Xu Hướng Truyền Bá Phật Giáo Đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều

09/04/20184:36 CH(Xem: 7635)
Xu Hướng Truyền Bá Phật Giáo Đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều
XU HƯỚNG TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO
ĐỜI NGỤY, TẤN, NAM BẮC TRIỀU
Thích Đạo Không dịch

Khi nghiên cứu tư tưởng tôn giáo Trung Quốc, chúng tôi  thường thấy rằng Phật giáo được truyền từ ngoài vào, mà sơ khởi là do các vị Hồ Tăng mang đến, họ sớm làm quen với phong tục tập quán Trung Hoa, thừa lúc xã hội đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều hỗn loạn, họ liền dùng tư tưởng kích động diễn biến, dần dần khiến Phật giáo thích ứng với hoàn cảnh đương thời, bấy giờ họ đem hết năng lực để xiển dương tôn giáo của mình.

Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ ở Trung Hoa trải qua một quá trình thoát xác, sức ảnh hưởng của nó không dừng lại ở phương diện tư tưởng tôn giáo, mà còn tác động đến tư tưởng của giới học thuật đương thời, cùng với tín ngưỡng tôn giáo bản địa. Cho nên, về phương diện truyền bá, Phật giáo dựa trên Nho giáotư tưởng của quần chúng. Mặt khác, cũng tiết xuất từ văn hoá bản địa, mà hình thành bản sắc Phật giáo Đại thừa của Trung Quốc.

Ở đây, có thể nói, ban đầu các Tăng lữ Phật giáo đã lợi dụng diễn biến của xã hội Trung Quốc làm lay chuyển cách nhìn của giới trí thức về tôn giáo, khiến tư tưởng Phật giáo hoà nhập với các tôn giáo Trung Quốc, dựng nên một cơ sở tín ngưỡng tiềm ẩn bên trong.

Bản văn này nghiên cứu về tôn giáo quan trong các triều đại Nguỵ Tấn, Nam Bắc triều. Phật giáo phải làm thế nào để khai triển và tuyên dương tư tưởng tôn giáo của mình. Ở đây, chúng tôi muốn nói bao quát diễn biến của Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc trong thời gian khoảng 100 năm.

I - NHỮNG NHÂN TỐ TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT CHUYỂN BIẾN SAU TRIỀU ĐẠI ĐÔNG HÁN:

Sau triều đại Đông Hán, về phương diện tư tưởng có sự thay đổi rất rõ ràng, sự thay đổi được biểu hiện ở đây là do sự cực đoan của Nho giáo mà có sự tôn sùng Phật giáoLão giáo. Xét tận cùng cội gốc đại khái không ngoài ba nguyên nhân sau:

1.    Diễn biến kinh học của triều đại nhà Hán, từ khi Hán Võ Đế cấm tuyệt sự lưu hành các tư tưởng học thuật khác, chỉ coi trọng Lục kinh nên các học giả đều lấy việc học Kinh Thi làm trọng, phát huy nghĩa lý, khảo cứu lời người xưa. Kết quả là: khi truyền đến đời sau tất cả giáo nghĩa đều bị xáo trộn, xa vời nghĩa lý. Các học giả tuy không muốn dùng nhiều lời để cắt nghĩa, nhưng việc bàn rộng nói dài là điều khó tránh, nên bèn dùng lời hay ý đẹp để thuyết giải, làm mất đi cái nghĩa lý căn bản. Nói năm chữ trong kinh văn mà luận đến vạn lời, càng về sau càng dài hơn. Vì vậy, một đứa bé đọc một bài mà đến già mới có thể biết được. Cứ theo học như vậy mà không thấy chổ sai lầm thì suốt đời cũng chỉ vô ích. Đây là mối lo lớn của các bậc học giả. (xem Hán thư nghệ văn chí lục nghệ tự)

2.    Cuối đời Đông Hán, xã hội Trung Quốc tạp loạn, quan lại chỉ lo việc tranh dành quyền lực bên ngoài, chức năng chính trị của triều đình đã đến hồi tan rả, giặc khăn vàng nổi lên, Đổng Trác biến loạn, ba nước tranh quyền, binh lính trở thành giặc cướp, dẫn đến việc Bát vương tàn sát, Ngũ Hồ xâm lăng, những nhân tố này khiến nền chính trị Trung Quốc hỗn loạn. Đức lễ giáo của Tiên vương không còn khả năng kiểm thúc, kẻ sĩ lần lượt bỏ điều đã học, họ đều lo bảo toàn tánh mạng, cho đến những kẻ tu theo đạo Lão Trang cũng bỏ bê, mai danh ẩn tích, đàm thuyết viễn vông. Đây là xu hướng tất yếu phải đến.

3.    Do ảnh hưởng của Phật giáo, nhà vua bắt đầu chú ý đến Lão Trang, sự chú ý đó làm khởi lên phong trào học thuật huyền ảo, khiến tất cả các học giả đều ham muốn nghiên cứu tinh yếu của Lão Trang, họ thấy được sự nông cạn của Nho học, không bằng Lão giáo. Nhưng Lão giáo thì lang bang bất định, không bằng Phật lý, nên bỏ Nho theo Lão, bỏ Lão học Phật. Đây là sự hình thành xu thế phổ biến của tư tưởng học thuật đương thời. Lão và Phật là sản vật của thời loạn lạc, do tinh thần con người suy sụp, khổ đau, đẫn đến sự cứu vớt của tôn giáo càng trở nên cấp bách. Nên lúc này, tư tưởng của Phật và Lão liền thay thế địa vị của Nho gia.

Qua ba điểm trên, chúng ta có thể thấy được chuyển biến của tư tưởng học thuật đương thời. Chung quy đều do vui với cái mới mà bỏ đi cái cũ, cũng là do thời loạn lạc nhiễu nhương mà tạo thành.

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO:

Theo lịch sử, Phật giáo truyền vào Trung Quốc bắt đầu tư thời Hán Minh Đế, nhưng suy xét cho cùng thì Phật giáo du nhập Trung Quốc vào thời vua Ai Đế triều Tây Hán. 

Thuyết Y Tồn sứ giả nước Đại Nhục Chi đem chuyện Phật giáo truyền miệng vào là chổ dựa đáng tin cậy (xem Ngư Hoạn Nguỵ Lược Tây Nhung truyện). Không như vậy thì Phật giáo ở triều Hán Minh Đế không thể nhanh chóng chiếm được tín ngưỡng của giới quý tộc, triều đình. Từ thời Hán Minh Đế về sau Phật giáo dần dần phổ biến khắp dân gian, người nghiên cứutín ngưỡng càng nhiều. Đến đời Hán Hoàn Đế, trong cung chính thức thiết lập bàn thờ Lão TửĐức Phật (xem Hậu Hán thư bổn ký luận). Hoàng Đế tin tưởng Phật giáo, các hàng quan liêu, sĩ tử cũng tin theo, một mặt nghiên cứu Đạo giáo, một mặt nghiên cứu Phật lý (xem Hậu Hán thư ... giai truyện). Hiện tại, chúng tôi theo những việc có thật về sự phát triển của Phật giáo trong triều đại nhà Hán, sơ lược chia thành ba yếu tố:

1. Tính phương thuật của Phật giáo:
Từ đời Tần, Hán trở đi, xã hội Trung Quốc đầy dẫy những tín ngưỡng về phương thuậtthần tiên. Tần Thuỷ Hoàng và Hán Minh Đế đều nhiệt tâm với sấm ký và các phương thuật. Cho nên, Phật giáo lúc mới đến Trung Quốc phần lớn đều truyền khẩu. Người Trung Quốc khó hiểu được khi họ diễn giảng về chân lý. Do vậy, họ phải phối hợp với đạo Lão thời bấy giờ, tìm cách hoà lẫn với nhau, chỗ này chỗ kia, suy diễn phô bày, chưa có được phương cách truyền giáo hữu hiệu. Đạo PhậtLão giáo là hai tôn giáo phân minh, nhưng phần lớn đều thấy như xuất phát từ một nguồn. Lúc bấy giờ là thời đại lưu hành của pháp thuật thần tiên. Các Tăng lữ từ Tây Vực xa xôi đến truyền giáo tại Trung Quốc đều có đầy đủ phong cách đặc thù. Họ lễ bái các Phật tượng, nhiễu hương, tụng niệm kinh chú, điều này khiến người Trung Quốc chú ý với lòng hiếu kỳ, bấy giờ mọi người đến xem đều cho đó là một loại đồ vĩ của giới phương sĩ. Hết thảy Tăng lữ Tây Vực đến Trung Quốc đều hoà nhập với phong tục tính phép thuật thần tiên của dân tộc bản địa. Nếu không sử dụng biện pháp hoà hợp với thái độ cảm hoá và ứng phó với mọi hoàn cảnh thời bấy giờ, thì làm sao có thể truyền bá Phật giáo tại một đất nước như Trung Quốc.(xem Cao Tăng truyện Tập Thiền thiên)

2. Tính luân hồi của Phật giáo:
Vào triều đại Đông Hán, Trung Quốc bỏ ra ngoài tư tưởng học thuyết Nho giáo. Thuyết thanh tịnh vô vi và luận về vấn đề sinh tử của đạo Lão cùng với thuyết tánh khônglý luận về luân hồi nhân quả của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng. Trong Hậu Hán thư Tây Vức Truyện lý nói: “Phụng Phù Đồ, bất sát phạt”, “ thử đạo thanh hư, quý thượng vô vi, hiếu sanh ố sát, tỉnh dục khử xa”. (xem Hậu Hán thư... giai truyện). Cho nên, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 8 (Tây nguyên lục ngũ niên), Hán Minh Đế ra chiếu chỉ: Sở Anh Vương tụng đọc lời dạy của Lão Tử, thờ đạo nhân từ của Phật giáo, thiết trai cúng dường ba tháng, thề nguyện với thần linh, sao lại hiềm nghi, nên có sự hối hận, chuộc lại lỗi lầm ấy bằng cách cúng dường chư Tăng và các vị Ưu bà tắc thật thịnh soạn “(xem Hậu Hán thư bổn ký). Sở Anh Vương vui với học thuyết đạo Lão, giữ trai giới tế tự theo Phật giáo. Đây là phụ thuộc đối với phép thuật quỷ thần, cũng là đạo lý nhân quả luân hồi theo Phật giáo. Cho nên, cuối đời Đông Tấn có xuất hiện sự tranh luận giữa “Thần diệt luận” và “Thần bất diệt luận”.

3. Tính đạo đức của Phật giáo:
Lúc Phật giáo mới đến Trung Quốc, chính là thời kỳ Nho giáo cực thịnh, nhưng Phật giáo vẫn có thể truyền vào cung đình và ăn sâu vào tầng lớp quý tộc, nên khó tránh khỏi bị Nho gia công kích. Công tác truyền giáo vào Trung Quốc của Tăng lữ đối với tư tưởng Nho giáo mà nói thì một lời cũng khó nghe. Chỉ có những người ngay thẳng, hăng hái, xuất thân từ tầng lớp quý tộc, cung đình mới đứng ra biện hộ. Ơ trong di sản Bá Hậu Hán ký nói: “kỳ thúc dĩ tu thiện, từ tâm vi chủ, bất sát sanh”. Trong Hậu Hán Tây Vức truyện nói: “Phật giáo hiếu nhân ố sát,.... trược sùng thiện, cố cung đình hiền liêu đa ái kỳ pháp”. Vì Phật giáo bấy giờ chưa dịch ra những giáo lý cao thâm, chỉ có những đạo lý lấy từ Tứ Thập Nhị Chương kinh như: “vi đạo vụ bác ái”,”bác ái thí”,”đức bố thí”, “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, “ngũ giới”, “thập thiện pháp”, là những đạo lý cơ bản mà Phật giáo truyền bá. Về sau, Nho giáo nhận thấy từ bi của Phật giáođạo nhân thứ của Khổng giáo có nhiều điểm tương đồng. Sở dĩ như vậy, vì bấy giờ Phật giáo chỉ chủ trương xiển dương về phương diện đạo đức luân lý. Trên đây muốn nói đến tính phép thuật, tính luân hồi, tính đạo đức tức là chất liệu đặc thù của tư tưởng Phật giáo thời nhà Hán.

Phật giáo thời nhà Hán sự thật là một loại đạo thuật. Những hành vigiáo lý của Phật giáo lưu hành được dừng lại ở sự chia chẻ hoà đồng với Lão giáo Trung Quốc thời bấy giờ. Phật giáo do nơi những nhà truyền giáo Tây Vức, với lòng nhiệt thành, họ theo con đường thương mại đem giáo lý đến Trung Quốclưu hành trong nhân gian. Những tầng lớp thượng lưu của xã hội, dù theo đạo Lão nhưng họ cũng học giáo lý của Phật giáo, như Sở Anh vương, Hán Minh Đế, Hán Hoàn Đế, cũng vậy cho đến các văn  nhân học sĩ. Theo Lý Giai và Trương Hoành có đề cập đến, mà hai người này cũng chuyên về lý âm dương thuật số. Ngoài ra những giới học thuật khác cũng không xem Phật giáo là của người man di. Trong Thang Dụng Hình nói: Vào triều Tây Hán, khi Phật giáo đến Trung Quốc, số lượng kinh dịch chưa nhiều, thường lấy pháp cúng tế và thanh tịnh vô vi, chế ngự dục vọng, trừ bỏ lảng phí đã cùng chung đạo lý với đạo Lão. Nhưng Phật giáo lấy trai giới để tế tự, còn đạo sĩphương pháp tế tự riêng của họ. Phật dạy tinh linh bất diệt, Lão chủ trương thành tiên để được bất tử, rõ ràng hợp nhau, chuyển đổi bù đắp cho nhau. (xem Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật giáo sử đệ tứ chương) Đây là ý kiến cực kỳ chính xác, nó cũng biểu hiện được tình hình Phật giáo lúc mới du nhập vào Trung Quốc.

Đến  triều đại nhà Nguỵ Tấn, do huyền học của đạo Lão rất thịnh, bộ mặt học thuật của Trung Quốc cũng có nhiều cải biến, tuy Phật giáo lại nương theo lý huyền học của Lão giáo, nhưng chỗ đam mê của giới học sĩ đại phu trọng tâmtư tưởng học thuật bản địa, mà Phật giáo lại bị coi là tôn giáo ngoại lai, mặt khác tư tưởng học thuật của Phật giáo lúc bấy giờ đã xuất hiện những sự sai khác đối với khi mới du nhập, nên ít được ưa chuộng.

III. PHẬT GIÁO THỜI NGỤY

1. Phật Giáo Thời Ngụy
Vào Niên hiệu Kiến An 25 đời Hiến Đế nhà Đông Hán 220, thiên hạ của nhà Hán bị Tào Phi chiếm đoạt, xây dựng kinh đô ở Lạc Dương, lấy quốc hiệu là Nguỵ, sử gọi là Nguỵ Văn Đế. Đến năm sau, Lưu Bị lấy danh nghĩa là dòng nhà Hán chính thống, định đô ở Thành Đô, lấy quốc hiệu là Thục Hán, sử gọi là Chiêu Liệt Đế. Trãi qua 8 năm (229) Tôn Quyền cũng tự lập Đế, định đô ở Kiến Nghiệp, quốc hiệu là Ngô, sử gọi là Đông Ngô Đại Đế. Ba nước Nguỵ, Thục, Ngô phân chia kiểm soát Trung Quốc. Ơ thời đại này suốt 45 năm Phật giáo không có được sự ủng hộ của Lưu Bị, ở nước Thục không có hình bóng của Phật giáo, chỉ có hai nước Nguỵ và Ngô bảo hộ. Công tác truyền giáo ở đây đứng đầuMâu Tử, ông có tài triển khai, dịch kinh, chú kinh. Vào khoảng cuối đời Hán Linh Đế 188, đến đời Hiến Đế Sơ Bình Tứ niên 193, trong 5 năm ông trước tác Lý Hoặc Luận để suy tôn Phật giáo. Ông là nhà huyền học trứ danh, các tác phẩm của ông làm khởi lên diễn biến tư tưởng của những nhà học giả lớn.

Từ đây về sau, Lão giáoPhật giáo cùng song song lưu hành. Vì triết học Lão Trang là sản vật của thời loạn lạc, họ đặt nặng việc trừ bỏ xấu ác ở nhân gian, đối với nền văn vật hiện thực là không vừa ý, mà muốn trở lại trạng thái tự nhiên của nguyên thuỷ, không có đấu tranh và không có tham dục. Chính tư tưởng Phật giáophù hợp với lý tưởng của họ, bởi thế nên được nhà vua giúp đở. Như vậy tại sao ngay trong nền học thuật nguyên thuỷ, tư tưởng Lão Trang và Phật giáo lại được thạnh đạt có thể suy nghĩ mà biết được. Chẳng hạn như luận do Mâu Tử trước tác bao hàm cả Phật và Lão, cho thấy tính huyền diệu của Phật giáo có nhiều điểm nỗi bật. Những năm cuối đời Hán, có những Cao Tăng từ Tây Vực sang Trung Quốc như ngài Chi Sấm, ngài An Huyền, ngài Nghiêm Phật Điều, ngài Trúc Phật Sóc và ngài An Thế Cao. Vừa lúc Phật giáo Trung Quốc phát triển thì họ liền nỗ lực dịch kinh, cùng với Mâu Tử thảo luận về Phật nghĩa trong Lý Hoặc Luận. Từ đây, ý nghĩa bản thân Phật giáo dần dần được sáng tỏ. Cũng từ đây, Phật giáo mới từ trong phạm vi phương thuật của Đạo sĩ  đột phá ra ngoài mà tự lập. Tư tưởng triết học của Lão Trang cũng mượn cớ đạo giáo của Hoàng Lãophân chia nhiều đường, riêng biệt xiển dương. Đạo giáotôn giáo tín ngưỡng của nhân gian. Hoàng Lãotư tưởng học thuật huyền học chánh thống của đời Nguỵ Tấn. Ơ đây chính là thời kỳ diễn biến tư tưởng học thuật, Phật giáo thoát khỏi những yếu tố phụ của Đạo giáo, để cùng hoà nhập với huyền học của Lão Trang. Phật giáo được các giới nhân sĩ Thanh đàm yêu thích. Đây là sự phát triển  của Phật giáo hội nhập vào một giai đoạn mới.

Chẳng qua, phương thuật với huyền học của Trung Quốc ngày xưa, đều là đạo lý tự nhiên vô vi của đạo gia, bởi vì, Vương Bật, Hà Yên đều chủ trương trời đất vạn vật lấy vô vi làm gốc. Chỉ có Phật giáođộc lập ra ngoài các phương sĩ. Vào thời Hán Nguỵ, ngoài việc tích cực phiên dịch kinh điển của Phật, họ cũng quam tâm chú ý đến đạo lý “không” “ vô vi” làm gốc. Mà học giả của phái Thanh đàm cho rằng con người với tạo vật là đồng thể, trời đất cùng sanh, tiêu diêu phù thế, cùng với đạo mà cấu thành, đây là loại huyền diệu cao đàm thanh tịnh vô vi, mà trong đó là yếu nghĩa của các mối quan hệ diễn biến, nói Phật, nói Đạo tạo thành tư tưởng Huyền học, Phật học đời Nguỵ Tấn. Người ta nghe đến liền hiểu ngay, đây là tư tưởng triết học tánh của Lão Trang hoà nhập với tư tưởng của Phật giáo vào thời Tam Quốc. Kinh Nghiệp quán niệm theo tư tưởng phương thuật thần tiên cải biến những khiếm khuyết, mà cũng đề cao giá trị học thuyết của họ, điều này có thể theo hai điểm sau để thấy được sự có mặt của chúng:

A. Nghiên cứu về kinh điển dịch thuật của Phật giáo của sĩ đại phu:
Vào triều đại nhà Hán, Đạo giáo mê tín theo tính phương thuật thần tiên, rồi đến cuối đời Hán giặc khăn vàng nổi loạn, ảnh hưởng đến Nguỵ Văn Đế, nên Ông liền bài xích đạo thuật thần tiêntôn sùng tư tưởng triết học của Lão Trang. Trần Tư Vương Tào Thực soạn “Biện Đạo Luận” nói rằng: “Thống quát đạo nguyên, tinh cứu tinh lục, cộng ký tải, giai hư vọng chi từ.” Họ đều chỉ quý các loại cam thuỷ của Cam Lăng, Tả từ của Lô Giang, Khích kiệm của Dương Thành, hành động quỷ quyệt, dùng lời yêu ma để mê hoặc mọi người. Bấy giờ, những người trí thức đều phản đối tác phong của phương thuật thần tiên. Trước tình hình đó, Phật giáo cũng có nhiều mối hiềm nghi đối với phương thuật thần tiên, tuy điều ấy là tôn chỉ của họ lúc mới đến, nhưng họ vẫn phản đối thái độ của phương thuật thần tiên. Thái Tử Đoan Ưng Bổn Khởi kinh của Chi Khiêm, Phổ Diệu kinh của Trúc Pháp Hộ, Phóng Quang Bát Nhã kinh của Trúc Thúc Lan mười ba quyển đều kịch liệt phản đối đạo lý thần tiên. Nhân đây, Phật giáo muốn thoát ly khỏi sự phụ thuộc đối với Lão giáo để biểu đạt chơn tánh của mình. Phật giáo từ cuối đời Hán đến đời Tấn đều dốc lực vào việc phiên dịch kinh Phật, đạt được một số lượng khả quan; như thế, một điều đáng mừng là nhiều sĩ đại phu nhiệt tình nghiên cứuđọc tụng kinh điển, Phật giáo liền biến thành đối tượng nghiên cứu của giai cấp trí thức Hán tộc “Hán văn Kinh điển Phật giáo ”, cũng là Phật giáo của sĩ đại phu trong triều đình.

B. Tính huyền học đạo gia của Phật giáo:
Sau khi triều đình nhà Hán bị diệt vong, Nho học có xu hướng chìm xuống, đồng thời dẫn đến học thuyết Lão Trang hưng khởi, lại cũng do học phong của Lão Trang mà lại đẫn đến trào lưu nghiên cứu dịch thuật kinh điển Phật giáo ra Hán văn, đây là mầm móng trào lưu mới, khiến nhanh chóng làm sao cho yên ổn. Vương Bật lấy tư tưởng Lão Trang làm trung tâmđạt đến huyền học, tức gọi là “Chánh thỉ học phong”. Huyền học lấy tư tưởng Lão Trang làm trung tâm và kiêm luôn việc tinh cứu Kinh Dịch, lấy  bản thể vạn vật là “không”, “Vô” đều trở thành Hình nhi thượng học, đây đều chung nguồn gốc động lực phát triển lịch sử xã hội Nguỵ Tấn.
Phật giáo phương diện khác, cũng có tư tưởng Hình nhi thượng là “Vô”, tức “Không”,  là quan niệm “Vô ngã”. Hệ thống Bát Nhã của Phật giáo là Phật điển lục tục truyền nhập,  cái “Không” chính là giáo nghĩa, cùng với tư tưởng “Vô” của Lão Trang cùng trôi chảy, cùng khế hợp. Đạo gia cũng do nơi cái “Vô” huyền học mà thể hội với ý nghĩa  “Không” của Phật giáo. Chẳng qua ở thời đại Tam Quốc đến Tây Tấn, Lý Hoặc Luận của Mâu Tử bàn luận thế nào, cũng có giải thích Đạo học, Huyền học tánh về  nghĩa “Không”. Tác phong tánh huyền học của Đạo gia chính là học thuyết của Phật giáo

2. PHẬT GIÁO THANH ĐÀM THỜI TÂY TẤN:
Do chính sự thời Nguỵ Tấn hỗn loạn mà dẫn đến trào lưu yếm thế, lại do diễn biến tư tưởng mà dẫn đến chủ nghĩa tự nhiên, hai nguyên nhân này phối hợp hình thành tư tưởng phái Thanh đàm. Đặc biệt, tình hình thời Tây Tấn phóng túng, phổ biến khắp nơi, Phật giáo cũng bị phái Thanh đàm ảnh hưởng. Ý tứ của phái Thanh đàmđàm luận đến những nơi thanh cao, hư huyễn, xa vời; ........  Vương Bậttổ sư phái Thanh đàm, phái Thanh đàm không chú trọng đến hình thức đàm luận, nội dung đàm luận thường ẩn ý bên trong, cũng khiến người ta thường bỏ qua những chỗ lỗi lầm. Phật giáo thời bấy giờ cũng bị nhiễm phong thái Thanh đàm. (xem Tôn Xước Đạo Hiền Luận)

Người đọc sách vào thời đại Nguỵ Tấn lấy làm hỗ thẹn “cầu bảo toàn tánh mạng trong thời loạn thế, không muốn nghe đến các hầu tước”, tất cả đều chẳng đem tâm đấu tranh chính trị cho xã hội trong thời hỗn loạn, ngoài việc tham cứu Lão Trang, họ cũng còn nghiên cứu Phật học, cho nên khí thế nghiên cứu Phật học thời bấy giờ trôi chảy một cách phi thường, Phật lý thâm sâu vi tế, một lúc không thể liệu giải, ngồi trên đài giảng quay mặt xuống dưới nhưng có thể nghe và cảm nhận được vị giải thoát. Thời bấy giờ, có nhiều vi Danh Tăng nổi tiếng như Tạ An, Vương..... Chi, Đoạn Hạo, Lưu Viêm, Khích Siêu, Tôn Xước, Vương Hiệp, Vương Mông, Vương Tu, Tạ Lãng và Viên Hoằng, đều rất thành danh trong giới đệ tử Thanh đàm Phật giáo với Chi Đạo Lâm (Chi Độn) qua lại mật thiết, giảng giải học vấn đối với họ không nhất thiết phải coi trọng. Vương Mông nói họ là:”có công tìm điều vi tế, không ít người như Vương Bật”. Khích Siêu nói:”Pháp sư Lâm thông đạt thần lý, pháp huyền diệu tự mình chứng ngộ, qua hàng trăm năm, làm rạng đạo lớn, chỉ một người cũng có thể khiến chân lý bất tuyệt”.(xem Cao Tăng truyện quyển 4 Chi Độn truyện viết dẫn Khích Siêu với Thân Hữu)

Con đường này tạm thời được coi trọng, điều đó không phải do Phật giáo đương thời hưng thịnh, mà nguyên nhân tối trọng là tinh thông Phật lý, lại giỏi về huyền học của Lão Trang, có thể đem hai học thuyết này điều hoà và phát triển, càng ngày càng tốt, phần nhiều họ đều khéo việc đàm luận, cho nên danh sĩ phái Thanh đàm đều an lạchoàn hảo. Họ lãnh đạo mọi người nghiên cứu Phật học, đến đây đạo Phật được lưu truyền, tự nhiênthể đạt được nhiều phương tiện, khiến Phật lý và triết học Trung Quốc phát sanh những mối quan hệ mật thiết.

Phong trào Phật giáo Thanh đàm do trào lưu tư tưởng Lão Trang mà đến, chỉ khác biệt một nguyên nhân chính là kinh Duy Ma, sau khi kinh này được ngài Ngô Chi Khiêm phiên dịch rất được các danh sĩ phái Thanh đàm tôn sùng, do hình thức của Phái Thanh đàm rất giống với kết cấu và đối thoại trong kinh Duy Ma, kỳ thật Thanh đàm của Lão Trang đã ảnh hưởng đến Phật giáo. Bấy giờ, sự lưu hành của kinh Duy Ma làm tăng thêm tính thanh đàm của Phật giáo. Lấy nhân tố đó hình thành nên Phật giáo Thanh đàm thời Tây Tấn, lại tiến một bước nữa chính là biến thành Phật giáo cách nghĩa Đông Tấn (lại gọi là Nghĩa học). Đây là xu hướng phát triển đương nhiên trên lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Quốc.

3. PHẬT GIÁO CÁCH NGHĨA ĐÔNG TẤN:
Trên lịch sử Trung Quốc, triều đại Đông Tấn có 16 nước Ngũ Hồ làm loạn, đây là thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ hình thành và phân chia các tôn phái triết học Phật giáo Nam Bắc triều của Trung Quốc. Đây là những diễn biến trào lưu tư tưởng về “Không và Hữu” làm nhân tố hình thành Phật giáo thời Đông Tấn.

Nhưng Phật giáo Thanh đàm Tây Tấn đến đầu thời Đônng Tấn rất thịnh hành, nguyên nhân là do tư tưởng Thanh đàm biểu hiện cụ thể, liền sản sanh ra Phật giáo  Cách nghĩa. Cuối đời Tây Tấn tư tưởng Phật giáo Cách nghĩa hưng khởi, đều do Trúc Pháp Nhã, Khang Pháp Lãng, Tôn Xước lấy thuật ngữ của Lão Trang để chú thích kinh Phật và Cách nghĩa Phật học là Trúc Pháp Thâm về “Bổn vô nghĩa”, Chi Mẫn ĐộPháp Uẩn về “Tâm vô nghĩa”, Chi Đạo Lâm về “Tức vô nghĩa” đều thuộc tư tưởng Bát Nhã là “Không”. Cái Không này là hệ tư tưởng về bản thể, thật ra “Vô vi” của Lão Trang cũng phối hợp cùng xiển dương, đều đem “Bồ đề” của Phật giáo dịch là “Đạo”, “Niết bàn” dịch là “Vô vi”, dùng làm phương tiện để giải thích Phật lý, cũng thích hợp với chỉ thú của phái Thanh đàm.
Phật giáo Đông Tấn đến khi có ngài Phật Đồ Trừng, ngài là người Tây Vức, ở Trung Quốc ngài cũng lấy hệ thống kinh điển Bát Nhã để tuyên dương Phật giáo, học trò của ngài là Đạo An, Trúc Tăng Huệ, Khang Tăng Uyên, Tăng....., Trúc Pháp Quả, Chi Đạo Lâm, Vu Pháp Khai, Trúc Pháp Thái cùng nghiên cứu Phật giáo, hầu hết đều lấy kinh Bát Nhã làm trung tâm tham cứu, họ toàn là những nhà nghiên cứu hệ thống Phật giáo cách nghĩa. Phật giáo nhanh chóng triển khai tín ngưỡng lên tầng lớp thượng lưu và dân chúng thời bấy giờ, liền được nhân dân Trung Quốc nắm bắt thọ trì, đây là kết quả do Phật giáo cách nghĩaThanh đàm huyền học kết hợp để tạo thành, chỉ có điều không thể được xem  là Phật giáo chính thống (xem Cao Tăng Truyện quyển 5).

4. PHẬT GIÁO CHỦ NGHĨA CHÍNH THỐNG:
 Trong trào lưu của Phật giáo cách nghĩaThanh đàmthời đại Lưỡng Tấn, đột nhiên xuất hiện một vị cao Tăng Phật giáo  đắc đạo là ngài Đạo An Pháp sư, lúc bấy giờ Ngài nhận thấy công năng diễn tiến của Phật giáo là nhu cầu thích ứng với trào lưu, lúc đầu Đạo Anhọc giả của Cách nghĩa phái, về sau ông nhận thấy Phật giáo Cách nghĩasai lầm, phần nhiều trái với nghĩa lý, vì vậy giữa ông với Tăng Quang phát sinh tranh luận. Đạo An nói:”Cái lỗi đầu tiên của Cách nghĩa là phần nhiều trái với nghĩa lý”. Tăng Quang thì nói:”Giả như phân tích tự do thì làm sao thấy trước được điều phải trái”. Đạo An lại nói:”hoằng truyền giáo lý, nên khiến cho đầy đủ, kèn trống đua nhau, làm sao biết sau trước”. (xem Cao Tăng truyện quyển 5 Tăng Quang truyện). Do đó mà ra, cái dụng của Cách nghĩatuỳ nghiquyền biến, còn không có thể , mà điều kiện tiên quyết thì không thể khác, không thể trái ngược với giáo nghĩa của Phật giáo. Ngài Đạo An tuy thấy được cái không thoả đáng của Phật giáo Cách nghĩa, tất cả đều rút ra từ kinh điển dịch từ chữ Phạn sang chữ Tàu, mà việc phiên dịch thì khó tránh khỏi những sự lầm lẫn, nhân đây, việc nghiên cứu bằng hình thức bao quát (do về sau giáo nghĩa Phật giáo được giải thích theo nội điển của Phật giáo), mới là phương pháp nghiên cứu Phật giáo chính xác. Đạo An theo phương pháp này để kiến giải, đến đây lịch sử Phật bắt đầu mở ra một thời đại mới. Thật ra, Cách nghĩanguyên do từ người sơ học Phật pháp tại Trung Hoa, một lúc khó có thể liễu giải, mà tuỳ nghi quyền biến. Về sau, do Đạo An một mặt phản đối, lại do Cưu ma la thập cùng với môn đồ chung sức xiển dương chú thuật, nên số lượng kinh phiên dịch dần dần nhiều thêm, thói quendần dần tan vỡ, dĩ nhiên hình thành nên Phật giáo Trung QuốcPhật giáo chính thống. Đến đây, Phật giáo cũng dần dần biết rõ tính chất của Phật giáo Thanh đàm Cách nghĩa, chính là sự điều chỉnh đổi thay, nhưng Cách nghĩa cũng tạo nên một danh từ trong lịch sử.

Về sau, kinh điển của Nhất Thiết Hữu BộKinh Đại Thừa Niết Bàn lại được truyền nhập vào Phật giáo Nam Bắc Triều. Tất cả Phật giáo đồ đều tích cực tuyên dươngnghiên cứu lí luận Phật giáo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33308)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.