Ô nhiễm môi trường trên thế giới một vấn nạn trầm trọng

06/04/20184:29 SA(Xem: 13239)
Ô nhiễm môi trường trên thế giới một vấn nạn trầm trọng

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI
MỘT VẤN NẠN TRẦM TRỌNG
DAMIAN CARRINGTON | CAO HUY HÓA dịch

 

pollutionMột nghiên cứu vô cùng quan trọng của Hội đồng nghiên cứu về ô nhiễmsức khỏe được đăng trên tạp chí Lancet trong năm 2017, đã chứng minh: không khí ô nhiễm, nước, đất và nơi làm việc đã giết ít nhất 9 triệu người và tốn kém hàng ngàn tỉ đô-la mỗi năm, đồng thời đã cảnh báo khủng hoảng “đe dọa sự sống liên tục của những xã hội loài người”.

Nghiên cứu đó đã phân tích một cách toàn diện nhất cho đến bây giờ, trên phạm vi toàn thế giới, đã phát hiện: không khí độc, nước, đất và nơi làm việc là nguyên nhân gây ra những bệnh giết người trên thế giới, theo tỉ lệ, cứ sáu người chết thì có một người chết vì nhiễm độc, nhưng tổng số thực sự có thể cao hơn vài triệu người bởi vì tác động của nhiều chất gây ô nhiễm được mọi người hiểu rất nghèo nàn. Số người chết do ô nhiễm cao gấp ba lần số người chết do AIDS, bệnh sốt rét và lao gộp lại.

Phần rất đông những người chết do ô nhiễm ở những nước nghèo và trong một vài nước, chẳng hạn Ấn Độ, Chad và Madagascar, đã lên đến 1/4 của tổng số người chết. Những nghiên cứu quốc tế cảnh báo gánh nặng đó là chi phí khổng lồ, gây trở ngại cho phát triển kinh tế.

Những nước giàu vẫn phải làm công việc xử lý ô nhiễm: Mỹ và Nhật là ở top 10 về số người chết do các dạng hiện đại của ô nhiễm, nghĩa là dầu mỏ - liên quan ô nhiễm không khí và ô nhiễm hóa chất. Nhưng các nhà khoa học cho rằng những cải thiện lớn lao được thực hiện trong những nước phát triển những thập niên gần đây chứng tỏ rằng đẩy lùi được ô nhiễm chỉ thắng lợi nếu đó phải là quyết tâm chính trị của quốc gia.

 “Ô nhiễm là một trong những thách thức sống còn lớn lao của thời đại mà cứ cho con người là trung tâm” đó là kết luận của những tác giả của Hội đồng nghiên cứu về ô nhiễmsức khỏe. “Ô nhiễm gây nguy hại cho tính bền vững của những hệ thống hỗ trợ trái đất và đe dọa sự sống còn liên tục của các xã hội loài người.”

Giáo sư Philip Landrigan, thuộc Icahn School of Medicine tại Mount Sinai, Mỹ, người cùng lãnh đạo Hội đồng, nói: “Chúng ta sợ rằng với 9 triệu người chết mỗi năm, chúng ta đã chất thêm hòm và bao bì vào gánh nặng ô nhiễm của trái đất”.  Ví dụ, như ông nói, những người chết do ô nhiễm không khí ở Đông Nam Á sẽ trên đà tăng gấp đôi vào năm 2050.

poluutionSau đây là vài con số thống kê về số người chết năm 2015, do: Ô nhiễm không khí, nước, đất, nơi làm việc: 9,0 triệu Hút thuốc: 7,2 triệu AIDS, sốt rét và lao: 3,0 triệu Trẻ em và bà mẹ suy dinh dưỡng: 1,3 triệu Tai nạn giao thông: 1,2 triêu Chiến tranh và án mạng: 0,3 triệu

Giáo sư Landrigan bảo tỉ lệ người chết do ô nhiễm gây ngạc nhiên những nhà nghiên cứu, và rằng hai tác nhân gây sốc khác đối chọi nhau. Tác nhân đầu là số người chết do ô nhiễm hiện đại tăng lên nhanh chóng, trong khi những người chết do ô nhiễm “cổ truyền” - từ nhiễm độc nước và lửa nấu bếp củi - giảm xuống. Thế thì sự phát triển phải chịu hậu quả. “Thứ đến, chúng ta thực sự không chú tâm chung quanh vấn đề có bao nhiêu loại ô nhiễm không được tính trong kiểm điểm hiện tại”, ông nói. “Con số 9 triệu hiện tại chắc là ước lượng thấp hơn, thực tế có thể kể thêm đến vài ba triệu”.

Đây là vì các nhà khoa học vẫn còn đang phát hiện những liên kết giữa ô nhiễmsức khỏe kém, chẳng hạn sự kết nối giữa không khí ô nhiễm và chứng mất trí, tiểu đường và bệnh suy thận. Đi xa hơn, việc thiếu dữ liệu về nhiều kim loại và hóa chất độc không được bao gồm trong những phân tích mới.

Những nhà nghiên cứu ước chừng phúc lợi bị mất do ô nhiễm lên đến 4,6 ngàn tỉ mỗi năm, tương đương hơn 6% GDP toàn cầu. “Chi phí đó là quá lớn, nó kéo xuống nền kinh tế của nhiều nước đang vất vả đi lên”, Landrigan nói. “Chúng ta thường nghe nói ‘chúng ta không có đủ khả năng dọn dẹp ô nhiễm’, thế nhưng tôi cho rằng chúng ta không tạo điều kiện cho dọn dẹp ô nhiễm”.

Phúc trình của Hội đồng đã tổ hợp dữ liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và những nơi khác, và tìm thấy ô nhiễm không khí là kẻ giết người lớn nhất, dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi và nhiều bệnh khác. Ô nhiễm không khí ngoài trời, phần lớn do xe cộ và kỹ nghệ, gây ra 4.5 triệu người chết mỗi năm, và ô nhiễm không khí trong nhà, từ củi và bếp phân, gây ra 2,9 triệu người chết.

Kẻ giết người lớn tiếp theoô nhiễm nước, thường thường là nước thải, liên quan đến 1,8 triệu người chết như là hậu quả của bệnh đường ruột và bệnh nhiễm ký sinh trùng. Ô nhiễm nơi làm việc - bao gồm tiếp xúc với độc tố, chất gây ung thư và hít gián tiếp khói thuốc -  dẫn đến 800.000 người chết từ những bệnh như bệnh phổi do bụi than của những công nhân ngành than, bệnh ung thư bàng quang nơi những công nhân ngành nhuộm. Nhiễm độc chì, một kim loại độc đã giết 500.000 người một năm.

Những đất nước thu nhập thấp và đang công nghiệp hóa nhanh là chịu tác động tệ hại nhất, đến 92% số người chết liên quan đến ô nhiễm (trên tổng số người chết), với Somalia chịu tỉ lệ cao nhất. Ấn Độ, nước bị ô nhiễm trầm trọng - ô nhiễm hiện đại lẫn ô nhiễm cổ truyền - có số người chết lớn nhất, với 2,5 triệu. Trung Quốc đứng thứ hai với 1,8 triệu, nước Nga và nước Mỹ cũng được xếp vào top 10.

Trong giới hạn của ô nhiễm nơi làm việc dính dáng đến người chết, các nước Anh, Nhật và Đức cũng xuất hiện ở top 10. Phúc trình được thực hiện bởi hơn 40 nhà nghiên cứu từ các chính phủ và đại học khắp toàn cầu và được tài trợ bởi Liên Hợp Quốc, Cộng đồng châu Âu (EU) và Mỹ đã thông tin như thế. “Đây là công trình có tầm quan trọng rộng rãi, nêu bật ô nhiễm môi trường tác động trên cái chết và bệnh tật”, TS.Maria Neira, Giám đốc WHO về sức khỏe công và môi trường, đã nói: “Đây là một mất mát của sự sống và tiềm năng phát triển của con người, một mất mát không thể chấp nhận được”.

Tổng Biên tập của tạp chí Lancet, TS.Richard Horton, và Phó Tổng Biên tập TS.Pamela Das, cho rằng: “Không nước nào vô cảm với ô nhiễm. Hoạt động của con người, bao gồm công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, tất cả đều phải chủ động chống ô nhiễm. Chúng ta hy vọng Hội đồng tìm cách thuyết phục những nhà lãnh đạo tầm quốc gia, bang, thành phố, đặt ưu tiên giải quyết ô nhiễm lên hàng đầu. Những thế hệ hiện tại và tương lai xứng đáng được sống trong thế giới thoát ô nhiễm”.

Ông Richard Fuller trong Pure Earth (Đất Lành), một tổ chức từ thiện thu dọn ô nhiễm quốc tế và là người đồng lãnh đạo Hội đồng, nói: “Ô nhiễm có thể bị loại trừ và việc phòng ngừa ô nhiễm có thể đem lại lợi lạc cao, giúp bảo đảm sức khỏegia tăng tuổi thọ, trong khi nền kinh tế được nâng lên”. Từ khi đạo luật về thanh lọc không khí của Mỹ được thực hiện năm 1970, mức độ của 6 chất gây ô nhiễm chính đã giảm đến 70% trong khi GDP tăng lên 250%, theo lời Landrigan: “Điều này chứng tỏ một sự nói dối, cho rằng sự kiểm soát ô nhiễm giết công ăn việc làm và kềm hãm nền kinh tế”.

Bà Gina McCarthy, nguyên Giám đốc US Environmental Protection Agency (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) chỉ trích việc xem nhẹ kiểm soát ô nhiễm dưới chính quyền Trump: “Bây giờ không phải là lúc để quay trở lui tại Mỹ”, bà nói. “Việc bảo vệ môi trường và một nền kinh tế mạnh phải cùng nắm tay nhau. Chúng ta cũng cần giúp đỡ những nước khác, không chỉ vì lợi ích mang đến cho họ, mà cũng vì ô nhiễm là không biên giới”.

A Bangladeshi rickshaw puller rides past smoke created by burning waste materials on a street in Dhaka. Photograph Anado
A Bangladeshi rickshaw puller rides past smoke created by
burning waste materials on a street in Dhaka. Photograph Anado

Việc đưa ra những quy định mới, chấm dứt trợ cấp cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễmtriển khai công nghệ như các bộ lọc khói thuốc có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm, các nhà nghiên cứu cho biết. Nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác động của ô nhiễm, như lời ông Fuller: “Những dữ liệu có giá trị không bao gồm tác động của chì từ những địa điểm bị nhiễm độc, như ở Flint (Michigan, Mỹ) hay Kabwe (Zambia). Lại thêm cư dân những vùng này kinh nghiệm những tác động đối với sức khỏe vô cùng tệ hại”.

Theo giáo sư Landrigan, mối lo âu lớn nhất của ông là tác động không rõ của hàng trăm hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu được phát tán rộng rãi trên thế giới: “Tôi lo ngại chúng ta đã tạo dựng một hoàn cảnh, ở đó con người bị phơi mình chịu những hóa chất đang làm hủy diệt trí thông minh và làm suy yếu sự tái tạo hay đánh thức hệ miễn dịch, nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn không đủ khôn ngoan để làm một sự kết nối giữa sự quảng báhậu quả, bởi vì vấn đề khó phát hiện”. Mới đây, có một phúc trình về hiện tượng  những con sâu bọ xuất hiện vô cùng đông đảo, mà nguyên do có thể là từ thuốc trừ sâu”.

“Vấn đề ô nhiễm hầu như không được chú ý nhiều như biến đổi khí hậu, hay AIDS, hay sốt rét; nó là vấn đề về sức khỏe bị xem nhẹ nhất trên thế giới”, ông nói. 

Nguồn: Global pollution kills 9m a year and threatens ‘survival of human societies, The Guardian. Tác giả: Damian Carrington, biên tập viên về môi trường, báo The Guardian (Anh). | Văn Hóa Phật Giáo
Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.