thiền sư Phật Ấn mới nói bài kệ:

Triệu Châu ngày ấy thiếu khiêm nhường

Chẳng ra ngoài cổng đón Triệu Vương

Đâu giống Kim Sơn vô lượng tướng

Đại thiên thế giới thảy là giường.

Qua câu chuyện này, quý vị thấy một người như chúng ta học trên sách vở, còn một người chứng nghiệm về thiền, thấy đại thiên tam thiên thế giới đều là giường thiền. Như vậy trong lúc chúng ta ngồi ăn cơm mà thấm được chỗ này thì trong lúc ngồi ăn cơm cũng là lúc ngồi trên giường thiền của Phật Ấn. Rồi những lúc chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng động tĩnh đều là trong cảnh giới thiền. Muốn được vậy, quý vị phải chứng nghiệm ngay tại đây và bây giờ.

III. THIỀN – SỰ CHỨNG NGHIỆM NGAY TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ

Đến với các Thiền sư hỏi “Thế nào là Phật?”, có khi các Ngài trả lời, có khi đánh, hét nhưng chỉ cốt là đặt cho quý vị vào ngay giờ phút này, chỉ cần nhích ra một cái là trật, bị các Ngài đuổi ra cửa liền. Quý vị ở đây tu lâu rồi phải tiến thêm một nấc nữa. Ví dụ khi quý vị đến đây cúng dường, nếu hiểu Phật pháp rồi thì tin chắc đó không phải là phước đức nữa mà là công đức, bởi vì cúng dườngvô trụ thì tức là công đức. Còn cúng dường mà thấy có ta cúng, thấy có người nhận cúng, thấy có vật cúng thì là có tướng. Chẳng hạn như quý vị có một cái ly bằng ngọc rất quý, mang đến cung kính cúng dường cho một vị Thầy mà quý vị rất kính trọng. Nếu ngay sau đó, vị Thầy ấy lại mang cái ly được cúng dường để cho một người khác, lại là người mà mình không thích thì quý vị có buồn không? Hay cúng dường vị Thầy cái áo mà không thấy vị đó mặc, cúng dường Thầy chiếc xe mà không thấy Thầy đi, mình cũng thắc mắc. Cúng dường như vậy phước rất ít bởi vì mình đã trụ vào tướng, tâm không mở ra được. Giống như nhìn lên bầu trời thênh thang thấy có đám mây, dù cho đám mây có lớn mấy mà trụ vào đám mây thì hư không cũng chỉ bằng đám mây, còn nếu không nhìn đám mây thì bầu trời thênh thang rộng không có bờ mé. Công đức bố thí cúng dường mà không trụ tướng cũng như thế, bố thí cúng dường xong là xong, còn việc sau đó người ta sử dụng như thế nào mình không cần phải quá quan tâm. Lúc Phật còn trong thời kỳ tu hành nhân địa bồ tát từng bố thí thân mình cho cọp đói. Chúng ta hay nghĩ nếu bố thí cho con cọp đó ăn để sống thì nó sẽ giết hại, sẽ ăn những loài khác thì bố thí làm gì, đó là tâm phàm. Còn Bồ Tát lúc đó chỉ thấy con cọp đói thì bố thí cho nó ăn thôi, còn sau đó làm gì là việc của nó. Nếu mình làm mà tính toán quá thì có khi lại làm cản trở phước thiện của mình.

Trong Kinh Tăng chi bộ có đoạn: “Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Thế Tôn cư trú tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, có một vị thiên giả hào quang và vẻ đẹp sáng tốt bội phần trong đêm hiện đến chỗ Đức Phật. Sau khi làm lễ dưới chân Phật, vị thiên giả ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ hào quang của vị Thiên giả bừng sáng lên một cách rực rỡ, soi chiếu khiến cho Tinh xá Kỳ hoàn trở nên sáng rực. Vị thiên giả trong khi ngồi bên cạnh Phật nói lên một bài kệ:

Ở chốn A lan nhã

Tu phạm hạnh vắng lặng

Mỗi ngày ăn một bữa

Sao nhan sắc vui tươi?

Phật đáp:

Không sầu luyến quá khứ

Không mong cầu tương lai

Hiện tại nuôi chánh trí

Đoạn dục để giữ mình

Sáu tình đều nhẹ nhõm

Nên nét mặt vui tươi.

Người đời không sống trong hiện tại, luôn nghĩ chuyện quá khứ, chuyện tương lai. Có những lúc chúng ta ngồi lại nhớ về quá khứ ngày xưa mình từng có tài sản, từng có hạnh phúc như thế nào rồi sau đó thấy hoàn cảnh của mình bây giờ tự nhiên buồn, hay có lúc nghĩ ngợi chuyện tương lai chợt lo lắng không biết mai kia mình sẽ làm gì, sống chết ra sao, đó là bị những vọng tưởng điên đảo này giết. Một người không biết tu mà nghe tin bị ung thư, hai tháng nữa chết thì có khi không đợi đến hai tháng mới chết mà bị vọng tưởng làm cho chết nhanh hơn. Còn người biết tu thì bình thản, biết có bệnh nhưng có niềm tin là mình sống đúng với chánh pháp, hiện tại biết tu tập thiền định, chuyển hoá nội tâm thì mai kia ra đi đã có sẵn tư lương, không sợ hãi..

Phật dạy tiếp:

Tương lai còn mong cầu

Quá khứ còn tri niệm

Như cỏ non xanh tốt

Cắt rồi phơi dưới nắng

Kẻ phàm phu khô héo

Chỉ vì ngần ấy thôi.

Tinh thần của nhà Phật cũng như Thiền là luôn an trú trong giờ phút thực tại, không mong mỏi tìm cầu ở đâu hết. Có người hỏi nếu cứ sống trong hiện tại như vậy thì tương lai sẽ thế nào? Thực ra chỉ cần sống mà an trú trong giờ phút thực tại thì xuyên suốt ba thời. Quý vị phải hiểu, sống trong giờ phút thực tại không phải là chết chìm trong giờ phút thực tại, nằm ngồi một chỗ không làm bất cứ việc gì mà ngay trong hiện tại chúng ta cũng sống, cũng làm việc nhưng theo đúng chánh pháp, có một sức chuyển hóa lớn, từ khước mọi tham dục, sân hận, tật đố, ích kỷ nhưng không từ khước cuộc sống thì tương lai sẽ rõ ràng. Vẫn cho con ăn học, nấu cơm, quét dọn, trồng cây, làm cầu, đắp đường… mà đều có ánh sáng trí tuệ trong đó. Xa lìa mọi tham ái nhưng không xa lìa cuộc sống, đó mới là an trú trong giờ phút thực tại. Nhờ an trú trong giờ phút thực tại, chúng ta mới thấy rõ được trong miền sâu thẳm của tâm thức quá khứ ta đã từng làm gì, hiện tại ta đang làm gì và mai kia ta tiếp tục làm gì để đến được quả vị Phật.

Thấy được điều đó rồi thì vị thiên giả rất vui, nói bài kệ:

Quá khứ đã từng thấy

Trượng phu đạt Niết Bàn

Lìa sợ hãi, nghi ngờ

Vượt qua biển ân ái.

IV. THIỀN LÀ TÂM CHỨNG, KHÔNG PHẢI KHÁI NIỆM HAY LÝ LUẬN

Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay lý luận. Những cái gì cấu tạo bằng ảo giác, bằng khái niệm, bằng lý luận trừu tượng thì Thiền không có mặt.

Trong Kinh Tạp A Hàm có một vị Tỳ kheo đến hỏi Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, thế giới này hữu biên hay vô biên? Thế giới này còn hay mất? Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn có hay là không?Đức Phật im lặng, không trả lời. Vị Tỳ kheo nói: “Nếu Như Lai không trả lời cho con thì con xin trả lại y áo cho Thế Tôn mà hoàn tục”. Đức Phật trả lời: “Ngày xưa ông đến với ta, ông có nói nếu Thế Tôn trả lời cho con những câu hỏi này thì con mới đi tu hay là đến xin ta chỉ dạy con đường chấm dứt khổ đau?”. Giống như có người bị mũi tên độc bắn vào người, bác sĩ đến để rút mũi tên độc ra nhưng mình không cho mà bắt phải trả lời ai là người bắn mũi tên này, mũi tên này làm bằng chất liệu gì, vào thời nào? Quý vị thấy người này sống hay chết? Mình có giống vậy không?

Một hôm Thiền sư Ajahn Chah đến nước Anh giảng pháp, có một người lý luận rất siêu hình. Thiền sư nói: “Bà chẳng khác nào người nuôi gà, thay vì đi nhặt trứng gà, bà suốt ngày đi nhặt phân gà”. Nghe Thiền sư nói xong, từ đó bà sau bà thay đổi.

Có một câu chuyện như sau: Có một học giả đi nhờ trên một con tàu qua biển. Vì đi lâu nên học giả tranh thủ nói chuyện với người thủy thủ trên tàu:

– Ông đi thuyền đã bao lâu rồi?

– Ba chục năm.

– Ông đã từng học về chiêm tinh học chưa?

– Chưa từng.

– Vậy là ông chết mất một phần ba đời người rồi.

Học giả hỏi tiếp: Ông học thiên văn học chưa?

– Cũng chưa.

– Ông chết một phần tư đời người.

Học giả hỏi thêm: Ông đã học địa lý học chưa?

– Cũng chưa.

Học hải dương học chưa?

– Chưa.

– Vậy là ông chết nửa đời người.

Một lúc sau, sóng gió bất ngờ nổi lên làm thuyền nghiêng ngả. Người thủy thủ quay lại hỏi học giả:

– Ngài đã học môn bơi lội học chưa?

– Chưa.

– Vậy là Ngài chết cả đời người rồi.

Quý vị thấy khi sanh tử đến cũng vậy, mạnh ai người nấy bơi, không ai cứu được mình cả, chỉ duy nhất có mình tự làm hòn đảo cho chính mình.

Sau khi chứng nghiệm được điều này, Thiền sư Bạch Ẩn nói:

“Nếu bạn làm chủ được nó thì dù bạn làm người lái thuyền, kéo xe, gia nhân hay tớ gái, bạn cũng là một người giàu có vô song với đạo hạnhtrí huệ. Nếu bạn không làm chủ được nó thì dù bạn có là vua, là đại thần với chức tước và bổng lộc giàu sang, bạn vẫn là một kẻ nghèo nàn, ngu dốt, một con người thuộc hàng thấp kém nhất”.

Có nghĩa là nếu mình sống được với tâm chân thật của mình, chứng nghiệm được rồi thì dù cho quý vị là người kéo xe, người đầy tớ thì vẫn là người giàu có nhất.

Đức Phật đã thấy và nói rằng người tối thượng giữa loài người là người không bị những tham ái, tật đố, ích kỷ chi phối. Dù cho chúng ta là giám đốc, kỹ sư, bác sĩ mà bị những niệm này chi phối thì cũng chỉ là người thấp kém nhất trong xã hội.

Trong Kinh A Hàm có kể: Ông Trưởng giả Út Già rất giàu có, của cải của ông ngang với vua chúa, có rất nhiều thị nữ. Một hôm ông dạo trong vườn, nhờ túc duyên ông được gặp Phật. Sau khi nghe pháp ông chứng được quả dự lưu, nhập vào dòng Thánh. Sau đó về, ông giải tán hết tất cả các cuộc vui. Và chuyên tâm tu tập thiền định, có lần ông bệnh rất nặng, Phật đến hỏi ông: “Giả như có người đốt 1 lá bùa cho ông uống và sống thêm 50 năm nữa, như vậy ông có uống hay không?”. Ông dứt khoát trả lời: “Thà con chết chứ không uống”. Phật hỏi “Tại sao?”. Ông nói: “Nếu con uống lá bùa này kiếp sau nếu có sanh trong cõi này thì con gặp người đó chứ không gặp Đức Thế Tôn, thà con bỏ thân mạng này mà đời đời kiếp kiếp con gặp Đức Thế Tôn tu học cho đến ngày chứng quả Bồ Đề”. Phật nói: “Ông thật là người hy hữu có mặt trong cuộc đời này”.

V. CHỨNG NGHIỆM THIỀN – CON ĐƯỜNG SIÊU VIỆT NHỊ NGUYÊN

Đây nói về công phu. Chúng ta ngồi thiền nếu không biết tu thì dung túng vọng. Hàng Nhị thừa thì đoạn vọng tưởng để chứng chơn. Hàng Bồ Tát thì liễu vọng tức chơn, tức là không trừ vọng mà cũng không dung túng vọng.

Ngày xưa lúc chưa biết đạo thì chúng ta luôn dung túng vọng tưởng, không chịu buông bỏ mà lúc nào cũng bám chặt. Đến khi biết đạo rồi thì lại muốn đoạn vọng để mong muốn đạt đến cảnh giới nào đó. Có người ngồi thiền gồng mình, trợn mắt để xua đuổi vọng tưởng. Nhưng vọng tưởng thì không có tự thể, nó vô tướng thì làm sao đuổi được? Quý vị chỉ cần nhìn thẳng vọng thì ngay sóng tức là nước, chỉ cần biết được bản chất nó là không thật thì ngay đó là vô sanh. Từ từ vọng sẽ lặng xuống, thưa dần, một lúc nào đó quý vị nhảy vào. Còn đoạn vọng tưởng thì không khác gì chặn một dòng nước, có một lúc nào đó vỡ đập nước tung ra, cho nên nếu tu không khéo thì càng tu càng sân, càng tu càng làm việc ác. Còn nếu biết tu rồi thì chuyển vọng tình thành đại bi mà chuyển vọng tưởng thành đại trí, giống như một bóng đèn bị những con thiêu thân rớt vào thì càng làm cho ánh đèn càng sáng rực thêm lên. Vọng tưởng cũng như thế, một ngày quý vị có một triệu vọng tưởng thì có một triệu niệm giác, đến một lúc nào đó thì vọng tưởng lặng hết, thì toàn giác, rõ biết hết mà không cần suy nghiệm gì cả. Cho nên Lục Tổ khẳng định rằng: “An tâm tại vọng tình, ngay đó lìa ba chướng”.

Cổ Đức cũng thường nói: “Niệm lặng thì muôn việc nhàn”.

Chứng nghiệm được điều này, Thiền sư Suzuki đã nói: “Thiền là biển nước, Thiền là không trung, Thiền là núi non, Thiền là sấm sét, Thiền là hoa mùa xuân, Thiền là nắng mùa hạ và tuyết mùa đông. Không những thế mà còn hơn thế, Thiền chính là con người”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.