Pháp giớipháp giới thể tánh

06/09/20184:03 SA(Xem: 18375)
Pháp giới và pháp giới thể tánh

PHÁP GIỚIPHÁP GIỚI THỂ TÁNH
Nguyễn Thế Đăng

giphy
Ảnh minh họa: Pháp giới trùng trùng duyên khởi (Click)

Trong phần mở đầu của Pháp hội Pháp giới Thể tánh vô phân biệt, kinh Đại Bảo Tích do pháp sư Mạn-đà-la đời Lương dịch, Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thuyết pháp:

“Đức Phật dạy: Ông nên nói về nhân duyên pháp giới thể tánh.

Ngài Văn-thù-sư-lợi bạch: Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả các pháp giớipháp giới thể tánh. Ngoài pháp giới không có cái gì để được nghe. Vì sao Đức Thế Tôn bảo nhân nơi pháp giới mà nói về pháp?

Đức Phật nói: Này Văn-thù-sư-lợi! Chúng sanh kiêu mạn nếu nghe pháp này sẽ sanh lòng kinh quái.

Ngài Văn-thù-sư-lợi bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Pháp giới thể tánh không có kinh quái. Sự kinh quái ấy tức là pháp giới thể tánh”. Pháp giớivũ trụ, gồm cả vô tình và hữu tình. Pháp giới thể tánhthể tánh của vũ trụ. Lời thuyết pháp đầu tiên của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi là “Tất cả các pháp giớipháp giới thể tánh”.

Tất cả các vũ trụ, tất cả những gì hiện hữu, sắc thanh hương vị xúc pháp, mắt tai mũi lưỡi thân ý, tất cả không gian thời gianthể tánh của pháp giới. Nói cách khác, tất cả các hiện tượng đều là bản thể, tất cả mọi tướng xuất hiện đều là thể tánh.

Không có một cái nghe, cái thấy, cái hiểu, cái xúc chạm nào có thể ở ngoài pháp giới, nghĩa là ở ngoài pháp giới thể tánh. Tất cả các tướng đều là tánh, tất cả các pháp đều là “pháp giới tánh” (chữ của kinh). Đây là cái thấy trực tiếp của một vị Đại Bồ-tát. Nhưng khi nói ra sự thật này, những người còn chìm đắm không thể không kinh quái. Sở dĩ kinh quái vì chúng ta đã ở quá lâu trong một thế giới phân biệt, các sự vật tách lìa nhau, chống trái nhau vì sự cứng đặc nặng nề của chúng. Đây là do cái thấy lầm tất cả có bản chất riêng, bản tánh riêng, tự tánh riêng. Sống quen trong thế giới của sự khác biệt do vọng tưởng như vậy nên khi nói tất cả là pháp giới thể tánh, nghĩa là tất cả là một thể tánh, và thể tánh ấy là vô phân biệt, thì người bình thường kinh sợ, quái lạ.

Đức Phật nói, “Chúng sanh kiêu mạn nếu nghe pháp này sẽ sanh lòng kinh quái”. Chúng sanh kiêu mạn là do không biết nên vô tình vọng tưởng ra một cái tôi và tích tập vào cái tôi ấy những kinh nghiệm của sáu giác quan. Từ đó, tự cắt lìa mình khỏi toàn bộ pháp giới vốn là pháp giới thể tánh. Càng sống, càng có nhiều kinh nghiệm tích tập quanh một cái tôi thì pháp giới càng phân mảnh, chống trái, xung đột nhau. Do đó mà khi nghe toàn thể pháp giới là một vị pháp giới tánh thì bèn kinh quái.

Ở cấp độ chân lý tương đối, có thời gian không gian, sự vật tiến từ nhân đến quả, chúng ta có thể nói rằng pháp giới sanh ra từ pháp giới thể tánh; tất cả các tướng sanh ra từ thể tánh. Chúng sanh ra từ thể tánh, hiện hữu trong thể tánhtiêu tan trong thể tánh. Thể tánh pháp giới là nền tảng từ đó pháp giới sanh ra, hiệu hữu trong đó và tiêu tan trong đó. Như tất cả bóng sanh ra trên nền tảng là tấm gương, tất cả sóng sanh ra trên nền tảng là đại dương. Ngoài pháp giới thể tánh không có cái gì để nghe, để thấy, để hiểu... Tất cả mọi hiện tượng xuất hiện đều trên nền tảng pháp giới thể tánh, không thể có cái gì có thể ở ngoài nền tảng này.

Mọi xuất hiện, mà theo chúng ta có thể tốt hoặc xấu, đều sanh ra từ pháp giới thể tánh. Thế nên khi Đức Phật nói các chúng sanh kiêu mạn sẽ sanh lòng kinh quá, Bồ-tát Văn-thù lập tức nói, “Pháp giới thể tánh không có kinh quái. Sự kinh quái ấy tức là pháp giới thể tánh”. Đây là sự chỉ thẳng pháp giới thể tánh, mà người thực hành phải dùng tất cả giới, định, huệ mới mong có ngày phá thủng để nhập.

Tiếp theo đoạn kinh trên là sự trả lời cho ngài Xálợi-phất:

“Ngài Xá-lợi-phất hỏi ngài Văn-thù-sư-lợi: Thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Nếu tất cả pháp đều là pháp giới thể tánh, thì chúng sanh chỗ nào có ô nhiễmthanh tịnh; vì pháp giới thể tánh không có nhiễm tịnh? Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói: Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Các chúng sanh ấy thân kiến điên đảo chấp ngãngã sở. Các phàm phu ấy phát khởi ngã tưởng và tha tưởng mà phát khởi tâm và tâm sở. Những tâm và tâm sở ấy tạo tác các nghiệp thiện hoặc các nghiệp bất thiện. Do hành nghiệp ấy làm nhân mà các chúng sanh ấy có quả báo. Nếu đã có sanh thì có nhiễm ô. Chính nhiễm ô ấy là pháp giới thể tánh. Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Nếu biết nhiễm ôpháp giới thể tánh thì gọi là bạch tịnh vậy. Nhưng nơi đệ nhất nghĩa khôngnhiễm ô, không có pháp nhiễm hay pháp tịnh. Khi ngài Văn-thù-sư-lợi nói pháp này, có năm trăm Tỳkheo dứt hết phiền não, được tâm vô lậu”.

Ngài Xá-lợi-phất là một vị A-la-hán, đã được tâm vô lậu, đã rõ, “tất cả pháp đều là pháp giới thể tánh”, nhưng ngài hỏi để làm sáng tỏ thêm cái đệ nhất nghĩa này cho những người chung quanh, và kết quả là có năm trăm Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán.

Nếu tất cả pháp đều là pháp giới thể tánh thì còn có một khe hở nào cho cái nhiễm ô hay cái thanh tịnh? Nếu toàn thể pháp giới bản tánh đều là vàng, thì còn có khe hở nào cho các thứ cặn bã hay gấm vóc, lụa là? Pháp giớipháp giới thể tánh, và trong pháp giới thể tánh, chỉ có pháp giới thể tánh vô phân biệt, không có nhiễm tịnh, đây là đệ nhất nghĩa.

Trong pháp giới thể tánh không có nhiễm tịnh này, vì điên đảo vọng tưởngchúng sanh tưởng ra một thân và một tâm, cho là của mình, từ đó có tưởng tôi (ngã tưởng) và cái khác với tôi (tha tưởng). Đã có tâm thì có các hoạt động của tâm (tâm sở) dựa trên các đối tượng hư vọng, từ đó có ra các hành động (nghiệp) thiện và bất thiện. Vòng sanh tử luân hồi xoay mãi như vậy.

Cái thấy “pháp giới là pháp giới thể tánh” là chánh kiến của trí huệ cắt đứt vòng sanh tử luân hồi: “Nếu đã có sanh thì có nhiễm ô. Chính nhiễm ô ấy là pháp giới thể tánh”. Không còn ở đâu có nhiễm ô, không còn ở đâu có sự sanh ra nhiễm ô. Tất cả pháp giới đều là pháp giới thể tánh, đều là pháp giới vô lậu.

Ngài Văn-thù-sư-lợi kết luận, “Nếu biết nhiễm ôpháp giới thể tánh thì gọi là bạch tịnh (trắng sạch) vậy. Nhưng trong đệ nhất nghĩa khôngnhiễm ô, không có pháp nhiễm hay tịnh”. Đây là tịnh hoá đệ nhất, sám hối đệ nhất, khiến tâm không còn nhiễm ô, chỉ còn thế giới bạch tịnh.

Để đạt đến pháp giới vốn là pháp giới thể tánh, vốn là pháp giới bạch tịnh này, kinh điển thường dạy VănTư-Tu. Trước hết là nghe, đọc; rồi tư duy về nghĩa; sau đó thực hành bằng thiền địnhthiền quán cho đến khi thấy đệ nhất nghĩa đế rõ ràng. Với những người ít nghiệp xấu, nhiều thiện căn phước đức thì tiến trình xảy ra nhanh. Nhưng dù chậm dù nhanh, thì chân lý, đệ nhất nghĩa đế, chỉ có một.

Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo số 303 15-8-2018

Thư Viện Hoa Sen
____________________________

Bài đọc thêm:
Bốn Pháp Giới (Nguyễn Thế Đăng) &

Ý nghĩa của pháp giới

Hiểu thông thường thì pháp giới nghĩa là Phật tánh. Đối với chư tổ trong phái Hoa Nghiêm thì chữ pháp giới này có hàm ý rộng hơn chữ Phật tánh. Có tổ sư thuyết pháp mấy mấy tháng trời mà vẫn giảng chưa hết ý nghĩa hai chữ pháp giới! Theo trưởng giả Lý Thông Huyền, chữ pháp giới được định nghĩa như sau:

Bản tánh độc lập không dựa vào đâu của mọi sự, từ thân thể tới tâm tình tới ngoại vật - bản tánh ấy gọi là pháp. Khi cái một và cái nhiều thông triệt dung nhiếp, khi cái đúng và sai, thật và giả hoàn toàn dứt mất thì đó gọi là giới.

Nói cách khác thì pháp là chân lý tuyệt đối vô hình vô tướng, bất sinh bất diệt; nó là bản thể của mọi sự. Tuy ta không thể thấy nó, như thiếu nó không được, cũng như mọi thiên thể thì dựa vào hư không, thiếu hư không thì chẳng sao thiên thể tồn tại. Như hư không chẳng dựa vào đâu. Cũng vậy, chân lý tuyệt đối thì độc lập chẳng dựa vào đâu. Do đó chữ pháp này thì đồng nghĩa với chữ Phật tánh, chân như, thể tánh, chân tâm, chân không

Đối với chúng ta, những kẻ tuy còn mê muội, nhưng ai nấy đều có cùng một thể tánh như nhau, cùng một Phật tánh bất sinh bất diệt, vô hình vô tướng. Nhưng vì u mê, ta không sao thấy được Phật tánh. Bây giờ nếu chịu khó ngồi thiền, dụng công tu hành thì từ từ tâm trí khai mở, ta sẽ biết được Phật tánh. Giống như người lấy khăn lau tấm gương đầy bụi, càng lau gương càng sáng; cũng vậy, càng tiến tu thì bao nhiêu vọng tưởng chấp trước điên đảo càng rơi rụng. Lúc ấy người tu càng lúc càng phát triển một năng lực đặc biệt, không thuộc trong phạm vi của tai mắt mũi lưỡi thân ý, để tri nhận sự hiện hữu của Phật tánh. Năng lực ấy gọi là trí huệ

Giới chính là khung cảnh mà qua đó trí huệ vận hành. Nhưng bởi vì Phật tánh là cảnh tuyệt đối, do đó trí huệ cũng tuyệt đối và giới cũng là cảnh tuyệt đối. Trong thực tế tu trì nếu khi chấp trước, phiền não được ta buông xả thì lập tức ta sẽ cảm nghiệm tự tại. Sự cảm nghiệm này không những xảy ra trên phương diện cảm quan (tức là tri nhận được bằng tai mắt mũi lưỡi thân ý) mà còn xảy ra trong một tâm thức sâu sắc hơn, mà ta không sao diễn tả lại bằng ngôn từ cho bạn đồng tu nghe. Đó chính là tác dụng của giới

Chữ pháp nhấn mạnh vào khía cạnh bất biến, của Phật tánh. Chữ giới nhấn mạnh vào khía cạnh vô ngại biến hoá của Phật tánhPháp chỉ vào tính chất, còn giới chỉ vào tác dụng.

Chữ pháp nói về chân lý tuyệt đối, còn chữ giới nói về cảnh giới của sự vận hành của trí huệ để ngộ nhập vào chân lý ấy.

Đã khó hiểu như vậy, nhưng chư tổ lại còn sáng chế ra hai thuật ngữ khác, khiến cho thêm khó hiểu: thay cho chữ pháp là chữ , thế cho chữ giới là chữ sự. (Nếu hai chữ ấy chưa đủ làm bạn rối loạn, thì đây hai thuật ngữ ‘hóc búa’ khác: lý pháp giớisự pháp giới!).
(Trích Đại Cương Kinh Hoa Nghiêm: Thích Hằng Trường)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :