- Khoa học và kỹ thuật

21/12/20183:24 CH(Xem: 11409)
- Khoa học và kỹ thuật
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


III

SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TẬP THỂ TRONG XÃ HỘI
(câu 133 đến 181)

 

Suy tư về khoa học và kỹ thuật

 

151

 

            Các phát minh trong một số lãnh vực khoa học và kỹ thuật nói chung đôi khi không mang lại các tác động rộng lớn, trái lại các khám phá của một số chuyên ngành, chẳng như Di truyền học và Vật lý hạt nhân, có thể đưa đến các ứng dụng thật hữu ích nhưng cũng có thể là vô cùng tai hại. Chỉ mong rằng các khoa học gia trong các lãnh vực này ý thức được trách nhiệm mình và không nhắm mắt trước các thảm họa có thể xảy ra liên quan đến những kết quả mang lại từ các công cuộc khảo cứu của mình.

 

152

 

            Các khảo cứu gia thường có một tầm nhìn thiển cận. Họ không hề quan tâm đúng mức là phải đặt các việc nghiên cứu của mình vào một bối cảnh rộng lớn hơn. Tôi không muốn nói là họ thiếu thiện chí mà chỉ muốn nêu lên là họ chỉ tích cực dồn toàn bộ công sức của mình vào các việc khảo cứu giới hạn trong một lãnh vực nào đó, khiến họ không còn tâm trí nào để nghĩ đến các hậu quả có thể mang lại trong lâu dài bởi các phát minh của mình. Tôi rất khâm phục Einstein khi ông cảnh giác về các mối nguy hiểm có thể xảy ra từ các kết quả khảo cứu về năng lượng hạt nhân.

 

153

 

            Các khoa học gia phải luôn ý thức là không được phép gây ra một tác hại nào qua các việc khảo cứu của mình. Sở dĩ nêu lên điều này là vì tôi nghĩ đến các khảo cứu trong ngành Di Truyền Học có thể đưa đến những sự lệch lạc thật nguy hiểm. Chẳng hạn một ngày nào đó người ta cũng có thể sẽ tạo ra các chúng sinh bằng phương pháp vô tính (cloning) và xem đấy là một phương tiện sản xuất phụ tùng thay thế cho những người cần đến. Điều này đối với tôi thật vô cùng kinh khiếp. Ngoài ra tôi cũng tố cáo việc sử dụng bào thai người để nghiên cứu. Là người Phật giáo tôi không chấp nhận việc mổ sống sinh vật hay đối xử tàn ác vơi bất cứ một chúng sinh nào, dù là để nghiên cứu cũng vậy. Tại sao tất cả mọi loài chúng sinh lại không được phép tránh né sự đau đớn mà chỉ có con người là có quyền lớn tiếng bênh vực quyền hạn đó cho riêng mình?

 

Tại Nhật Bản, tuy chỉ là một hình thức đạo đức giả, thế nhưng hàng năm các khoa học gia, nhất là thuộc các ngành y khoa và bào chế dược phảm, đều phải làm lễ tạ lỗi với các sinh vật mà họ mang ra thí nghiệm và mổ sống. Vấn đề này quả là nan giải. Thật vậy mỗi lần cầm một viên thuốc để uống thì chúng ta cũng nên nghĩ đến những sự tàn ác đối với các sinh vật trước đó đã phải gánh chịu mọi sự đau đớn và chết chóc để chứng minh cho sự an toànhiệu nghiệm của viên thuốc mà mình đang cầm trên tay. Khi ý nghĩ đó làm bùng lên lòng thương xót của mình trước sự hy sinh của các con vật đó đối với sự an lành của mình, thì viên thuốc đó sẽ còn trở nên hiệu nghiệm hơn nữa, và biết đâu cũng có thể hóa thành cả một bát thuốc mầu nhiệm mà một vị Phật đang đặt vào tay mình. Trái lại nếu nghĩ rằng viên thuốc đó nhất đinh sẽ giết hết đám vi trùng độc ác hay huỷ diệt được mầm mống ung thư trong người mình thì các ý nghĩ ấy cũng chỉ là những gì phản ảnh sự thúc dục của bản năng sinh tồnsợ chết mà thôi.

 

Dầu sao sự tàn ác đó đối với thú vật cũng mang một khía cạnh ích lợi nào đó, trái lại rất nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật khác dường như không trực tiếp gây ra tác hại cho một số các con vật nào đó, thế nhưng lại tàn phá toàn bộ sự sống trên hành tinh này. Các thực phẩm kỹ nghệ chứa đầy các thứ hóa chất đủ loại, Các sinh vật chăn nuôi từ tôm tép, cá mú, heo bò ăn toàn các thực phẩm pha trộn trụ sinh và các kích thích tố. Canh nông cũng vậy chỉ có môt số cây cỏ gọi là "có ích" thì được phép mọc, còn một số khác thì bị diệt bằng hóa chất.

 

Mở rộng hơn nữa thì khí giới ngày càng được sản xuất cầu kỳ, tinh xảo và nhiều hơn.. Các nước giàu cótiến bộ thì thủ lợi bằng cách gây ra xung đột khắp nơi để buôn bán số khí giới đó. Các nước nghèo và chậm tiến thì dù các khí giới ấy đắt đến đâu thì cũng phải mua bằng tài nguyên của xứ sở và sức lao động của người dân nghèo để bảo vệ sự “sống còn” của những người giàu có và các nhà lãnh đạo quốc gia. Mở rộng hơn nữa là các chủ nghĩa, thể chế xã hội, các ngõ ngách lắc léo được gọi bằng một cái tên thật đẹp là các Con đường Tơ lụa đều đưọc nghĩ ra từ trí thông minh của con người để đày đọa con người - gccncntV.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :