Ba Đại Sách Lược Truyền Bá Phật Giáo Thời Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều

13/04/20184:06 CH(Xem: 6113)
Ba Đại Sách Lược Truyền Bá Phật Giáo Thời Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều

BA ĐẠI SÁCH LƯỢC TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO
THỜI NGỤY – TẤN – NAM BẮC TRIỀU
Tác giả: CHUNG HẢI LIÊN.
Dịch Việt: Nguyễn Thành Sang.

 

[Tóm tắt nội dung]: là một hiện tượng văn hóa, sự truyền bá Phật giáo tại Trung Quốcảnh hưởng đến sự sản sinh Nho học là đề tài quan trọng trong nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Từ góc nhìn truyền bá văn hóa chúng ta phát hiện Phật giáo thời Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều khi truyền bá tại Trung Quốc đã áp dụng nhiều sách lược như đón bắt dựa nương, giành lấy người theo và thẩm thấu lời ăn tiếng nói… tạo nên hiện tượng “hiểu lầm” cố ý khi truyền bá Phật giáo, đồng thời dám thách thức cạnh tranh với sự truyền bá Nho học, làm suy yếu sự khống chế quyền ăn nói truyền bá văn hóa của Nho học, buộc tư tưởng Nho học phải tái cấu trúc.

[Từ khóa]: Truyền bá Phật giáo; đón bắt dựa nương; giành lấy người theo; thẩm thấu lời ăn tiếng nói.

[Sơ lược về tác giả]: Chung Hải Liên là nghiên cứu sinh Tiến sĩ Triết học Trung Quốc ngành Triết học thuộc Đại học Nam Kinh, Phó điều nghiên viên và Phó biên tập Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng ủy tỉnh Giang Tây, chủ yếu làm việc nghiên cứu mối quan hệ tam giáo Nho – Thích – Đạo và Triết học Trung Quốc.

 

Phật giáo từ Ấn-độ truyền vào Trung Quốc khoảng thời Lưỡng Hán, sau quá trình xung đột, va chạm và điều hòa với văn hóa Nho và Đạo, thực hiện thành công cuộc dung hợp với văn hóa bản địa Trung Quốc, trở thành một phần cấu thành quan trọng của tư tưởng truyền thống Trung Quốc, hình thành cục diện văn hóa tư tưởng tam giáo cùng tồn tại “Nho trị thế, Thích trị tâm, Đạo trị thân” suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, điều này có thể nói là một kỳ quan trong lịch sử truyền bá văn hóa thế giới, nó có ý nghĩa, giá trị và gợi mở trên nhiều phương diện, đáng để chúng ta đi sâu vào nghiên cứuthảo luận. Từ góc nhìn nghiên cứu Truyền bá học văn hóa, bài viết này giải phẫu cụ thể đặc điểm truyền bá của Phật giáo tại Trung Quốc thời kỳ Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều, tìm hiểu sách lược truyền bá giao thoa văn hóa của Phật giáo nơi đất lạ tha hương, điều này dường như có thể chỉ bảo cho chúng ta biết ngọn sóng truyền bá giao thoa văn hóa đang cuồn cuộn trên thế giới hiện nay.

1. Sách lược “đón bắt dựa nương” với Nho học trong truyền bá Phật giáo

Nói từ góc độ Truyền bá học, bất kỳ hành vi truyền bá nào hẳn đều phải chịu ảnh hưởngquy ước của hoàn cảnh xã hội nhất định, sự truyền bá Phật giáo cũng không ngoại lệ. Thời kỳ Ngụy – Tấn, Phật giáo mới đi vào miền đất Hoa Hạ như một nền văn hóa lạ chất, lúc mới truyền bá nó đụng độ ngay một trở ngại đó chính là Nho học chủ chốt trong nền văn hóa bản địa Trung Quốc đang bài xích nó, trong đấy vấn đề nổi trội nhất là hành vi xuất gia của Phật giáo xung đột với quan niệm danh giáo[1] trong Nho gia.

Trong tác phẩm Mâu Tử Lí hoặc luận được viết vào thời Tam Quốc cuối đời Hán đã kể về những người chỉ trích và phê phán Phật giáohành vi trái ngược danh giáo Nho gia trong xã hội đương thời rằng: “Nay Sa-môn cắt tóc thì chẳng phải trái với lời dạy của Thánh nhân, không hợp với đạo làm con hiếu thảo hay sao?” “Sa-môn từ bỏ vợ con và đánh vơi tài sản, trọn đời không cưới hỏi thế là trái với việc ăn hiếu ở phúc chứ sao?” “Nay Sa-môn cắt râu tóc rồi mặc vải đỏ, gặp người ta thì không làm lễ quỳ đứng, bộ dạng hoàn toàn không có chút gì nghi thức, vậy chẳng phải trái với quy chế ăn mặc hình dong, làm lộn cái vai trò của người chức sắc hay sao?”[2] Sách lược truyền bá được Phật giáo áp dụng là: cố gắng tránh xung đột nhất có thể với thuyết danh giáo của Nho gia trong việc phiên dịch đọc hiểu kinh điểntruyền giáo, có thái độ đón bắt và dựa nương bằng sự bao dungchấp nhận văn hóa bản địa Trung Quốc.

Sách lược đón bắt dựa nương của Phật giáo trước hết thể hiện trong hoạt động phiên dịch kinh Phật. Từ tư liệu hiện còn, ta thấy trong việc phiên dịch kinh Phật thời Đông Hán đã đón bắt Nho giaquan niệm tôn giáo bản địa Trung Quốc, các nhà phiên dịch Phật giáo đương thời sử dụng thuật ngữ của Nho gia để phiên dịch quan niệm danh tướng của Phật giáo. Chẳng hạn dịch Thích-ca Mâu-ni là “Năng Nhân”, ví đức Phật như là bậc nhân hậu theo thuyết Nho gia; dịch Thế Tôn là “Chúng Hựu”, tức là sánh đức Phật như là đấng thần linh ban phước hựu lành cho chúng sinh trong quan niệm truyền thống Trung Quốc. Trong bài kinh có tên là Phật thuyết Thi-ca-la-việt lục phương lễ Kinh do An Thế Cao dịch đã cắt gọt không dịch những nội dung nào bất nhất trí với đạo hiếu của Nho gia, ngoài ra còn thêm thắt nội dung là con cái phải phụng dưỡng cha mẹ, đày tớ phải hầu hạ chủ nhân: “Một là nên nghĩ đến chăm lo đời sống, hai là nên sớm dạy dỗ đày tớ và luôn luôn cho cơm ăn, ba là không làm cha mẹ thêm lo rầu, bốn là nên nghĩ đến việc đền ơn cha mẹ, năm là cha mẹ có bệnh tật nên lo lắng tìm thầy y chữa chạy”.[3] Đến thời Ngụy – Tấn, phép vay mượn kiểu này trở nên thịnh hành trong việc phiên dịch kinh Phật, rốt cuộc đã trở thành phương pháp “cách nghĩa”[4] có thống nhất. Trong đó đại biểu đời nhà Tấn là sư Trúc Pháp Nhã, Khang Pháp Lãng,… sử dụng phép này rất nhiều, ảnh hưởng khá lớn. Truyện Trúc Pháp Nhã trong Cao Tăng truyện nói: “Bấy giờ môn đồ theo Nhã thì có dụng công với sách vở thế tục nhưng chưa giỏi lẽ Phật. Bọn Nhã và Khang Pháp Lãng bèn đem mấy chuyện trong Kinh phối với sách ngoài để làm lệ cho việc lý giải, gọi là cách nghĩa”. Đó chính là nói “cách nghĩa” tức là vay mượn tư tưởng hoặc khái niệm cố hữu của Trung Quốc để giải thích nghĩa lí danh tướng của Phật giáo khiến người Trung Quốc dễ hiểuchấp nhận.

Nhìn từ ghi chép sử liệu nêu trên, phương pháp dịch kinh hiểu kinh theo kiểu vay mượn, “cách nghĩa” đã trở thành thủ đoạn truyền bá được những người theo đạo Phật áp dụng truyền giáo một cách chủ động. Từ góc độ Truyền bá học, phiên dịch kinh Phật là hành vi “mã hóa” của người truyền bá trong việc truyền bá văn hóa, là những ký hiệu để chuyển tải thông tin văn hóa Phật giáo (môi giới truyền bá), trải qua nhiều con đường truyền bá để đến tay người nhận ắt phải thông qua phen hành vi “mã hóa” mới có thể được người nhận hiểu và chấp nhận. Nói về lý luận, lúc người truyền “mã hóa” phải chuẩn xác lắm thì mới đảm bảo là người nhận lúc “giải mã” không bị thay hình đổi dạng tin tức. Nhưng trên thực tế, do người nhận có tính chọc lọc đối với tin tức đọc hiểu và chấp nhận, tức là những tin tức nào phù hợp với truyền thống văn hóaquan niệm giá trị cố hữu của mình thì mới dễ chấp nhận và ghi nhớ giữ gìn, nội dung không phù hợp sẽ dễ bị chê bai và gạt bỏ, vì vậy khi người nhận tiếp xúc một nền văn hóa lạ chất với truyền thống văn hóa cố hữu của họ thì vô hình trung sẽ có tác dụng lọc. Điều mâu thuẫn là tất cả những truyền bá giao thoa văn hóa đều sẽ gặp phải bài toán hóc búa này. Phật giáo buổi đầu truyền bá tại Trung Quốc đi theo con đường vay mượn, “cách nghĩa” trong công tác “mã hóa” thì tất nhiên đã cố ý “thay hình đổi dạng” rồi, cái giá phải trả cho điều đó là người ta đã “hiểu lầm” giáo lý của đạo Phật, nhưng đổi lại là Nho học Trung Quốc trở nên bao dungchấp nhận sự truyền bá Phật giáo hơn.

Sách lược đón bắt dựa nương trong truyền bá Phật giáo còn được thể hiện qua huyền học hóa Phật học thời kỳ Ngụy – Tấn. Bước vào thời Ngụy – Tấn, phương pháp Kinh học được Nho học đời Hán truyền básợi dây ràng buộc nho sĩ bị quẳng đi, Nho học truyền thống gặp nguy cơ, giới tư tưởng học thuật xuất hiện phong trào mới chuộng sự giản dị của tư tưởng Lão – Trang và lấy nó để giải thích lại kinh điển Nho gia, do đó sản sinh tư trào Huyền học với đặc sắc là bàn không nói có, phân tích danh lí. Huyền học về góc độ nào đó mà nói là cuộc Lão – Trang hóa Nho gia, vấn đề trung tâm mà nó nghiên thảo là vấn đề trừu tượng “gốc ngọn” (bản mạt), “có không” (hữu vô). Trùng hợp là điều này có vẻ ăn khớp với tư tưởng “chẳng phải có cũng chẳng phải không, tính Không nhưng giả có” được giảng trong kinh Phật Bát-nhã. Các tăng nhân đã đón bắt cái luồng “Huyền” này để chủ động len lỏi vào cuộc thảo luận vấn đề Huyền học được giới tư tưởng đương thời quan tâm, dùng Huyền giải thích Phật, hình thành cục diện hưng thịnh “sáu nhà bảy tông” Bát-nhã học, nhất thời danh tăngdanh sĩ giao du hòa xướng quả là một đại kỳ quan đương thời. Còn Phật giáo thì thông qua nương dựa và vay mượn Huyền học đạt đến phát triển cực đại và truyền bá rộng rãi trong tầng lớp phần tử tri thức sĩ đại phu. Tuy nhiên, “Không” của Bát-nhã học và “Vô” của Huyền học có khác biệt rất lớn, đó là lý do người theo Phật giáo “hiểu lầm” tư tưởng của Không tông Đại thừa, ngoại trừ việc nắm không đúng về lẽ Phật thì trên mức độ rất lớn đi ra từ nhu cầu truyền bá Phật pháp.

Từ những phân tích đơn giản vừa nêu có thể phát hiện sách lược đón bắt dựa nương lúc Phật giáo sơ truyền áp dụng đúng là thành công, nó giúp cho Phật giáo đến từ văn hóa lạ chất Tây Vực phá giải bài toán khó đầu tiên khi bước sang miền đất mới. Mặc dù sách lược này đã làm cho Phật giáo có dạo bị biến tướng nghiêm trọng nhưng âu nó cũng là kết quả không thể tránh được trong việc truyền bá giao thoa văn hóa.

2. Sách lược “giành lấy người theo” với Nho học trong truyền bá Phật giáo

Bất kỳ một nền văn hóa nào gồm luôn cả tôn giáo, sự truyền bá đối ngoại luôn luôn muốn tìm cách giành lấy tín chúng ở các giai tầng đi theo, đó là Phật sự, về tổng thể thì các vương triều thường nâng đỡlợi dụng Phật giáo, điều đó cũng thuyết minh phương pháp truyền bá của Phật giáo trên các giai tầng “dựa vào quốc chủ để cử hành Pháp sự” quả là thành công.

Dựa vào quốc chủ để cử hành Pháp sựphương pháp truyền báPhật giáo tranh thủ sự nâng đỡ của giai cấp thống trị. Chế độ chính trị trong xã hội Trung Quốc thời xưa là chế độ vương triều tập quyền phong kiến, vương quyền cao hơn tất cả và quyết định tất cả, bất luận loại văn hóa tôn giáo thậm chí hình thái ý thức nào cũng phải nghe lệnh và phục vụ vương quyền phong kiến. Phật giáo muốn sinh tồn và phát triển tại Trung thổ trước tiên phải được vương quyền ủng hộ, đúng như lời danh tăng Thích Đạo An thời Đông Tấn đã nói: “Không theo quốc chủ thì Pháp sự khó lập”.[5] Người Phật giáo lo tranh thủ sự ủng hộ của vương quyền thậm chí biến vua chúa thành tín đồ trung thành của đạo mình, thủ đoạn truyền bá được áp dùng đa màu đa dạng: dùng phép thuật thần chú để kiếm tín đồ, chẳng hạn cao tăng Phật-đồ-trừng thời Tây Tấn được Thạch LặcThạch Hổ tôn sung gọi ông là “báu vật lớn của nước nhà” (theo truyện ký về ông trong Cao Tăng truyện, ông “Giỏi tụng thần chú, có thể sai khiến quỷ và vật, dùng dầu đay và mỡ chim yến thoa vào tay thì có thể thấy hết mọi chuyện bên ngoài muôn dặm trong lòng bàn tay”; lại có thể “nghe tiếng linh kêu mà nói chuyện không điềm gì không hiệu nghiệm”); có người tinh thông lẽ Phật nên được tôn trọng, như nhà sư Cưu-ma-la-thập được các vua Phù Kiên, Lữ Quang và Diêu Hưng lễ ngộ; cũng có người tự dùng tài năng chính trị và lợi dụng qua lại với vương quyền như danh tăng Đàm-vô-sấm nhà Bắc Lương được Mông Tốn rước về làm Tham mưu quân chính; cũng có vua chúa vì lòng mộ đạo hướng về tôn giáo nên quy y Phật giáo chẳng hạn Lương Vũ Đế lừng danh. Có vua chúa còn đích thân tham gia vào hoạt động dịch kinh và chú kinh nữa ví như vua Diêu Hưng nhà Hậu Tần từng đích thân tham gia hiệp trợ Cưu-ma-la-thập phiên dịch kinh Phật; Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương thời Nam triều Tề giỏi nghiền ngẫm lẽ Phật và viết rất nhiều chú sớ kinh Phật. Tổng quan thời kỳ Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều, ngoại trừ sự cố Bắc Ngụy Thái Vũ ĐếBắc Chu Vũ Đế từng diệt Phật ra thì về tổng thể các vương triều đều nâng đỡlợi dụng Phật giáo, điều này cũng thuyết minh phương pháp truyền bá “dựa vào quốc chủ để cử hành Pháp sự” với giai tầng thống trị của Phật giáo đã thành công.

Kết giao danh sĩ để truyền bá lẽ Phật là phương pháp truyền bá nghĩa lí hóa để thu hút phần tử tri thức tín ngưỡng Phật giáo. Trong xã hội Trung Quốc thời xưa, tầng lớp tri thức sĩ đại phu là những người đảm đương chủ yếu truyền thừa văn hóa, Phật giáo hiển nhiên chú ý đến điểm này, trong quá trình truyền bá cực kỳ chú trọng thu hút tín ngưỡng từ danh sĩ Nho học và thông qua thảo luận về lẽ Phật cùng với họ để thúc đẩy phương pháp truyền bá nghĩa lí hóa kiến thiết lý luận Phật giáo thu hút phần tử tri thức tín ngưỡng Phật giáo. Thời Ngụy – Tấn, phong trào Huyền học mới thịnh hành, phần đông các danh tăng theo Bát-nhã học tham gia vào cuộc thảo luận với các danh sĩ Huyền học, các danh tăng đã mượn chú giải Lão – Trang nhằm rộng truyền Bát-nhã học khiến Bát-nhã học trở thành “Hiển học” trong giới tư tưởng học thuật bấy giờ tỏa sáng cùng với Huyền học. Như danh tăng Chi Độn thời Đông Tấn không những tinh thông Bát-nhã học mà còn nghiên cứu rất giỏi về cái học Lão – Trang được các danh sĩ thanh đàm thời bấy giờ tôn sung, ông từng đem Tức sắc luận của Bát-nhã học chú giải cho ‘Tiêu dao du’ trong Lão Tử, có tiếng tăm vẻ vang rộng khắp, người thời đó cho rằng trình độ kiến giải của ông hơn hẳn cả Quách TượngHướng Tú, được gọi là “lí lẽ của ông Chi”. Kể từ sau đó, thẩm quyền giải Trang chuyển qua tăng lữ. Đạo An, Huệ Viễn, Tăng Triệu… đều là cao tăng danh trọng một thời, rất có vinh dự trong phần tử tri thức sĩ đại phu, nhiều người vì mộ danh họ mà quy y cửa Phật. Theo sử liệu ghi chép lúc Đạo An giảng kinh ở Tương Dương, danh sĩ Giang Đông là Hi Siêu nghe tiếng ông chuyên môn sai người tặng ông hàng nghìn hộc gạo và làm giấy sách gửi cho ông rất ân cần; Huệ ViễnLư Sơn, xung quanh hình thành một nhóm cư sĩ chủ yếu là văn nhân sĩ đại phu, nào là Lưu Di Dân, Lôi Thứ Tông, Chu Tục Chi, Tông Bính… đều “bỏ vinh sang ở đời, tìm nơi xa du lãm”. Sau khi nhà Tấn lui về Nam, người thân Phật trong giới tri thức tăng lên đột biến, đại lượng phần tử tri thức chạy theo nghiên tập Phật giáo không chỉ khiến địa vị của Phật giáo trong xã hội được nâng caođồng thời cũng khiến tầng lớp phần tử tri thức dần dà hình thành cơ sở xã hội chủ yếu để truyền bá Phật giáo, tiến tới khích lệ một loạt nhà thống trị tối cao thân Phật, làm tan biến đi sức cản của xã hội rất nhiều trong việc truyền bá Phật giáo.

Tuyên dương nhân quả để cảm hóa quần sinhphương pháp truyền bá thế tục hóa của Phật giáo với dân chúng hạ tầng. Đồng thời với việc Phật giáo phát triển truyền bá cho thượng tầng còn kết hợp với tâm lý cầu gì được nấy, chuộng gọn ưa dễ của dân chúng Trung Quốc nhằm giành lấy tín chúng ở hạ tầng, chú trọng tuyên giảng thuyết nhân quả báo ứng, truyền bá tín ngưỡng Di-đà (Huệ Viễn khởi xướng), tín ngưỡng Di-lặc (Đạo An khởi xướng), tín ngưỡng Quan Âm, hô hào rằng không cần trải nhiều kiếp khổ tu, chỉ cần thành tâm xưng niệm danh hiệu của chư Phật vừa nêu thì có thể mượn sức Phật vãng sinh Tịnh độ Phật quốc. Người Phật giáo còn biên dịch phần lớn những câu chuyện Phật giáo bằng ngôn ngữ thông tục dễ hiểuhình thức sinh động để truyền bá giáo lý Phật giáo với nội dung cơ bản là nhân quả báo ứng cho dân chúng, hình thức gồm có sách kể, chuyền đọc, hát vè,… có lời có thơ, kết hợp xuôi vần, khiến chúng sinh thế tục dễ hiểuchấp nhận. Ngoài ra, người Phật giáo còn mở rộng ảnh hưởng Phật giáo bằng các hình thức thế tục hóa như bói toán, chữa bệnh, cầu siêu, lễ sám, thiết trai,… giành lấy người theo với Nho học.

Nói về hiệu quả thực tế thì sách lược truyền bá nêu trên của Phật giáo có được thành công rất lớn, đặc biệt là trong thời đại Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều chiến tranh dồn dập như vầy, xã hội xáo trộn bất an, Phật giáochức năng xã hội đặc dụng để xoa dịu nỗi thống khổ về tinh thần của con người thời loạn thế, đúng là cơ hội để truyền bá rồi. Thêm nỗ lực tự nhân người Phật giáo nên Phật giáo đã phát triển mau chóng trong thời Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều, gây sức cạnh tranh mạnh mẽ và thách thức nghiêm trọng đối với Nho học. Theo Pháp uyển Châu lâm của Đạo Thế đời Đường ghi, năm Kiến Đức thứ ba thời Bắc Chu (574 Công nguyên) có 3.000.000 tăng ni và 40.000 ngôi chùa; thời Nam triều Lương có 82.700 tăng ni, 2.846 ngôi chùa, thêm số người nương nhờ được nuôi trong chùa, “thiên hạ mấy nhà mất quá nửa”,[6] có thể thấy tình huống Phật giáo phát triển thịnh vượng.

3. Sách lược “thẩm thấu lời ăn tiếng nói” với Nho học trong truyền bá Phật giáo

Trước khi Phật giáo vào Trung Hoa, Nho học sau khi “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” đã hoàn toàn giành được quyền khống chế rao giảng về truyền bá học thuậtvăn hóa, từ các lĩnh vực như giáo dục nhân tài, tiến cử nhân tài, tuyển chọn quan lại, bình phẩm con người, biên định sách sử, quy phạm lễ nghi, văn học nghệ thuật, v.v… đều hình thành hệ thống rao giảng thể hiện lí niệm Nho học, tất cả những lời rao nào phản lại tiêu chuẩn phán xét theo giá trị Nho học đều có khả năng bị bài xích gay gắt. Trước đó bài viết đã nói Nho học công kíchcực lực bài xích tư tưởng xuất thếhành vi xuất gia khổ tu của Phật giáo chính là dẫn chứng rất tốt. Nhưng Phật giáo sau khi trải qua trắc trở “năm lệnh kính thưa, ba bị dẹp hết” không những đã đứng vững chân ở Hoa Hạ mà bằng sách lược truyền bá linh hoạt nó ngày càng trên được vua chúa nâng đỡ, dưới được nhân dân tin thờ, tín chúng càng rộng và ảnh hưởng càng lớn. Cùng lúc đó, lĩnh vực văn hóa tư tưởng mà Nho học chiếm địa vị thống trị đã dần dần được hệ thống rao dạy của Phật giáo thẩm thấu vào làm thay đổi cục diện khống chế tuyệt đối của Nho học, buộc Nho học phải chầm chậm tiến lên con đường tái cấu trúc và hình thành đỉnh cao mới của sự phát triển Nho học: Lí học Tống – Minh. Từ đời Tống trở đi, người Phật giáo chủ động len lỏi trở thành người giải thích Nho học càng nhiều khiến văn hóa Trung Quốc được thấm nhuần nhân tố Phật giáo trên nhiều tầng diện về vật chất, chế độ, tinh thần, tập tục, tâm lý, v.v… Ở đây chúng ta chỉ nghiên thảo thời kỳ Ngụy – Tấn – Nam Bắc Triều rằng Phật giáo đã thúc đẩy hiện tượng tác động qua lại về văn hóa này thú vị ra sao.

Giải thích sách vở nhà Nho là một trong những phương pháp thẩm thấu lời ăn tiếng nói với Nho học trong sự truyền bá Phật giáo, cách dùng tư tưởng Phật giáo giải thích cho điển tịch Nho gia bắt đầu từ Mâu Tử Lí hoặc luận. Trong sách khi trả lời người ta về một chuỗi những nghi vấn về Phật giáo, tác giả đã trích dẫn hết sức nhuần nhuyễn các kinh điển Nho gia như Thi, Thư, Dịch, Hiếu Kinh… và lời dạy Khổng Tử ra để giải thích, dùng lối ăn nói và tư duy của Phật giáo để chuyển đổi nghĩa gốc của Nho học, hóa giải thành kiến của Nho học đối với Phật giáo. Ví dụ khi phải trả lời vì sao đức Phật bỏ ngôi cao và vợ con đi xuất gia thì tác giả đã dùng hành vi vì lợi ích quốc gia làm trọng mà không câu nệ tiểu tiết của các đời tôi hiền chúa thánh như Văn Vương, Thuấn, Y Doãn, Ninh Thích để giải thích cho thuyết mới vì lòng đại nhân đại hiếu nên không bị phép thường trói buộc của Nho gia rồi ấn chứng rằng đức Phật xuất gia thành đạo là có lợi cho nước cho nhà, phù hợp với nghĩa đại nhânđại hiếu của Nho gia. Cao tăng Huệ Viễn thời Đông Tấn “bên trong thông thạo lẽ Phật, bên ngoài rành rỏi các sách”, đặc biệt nghiên cứu rất sâu về Kinh Dịch. Năm 392 CN, Ân Trọng Kham đang đi nhậm chức Thứ sử Kinh châu có lên Lư Sơn bái kiến Huệ Viễn cùng bàn về thể của Dịch. Năm 399 CN, Hoàn Huyền đánh Kinh châu, giết Ân Trọng Kham, cũng đến Lư Sơn kính thăm Huệ Viễn và cùng đàm luận Hiếu Kinh. Ngay cả bậc danh sĩ “cậy giỏi ngạo đời” như Tạ Linh Vận cũng tâm phục Huệ Viễn lắm. Mặc dù không thể khảo cứu xem Huệ Viễn đã giải Dịch Hiếu Kinh như thế nào nhưng theo suy luận e rằng chỗ hơn người của ông khi giải Dịch là dùng lẽ nhà Phật giải thích mọi điều quan hệ với nhà Nho, chứ còn đưa ra ý nào mới thì thực không dễ. Nói theo góc độ khác, sau khi những danh sĩ Nho học như Tạ Linh Vận quy y Phật giáo thì cũng rất có khả năng lối nói và tư duy của Phật giáo được đưa vào trong Nho học và trong truyền bá Nho học. Mấy ví dụ này có thể chứng tỏ trong quá trình Phật giáo truyền bá tại Trung Quốc, thông qua giao lưu đối thoại đôi chiều về sách vở giữa tăng và tục đã thúc đẩy sự thẩm thấu lẫn nhau.

Đặt vấn đề này lại là một phương pháp thẩm thấu lời ăn tiếng nói với Nho học trong sự truyền bá Phật giáo. Như trên đã nêu, sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, người Phật giáo chủ động tham gia thanh đàm Huyền học thời kỳ Ngụy – Tấn khiến tư tưởng dạng Kinh Bát-nhã được sĩ đại phu nội địa để mắt đặc biệt. Bát-nhã học thời Đông Tấn thịnh hành hơn nữa, vương thất quý tộc và tất cả quan liêu sĩ tộc thờ Phật dường như ai ai cũng đọc và học Bát-nhã. Bát-nhã trở thành đề tài quan trọng của danh sĩ huyền đàm. Nếu nói Phật giáo thời này cũng chỉ là đặt vấn đề với thái độ tham gia thì đến Đông Tấn trở về sau Phật giáo đã chủ động sáng tạo đề tài nhiều hơn, như các vấn đề thiện ác báo ứng, tinh thần diệt hay bất diệt v.v… chính là do người Phật giáo đặt ra và khơi cuộc tranh luận. Từ tiền lệ tranh luận thuyết nhân quả báo ứng rồi đề tài này ấy đã được len lỏi thiết lập trong quá trình truyền bá bằng phiên dịch kinh Phật và thông qua tranh luậntrở thành một phần của văn hóa Trung Quốc. Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc lần đầu tiên, thuyết nhân quả báo ứng của nó đã đánh mạnh vào tâm lý người Trung Quốc và làm cho họ rung động về tâm linh mãnh liệt: “Từ vua đến quan lúc xem báo ứng sinh tử ai nấy đều sợ hãi mất vía”.[7] Sau này nhân quả báo ứng luận đã trở thành đề tài nóng bỏng trong giới tư tưởng Trung Quốc từ thời đại Đông Hán đến Nam Bắc Triều và là trọng tâm lý luận của Phật giáo Trung Quốc, làm dấy lên sự hoài nghi, phản đối và phê phán của các học giả Nho gia. Sử ghi có những như kể từ thời Đông Tấn trở đi như Hà Thừa Thiên, Phạm Chẩn v.v… đã lần lượt đả kích thuyết nhân quả báo ứng. Số ít học giảtín ngưỡng Phật giáo Đái Quỳ (An công), Tuệ Lâm v.v… cũng có thái độ hoài nghi thậm chí phủ định luôn thuyết nhân quả báo ứng. Nhóm người Huệ Viễn thời Đông Tấn đã nhiều lần biện luận với sự hoài nghi của Đái Quỳ về thuyết nhân quả báo ứng; Tông BínhNhan Diên Chi thời Nam Triều vì ủng hộ thuyết linh hồn bất diệt và thuyết nhân quả báo ứngkiên trì tranh luận với ý kiến phản đối của Hà Thừa Thiên. Người Phật giáo thậm chí còn soạn ra cả “kinh sách đáng ngờ”[8] tuyên truyền tư tưởng nhân quả báo ứng, như Diệu hảo Bảo khố Kinh (còn gọi là Kinh Kho báu, Diệu hảo Bảo khố Bồ-tát Kinh, xem Đại Chính tạng quyển 85) được soạn thời Bắc Ngụy đã tuyên truyền tư tưởng phối hợp giữa tín ngưỡng Thái Sơn của Trung Quốc với báo ứng địa ngục của Phật giáo. Đồng thời một số nhà sư còn nhiệt tình viết các tác phẩm kiểu như truyện báo ứng, truyện linh nghiệm, một số văn nhân cũng sáng tác tiểu thuyết để tuyên truyền Phật giáo, chẳng hạn sách Oan hồn ký của Nhan Diên Chi đem kinh sử dẫn chứng chuyện báo ứng. Kết quả tranh luậntư tưởng nhân quả báo ứng của Phật giáo cùng kết hợp với thuyết “phúc thiện họa dâm” của truyền thống Trung Quốc, từ đó, tư tưởng khá đơn giản hóa của Nho gia kể từ thời Chu Dịch đến giờ như “nhà chứa thiện thì sẽ dư điềm lành, nhà chứa bất thiện thì sẽ dư điềm dữ” đã được Phật giáo lắp ráp lại và biến đổi cho sâu sắc hơn để rồi nó trở thành quan niệm tư tưởng thâm căn cố đế của người Trung Quốc.

Từ hai phương thức thẩm thấu lời ăn tiếng nói như phân tích nêu trên, Phật giáo trong quá trình truyền bá tại Trung thổ còn thông qua các loại trung gian truyền bá như làm tượng, vẽ tranh, giảng kinh, hát truyện, pháp sự, lễ sám, v.v… khiến cho Nho học phải chấp nhận ảnh hưởng của Phật giáohữu ý hay vô ý, làm suy yếu quyền khống chế trong ăn nói truyền bá văn hóa của Nho học, thúc đẩy Nho giáo phải giao lưu và dung hợp với văn hóa lạ chất Phật giáo để rồi tạo nên kỳ quan hiếm thấy trong lịch sử truyền bá văn hóa thế giới.        

TP. Hồ Chí Minh, quận 1, 23-3-2018.

Email: thanhsang.nsb@gmail.com

Phone: 0125.550.0131

             



[1] [ND] Danh giáo: sự giáo hóa bằng lễ nhạc, vì coi trọng danh phận nên gọi là danh giáo, nó nhằm phiếm chỉ trật tự nhân luân trong xã hội. Đã là con người phải có tên tuổi, nghề nghiệp và địa vị tôn ti trong xã hội, bất cứ hành vi nào trái ngược với danh giáo sẽ bị quy kết là “tiếm vượt”, “bại hoại”.

[2] Hồng Tu Bình chủ biên, Nho – Phật – Đạo triết học danh trước tuyển biên, tr. 321 – 322, Nam Kinh đại học Xuất bản xã, 2006.

[3] Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, sách 1, tr. 251.

[4] [ND] Cách nghĩathuật ngữ Phật giáo Hán truyền, chỉ cho một dạng phương pháp trong phiên dịch, vay mượn điển cố và chất liệu tư tưởng của người bản địa dung hợp với tư tưởng Phật giáo nhằm mục đích cố ý để người khác hiểu lầm và xem tư tưởng của họ với tư tưởng Phật giáo là giống nhau. “Cách nghĩa” sau này trở thành một thuật ngữ mở rộng, chỉ cho một phương thức dịch thuật mà sau này Nhật Bản cũng dùng đến để chuyển tải tư tưởng Tây phương đến Á Đông.

[5] [Lương] Thích Tuệ Kiểu: Cao Tăng truyện quyển 5 “Đạo An truyện”, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, sách 50, tr. 351.

[6] [Đường] Lý Diên Thọ: Nam sử quyển 70 “Quách Tổ Thâm truyện”, bản in bộ tùng 4.

[7] [Tấn] Viên Hoành: Hậu Hán ký quyển 10, bản in bộ tùng 4.

[8] [ND] Nguyên văn gọi là “nghi kinh”, tức là những kinh sách chưa chắc được dịch từ tiếng Phạn qua mà do chính Phật tử Trung Quốc thêm thắt một phần hoặc gần như toàn bộ. Nghi kinh khác với ngụy kinh – tức là hoàn toàn bịa đặt, hoàn toàn tự sáng tác đội lốt dịch thuật.
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Xu Hướng Truyền Bá Phật Giáo Đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.