với những gì Ngài để lại cho đời. Mỗi người con Phật có cách riêng của mình để tưởng niệm bậc
này.
khổ đau cho tự thân. Một trong những
. Ngài
Sự từ bỏ vĩ đại của Đức Phật
Ra đi,
Thái tử Siddhartha
từ bỏ tất cả: phụ vương, ngai vàng,
vợ con, cuộc
sống đầy đủ và
hạnh phúc tột đỉnh của
thế gian dành cho một hoàng tử. Đây không phải là sự
từ bỏ của một người có
điều kiện sống
tồi tàn dưới ngưỡng sống, chẳng hạn như già cả, đau ốm,
nghèo khó, bệnh tật, ngán ngẫm
cuộc đời, mà là sự ra đi của
Thái tử là sự
hy sinh từ bỏ của một vị hoàng tử đang ở
vị trí cao
tột bực:
tuổi thanh xuân, đang sống trong sự
yêu thương của
hoàng thân quốc thích, cung vàng điện ngọc với tương lai huy hoàng của
danh vọng và
quyền lực, để chọn cuộc sống
thanh bần, không nhà cửa
vợ con, không của tiền danh vị. Chính vì nhận chân được sự tạm bợ,
mong manh của những
hạnh phúc đời thường, Ngài đã
quyết chí ra đi,
buông bỏ tất cả những
hạnh phúc có
tính giới hạn ở
thế gian để có được
hạnh phúc vô hạn của
giải thoát. Đây
quả thật là một sự
từ bỏ, sự
hy sinh vô cùng vĩ đại,
duy nhất trong lịch sử loài người.
Sau khi rời khỏi
hoàng cung dấn thân vào
con đường tìm cầu
chân lý,
thái tử tiếp tục thực hành hạnh
từ bỏ. Khi đến
thọ giáo với hai
vị đạo sư
danh tiếng nhất thời ấy là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta,
Thái tử nhanh chóng chứng đạt các cấp thiền ngang với thầy mình.
Thái tử nhận thấy các cấp thiền mà Ngài chứng được chưa phải là
chân lý tối hậu, Niết-bàn,
chấm dứt sanh tử và mọi khổ đau, nên Ngài ra đi, dù cho hai
đạo sư tha thiết mời ở lại cùng với họ
lãnh đạo chúng
đệ tử.
Từ bỏ sự
sủng ái của những vị thầy
danh tiếng thời bấy giờ, từ chối
vị trí lãnh đạo đồ chúng là một sự
từ bỏ không dễ dàng với nhiều người, nhưng Ngài
từ bỏ dễ dàng. So với sự
từ bỏ cả tương
lai thế gian đầy
vinh hoa phú quý và
quyền lực kia có thấm gì đâu, Ngài lại
lên đường tiếp tục cuộc
hành trình cầu đạo của mình.
Rời hai vị thầy,
Thái tử ngày nào đã
trở thành một
đạo sĩ thực hành phương pháp phổ biến như bao
đạo sĩ ở
Ấn Độ thời bấy giờ:
khổ hạnh đủ các kiểu.
Thái tử cùng với 5 người
bạn đồng tu trong 6 năm ròng rã,
kiên trì khổ hạnh ép xác tới mức
con người Thái tử gầy khô như bộ xương, đôi mắt sâu hoắm xuống,
sức khỏe giảm sút đến nỗi Ngài không còn đi vững được nữa. Ngài nghiệm thấy, càng
kiên trì khổ hạnh, càng xa rời
chân lý tối hậu,
tâm trí càng mê mờ,
thân thể càng
suy yếu. Ngài mạnh dạn
từ bỏ cách tu
mà cả xã hội tôn vinh, Ngài đã dành ra ngót 6 năm để
theo đuổi thực hành một cách nghiêm ngặt, mặc cho những người
bạn đồng tu thất vọng, chê bai và
từ bỏ Ngài. Đây là một sự
từ bỏ kiến chấp không hề dễ dàng, nhưng Ngài đã làm được.
Với sự
nỗ lực cá nhân kiên trì không
mệt mỏi, Ngài đã
thành tựu đạo quả giác ngộ giải thoát,
chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng. Thế nhưng,
một lần nữa, Ngài
từ bỏ sự hưởng thụ
quả vị giác ngộ một mình, chọn
con đường độ sanh đầy gian khổ, sống đời
hành khất, không
sở hữu gì cả, ngoài y vải cũ sờn và
bình bát đất
khất thực nuôi mạng sống qua ngày. Không
mệt mỏi trên bước
chân độ sanh, ngày đi, đêm nghỉ,
miệt mài hành trình soi sáng khai tâm bao người trôi lăn giữa biển trần đưa lên thuyền giác, Ngài tận tụy trên
con đường từ bỏ vĩ đại ấy
cho đến khi cỗ xe
tứ đại mòn mỏi và dừng nghỉ ở tuổi 80.
Nếu ở vào
vị trí của Ngài, thật khó để
chúng ta có thể
từ bỏ được. Đúng là sự
từ bỏ vĩ đại của một
con người vĩ đại, để khai sinh ra một
đạo Phật giải thoát,
giác ngộ hiện hữu trên cõi đời này, để lại cho
nhân loại gia tài vô giá là
trí tuệ và
từ bi mà những người con Phật như
chúng ta đời đời được
thừa hưởng.
Tại sao cần buông bỏ?
Tại sao phải buông bỏ?
Kinh nghiệm bản thân sẽ dạy cho
chúng ta bài học cuộc sống:
nhất thiết mình phải
buông bỏ vì không thể kham nổi khối khổ đau đang
đè nặng,
bức bách.
Nếu không làm vậy,
đau khổ chất chồng, bóp nghẹt con tim.
Buông bỏ là nhân đưa đến quả
hạnh phúc, mà
hạnh phúc là điều ai cũng có thể dành
trọn đời để hướng đến và tìm cầu.
Đức Phật đã dùng
vô số cách để nhắc nhở chúng
đệ tử của Ngài rằng,
nguyên nhân của khổ đau là
tham ái, và
từ bỏ tham đắm
dục lạc là chìa khóa mở cánh cửa
hạnh phúc tối thượng. Ngài là người
tiên phong đã
thành công, là người mở đường khi đặt
gánh nặng sanh tử xuống, mở toang cánh cửa Niết-bàn bằng sự
từ bỏ vĩ đại ấy. Đây là
con đường duy nhất để
giải thoát,
giác ngộ vậy.
Khi hiểu
buông bỏ là việc
cần thiết để
thong dong tự tại không
chướng ngại,
chúng ta cần
thực hành sự
buông bỏ để
xa lìa khổ đau,
thoát ly sanh tử luân hồi, ngay bây giờ và ở đây, không nên
trì hoãn.
Nếu không thực hành lúc này, thì không còn lúc nào khác để tập hạnh
buông bỏ, bởi lẽ cuộc sống quá
vô thường và ngắn ngủi, ngày mai không bao giờ đến. Sự sống gom vào trong một
hơi thở mong manh, một
hơi thở ra mà không
thở vào là chuyển sang kiếp khác. Do vậy, tại sao
con người chúng ta khi
tồn tại trong một
hơi thở như vậy lại cứ
phung phí thời gian quý báu, vùi tâm mình trong
sầu não, lẩn quẩn trong “u mê” và
phiền não mà không chịu từ bỏ?
Buông bỏ những gì?
Trong
giáo lý Tứ diệu đế,
Đức Phật khẳng định rằng,
buông bỏ là
ý muốn được
tự do,
thoát khỏi tình trạng bất
toại nguyện và khổ đau lặp lại và kéo dài theo cuộc sống của một
chúng sanh.
Buông bỏ không có nghĩa là
chúng ta chối từ hạnh phúc, mà là
từ bỏ khổ đau và những
nguyên nhân của nó mà
Đức Phật đã chỉ rõ trong phần “Tập đế”. Sự
buông bỏ lớn nhất, toàn triệt nhất mà trong kinh
Nguyên thủy thường
mô tả là
“Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát.” Mục đích rốt ráo của người
tu tập là
buông bỏ phiền não nhiễm ô ở mức
vi tế nhất,
thanh tịnh hoàn toàn,
đạt đến tâm giải thoát,
tuệ giải thoát,
an lạc hạnh phúc
tối thượng.
Đức Phật và các bậc Thánh
đệ tử của Ngài đã
thành tựu sự
buông bỏ hoàn toàn như vậy. Với
tuệ giác và
tâm từ của một bậc
Đại Giác ngộ,
Đức Phật đã
thiết lập vô số pháp môn tu tập hạnh
buông bỏ dành cho nhiều đối tượng khác nhau để tất cả đều được
an lạc,
hạnh phúc trong
giáo pháp của Ngài.
Sống ở đời, do
vô minh bao phủ,
chúng ta thường
chấp trước vào các
ý niệm,
phổ biến nhất là cho rằng các
pháp hữu vi có
tính chất thường còn, thân người khỏe hoài không bệnh, trẻ mãi không già,
của cải tài sản chúng ta đang
sở hữu là
bền vững không hư hoại...
Cho đến một ngày, mọi thứ không như mơ,
chúng ta đau khổ đến cùng tột. Khi không
đạt được những điều mong muốn, tất cả mọi hình thái của khổ đau như
buồn phiền,
mệt mỏi,
căng thẳng,
hoài nghi,
đau đớn, sân giận, phiền não… đều có mặt,
chế ngự tâm
chúng ta. Đây là lúc
cần phải buông bỏ tất cả những
tâm lý tiêu cực này để có
hạnh phúc. Tâm trạng nhẹ nhàng,
thanh thản liền có mặt khi đặt
gánh nặng khổ đau xuống, và đây là cách đổi
bất an để lấy
hạnh phúc khi biết
buông bỏ những
sự cố, những
bất hạnh mà mình không hề mong muốn càng sớm càng tốt. Ngay khi
buông bỏ,
hạnh phúc liền có mặt, như khi vừa đặt
gánh nặng đang oằn trên vai xuống,
chúng ta liền có
cảm giác nhẹ nhàng, khỏe khoắn
ngay lập tức.
Để có thể dễ dàng
buông bỏ, môi trường sống góp phần hỗ trợ
đắc lực. Theo
Đức Phật, sống đời
xuất gia thanh bần,
đơn giản với những nhu cầu
tối thiểu của
đời sống vật chất,
thoát ly đời sống gia đình nhiều
ràng buộc, lắm
trách nhiệm và vô vàn
cám dỗ là chọn môi trường tốt nhất để tập hạnh
buông bỏ.
Từ bỏ đời sống gia đình, làm người
xuất gia giải thoát là một việc khó làm, nên ai làm được,
Đức Phật thường dành
lời khen ngợi, như được ghi lại rất nhiều lần trong các
bài kinh thuộc hệ Nikāya rằng:
“Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”.
Thật vậy, chỉ khi nào
nới rộng sợi dây
thương yêu ra khỏi
phạm vi nhỏ hẹp, chật chội của
gia đình, người thân,
chúng ta mới có nhiều cơ hội để
thực hành hạnh
buông bỏ. Bởi lẽ còn trong nhà
thế tục thì
phiền não còn vây khốn chung quanh, không dễ gì gỡ được để sống
tự tại không dính mắc.
Từ bỏ thân bằng
quyến thuộc, phố thị
phồn hoa,
tiện nghi vật chất đời thường, sống đời
đạm bạc,
“ba y một bát tùy thân, ngoài ta chẳng bận mảy trần trong tâm”,
thong dong cảnh tịnh, lấy trời làm màn, đất làm chiếu,
bá tánh là
quyến thuộc chung thì mới mong tập hạnh
buông bỏ được.
Tuy nhiên, nếu chưa đủ duyên
xuất gia thì
vẫn có thể tập
buông bỏ dần dần, nới lỏng
sợi dây ràng buộc để
phiền não,
bức bách bớt siết chặt lấy tâm
chúng ta hơn, để có thể
thảnh thơi hơn trong cuộc sống này.
Buông bỏ thật ra là một sự thay thế Buông bỏ là dừng lại và làm cho rơi rụng đi những
ham muốn đời thường, những thứ đem lại niềm vui
nhất thời nhưng
tiềm ẩn nhiều
đau khổ thống thiết và
triền miên, dài dặc
lắm khi dài hơn cả kiếp sống
con người.
Tuy nhiên, nhiều người đang nắm giữ những
hạnh phúc mong manh tạm bợ không dám
buông bỏ, bởi lẽ họ sợ
trạng thái trống không, sụp đổ sau khi buông. Thật ra, nói là
buông bỏ, nhưng
thực chất đây là một sự thay thế và hoán đổi, nên ai trong
chúng ta cũng có thể làm được tùy vào khả năng mỗi người, chọn món nào đưa đi để đổi lấy món nào đem về. Với những người có
trí tuệ nhìn xa thấy rộng, hiểu được
giá trị đích thực của cái được sau khi buông, họ sẽ
chấp nhận buông cái ít
giá trị để được cái nhiều
giá trị hơn.
Chúng ta không thể kêu một người
ăn mày cam tâm cho con số tiền đang
nắm chặt trong tay họ, cũng không thể nào đưa
một nắm sỏi bảo họ đổi nắm tiền đang giữ trong tay. Thế nhưng, nếu dùng vàng là món có
giá trị hơn để đổi thì họ
vui lòng đổi ngay không cần
suy nghĩ.
Vì vậy,
thực chất của việc
buông bỏ là hoán đổi.
Tùy vào
căn cơ,
duyên nghiệp,
trí tuệ và mức độ
cảm quan cuộc sống của mỗi
cá nhân mà nhiều người
nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng nên cái gọi là “giá trị” đối với mỗi người mỗi khác. Có thứ người này
ghê sợ nhưng người khác lại
thèm thuồng, có nơi là chỗ ở
lý tưởng của người này lại là
ác mộng của người kia. Dưới lăng kính
Phật pháp, sự hoán đổi khôn ngoan là bỏ đi cái ác để chọn lấy cái thiện, bỏ đi
đau khổ để đổi lấy bình yên, bỏ đi hại họa để tìm về
an lành. Lấy
tuyên ngôn Chánh pháp được
ghi nhận ở câu
Pháp cú số 183
“Không làm các điều ác, làm các điều lành, giữ tâm ý thanh tịnh” làm
tiêu chuẩn để chọn cái thay thế và hoán đổi,
chúng ta sẽ tập hạnh
buông xả một cách
thiết thực và có
hiệu quả.
Đơn giản và
cụ thể thế này, người
tu học Phật chọn dùng
thức ăn chay thay cho
thức ăn mặn, có nghĩa là người ấy
buông bỏ được con dao mổ; dùng
bố thí thay cho trộm cướp, người ấy sẽ
buông bỏ được lòng tham; dùng
trí tuệ thay cho ngu dốt, người ấy sẽ
buông bỏ được
cố chấp; dùng
chánh niệm thay cho tạp niệm, người ấy sẽ
buông bỏ được
lăng xăng, ngông cuồng; dùng
nhẫn nhục thay cho
báo thù, người ấy sẽ
buông bỏ được
sân hận; dùng
yêu thương thay cho
trả thù, người ấy sẽ
buông bỏ được hiềm hận. Như vậy, muốn
hạnh phúc, không phải là
buông bỏ, mà là
sử dụng phương pháp thế, như
Đức Phật đã từng
giới thiệu trong một
bài kinh rằng, dùng một tâm thiện đánh bật một tâm ác ra khỏi tâm,
ví như dùng một chiếc nêm để đánh bật một chiếc nêm khác (
Trung bộ kinh số 19:
Kinh Song tầm).
Điều này cho tất cả
chúng ta một
niềm tin và
động lực rằng, ai cũng có thể tập hạnh
buông bỏ, để làm mới, để thay thế, bỏ đi những cái ít
giá trị hơn và đem về cái nhiều
giá trị hơn. Những ai khôn ngoan biết bỏ niềm vui tạm bợ, chọn
đời sống phạm hạnh chân chánh là
thực hành hạnh
buông bỏ, để giã từ
phiền não, chào đón
hạnh phúc là đổi kẹo lấy vàng vậy (theo cách nói của Tỳ-kheo Thanissaro). Như một
quy luật, sự thay thế này là một quá trình, diễn ra
tuần tự từ thô đến tế xuyên suốt
thời gian nỗ lực và
kiên trì của người
thực hành vậy.
Khi nào mới chịu buông bỏ?
Vẫn biết
buông bỏ là điều cần làm để có
hạnh phúc và
an lạc,
tuy nhiên, khi
vô minh che lấp, sự
hấp dẫn của các
pháp trần khơi dậy tâm
ham muốn và
chúng ta cứ ngỡ
thỏa mãn những gì mình muốn là
hạnh phúc có mặt. Chỉ khi nào có
tuệ giác ở mức độ
nhất định,
chúng ta mới có thể
buông bỏ hạnh phúc phù du thoáng qua để chọn thứ
hạnh phúc lâu dài và
trọn vẹn. Như vậy,
trí tuệ là nền tảng
căn bản cho mọi sự
buông bỏ, vì chỉ ánh
sáng trí tuệ mới có
đủ sức soi thấu để
chúng ta thấy rõ những
ham muốn tầm
thường có phần ngọn thì ngọt mà phần gốc thì đắng để sớm
buông bỏ trước khi quá
muộn màng.
Cùng với
tuệ giác, trực tiếp
chạm mặt khổ đau để rồi
xuyên qua khổ đau, chạm tận cùng của nỗi khổ niềm đau ấy, người ta mới có thể
buông bỏ. Do đó, tập hạnh
buông bỏ đối với người chưa từng trải nghiệm
đau khổ, nhất là ở những người trẻ, là một điều không dễ, bởi lẽ
con đường họ đang đi
thỏa hiệp với
con đường của sự
ham muốn dục lạc và có vẻ mọi thứ đang
tốt đẹp. Những
ham muốn như
ăn ngon, mặc đẹp, có nhiều tiền, được khen ngợi,
thỏa mãn những
sắc dục là điều rất
tự nhiên trong
con người của
chúng ta và đời toàn màu hồng khi thứ
hạnh phúc “ngoài da”
mong manh kia chưa bong tróc để
hiển lộ một
sự thật trần trụi.
Cho đến khi nào, lớp áo
hạnh phúc mong manh bao phủ những
ham muốn này rách đi, người ta cảm nhận khổ đau đến cùng tột là lúc
bản chất thật của
ham muốn ngũ dục được phô bày, họ mới chịu buông.
Như vậy, không luận
hành giả ở độ tuổi nào,
tu tập hình thức nào, chỉ khi nào
chánh niệm tỉnh giác để thấy rõ sự
ham muốn,
chấp trước là
nguyên nhân gây ra
đau khổ thì người ấy mới có thể
buông bỏ. Lúc này,
trí tuệ quán chiếu, sự trải nghiệm
bản thân, kể cả sự
vấp váp thất bại đều
cần thiết cho sự
buông bỏ. Khi có
tuệ giác và trải nghiệm
thực tế đủ lớn để
nhận ra bản chất thật sự của những
đau khổ, nhiêu khê,
vướng mắc,
trần lụy khi
theo đuổi những đối tượng của
dục vọng, thì người ấy sẽ đi đến
quyết định buông bỏ.
Thay lời kết: càng buông bỏ, càng hạnh phúc
Thiền sư Ajahn Chah từng chia sẻ từ sự trải nghiệm
thực hành hạnh
buông bỏ trong một bài giảng rằng:
“Người nào buông bỏ ít, bình an ít, buông bỏ nhiều, bình an nhiều, buông bỏ hoàn toàn, bình an hoàn toàn.” Điều này truyền
cảm hứng cho tất cả
chúng ta rằng tất cả đều có thể
thực hành hạnh
buông bỏ tùy theo khả năng và
nghiệp duyên của mỗi người. Nếu chưa thể
buông bỏ hoàn toàn thì
vẫn có thể làm vơi nhẹ dần những
phiền não,
hạn chế dần những
ham muốn đời thường và
an lạc,
hạnh phúc theo đó cũng lớn dần theo mức độ
gia công và
nỗ lực của
hành giả.
Để giúp cho chúng
đệ tử dễ dàng hơn trong việc
chế ngự tâm,
thực hành hạnh
buông bỏ,
Đức Phật chế định ra
hệ thống giới luật,
quy định những điều không nên làm để
giảm thiểu tối đa những
ham muốn mang mầm
đau khổ, giúp người
thực hành sống trong
ranh giới an toàn của
đời sống thiểu dục tri túc thánh thiện,
an lạc và
hạnh phúc.
Hệ thống giới luật của người
xuất gia giúp cho
hành giả buông bỏ hoàn toàn để có
hạnh phúc trọn vẹn. Trong khi đó,
giới luật dành cho người
cư sĩ tại gia đặt nền tảng trên 5 giới là một cẩm nang
quý báu để hỗ trợ cho người
thực hành hạn chế ham muốn,
buông bỏ dần dần trên
con đường chuyển hóa khổ đau, mà vẫn còn đang đi trên
con đường của sự
ham muốn.
Điều này có nghĩa là ai ai cũng có thể nương vào cẩm nang
Đức Phật để lại cho đời để
thực hành hạnh
buông bỏ.
Đơn giản là bạn cứ hưởng thụ
hạnh phúc theo kiểu của bạn,
cho đến khi sự hưởng thụ ấy đem lại cho bạn
chướng ngại và khổ đau thì hãy đem cẩm nang
quý báu của
Đức Phật dành tặng cho những người có đủ
tuệ giác để
sợ hãi khổ đau ra mà
áp dụng. Với
tuệ giác ở mức
tối thiểu đó, cùng
kinh nghiệm khổ đau vừa
trải qua, bạn có thể bắt đầu
thực tập sự
buông bỏ; sự
thực hành lúc này là
cần thiết vì bạn không muốn phải
chịu đựng khổ đau thêm nữa. Chỉ từ trong
đau khổ ngoi lên,
chúng ta mới tha
thiết thực hành hạnh
buông bỏ để
thoát ly đau khổ. Do đó, càng
đau khổ,
chúng ta càng thấy
giá trị của các giới điều như một
bảo vật cho
chúng ta trong quá trình
trị liệu và
chuyển hóa khổ đau. Đây là cách
thừa hưởng tối ưu
gia tài Chánh pháp mà
Đức Phật đã
dày công gầy dựng và để lại cho đời.
Thực hành hạnh
buông bỏ giữa những
cám dỗ vật chất đang bủa giăng rình rập với nhiều
hình thức hấp dẫn khác nhau là noi theo gương hạnh
từ bỏ vĩ đại của
Đức Phật, là hành động có
ý nghĩa thiết thực nhất để
chúng ta tưởng niệm Đức
Từ phụ Bổn Sư nhân ngày
lễ Đản sanh của Ngài. Những ai đang thao thức với
con đường giải thoát giác ngộ, tìm
cầu an lạc,
giải thoát thật sự thì hãy
thực hành hạnh
buông bỏ -
buông bỏ từng phần,
buông bỏ dần dần cho đến lúc có thể
buông bỏ hoàn toàn để có được
hạnh phúc trọn vẹn và
tối thượng.