- Chiến tranh

21/12/20183:26 CH(Xem: 10520)
- Chiến tranh
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


III

SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TẬP THỂ TRONG XÃ HỘI
(câu 133 đến 181)

 

Suy tư về chiến tranh

168

 

            Trong bất cứ xã hội nào cũng vậy, luôn có những thành phần bất hảo gây ra mọi thứ khó khăn, vì thế cũng cần phải có một số phương tiện hữu hiệu ngăn chận, không cho các thành phần ấy gây ra tai hại. Thế nhưng khi đã không còn một giải pháp nào khác thì cũng đành phải giải quyết bằng sức mạnh vũ trang.

 

            Theo tôi dầu sao cũng không được phép sử dụng quân lực để bành trướng một chủ nghĩa hay xâm lược các nước khác, mà chỉ nên xem đấy là một giải pháp tối cần thiết để ngăn chận mưu đồ của những kẻ gây ra bạo loạn phá hoại sự an lành của nhân loại. Chủ đích duy nhất của chiến tranh có thể chấp nhận được là bảo vệ niềm hạnh phúc của tất cả mọi người, nhưng không hề là một thứ quyền lợi riêng tư nào cả. Chiến tranh chỉ là một giải pháp bất đắc dĩ mà thôi.

169

            Lịch sử cho thấy hung bạo sẽ kéo theo hung bạo, chẳng những không mấy khi giải quyết được các khó khăn, mà còn gây ra thêm không biết bao nhiêu khổ đau. Bạo lực đôi khi cũng có vẻ là một giải pháp khôn khéo và hợp lý khiến các sự xung đột phải chấm dứt, thế nhưng không thể nào quả quyết một cách chắc chắn rằng dập tắt một ngọn lửa cũng có thể là cách làm bùng lên cả một đống than hồng đang âm ỉ.

170

            Ngày nay chiến tranh trở nên thật lạnh lùngvô nhân đạo. Các thứ vũ khí tối tân có thể giết hàng ngàn người trong một lúc, thế nhưng người sử dụng thì không hề hấn gì, họ cũng chẳng trông thấy một chút khổ đau nào do chính mình gây ra. Những kẻ ra lệnh giết (hay bấm nút một đầu đạn)thì ở cách xa trận tuyến hàng ngàn cây số. Đàn bà và trẻ em là những kẻ vô tội, chỉ mong được sống còn, thì lại bị giết hoặc bị tật nguyền. Dường như người ta không còn biết nuối tiếc các hình thức chiến tranh trong quá khứ nữa, trong các cuộc chiến đó các vị lãnh chúa tự mình dẫn đầu các đoàn quân để tiến lên: cái chết của họ thường đưa đến sự chấm dứt các mối hận thù (ngày xưa mỗi khi xáp trận thì hai vị tướng chỉ huy hai đạo quân xông lên trước và nếu một trong hai người bị giết hay bị thương thì thường là cả đoàn quân của mình vứt khí giới và ù té chạy). Thiết nghĩ ít ra cũng nên trả lại cho chiến tranh kích thước con người của nó (ngày xưa người lính vì sợ chết mà tháo chạy, ngày nay chưa kịp sợ đã bị giết).

171

            Một khi đã nắm chặt khí giới trong tay thì sẽ khó cho con người không sử dụng nó. Theo tôi nên giải giới các lực lượng quân sự thuộc lãnh vực quốc gia. Toàn thế giới phải được giải trừ vũ khí, chỉ nên thành lập một lực lượng quân sự mang tính cách đa quốc giaduy nhất chỉ để sử dụng khi nào có các thành phần phá rối nền hòa bình chung xuất hiện tại một nơi nào đó trên thế giới.

172

            Tất cả mọi người đều nói đến hòa bình, thế nhưng hòa bình thì lại không thể nào thực hiện được từ bên ngoài khi mà con người vẫn còn cưu mang sự giận dữhận thù bên trong thâm tâm mình. Hơn nữa người ta cũng không thể nào kết hợp chung một cách hài hòa giữa niềm ước vọng hòa bình và việc chạy đua vũ khí. Vũ khí hạt nhân được xem là một phương tiện tạo ra sự khiếp sợ khiến kẻ thù không dám gây chiến, thế nhưng trong lâu dài thì sự đe dọa đó sẽ không phải là một phương pháp khôn ngoan và hiệu quả.

 

173

 

            Một số quốc gia dành ra những số tiền khổng lồ để sản xuất khí giới hạt nhân. Không biết bao nhiêu tiền của, sinh lựctài năng bị phung phí, trong khi đó thì cơ nguy đưa đến các quyết định bốc đồng ngày càng dễ xảy ra, tình trạng nơm nớp lo sợ theo đó cũng ngày càng nặng nề hơn.

174

            Tìm mọi cách làm cho chiến tranh phải chấm dứt là bổn phận của tất cả mọi người. Thật vậy, chỉ đích danh những kẻ chủ mưu gây ra các sự xung đột không phải là chuyện khó, thế nhưng thật hết sức khó để có thể tin rằng các kẻ khuấy động hiện ra một cách tự nhiên và tự mình quyết định gây ra các chuyện đó. Họ cũng chỉ là các thành phần của một xã hội mà trong đó có cả chúng ta. Chính vì thế mà mỗi người trong chúng ta phải nhận lãnh một phần trách nhiệm. Nếu muốn mang lại sự an bình cho thế giới thì trước hết phải tạo được sự an bình từ bên trong mỗi con người chúng ta.

175

            Nền hòa bình thể giới chỉ có thể thực hiện được xuyên qua sự an bình bên trong tâm thức, và sự an bình đó cũng chỉ có thể hiện ra khi nào đã ý thức được là tất cả mọi con người đều là thành phần của một gia đình chung, dù cho họ có khác biệt nhau về tín ngưỡng, ý thức hệ, thể chế chính trị hay hệ thống kinh tế nào cũng vậy. Tất cả những thứ ấy chỉ là thứ yếu so với những gì mang chúng ta đến gần với nhau hơn (tức là các phẩm tính con người: lòng từ bi, tình thương yêu, lòng rộng lượng...). Điều chủ yếu nhất là tất cả chúng ta đều là con người, cùng sống chung trên hành tinh bé tí xíu này. Nếu muốn sống còn thì phải chăng sự hợp tác giữa chúng ta là một điều thật cần thiết, không những trên phương diện cá nhân mà cả ở cấp bậc quốc gia?

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…