- Thờ ơ

13/03/201910:37 SA(Xem: 7048)
- Thờ ơ
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 308)

 

Suy tư về sự thờ ơ

 

 

304

 

            Thờ ơ, nhất là thờ ơ với kẻ khác, là một lỗi lầm tàn tệ nhất. Nếu chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, bất chấp những gì xảy ra với những kẻ đồng loại, thì đấy là dấu hiệu cho thấy một tầm nhìn về thế giới vô cùng hạn hẹp, một sự hiểu biết nông cạn, một nội tâm nghèo nàn.

 

305

 

            Lúc vừa mời thụ thai chúng ta đã lệ thuộc vào kẻ khác (mẹ của mình và cả những người chăm lo cho mẹ mình). Hạnh phúc của chúng ta, tương lai của thế giới, cũng như tất cả các thứ tiện nghichúng ta đang được hưởng, từ các vật dụng tầm thường nhất cho đến sự sống còn của chính mình trong từng ngày, tất cả là kết quả mang lại bởi sức làm việc của con người. Cầu nguyện và các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng khác đương nhiên cũng có thể mang lại một chút hiệu quả nào đó, thế nhưng hầu hết sự sinh hoạt của con người mới đúng thật là những gì đã tác tạo ra thế giới này (thế giới là do con người nhào nặn ra nó, do đó con người cũng có khả năng làm cho nó tốt đẹp hay tồi tệ hơn. Rất nhiều nền văn minh đa dạng và khác biệt nhau, xuyên qua những khoảng thời gian dài trong lịch sử đã góp phần tạo dựng ra cái thế giới ngày nay. Việc cầu nguyện và các sinh hoạt tín ngưỡng tất nhiên có thể mang lại một chút "trấn an" nào đó bên trong tâm thức con người, thế nhưng đồng thời tín ngưỡng nói chung cũng là một trong các nguyên nhân đưa đến những sự xung đột triền miên).

 

306

 

            Tất cả mọi thứ (có thể hiểu là tất cả mọi sự vật và hiện tượng, từ hữu hình đến vô hình, bên trong tâm thức cũng như thế giới bên ngoài, trong đó kể cả vũ trụ) chỉ có thể hiện hữu qua một hình thức tương kết, tức là một thể dạng tương liên và tương tác giữa mọi hiện tượng (interdependence). Người ta không thể tìm thấy bất cứ một thứ gì có thể tự nó hiện hữu bởi chính nó cả (Thượng Đế cũng chỉ có thể hiện hữu xuyên qua tâm trí và khả năng tưởng tượng của con người, có nghĩa là phải nhờ vào não bộ và sự vận hành của nó). Do đó cũng không thể nào có thể hình dung được quyền lợi của cá nhân mình lại có thể hoàn toàn độc lập với quyền lợi của các kẻ khác (Đức Đạt-lai Lạt-ma nêu lên một nguyên lý toàn cầu để ứng dụng vào một lãnh vực thật nhỏ là cung cách hành xử ích kỷ của chúng ta. Cung cách đó đi ngược lại với sự vận hành chung của vũ trụ là sự tương liên và tương tác của tất cả mọi hiện tượng. Tách rời "cái tôi" của mình ra khỏi hiện thực là một cách chống lại hiện thực, đi ngược lại sự vận hành chung của cả vũ trụ và đó là nguyên nhân sâu xa nhất mang lại khổ đau cho con người).

 

307

 

            Tất cả những gì mà chúng ta đang làm trong từng khoảnh khắc hiện tại đều tạo ra các cảnh huống mới trong tương lai (trong thế giới hiện tượng không có bất cứ một thứ gì dừng lại hay bất động, thực trạng này chuyển sang tình trạng khác, nguyên nhân này đưa đến hậu quả kia), các cảnh huống này lại tiếp tục đưa đến các biến cố khác. Dù chúng ta làm bất cứ điều gì, cố ý hay vô tình cũng vậy, tất cả sẽ khiến chúng ta gia nhập vào chuỗi dài níu kéo bất tận của nguyên-nhân và hậu-quả. Cũng vậy, các nỗi khổ đau và các niềm hạnh phúc sẽ xảy ra với mình trong tương lai đều là kết quả tạo ra bởi các nguyên-nhân và điều-kiện trong hiện tại. Chuỗi dài liên kết đó vô cùng phức tạp khiến chúng ta không thể nắm bắt được hết mà thôi.

 

308

 

            Thái độ dửng dưng không cần biết đến sự an lành của kẻ khác, cũng chẳng cần tìm hiểu những nguyên nhân nào sẽ mang lại hạnh phúc cho mình trong tương lai , chính là cách mà mình chuẩn bị đón chờ những điều bất hạnh sẽ xảy ra với mình.

 

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 23.02.19

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).