- Người có đức tin

13/03/201910:44 SA(Xem: 11043)
- Người có đức tin
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TÂM LINH 
(CÂU 309 ĐẾN 365)

 

Suy tư dành cho những người có đức tin

 

309

 

            Tin hay không tin là quyền tự do của mỗi người. Thế nhưng một khi đã theo một tôn giáo và tin vào giáo huấn của tôn giáo ấy thì phải xem trọng tôn giáo ấy, không nên ngày thì tin ngày thì không. Không nên có thái độ bừa bãi và phải hành xử như thế nào để những gì mình làm phù hợp với những lời mình nói.   

 

310

 

            Một số người nghĩ rằng: "Nếu tôi đặt hết lòng tin vào Phật giáo thì tôi sẽ phải đủ sức để sống trọn vẹnhoàn hảo với lý tưởng đó của tôi, nếu không thì tôi sẽ bỏ". Thái độ hoặc thắng hoặc thua đó rất thường thấy nơi người Tây phương. Tiếc thay thật hết sức khó để đạt được sự hoàn hảo trong chốc lát.

 

311

 

            Chỉ có sự luyện tập mang lại một sự thăng tiến tuần tự mới có thể giúp mình đạt được mục đích, phải chăng đó cũng là điều thật quan trọng? Dầu sao các bạn cũng không nên thốt lên: "Tu tập hay không tu tập đối với tôi chẳng có gì khác biệt cả, bởi vì tôi chỉ là một người vô tích sự". Các bạn hãy cứ đặt ra cho mình một mục tiêu, vận dụng mọi phương tiện tập trung vào mục tiêu đó, và từng bước một các bạn sẽ thành công.

 

312

 

            Mỗi người có một bản tánh và khát vọng riêng, những gì thích hợp với người này không bắt buộc cũng phải thích hợp với người khác. Phải quyết tâm ghi khắc điều đó trong tâm mỗi khi phán đoán các tôn giáo và các đường hướng tâm linh khác. Sự đa dạng của các tín ngưỡng liên quan đến sự phức tạp của con người, và dù cho các tín ngưỡng đó không bắt buộc phải được chấp nhận bởi tất cả mọi người đi nữa, thế nhưng không phải vì thế mà không có nhiều người đã từng tìm được và vẫn còn tiếp tục tìm được một sự trợ giúp lớn lao. Không nên quên điều đó và phải kính trọng tất cả các tôn giáo, đúng với sự xứng đáng của các tôn giáo ấy. Điều này thật hết sức quan trọng.

 

Kính trọng là một sự hỗ tương, tôn giáo cũng phải kính trọng con người. Hung bạo và sự cải đạo mù quáng, dù với bất cứ một chủ đích hay thiện chí nào - chẳng hạn như công cụ hóa tôn giáo vì lợi ích chính trị, quyền lực hay kinh tế - đều có thể làm giảm đi giá trịvai trò của tôn giáo trong cộng đồng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó - gccncntV.

 

313

 

            Tất cả các tôn giáo đều có các nghi lễ riêng, tuy nhiên cũng hàm chứa một số khía cạnh căn bản hơn. Chẳng hạn đối với Phật giáo thì mục đích chủ yếu nhất trong việc tu tập là chủ động tâm thức mình. Thế nhưng điều này thì lại rất khó, đòi hỏi thật nhiều cố gắng và sức kiên trì, do vậy mà nhiều người không phát tâm đúng mức hướng vào mục tiêu đó mà chỉ xem là thứ yếu. Một mặt thì đặt hết lòng tin vào Phật giáo, một mặt thì lại không đủ khả năng thể hiện lòng tin đó đến chỗ tột cùng của nó, mà chỉ loanh quanh với các nghi thức lễ lạc bên ngoài, biểu lộ sự sùng kính của mình một cách hời hợt, tụng niệm thì chỉ là ở đầu môi.

 

            Trong các nghi lễ của Phật giáo Tây Tạng người ta thường sử dụng trống, chuông, chũm chọe cùng các khí cụ âm nhạc khác. Những người tham dự mỗi khi nhìn vào cảnh tượng đó thì thường cho rằng: "Đây mới đúng là những người tu hành chân chính!". Thế nhưng họ quên rằng các nghi thức lễ lạc cũng chỉ là cách giúp người tu hành ngoảnh mặt đi trước thế giới ảo giác, hầu giúp mình hướng vào tình thương yêu, lòng từ bi và tinh thần Giác Ngộ, bởi vì đó mới đúng thật là sự tu tập sâu xa mà người tu hành phải dồn tất cả sinh lực của mình vào đó. Có phải đúng là như thế hay chăng? (những ai thật sự bước theo con đường Phật giáo nên ghi khắc trong tâm lời khuyên vô cùng thiết thực này của Đức Đạt-lai Lạt-ma).

 

            Dầu sao đi nữa, điều đó cũng có nghĩa là nếu mình không tự biến cải chính mình thì mình nào có khác gì với các kẻ khác đâu? (các việc tụng niệm, cầu xin, van vái... kể cả lòng sùng kính không phải là các tiêu chuẩn khả dĩ có thể giúp xác định một người tu tập hay không tu tập. Một người tu tập chân chính phải phát huy được một phong cách hành xử nhân từtích cực, các tư duy và xúc cảm sâu sắc và tinh khiết, nhất là một sự chú tâm thật tỉnh giác và sắc bén).    

 

314

 

            Tôn giáo nói chung qua một góc nhìn nào đó thì cũng chẳng khác gì với các món thuốc chữa trị bệnh tật. Thuốc thang chỉ công hiệu khi mang bệnh, nhưng sẽ không có tác dụng gì khi khỏe mạnh. Đối với những người mà mọi sự đều xảy ra suông sẻ thì không nên phô bày các món thuốc ấy để mà nói với họ: "Thuốc này thật hiệu nghiệm, giá rất đắt, màu sắc thật hấp dẫn...". Dù vẻ bên ngoài có như thế nào đi nữa thì công dụng duy nhất của các món thuốc đó cũng chỉ là để chữa trị bệnh tật. Khi nào chưa cần đến thì không có lý do gì để mà phô trương.

 

            Cũng vậy, tôn giáo hay bất cứ một đường hướng tâm linh nào cũng chỉ ích lợi khi tâm thức phải đương đầu với các vấn đề khó khăn. Nếu cứ khăng khăng phô trương những thứ ấy khi mọi sự đều suông sẻ, hoặc trong khi mọi người cứ dửng dưng như các kẻ phàm tục khác dù các vấn đề khó khăn đang ra với họ, thì nào có ích lợi gì đâu?

 

315

 

            Điều quan trọng hơn cả là phải hòa nhập thật sâu vào bên trong tâm thức mình giáo huấn và các phép luyện tập mà mình đã tiếp nhận được, và sau đó mang ra ứng dụng vào cuộc sống thường nhật của mình. Đấy là những gì mà chúng ta không thể đạt được trong đầu hôm sớm mai, mà chỉ có thể thực hiện từng chút một nhờ vào sự luyện tập kiên trì.  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.