Khi xem tiền như sữa mẹ

07/02/20194:00 SA(Xem: 10780)
Khi xem tiền như sữa mẹ

KHI XEM TIỀN NHƯ SỮA MẸ
Chogyam Trungpa
Thích Trung Hữu lược dịch


 

thich-trung-huu (2)Ở một chừng mực nào đó, chúng ta cũng có thể xem sự đạt được tiền bạc và giàu có như dịp lễ hội vui tươi của năm. Nó cũng giống như khi mùa xuân đến thì cây cối đâm chồi, nẩy lộc, nở hoa và mùa hè thì trái chín trĩu cành vậy.

Khi học Phật pháp, chúng ta cũng học cách sống có kỷ luật, ngăn nắp, tươm tất và làm đẹp bản thân. Điều này làm cho người khác nhìn vào thấy nơi mình một cái gì đó rất phẩm giá, lung linh và chói sáng. Tuy nhiên, ngoài việc thực tập Chánh pháp để giúp chúng ta nhận ra chân giá trị của mình, hàng Phật tử tại gia còn phải làm những công việc khác để sống cũng như làm tròn trách nhiệm đối với gia đìnhxã hội. Chúng ta phải lo cho vợ, chồng, con cái, nhà cửa, quần áo hay xe cộ, vui chơi giải trí… Và những cái này đều cần đến tiền cả. 

Trong một ý nghĩa nào đó thì tiền là một gánh nặng, nhưng đồng thời nó cũng là một niềm vui. Để có thể sinh sống, chúng ta phải làm việc. Lúc đầu bạn có thể làm công cho ai đó, nhưng dần dần bạn trưởng thành hơn, bạn học nghề và tự làm chủ lấy mình. Tư tưởng bạn ngày càng tiến bộ, bạn không chỉ làm để kiếm sống mà còn có gì đó hơn thế nữa, như để tự khẳng định mình chẳng hạn. Phật giáo không cấm người ta làm giàu cho bản thânxã hội, nhưng Phật giáo còn dạy người ta cách trở thành người giàu thực sự mà không nhất thiết phải có nhiều tiền. Nhìn vào một người có học Phật pháp bài bản, người ta sẽ thấy rằng: “Anh ta chắc là người giàu có. Bởi vì trông anh ta rất hạnh phúc, thanh thảncư xử với mọi người một cách lịch thiệp”. Có thể anh ta có tiền hoặc không, nhưng anh ta vẫn là người giàu, vì anh ta cảm thấy hài lòng với chính mình.

Khi Đức Phật đạt được giác ngộ, Ngài đã đi nhặt những miếng vải vụn mà người ta quăng bỏ để may y. Ngài đã biến những miếng vải vụn ấy thành một tấm y tuyệt đẹp. Khi mọi người nhìn thấy Ngài đắp y như vậy, họ trầm trồ: “Hãy nhìn kìa, người đang mặc bộ đồ đẹp đó là ai vậy?”. Hình ảnh Đức Phậtchúng Tăng mang y bá nạp và ôm bình bát khất thực thật đẹp. Khất thực để sống là một truyền thống của tu sĩ Phật giáo ở nhiều nước châu Á. 

Tuy nhiên, khi các vị này qua sống bên phương Tây thì họ không thể thực hành truyền thống này. Một số vị Tăng trẻ đề nghị rằng mình nhận phúc lợi của Chính phủ thì cũng giống như mình đi khất thực vậy. Thật ra đó là hai việc khác nhau. Khi đi khất thực, chúng ta phải đi bộ rất nhiều bên ngoài và chịu đựng cái nóng, lạnh cũng như những điều kiện rất khắc nghiệt khác của môi trường như là một cách để tu hành và trả nợ đàn-na. Còn việc ngồi không mà lấy tiền của Nhà nước là chúng ta đang mắc nợ. Và nếu đồng tiền đó không được xài đúng cách, đúng chỗ thì chúng ta phải mang nghiệp rất nặng. Có rất nhiều câu chuyện kể về việc trả nghiệp như thế. 

Một câu chuyện nổi tiếng của người Tây Tạng kể rằng có một vị Lạt-ma nọ được rất nhiều người cúng dường và trở nên rất giàu có. Chùa của vị ấy có mái lợp bằng vàng. Vị ấy có một con ngựa đen quý, yên ngựa cũng được làm bằng vàng. Sau khi chết, vị ấy tái sinh làm con cá thật to ở đại dương và luôn luôn bị hàng trăm con cá nhỏ khác sống ký sinh trên thân thể của nó và rúc rỉa ăn thịt nó. 

Một số người cũng quan niệm rằng sẽ không sao khi chúng ta biển thủ tài sản của cơ quan, công ty hay siêu thị vì chúng không là của cá nhân nào. Họ cho rằng lấy của công thì sẽ không mắc nghiệp vì nó không thuộc về ai cụ thể. Thật ra cái nghiệp của tham nhũng hay ăn cắp của công còn nặng hơn ăn cắp của cá nhân, bởi vì chúng ta ăn cắp của nhiều người và phải mắc nợ nhiều người. Vậy đó, Đức Phật đã thiết kế một hình mẫu khác về vẻ đẹp, về cái gọi là giàu sangquyền lực. Giàu sang hay quyền lực không hẳn là vấn đề phải mặc những bộ đồ làm bằng chất liệu thật đắt tiền mà là cách thức may và mặc nó như thế nào. Giàu sang không chỉ là vấn đề của tiền bạc mà còn từ những giá trị khác nữa.

Khi chúng ta học về lịch sử của Mexico, người Tây Ban Nha đã làm giàu bằng cách tiêu diệt sự giàu có, văn hóa và vẻ đẹp của vương triều Montezuma, rồi cái cách mà người Tây Ban Nha đối xử với người bản xứ như thế nào, làm chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng. Họ làm như vậy chỉ vì vàng, và cũng vì vàng mà họ sẵn sàng giết người. Những vấn đề tương tự cũng xảy ra ở Mỹ. Mặc dù người Mỹ có lễ Tạ ơn để ghi nhớ công ơn của người Mỹ bản xứ đã giúp đỡ họ khi họ mới đặt chân đến vùng đất mới và những cám ơn khác, nhưng tình trạng giành giật nhau để sinh tồn vẫn rất phổ biến. Đại khái là ở Mỹ, khi người ta làm kinh doanh, người ta có khuynh hướng nghĩ rằng hễ kinh doanh là phải dùng thủ đoạn. Không nhất thiết phải gian lận một cách trực tiếp mà họ có thể  gian lận theo nghĩa là tìm mọi cách để thủ lợi.

Là những Phật tử, cũng là những người nhập cư (tác giả là một nhà sư Tây Tạng - ND), chúng ta có thể thay đổi cách thức kinh doanh khác với văn hóa Mỹ. Khi chúng ta làm kinh doanh, chúng ta nên có suy nghĩ rằng kinh doanh là để cung cấp cho chúng ta và những người khác điều kiện để sống và sinh hoạt. Chúng ta nên nghĩ làm thế nào mà thông qua kinh doanh, chúng ta có thể giúp đỡ người khác. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực trên lục địa này. 

Trong đạo đức kinh doanh, chúng ta nên nghĩ đến khía cạnh tình bạn. Khi chúng ta giao dịch với ai, không nên chỉ nghĩ đến làm sao để có lợi nhiều nhất mà nên nghĩ làm sao để tạo ra niềm tin tốt đẹp với nhau. Khi chúng ta mua cái gì, từ đất đai cho đến cái áo sơ mi, nên thể hiện sự tử tế và tế nhị với người kia. Và cũng chỉ có như vậy thì công việc làm ăn của chúng ta mới bền lâu. Có thể cắt đứt sự tham lamsân hận cho xã hội là một cống hiến vĩ đại. Chúng ta đừng nghĩ rằng những cống hiến của mình là không đáng kể hay không ảnh hưởng gì đến xã hội. Bằng cách kinh doanh theo chánh mạng, chúng ta thật sự đóng góp rất nhiều cho đời sốngvăn hóa Mỹ.

Nói chung chúng ta nên có thái độ xem tiền như là sữa của người mẹ. Nó nuôi chúng ta và nuôi người khác. Tiền không chỉ là cái hóa đơn hay tờ giấy đô-la trong ví của chúng ta. Mỗi một đô-la là một câu chuyện vĩ đại trong quá khứ mà có khi người ta phải kiếm được bằng mồ hôi và nước mắt. Vì thế nên xem tiền giống như sữa mẹ, rất ngon và giá trị. Nhưng đồng thời sữa mẹ cũng có thể đem đi ban tặng cho người khác. Vì thế chúng ta không nên giữ nó quá chặt. Khi chúng ta tử tế cho đi là chúng ta làm giàu thêm, làm tăng thêm giá trị cho sữa mẹ trong tình thương mến và biết ơn của người cho lẫn người nhận. Điều quan trọng là chúng ta phải từ bỏ thái độ tham, sân, si và thói quen gian dối trong kinh doanh thông thường. Chúng ta hãy cố gắng thiết lập một thế giới kinh doanh theo phương thức chia sẻ và giúp đỡ. Khi chúng ta làm ăn kinh doanh theo phương thức ấy, đối tác sẽ vô cùng ngạc nhiên vì nó khác với cách thức làm ăn vụ lợi theo thói thường của mọi người

Khi chúng ta nói về sự phát triển, chúng ta không chỉ nghĩ đến sự phát triển của cá nhân mình mà còn cho người khác. Làm thế nào để tạo ra một thế giới kinh doanh trên tinh thần cộng tác, hòa hợp và mang lại lợi ích chung chứ không phải cạnh tranh theo kiểu tiêu diệt đối phương. Một lối kinh doanh rộng mở, trong sạchlành mạnh

Nói tóm lại, nếu chúng ta coi tiền như sữa mẹ thì mặc dù chúng ta làm việc với tiền nhưng chúng ta vẫn có thể giữ gìn được phẩm giá và đạo đức của mình. Nó không phải là cách kiếm ra tiền nhanh theo kiểu mạo hiểm, mà nó đòi hỏi thời gian dài, nhưng sẽ thành công. Tôi tin rằng cũng sẽ có nhiều người tiếp cận vấn đề kinh doanh theo cách mà chúng ta đang làm. Đó thật sự là một cách kinh doanh tuyệt vời.

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…