Chiều hướng tâm linh: con đường của sự chuyển hóa khổ đau thành chất liệu hạnh phúc

27/06/20184:05 SA(Xem: 14523)
Chiều hướng tâm linh: con đường của sự chuyển hóa khổ đau thành chất liệu hạnh phúc

CHIỀU HƯỚNG TÂM LINH:
CON ĐƯỜNG CỦA SỰ CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU
THÀNH CHẤT LIỆU HẠNH PHÚC
Thích Giác Chính

 

hoasen 3Cuộc sống thực chất là một quá trình tu sửa và hoàn thiện bản thân. Thật an vui và hạnh phúc khi ngày hôm nay chúng ta đã có một chiều hướng tâm linh trong đời sống, với sự nâng đỡ đó, chúng ta sẽ tạo ra được hạnh phúc cho chính mình, cho những người thân thương và cho xung quanh chúng ta. Bằng cách thực tập cuộc sống như vậy, trái tim của chúng ta sẽ còn mở rộng hơn nữa dù là với những người xa lạ ở phương trời khác chứ không chỉ đơn thuần nơi mà chúng ta đang sinh sống. Với chiều hướng đó, bằng cách trở về với sự sống chung tu học chúng ta sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Chúng ta sẽ xây dựng được phẩm cách cao quý để tu sửa và hoàn thiện bản thân.

Khi bạn có một trái tim dịu dàng và nồng hậu, đó mới chính là bước tiến lớn nhất của tu sửa và là bước tiến vững chãi của một nội tâm sâu sắc. Bằng giá trị sống và tu học đó, sẽ giúp cho tâm hồn điềm tĩnh, tinh tếthận trọng hơn với lời nói, hành động và ý nghĩ của chính mình, từ đó giúp cuộc sống càng hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn và dài lâu hơn. Tuệ giác của sự tu sửa giúp bạn không bị chi phốiảnh hưởng bởi giàu nghèo hay sang hèn… những điều đó không làm cho người có phẩm cách tu học bận tâm và lo lắng. Vấn đề của giàu và nghèo, sang và hèn trong đời sống không đủ sức làm mất phương hướng hay ảnh hưởng đến lương tâmđạo đức của một người biết tu sửa để hoàn thiện nhân cách của mình. Với tuệ giác đó, cuộc đời trở nên khoan dung rộng lượng hơn, giúp đời sống dựa vào cái tâm chân chính của mình để sống, không của cải hay bạc tiền nào có thể ảnh hưởng hay mua chuộc được.

Đó chính là giá trị của sự tu sửa và trau dồi các phẩm hạnh, phẩm cách trong cuộc sống có nhận và biết cho đi, với giá trị đó làm nên hàm ý sâu sắc của Tăng đoàn Khất sĩ trong ngày hôm nay. Về với Tăng đoàn Khất sĩ chính là trở về với sự nương tựa vững chắc lẫn nhau trong quá trình tu sửa và trau dồi phẩm hạnh. Người Khất sĩ biết xin, biết cho đi và biết tu sửa phẩm cách giải thoát của mình, nhìn một cách quán chiếu trong lý tính thì đâu có cái gì độc lập và tự tồn, tự tại mà chúng phải xin nương tựa lẫn nhau mà có.

Bằng cách thực tập cuộc sống như thế, tự thân mỗi chúng ta sẽ tạo nên khí chất cao quý. Đừng để những lời nói sau lưng làm rối loạn tâm trí bạn. Nếu tâm đã loạn thì tất cả cũng sẽ loạn theo; khi tâm đã an thì tất cả sẽ trật tự, an vui. Phẩm chất của sự tu sửa của mỗi người là những gì biểu hiện ra bên ngoài của nội tâm, nó là sức mạnh vô hình toát ra từ tố chất của con người. Không phải tự nhiên có được mà phải qua rèn luyện, tu sửa và tích lũy dần trong cuộc sống hàng ngày, điều kiện tốt nhất để làm điều này là trở về nương tựa với một Tăng đoàn Khất sĩchánh niệm và có tuệ giác; về với sự nương tựa đó dần dần tạo nên nhận thức trong việc đối nhân xử thế, phẩm hạnh mới bộc lộ một cách tự nhiên, không phải nhất thời muốn tạo ra là tạo ra được.

Người có khí chất tu học và biết hướng thiện thì sẽ có phẩm chất thanh cao, khi giao tiếp thì lịch sự, xử sự ôn hòa, thái độ nhã nhặn; Khi sống thì không vội vàng, không lười biếng, không đờ đẫn người ra trong lúc gặp việc khó khăng. Người có phẩm chất tu sửa nhìn nhận vấn đề ở một tầm nhận thức bằng cái tâm, làm cho người khác thấy nể trọng, họ luôn bao dungđộ lượng, nó chính là sự biểu hiện của Khí chất hằng ngày tu sửa mà tạo nên phẩm hạnh trong đời sống, phẩm chất đó là một dạng nhẫn nhịn, không bộc phát làm tổn thương người khác.

Nhìn một cách quán chiếu, hạnh phúcan lạc chính là hơi thở của Nhẫn nhịn, chữ Nhẫn thường được ví nhưđặc tính của đất, khi Nhẫn và buông xả, mọi thứ đều có thể được loại bỏ. Có được Nhẫn, người ta có thể phân biệt được giữa tốt và xấu, thiện và ác, đúng và sai... Đó chính là cái tâm của người có phẩm chất tu sửa. Dù khó khăng nhưng luôn có một cuộc sống thư thái, bình dịchân thành. Chính những cách sống bình dị, bao dung, rộng lượngbuông xả đó tạo nên sự cao quý và phi thường; Cao quý và phi thường không phải là chúng ta có nhiều tiền của hay địa vị cao mà thật tế chính sự buông xả làm nên phẩm chất cao quý của chính mình.

Đây thật sự là một thứ tài sản quý báu của đời người được thể hiện ra từ trong tâm cho đến bên ngoài. Nó mang sắc thái của hào phóng và thanh lịch; Nó cuốn hút bởi vị thathẳng thắn;Nó bình dị đến độ sâu sắc nhưng rộng lớn; Nó mang đến một sự yên tĩnh, thanh bình nhưng hết sức giản dị thanh cao; Nó tạo nên khí chất trang nghiêm hòa điệu cùng với nhịp thở của tuệ giác đầy yêu thương từ ái.

Sự tu tâm dưỡng tính trong một đời người đều do chính bản thân mỗi chúng ta làm nên. Với một tâm bất động giữa thế giới loạn động, chúng ta trở về nương tựa vào nhau trong đại chúng, nương tựa vào Tăng đoàn Khất sĩ thì khi gặp bất cứ tình huống nào trong cuộc sống vẫn có thể cố gắng vươn lên và không ngừng học hỏi, cuối cùng bạn sẽ đạt được thành công. Dù đó không phải là thành công về mặt vật chất thì cũng là mặt tinh thần.

Với phương pháptuệ giác trong Đạo Phật, để có được an lạc, thảnh thơihạnh phúc chúng ta nên trở về nương tựa lẫn nhau trong một Tăng đoàn Khất sĩ, năng lượng của đại chúng hòa hợp sẽ tạo ra được điều đó. Dù là một vị Khất sĩ hay một Cư sĩ đều có thể ngồi lại với nhau và cùng xây dựng nên sức mạnh của Tăng đoàn, không sớm thì muộn chúng ta sẽ có an lạc với những hình ảnh Khất sĩ hết sức thanh cao, đẹp đẽ. Mọi niềm vui, niềm hạnh phúcgiải thoát được biểu hiện qua giá trị của thành công không chỉ riêng một mình mà có thể làm được mà với tất cả mọi người để tạo nên. Chính vì thế, trong giá trị của sự bảo bọc, bảo hộ của Tăng đoàn càng ngày sẽ càng tạo nên phẩm chất của sự tu sửa, và như vậy, mỗi cá nhân chúng ta sẽ có cơ hội và điều kiện để thành cônghoàn thiện mình. Vì sự tận tâm tận lực với công việc chung khi trở về nương tựa với Tăng đoàn như thế, chúng ta tạo nên giá trị của giải thoátlợi lạc chung cho tất cả, hạnh phúc nhất và an lạc nhất là được cộng trú cùng với một Tăng đoànchánh niệm.

Trở về với sự thực tập và tu sửa ấy chính là trở về với một hình ảnh thực tế của sự bình dị mà thanh cao, sống chung mà tĩnh lặng an vui, giải thoát, nó chính là trí tuệ của Đạo Phật Khất sĩ nguyên gốc.

Nơi đó tạo nên tính cách giản dị, không màng lợi lộc, công danh, tâm luôn trong sang an vui. Với sự tu học và Khí chất của đại chúng, chúng ta đã làm nên chất liệu niềm tin cho người khác kính trọng chứ không phải là nể vì sợ hãi hay khiếp hãi nể phục.

Với chất liệu sống và được chết tác ra như vậy, nếu là một người bình thường hoặc một Cư sĩ thì trong đời sống với bạn bè luôn chân thành, với ba mẹ và người thân luôn hiếu thuận, kính nhường. Dù cho trong hoàn cảnh nào hay đứng ở vị trí nào đi nữa cũng không thể hiện cho người khác thấy, càng sống và chia sẽ với một đức tính như thế càng khiến cho người khác nể trọng, thương yêu.

Càng tu sửa tức là càng biết cách kiềm chế bản thân, suy nghĩ thấu đáo, không ngừng học tập, bậc thánh hoặc bậc đại nhân không phải tự nhiên sinh ra đã thành như vậy mà là biết cách tiết chế, kiềm chết đời sốngbản thân mình mà hình thành nên phẩm cách cao quý của bậc thánh nhân, đó chính là quá trình tu họcsửa đổi có nhân, có quả không phải dửng dưng mà thành. Người tu sửa nhân cách tuy có thể chưa làm được việc viên tròn như vậy nhưng trong tâm luôn nghĩ đến và cố gắng hoàn thiện lần trong đời sống.

Qua thời gian thực tập cách tu sửa và sống như vậy sẽ làm nên khí chất của con người bạn, luôn rèn luyện, tu bổ tốt bản thân thông qua lời nói, hành động và ý nghĩ của chính mình thì đó chính là nuôi dưỡng tốt phẩm cách của mình, tạo nên hình ảnh hết sức cao quý và tươi đẹp trong đời sống và trong Tăng đoàn. Mỗi bản thân chúng ta luôn biết khiêm nhường để học hỏi mà không hề khoe khoang, thể hiện, tría lại luôn biết giúp đỡ và nương tựa lẫn nhau. Gặp người tài đức sẽ luôn cố gắng học hỏi để trở thành người như họ, không có gì phải sợ hãi hay lo lắng làm mất chính mình, luôn duy trì phẩm cách tu sửa của bản thân như vậy sẽ tạo nên khí phách xuất sĩ của một người.

Với biển học rộng lớn của giáo Pháp Phật đà và biết khéo léo trở về nương tựa với một Tăng đoàn Khất sĩ, mỗi chúng ta không ngừng học tập và tu sửa thì sẽ đến lúc ta đến được bến bờ thành công, đến được bến bờ giải thoát, càng học càng tu ta càng nhìn xa trong rộng mà biết nương tựa lẫn nhau. Khi đó, niềm an vui, sự an lạchạnh phúc luôn gắn chặt với mình, không ai lấy đi được, nó đã trở thành cốt cách của chính mình; khi bộc lộ ra ngoài sẽ luôn được mọi người khen ngợi, tán dương và thương kính, nếu ẩn giấu đi thì lại giúp bản thân luôn ung dung tự tại càng trở nên có sức hút.

Đó chính là một dạng tu dưỡng ở mức độ thâm sâu bằng một tâm hồnniệm lực, có tuệ giác vững chãi. Chúng ta an vui, chúng ta hạnh phúc trong cách sống đó, đó chính là cách tu, cách sửa và cách chia sẽ sự an lạc đến với cuộc đời bằng con đường có niệm, có định, có tuệ giác, khi đó con đường của giải thoátan lạc sẽ trở nên thênh thang rộng mở.

Pháp thoại và bài học ứng dụng trong Khóa tu mùa Xuân
Tại Rừng Thiền Pháp Thuận, Valley Center, California, USA,

Trân trọng,

An vui với Lòng từ,

Khất sĩ Thích Giác Chinh.
Thư Viện Hoa Sen

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.