Pongnyŏgwan - Vị Ni Siêu Xuất Của Đảo Cheju

18/03/20194:07 SA(Xem: 6117)
Pongnyŏgwan - Vị Ni Siêu Xuất Của Đảo Cheju

PONGNYŎGWAN -  VỊ NI SIÊU XUẤT
CỦA ĐẢO CHEJU
(Tham Luận của Hyangsoon Yi tại Hội Nghị Nữ Giới Phật Giáo Thế Giới Sakyadhita
lần Thứ 11
tại Tp. HCM, VN từ 28.12.2009 - 03.01.2010)

Sakya Như Bảo dịch -

 

Hội nghị Ni giới Phật giáo thế giớ 11Bài tham luận này giới thiệu về Ni sư Pongnyŏgwan, người đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử văn hóa xã hội nơi đảo Cheju, Hàn Quốc. Vào đầu thế kỷ 20, chính Ni sư đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo tôn giáo của Cheju qua việc làm hồi sinh Phật giáo sau gần hai thế kỷ biến mất khỏi hòn đảo này. Mặc dầu đã có những đóng góp quan trọng và lớn lao đối với Giáo Hội Phật Giáo đương đại trên đảo Cheju, nhưng những sự kiện về cuộc đời phi thường của Ni sư Pongnyŏgwan lại không hòan tòan được dân chúng trên đất liền biết đến cho tới gần đây. Đó là vào năm 2006, khi người truyền pháp đời thứ tư của Ni sưNi sư Hyejŏn - giới thiệu Ni sư tại Hội Nghị về đời sốngvấn đề tu tập của Ni giới Hàn quốc do Giáo Hội Ni giới Hàn Quốc tổ chức.

Trong phần trình bày này, trước hết tôi sẽ khảo sát tình trạng của Phật giáo trên đảo Cheju thời kỳ cận đại. Dựa trên bối cảnh lịch sử đó, tôi sẽ tìm hiểu về cuộc đời phi thường của Ni sư Pongnyŏgwan. Thông qua việc phác họa những nét đặc thù về cuộc đời phi phàm của Ni sư, tôi sẽ nhấn mạnh về pháp tu đặc biệt và những hành tung kỳ bí của vị Ni lỗi lạc này vốn được những người dân đảo thế hệ trước truyền tụng và ghi nhớ. Trong phần cuối của tham luận, tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về mối liên hệ gây tranh cãi giữa vấn đề giới tính và năng lực thần thông vốn được xem là dấu hiệu siêu xuất trong bối cảnh Phật giáo Hàn quốc.

Cheju là hòn đảo lớn nhất nằm ở bờ biển phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Nhờ diện tích rộng lớn và nằm cách xa Triều Tiên, Cheju đã hưởng được nền tự trị đáng kể về chính trị cũng như văn hoá trong suốt chiều dài lịch sử. Tầm quan trọng của hòn đảo này trong hệ thống chính trị Hàn Quốc đương đại được khẳng định qua việc nó luôn duy trì được vị thế của một tỉnh lỵ độc lập.

Trong thời kỳ Tam Quốc, đảo Cheju được gọi là Tamna. Là một quốc đảo nhỏ, Tamna tồn tại độc lập đối với guồng máy chính trị của bán đảo Triều Tiên, nó tự xác lập vương triều riêng biệt cha con nối nhau cai trị. Chejudoji (Từ điển Địa lý của đảo Cheju) ghi rằng “Tamma là xứ sở của thần thánh.” Suốt thời vương triều Tân La (Silla), cả Phật giáo và Shaman giáo đều nở rộ tại Cheju, như ngạn ngữ xưa mô tả có “năm trăm ngôi chùa và năm trăm đền miếu” trên đảo. Phật giáo được phổ biến rộng rãiCheju xuyên suốt lịch sử của triều đại Koryŏ (918 – 1392) và thậm chí cho đến những năm đầu của triều đại Chosŏn (1392-1910). Có khả năng là nhiều nhà quý tộc Koryŏ bài xích Nho giáo của chính quyền Chosŏn đã hoặc là tự nguyện ly khai hoặc bị ép buộc di dân đến đảo Cheju. Khuynh hướng theo Phật giáo của giai cấp thượng lưu Koryŏ đã góp phần khẳng định rằng tổ chức Phật giáo luôn rất được ưa chuộngCheju ngay cả khi triều đại Chosŏn đã được thành lập. Luận điểm này được những chứng cứ lịch sử ủng hộ, thực tế cho thấy Phật giáo được lưu truyền trên đảo mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 15, khi tôn giáo này bắt đầu suy yếu

          Tuy nhiên, vào đầu triều đại Chosŏn, Cheju cũng như những vùng lãnh thổ khác trên khắp đất nước Triều Tiên, là nạn nhân của chính sách bài xích chống phá Phật giáo. Hơn nữa, địa vị của một nhà cầm quyền độc lập trên đảo cũng như quyền thừa kế ngai vàng của Thái tử đã bị vua T’aejong tước bỏ năm 1404. Trong những văn kiện gốc, các dữ liệu liên quan đến tình trạng suy vong của Phật giáoCheju bắt đầu xuất hiện ngay từ năm 1426. Chúng mô tả những Tăng sĩ đã công khai cưới vợ và thậm chí hưởng thụ cuộc sống như người thế tục. Những tài liệu này cũng nêu rõ rằng các tu sĩ Phật Giáo được miễn thuế lao động và lối sống “thỏai mái” đó của họ vô hình chung đã hấp dẫn những người Phật tử tại gia vượt biển tìm đến Cheju.

Chính sách kiên quyết bài trừ Phật giáoCheju của triều đình Chosŏn bắt đầu từ khi vua Sukchong bổ nhiệm Yi Hyŏngsang vào vị trí thống đốc của hòn đảo này. Năm 1702, ngay khi vừa đến đảo, Yi đã phát động một chiến dịch quy mô phá hủy toàn bộ các chùa, tháp Phật giáo và đền thờ Shaman giáo trên đảo. Sự công phá tàn bạo của Yi đã khiến Phật giáo hầu như bị triệt tiêu trên vùng đất này. Hậu quả là hòn đảo đã không còn những ngôi chùa Phật giáo hay đền thờ Shaman giáo đến gần 200 năm sau và không còn sự ảnh hưởng, ít nhất là trên bề mặt, đối với cuộc sống của cư dân đảo.

Mặc dù đã xảy ra cuộc tàn phá có tính quy mô đối với các kiến trúc cổ và cơ sở tôn giáo, các cư dân nữ trên đảo vẫn tiếp tục theo đạo Shaman một cách kín đáo. Ngược lại, kinh sách Phật giáo không còn được tìm thấy sau cuộc phá hủy chùa tháp của Yi. Như vậy, từ năm 1702 trở đi, Giáo hội Phật giáo Cheju chịu sự kìm kẹp chặt chẽ của chính phủ. Hệ quả của điều này là sự biến mất tòan bộ không chỉ chùa, tháp mà cả những Tu viện khỏi vùng đảo này. Mãi đến hai thế kỷ sau Phật giáo mới được tái thiết lập tại Cheju. Và chính một tay Ni sư Pongnyŏgwan làm nên kỳ tích lịch sử đó qua việc trùng hưng chùa Pŏpchŏngsa và xây dựng chùa Quán Thế Âm (Kwanŭmsa) năm 1909.

          Ni sư Pongnyŏgwan sinh năm 1865 trong một gia đình nông dân bình thường ở đảo Cheju. Sư là con gái thứ hai của ông Ch’ibok và bà Shin, và được đặt tên là Yŏgwan. Không tìm thấy thông tin nào về thuở thiếu thời của Ni sư, nhưng có lẽ bà đã lập gia đình năm 20 tuổi theo đúng phong tục phổ biến của xã hội Hàn Quốc thời ấy, bà có hai người con gái và một người con trai.

          Mối nhân duyên ban đầu Pongnyŏgwan đến với đạo Phật là vào năm 1899 lúc bà 35 tuổi. Ngày nọ, có vị sư già đến nhà bà khất thực. Trước khi đi, vị sư đã cho bà một bức tượng nhỏ của Bồ tát Quán Thế Âm, dạy bà đặt bức tượng ở một nơi thanh tịnh và nên luôn tinh tấn trì niệm danh hiệu của vị Bồ tát này. Nhà sư còn bảo rằng năng lực của lòng đại bi vô ngại của Bồ tát Quán Âm sẽ bảo hộ cho các con bà khỏi phải chết yểu. Không cần phải nói, Pongnyŏgwan lập tức vâng lời thực hành ngay.

          Tuy nhiên, chẳng lâu sau, đức tin chớm nở của Pongnyŏgwan đã gây ra một cuộc xung đột căng thẳng trong cuộc sống gia đình. Chồng bà đã không sao hiểu được bản chất lòng mộ đạo tín thành của bà. Trong suốt 200 năm ròng, giáo lý và các pháp tu của đạo Phật đã dần trở nên xa lạ đối với đại đa số cư dân trên đảo Cheju. Vì thế, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi việc trì tụng đà-la-ni của Pongnyŏgwan đã làm cho chồng bà hoang mang và thậm chí giận dữ. Quá nghi ngờ về hành vi “mê tín” của Pongnyŏgwan, gia đình bà đã đốt tượng Bồ Tát Quán Âm và đuổi bà ra khỏi nhà. Bấy giờ Pongnyŏgwan tìm được một cái hang nhỏ ở núi Halla để ở tạm. Trong hang động nhỏ xíu và gồ ghề này, Pongnyŏgwan vẫn miên mật công phu, trì danh hiệu Bồ tát ròng rã suốt sáu năm trường như thế. Về sau, hang động nhỏ của bà đã được đặt tên là thạch động Haewŏl, theo pháp danh của bà. Hiện nay, nó đánh dấu lối vào chùa Quán Thế Âm.

          Pongnyŏgwan xuất gia năm 1907, là đệ tử của Ni Trưởng Yujangno. Bước ngoặc then chốt này trong cuộc đời bà đầy những biến cố phi thường. Ngay khi quyết định từ bỏ cuộc sống thế tục, Pongnyŏgwan nằm mộng thấy Bồ tát Quán Thế Âm mặc áo chòang trắng bảo bà hãy đến Tu viện Taehŭngsa và sẽ thế phát cho bà. Theo điềm mộng trên, Pongnyŏgwan bắt đầu lên đường đến Tu viện Taehŭngsa vào ngày 01 tháng 12 năm 1907. Kỳ lạ thay, Hòa Thượng Hyeo, viện chủ Tu viện Taehŭngsa, cũng có giấc mơ về Bạch Y Quán Thế Âm tương tự trong cùng một đêm Pongnyŏgwan nằm thấy điềm mộng trên. Bồ Tát Quán Âm báo cho Hòa Thượng biết rằng một vị Hòang hậu sẽ viếng thăm Tu viện vào ngày mai. Do vậy, suốt cả ngày hôm sau, chư Tăng của Tu viện Taehŭngsa chờ đón vị khách quý nhưng chẳng thấy vị khách nào như thế xuất hiện. Trong khi đó, cuộc hành trình của Pongnyŏgwan bị trở ngại và khi bà đến được Tu viện thì trời đã xế chiều. Hòa Thượng Hyeo chẳng thể nào tưởng tượng ra người phụ nữ đứng trước mặt mình lại là một vị Hòang hậu, vì thế, khi Pongnyŏgwan xin được thế phát xuất gia, Ngài đã khước từ yêu cầu này bằng cách khuyên bà nên thể theo đúng nghi thức thọ giới.

Hết sức thất vọng, nhưng Pongnyŏgwan vẫn được phép đến thăm các Tu viện nằm rải rác quanh các ngọn núi gần đó. Trong khi tham quan ở một trong số các Tu viện này, Pongnyŏgwan gặp một vị sư trẻ đang rất đau đớn vì bệnh hủi. Pongnyŏgwan phát tâm chữa trị để làm dịu cơn đau thống thiết của vị sư. Đựợc sự cho phép của Hòa thượng Hyeo, bà đã lấy đậu nành ủ ba năm đắp lên người bệnh nhân và rắc tro lên trên. Sau một vài ngày, những vết thương lỡ lóet đã trở nên lành lặn một cách thần kỳ. Quá ấn tượng trước y tài của Pongnyŏgwan, chư Tăng chùa Taehŭngsa đã quyết định mở một biệt lệ, chấp nhận lời thỉnh cầu của Pongnyŏgwan, và cho phépthọ giới Sa Di Ni. Như vậy, vào ngày 08 tháng 12 năm 1907, Pongnyŏgwan chính thức được phép xuất gia trở thành một Sa Di Ni dưới sự tế độ của ba vị Tôn sư giới luật tinh nghiêm, có cả Thiền sư Ch’ŏngbong.

Mặc dù đã trở thành một Ni cô, cuộc sống của Pongnyŏgwan giờ đây cũng chẳng dễ dàng hơn là mấy so với trước kia. Trở lại đảo Cheju vào ngày 05 Tháng 1 năm 1908, mang theo tượng Phật thỉnh từ chùa Taehŭngsa, Pongnyŏgwan đã phải đối mặt với đám đông quá khích đòi thiêu hủy bức tượng và cả nơi ở của cô, họ tuyên bố rằng “những thứ như tượng Phật sẽ làm xáo trộn thế giới và lừa bịp quần chúng.” Bị trục xuất ra khỏi làng, Pongnyŏgwan một lần nữa lang thang về núi Halla và ở đấy độ một tuần. Thế rồi, trong lúc dò dẫm xuống núi, cô lại sơ ý rơi xuống một thung lũng sâu thăm thẳm. May mắn thay, trong khi rơi xuống, cô đã bị mắc kẹt vào một vách đá và hàng ngàn con quạ lũ lượt kéo đến dùng miệng ngậm vào y để đỡ lấy cô và đưa cô đến nơi an tòan. Nơi này về sau trở thành địa điểm xây dựng chùa Quán Thế Âm.

Câu chuyện Pongnyŏgwan tạm trú trên núi Halla ẩn chứa một giai thoại về giấc mộng tiên tri. Ngay sau khi được đàn quạ cứu sống, Pongnyŏgwan đã nằm mộng thấy một ông lão. Nhà thông thái già báo cho cô biết rằng không lâu sau cô sẽ gặp được một bậc giác ngộ từ phương xa đến và vị ấy sẽ truyền y cho cô. Thật vậy, khi tỉnh giấc, Pongnyŏgwan đã xuống đến một nơi gọi là Sanch'ŏndan, một vị sư già từ núi Kyeryong thuộc tỉnh Ch’ungch’ŏng đi đến và bảo cô rằng: “Vài tháng trước đây, tôi chiêm bao thấy Đức Phật và Ngài đã minh thị cho tôi biết có một vị Thiền sư đắc đạo ở miền nam. Vì vậy, tôi đã tìm kiếm khắp các hòn đảo phía Nam, nhưng vẫn không thấy vị ấy. Giờ ngẫu nhiên lại gặp cô ở đây, tôi muốn tặng cho cô những bộ y này. Xin hãy nhận lấy và hãy bảo trọng. Tôi hy vọng cô sẽ đạt được những thành tựu lớn về sau.” Nói xong, ông lão cúi chào cô rồi đột nhiên biến mất.

       Như đã đề cập ở trên, Pongnyŏgwan vẫn kiên trì tu tập mặc cho các dư luận bên ngòai. Đức tin của cô không được đa số dân chúng trên đảo Cheju thấu hiểu đúng đắn, kể cả những người thân trong gia đình. Tuy vậy, cô đã kiên quyết khôi phục Phật giáo trên đảo. Hướng đến mục tiêu này, cô phải nỗ lực thực hiện hai việc. Một là giữ gìn những Ngôi chùa để làm các trung tâm truyền bá Phật pháp. Vì lý do đó, cô trùng tu lại những ngôi chùa hoang phế bị quên lãng, chẳng hạn chùa Pŏptolsa (sau này gọi là chùa Pŏpchŏngsa) và chùa Pŏphwasa. Pongnyŏgwan cũng xây nhiều chùa mới như Kwanŭmsa, Pult’apsa, Wŏlsŏngsa, và Paengnyŏnsa. Ngòai ra, cô còn thành lập trụ sở Taegaksa tại trung tâm thành phố dành cho Hội truyền giáo nội thành Kwanŭmsa.

          Công cuộc truyền bá quan trọng thứ hai mà Pongnyŏgwan tiến hành là tổ chức những buổi hội thảo Phật pháp giữa những tu sĩ lỗi lạc. Vì mục đích này, cô đã thỉnh những vị pháp sư, diễn giả và các cư sĩ nổi tiếng từ đại lục. Chẳng hạn như Thiền sư Hoemyŏng đã du hóa đến đảo và ban bố hàng lọat những thời pháp thọai ở nhiều nơi khác nhau, gồm cả Taegaksa. Được sự cộng tác của nhiều vị giảng sư Phật giáo nổi tiếng trong chương trình hoằng pháp, Pongnyŏgwan đã dành được sự kính trọng của dân chúng địa phương và bằng cách ấy cô đã phục hưng lại Giáo hội Phật giáo ở đảo Cheju một cách hiệu quả sau giấc ngủ dài. 

Một khía cạnh khác về cuộc đời của Pongnyŏgwan rất đáng được chú ý là cô đã tham gia bí mật trong phong trào vận động dành độc lập thời kỳ thuộc địa. Mọi người đều thừa nhận rằng cô đã ủng hộ việc gây quỹ cho những người lính kháng chiến chống Nhật Bản. Tháng 11 năm 1918, một cuộc chiến đấu vũ trang đã nổ ra tại Cheju chống lại sự xâm chiếm Hàn Quốc của quân Nhật. Lãnh đạo cuộc kháng chiến này là các Tăng sĩ Phật giáo, cuộc khởi nghĩa quy mô vì nền độc lập Hàn Quốc này đã mở lối cho phong trào khởi nghĩa nổi tiếng tháng ba năm 1919, một cuộc kháng chiến vì hòa bình tòan quốc chống lại ách thống trị của thực dân Nhật. Mặc dù không có những chứng cứ xác thực về sự tham gia trực tiếp của Pongnyŏgwan trong các tổ chức bí mật chống thực dân dưới đường hầm, nhưng có khả năng rất lớn rằng cô đã hỗ trợ tài chính cho nhà sư Tonghwa, một nhân vật chủ chốt trong các tổ chức kháng chiến của Cheju. Người ta nhận thấy ông thường tháp tùng cô trong các chuyến du hóamục đích thì lại rất mơ hồ. Hơn nữa, chùa Pŏpchŏngsa, dưới sự cai quản của Pongnyŏgwan, thực ra là một căn cứ bí mật cho tất cả các hoạt động kháng Nhật trên đảo. Thế nên, suy đoán về sự tham gia họat động chính trị của Pongnyŏgwan trên một số luận chứng là có căn cứ.

Trong khi cô chịu trách nhiệm thu và chuyển giao những ngân quỹ bí mật cho kháng chiến, điểm yếu của những chứng cứ xác thực về các họat động yêu nước của cô vẫn tồn đọng một vấn đề trong nhận thức về mối quan hệ thân thiện giữa cô với chính quyền thực dân. Người ta cho rằng cô đã được viên thống đốc Cheju người Nhật, vốn là một Phật tử, đối xử rất kính trọng, ông còn viếng thăm chùa Quán Thế Âmcúng dường rất nhiều.

Những đối lập trong định hướng chính trị của Pongnyŏgwan không thể được giải thích đầy đủ do thiếu nguồn tài liệu. Nhưng những ý kiến không thống nhất hoặc mâu thuẫn như vậy không phải là chuyện chỉ xảy ra với riêng Pongnyŏgwan. Như Hyejŏn đã khéo léo chỉ rõ, những vấn đề tương tự như thế rất thường xảy ra trong tiểu sử của các vị Sư và vị Ni nổi tiếng, họ luôn nằm trong tầm giám sát chặt chẽ của chính quyền thực dân. Mọi người đều biết tất cả 31 địa phận của Giáo Hội Phật Giáo Hàn Quốc đều tài trợ cho chính phủ Hàn Quốc lưu vong tại Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng các nguồn truyền tin kín giữa cộng đồng Phật giáo tại Hàn Quốc và chính phủ lưu vong ở hải ngọai chỉ biết được vị Sư trụ trì hoặc những Ni trưởng viện chủ mỗi ngôi chùa trong giáo phận. Như một phương thức bảo vệ các thành viên của cộng đồng Phật giáo và những cư sĩ ngọai hộ, một số các vị Sư và Ni trưởng trụ trì đã tạo ra bức bình phong qua việc duy trì mối quan hệ hòa hõan với các đại diện chính quyền thực dân tại địa phương. Sự “hợp tác” như thế với thực dân Nhật đã gây ra nhiều hiểu lầm và tranh cãi trong thời kỳ hậu thuộc địa về chủ trương, đường lối “thật sự” của họ. Mối liên hệ giữa Pongnyŏgwan với chính quyền thực dân của Cheju có thể là một trường hợp như vậy.

          Một vấn đề tái diễn trong tiểu sử của Pongnyŏgwan liên quan tới quan niệm sai lầm về pháp tu và những Phật sự vi diệu của cô. Như đã đề cập ở trên, Pongnyŏgwan theo đuổi pháp môn trì niệm đà-la-ni (dharani) hoặc mantra. Trong khi trì chú được xem như là một trong những pháp môn của Phật giáo Hàn Quốc, nó lại không được người dân đảo Cheju vốn đã mất hẳn mối liên hệ với Phật giáo suốt thời gian dài tri nhận thỏa đáng. Pháp tu của cô do vậy dễ gây ngộ nhận là một hình thức mê tín của Shaman giáo, mặc dù đã bị chính phủ nghiêm cấm nhưng vẫn lưu truyền phổ biến giữa những cư dân đảo.

Nhận thức lệch lạc pháp môn đà-la-ni của Pongnyŏgwan như một hình thức lễ nghi mê tín rõ ràng đã minh chứng sự ảnh hưởng sâu sắc của Shaman giáo trên hòn đảo này. Thật vậy, Cheju là một trong những địa phương chính bảo quản và duy trì tốt nhất những di sản của Shaman giáo cổ đại. Điều này cũng bởi những lý do về địa chính trị, đáng chú ý nhất trong số những nguyên nhân đó là tỷ lệ tử vong cao của dân số nam giới trên biển. Xuyên suốt dòng lịch sử Cheju, phụ nữ luôn chiếm con số đông hơn so với nam giới. Nhưng sự nguy hiểm của cuộc sống ngòai khơi không phải là lý do duy nhất cho việc thiếu cân bằng giới tính về mặt nhân khẩu của hòn đảo này. Vì Cheju từng là nơi ẩn cư lý tưởng của những người tị nạn chính trị, nên nam giới trên đảo luôn có nguy cơ bị thương vong bởi những cuộc truy sát vũ trang liên tục của chính quyền trung ương.

          Đối mặt với những khó khăn kinh tế xã hội khác nhau trong cuộc sống thường nhật của người dân đảo, nhiều phụ nữ Cheju đã tìm đến đạo Shaman, điểm tựa tinh thần duy nhất có thể tiếp cận. Do chưa được thể chế hóa như một hệ thống tôn giáo so với Phật giáo, Saman giáo có vẻ bị xem nhẹ. Nhưng dẫu sao, tôn giáo này vẫn sống sót sau cuộc khủng bố tàn bạo của vương triều Chosŏn phần lớn chính là nhờ sự ủng hộ của dân số nữ giới. Chính vì thế mà tại đảo Cheju, bất kỳ một hành vi tôn giáo nào có liên hệ đến nữ giới thì hầu như đều bị gán chotín đồ của Shaman. Nếu xét bối cảnh lịch sử và văn hóa-xã hội về địa thế tôn giáo ở Cheju, thì thái độ tiêu cực của người dân đảo đối với pháp môn đà-la-ni của Pongnyŏgwan thật không có gì lạ.

          Sự thịnh hành của hệ thống tín ngưỡng Shaman ở nữ giới tạo nên xu hướng chung trong tập quán Hàn Quốc là đồng hóa chư Ni có thần thông như những phù thủy. Thậm chí người ta còn biện bác rằng khi một Tăng sĩ phô diễn thần thông, vị ấy sẽ được tôn vinh là một nhà sư xuất chúng, nhưng ngược lại nếu một vị Ni hiển thị phép mầu, cô sẽ bị xem đồng đẳng với một phù thủy. Trong bối cảnh văn hóa như thế, thật không khó để tưởng tượng các nữ tu đơn độc như Ni sư Pongnyŏgwan có được những sở đắc tâm linh siêu xuất nhưng không được Giáo hội Ni giới xung quanh hỗ trợ sẽ phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích hơn những vị sống trong Tăng đòan. Ni sư Pongnyŏgwan có một khả năng rất đặc biệt là tìm nguồn nước trên đảo núi lửa, trị bệnh, và thấu suốt tâm tư người khác từ xa, và nhiều khả năng khác nữa. Nhiều văn bản khác nhau xác tín thực tế rằng những đệ tử của Ni sư Pongnyŏgwan luôn kinh ngạc về tài năng xuất sắc của Thầy mình. Nhưng cùng lúc đó, những kẻ dèm pha đã lấy khả năng phi phàm đó ra làm đề tài chống báng Ni sư.

Hầu hết tất cả các tổ chức Phật giáo tại Cheju ngày nay đều cho thấy tầm ảnh hưởng của Ni sư Pongnyŏgwan. Ni sư là người đi tiên phong của Phật giáo hiện đại trên hòn đảo này. Một đánh giá đầy đủ và toàn diện về vai trò của Ni sư Pongnyŏgwan trong công cuộc phục họat đạo PhậtCheju vẫn chưa được thực hiện. Điều đặc biệt quan trọng trong công việc này là đòi hỏi sự đánh giá khách quan về cuối đời của Ni sư Pongnyŏgwan, chính là khỏang thời gian mà mối quan hệ giữa Ni sư với chính quyền thực dân Nhật Bản trở nên vô cùng phức tạp. Do thiếu nguồn tư liệu đáng tin cậy về quãng đời cuối của Ni sư, vai trò của Ni sư trong lịch sử phong trào đấu tranh dành độc lập ở đảo quốc Cheju chìm vào quên lãng, tên tuổi của Ni sư bị bỏ sót trong hồ sơ gốc của những người lính kháng chiến chống thực dân.  

Để tái hiện tiểu sử của Ni sư Pongnyŏgwan như một vị Ni ưu việt của đảo quốc Cheju, đây là lần đầu bắt buộc phải thu thập những dữ kiện lịch sử bằng văn bản hoặc khẩu truyền. Cùng với công tác nghiên cứu này, việc gạn lọc những nguồn giả thiết khác nhau về mối quan hệ giữa Shaman giáo và Phật giáo và sự liên quan của cả hai với những định kiến về giới tính trong xã hội Hàn Quốc cũng là một việc làm cần thiết.

         

------------------------

 

          PONGNYŎGWAN: THE EMINENT BHIKSUNI OF CHEJU ISLAND

Hyangsoon Yi

 

This paper is concerned with Bhiksuni Pongnyŏgwan, who has left an indelible mark on the socio-cultural history of Cheju Island in Korea. She transformed the religious topography of Cheju in the early 20th-century by reviving Buddhism, which had disappeared from the lives of islanders for nearly two centuries. Despite her vital contribution to today’s Buddhist community on the island, the details of Pongnyŏgwan’s extraordinary life were not fully known to mainlanders until recently. It was in 2006 that her fourth-generation Dharma heir Bhiksuni Hyejŏn introduced her at a conference held by the National Bhiksuni Assembly of Korea on the lives and practices of Korean Buddhist nuns.

          In this presentation, I will first survey the state of Buddhism on Cheju Island in the pre-modern period. Against this historical backdrop, I will trace the amazing life path of Pongnyŏgwan. While covering salient aspects of Pongnyŏgwan’s biography, special attention will be paid to her unusual pattern of practice and especially her well-known miracle work, which is still remembered vividly by the older generation of islanders. In the last part of this paper, I will briefly address a problematic relationship between gender and supernatural ability as a sign of eminence in the context of Korean Buddhism.

          Cheju is the largest island off the southern coast of the Korean peninsula. Due to its size and distance from the peninsula, this island has enjoyed a considerable degree of political and cultural autonomy throughout its history. The importance of this island in the contemporary Korean political system is demonstrated by its status as an independent province.

          During the Three Kingdoms era, Cheju Island was called Tamna. As a small island state, Tamna maintained independence from the political powers of the peninsula, claiming its own lineage of hereditary rulers. The Chejudoji (Gazetteer of Cheju Island) records that “Tamna was a country of spiritual persons.”1 During the Silla kingdom, both Buddhism and shamanism flourished in Cheju, as suggested by the old adage that “five hundred temples and five hundred shrines” existed on the island. Buddhism was popular in Cheju throughout the history of the Koryŏ dynasty (918-1392) and even until the early years of Chosŏn (1392-1910). It is likely that many of the Koryŏ aristocrats who resisted the Confucian state of Chosŏn moved to Cheju Island voluntarily or involuntarily as defectors or exiles. The Buddhist orientation of these Koryŏ noblemen would have contributed to the high status that Buddhist institutions enjoyed in Cheju even after Chosŏn was established. This speculation is supported by historical records, which show that Buddhist practice continued on the island until the late 15th century, when it began to decline.2

          However, at the beginning of the Chosŏn dynasty, Cheju, just like other regions of the country, was subject to an anti-Buddhist policy. Further, the position of an independent ruler of the island and his crown prince’s right to succeed the throne were abolished by King T’aejong in 1404. In official records, reports on the deplorable state of Buddhism in Cheju began to appear as early as in 1426. They describe monks who openly took a wife and even enjoyed family life with children. The reports also point out that Buddhist monks were exempt from labor taxes and that their “comfortable” lifestyle, in fact, lured lay Buddhists across the sea over to Cheju.3

          The Chosŏn court’s decisive measure against Buddhism on Cheju came with King Sukchong’s appointment of Yi Hyŏngsang as governor of the island. As soon as he arrived on the island in 1702, Yi launched a major campaign to destroy Buddhist temples and shamanistic shrines there. Yi’s devastating attack virtually banished Buddhism from the region. Consequently, the island had no Buddhist temples or shamanistic shrines for nearly two hundred years and no influence, at least on the surface, on the lives of islanders.

          In spite of the large-scale destruction of old religious structures and institutions, shamanism continued to be followed secretly by the female population of the island. By contrast, no written record of Buddhist practice is found after Yi’s demolition of the temples. From 1702 on, therefore, the Buddhist community in Cheju was under the tight grip of the government. This resulted in the total disappearance of not only temples but also monastics from this province.

It was only two centuries later that Buddhism became reinstituted in Cheju. And it was Bhiksuni Pongnyŏgwan that single-handedly made this historic achievement by renovating Pŏpchŏngsa and founding Kwanŭmsa Temples in 1909.

          Pongnyŏgwan was born in 1865 to an ordinary farming couple in Cheju. As the second daughter of An Ch’ibok and his wife, Madam Shin, she was named Yŏgwan. No information on her youth is available, but it seems that she married in her twenties in accordance with the general custom of Korean society of that time, and had two daughters and a son.

          Pongnyŏgwan’s initial encounter with Buddhism took place in 1899 at the age of 35. One day, an old Buddhist monk came to her house during his begging round. As he was leaving, he gave her a small statue of Avalokitesvara, telling her to put it in a good place and chant the name of the bodhisattva diligently. He added that the incantation of the bodhisattva’s mercy would prevent her son and daughters from premature deaths. Needless to say, Pongnyŏgwan began her chanting immediately.

          Soon afterwards, however, Pongnyŏgwan’s new faith caused a serious conflict in her family life. Her husband could not understand the nature of her religious devotion. In the course of 200 years, Buddhist doctrine and practice had gradually became alien to the majority of residents in Cheju. Hence, it is not surprising that Pongnyŏgwan’s dharani practice bewildered and even angered her husband. Profoundly suspicious of her “superstitious” acts, Pongnyŏgwan’s family burnt the statue of Avalokitesvara and forced her to leave her home. She then managed to find a tiny grotto in Mountain Halla to live in. In this rugged shelter, she continued her chanting practice, which lasted for six years. Many years later, her small mountain cell came to be named as the Grotto of Haewŏl, after her Dharma name. Presently it marks the entrance to Kwanŭmsa.

          Pongnyŏgwan joined the monastic life in 1907 as a disciple of Bhiksuni Yujangno. This critical turning point in her life is full of unusual incidents. When she decided to renounce household life, she dreamed that a white-robed Avalokitesvara told her to go to Taehŭngsa Temple and shave her head. Guided by this dream, Pongnyŏgwan left for Taehŭngsa on December 1, 1907. Oddly enough, Bhiksu Hyeo, the spiritual director of Taehŭngsa, dreamed of a white-robed Avalokitesvara on the same night that Pongnyŏgwan had her dream. The bodhisattva told Hyeo that a queen would visit his temple the following day. Therefore, monks at Taehŭngsa were waiting for a noble lady all day long, but no such visitor showed up that day. In the meantime, Pongnyŏgwan was delayed in her journey and arrive at the temple in the late afternoon. Hyeo never imagined that Pongnyŏgwan was the queen, so when she asked him to shave her head, he declined her request by saying that she should follow the formal procedure for taking precepts.

          Frustrated, Pongnyŏgwan received permission to visit hermitages scattered around the nearby mountains. While she was strolling in one of the hermitages, she encountered a young monk who was gravely suffering from leprosy. Pongnyŏgwan volunteered to relieve him from severe pain. With permission from Hyeo, she applied three-year old soy-bean paste on the body of the patient and covered it with ashes. After a few days, the painful wounds healed miraculously. Deeply impressed by Pongnyŏgwan’s healing power, the monks at Taehŭngsa made the unusual decision to grant her wish and allow her to receive the sramanerika precepts. Thus, on December 8, 1907, she was finally ordained as a novice nun by three bhiksu precept masters, including Ch’ŏngbong.

          Although Pongnyŏgwan took the vows of a nun, her life did not become any easier than before. On returning to Cheju Island on January 5, 1908, with a Buddha statue from Taehŭngsa, she was confronted with an angry mob that destroyed the statue and set her place on fire, claiming that “Things like a Buddha statue would confuse the world and dupe people.”4 Expelled from her village, Pongnyŏgwan again wandered Mountain Halla for a week. She then fell into a deep valley while she was hiking down. Luckily, she was caught by a cliff during her fall and thousands of crows flocked to her, lifted her by catching her robe with their beaks, and brought her to a safe place. This place later became the site for Kwanŭmsa.

          The story of Pongnyŏgwan’s sojourn on Mount Halla contains another anecdote of a prophetic dream. As soon as she was rescued by the crows, Pongnyŏgwan dreamed of an old man. This old visionary told her that she would soon encounter an awakened person who had come from afar with a set of monastic robes for her. Indeed, when she woke up from the dream and came down to a place called Sanch’ŏndan, an old monk from Mount Kyeryong in Ch’ungch’ŏng Province showed up and stated:

 

The Buddha appeared in my dream several months ago and said that there would be an enlightened monk in the south. So I searched many southern islands but could not find him. Now as I happen to run into you, I would like to offer you these robes. Please accept them and take good care of yourself. I hope you will make great achievements.”5

 

After these words, the old man bowed to her and suddenly disappeared.

          As is suggested by the above episode, Pongnyŏgwan pursued Buddhist practice against all odds. Her spirituality was not properly understood by the majority of people in Cheju, including her own family members. Nevertheless, she was determined to revive Buddhism on the island. Toward this goal, she made two kinds of efforts. One was to secure temples as centers for spreading the Buddhist teachings. Hence, she renovated old, abandoned temples, such as Pŏptolsa (later called Pŏpchŏngsa) and Pŏphwasa. Also, Pongnyŏgwan constructed new temples, such as Kwanŭmsa, Pult’apsa, Wŏlsŏngsa, and Paengnyŏnsa. Furthermore, she established Taegaksa in the city center for Kwanŭmsa’s urban mission.

          The second important propagation work that Pongnyŏgwan carried out was the organization of Dharma meetings amongst eminent monks. For this purpose, she invited famous Dharma teachers, ordained and lay, from the mainland. For example, Zen master Hoemyŏng toured the island and delivered a series of Dharma talks in different places, including Taegaksa. By involving well-revered Buddhist teachers in her propagation projects, Pongnyŏgwan earned respect from the local people and thereby was able to rebuild a Buddhist community in Cheju effectively after such a long vacuum.6

          One last aspect of Pongnyŏgwan’s life that deserves attention is her secret participation in the independence movement during the colonial period. It is widely acknowledged that she helped anti-Japanese resistance fighters with their fundraising. In November, 1918, an armed protest broke out in Cheju against the Japanese occupation of Korea. Led by Buddhist monks, this large-scale fight for independence preceded the famous 1919 March First Movement, a nationwide peaceful rally against Japanese colonial rule. Although no hard evidence is available for Pongnyŏgwan’s direct involvement in an underground anti-colonial organization, there is a strong possibility that she provided financial assistance for Bhiksu Tonghwa, a key figure in the resistance organizations of Cheju. It is said that he often accompanied her on trips whose purposes were ambiguous. Moreover, Pŏpchŏngsa, a temple under Pongnyŏgwan’s control, served as a clandestine hub for all anti-Japanese activities on the island. Speculation on her political involvement is well-grounded in several elements.

          While it is quite feasible that she was responsible for collecting and transferring secret funds for the independence fighters, the lack of hard proof of her patriotic activities remains a problem in understanding her relationship with the colonial government, which was always friendly. It is said that she was treated respectfully by the Japanese governor of Cheju Island, who, as a Buddhist, visited Kwanŭmsa and made large donations.

          The seeming contradiction in Pongnyŏgwan’s political orientation cannot be fully explained, due to a lack of documented material. Yet such inconsistency or contradiction is not a unique issue for Pongnyŏgwan only. As Hyejŏn aptly points out, this type of problem is noted extensively in the biographies of prominent monks and nuns who were under the constant surveillance of the colonial government. It is well known that all 31 parishes of the Korean Buddhist Order funded the exiled Korean government in Shanghai, China, but hidden communication channels between the monastic community in Korea and the overseas exiled government were known only to the abbot or abbess of each parish head temple. As a way of protecting the members of the monastic community and its lay supporters, some of the abbots and abbesses created a smokescreen by maintaining a good relationship with the local representatives of the colonial government. Their “collaboration” with Japanese colonialists has generated much misunderstanding and controversy in the post-colonial era in terms of their “true” intentions. Pongnyŏgwan’s relationship with the colonial government of Cheju might be one such case.

          One recurrent issue in Pongnyŏgwan’s life story is related to a misconception of her practice method and miracle work. As mentioned above, she pursued mainly the practice of dharani or mantra recitation. While such recitation is recognized as one of the major modes of practice in Korean Buddhism, it was not understood adequately by the people of Cheju Island who had lost touch with Buddhism for a long time. Her practice was easily misunderstood as a form of shamanistic superstition, which, although strictly banned by the government, remained popular among islanders.

          The misperception of Pongnyŏgwan’s dharani practice as a superstitious ritual act clearly demonstrates the profound influence of shamanism on the island. Indeed, Cheju is one of the prime sites in which the ancient shamanistic legacy has been well preserved. This is due to several geopolitical reasons, the most conspicuous of which is the high death rate of the male population at sea. Throughout most of the history of Cheju, women have outnumbered men. But the danger of the seafaring life was not the only reason for such a gender imbalance in the island’s demography. Because Cheju had been used as a popular place for political exiles, men were always vulnerable to periodic military cleansing by the central government.

          Faced with various socio-economic hardships in their day-to-day lives as islanders, many women in Cheju resorted to shamanism, the only readily accessible source of spiritual comfort. Less institutionalized as a religious system compared with Buddhism, however, shamanism was looked down upon. Nonetheless, it still could survive harsh persecution during the Chosŏn Dynasty largely because of the support of the female population. In Cheju, therefore, any religious acts associated with women were primarily suspected to be shamanistic. Considering the historical and socio-cultural context of the religious topography of Cheju, the negative attitudes towards Pongnyŏgwan’s dharani practice were not exceptional at all.

          The prevalence of the shamanistic belief system among women sheds light on the general tendency in Korean culture to relegate Buddhist nuns with miracle power as shamans. It can even be argued that if a male monastic demonstrates a supernatural ability, he is promoted to the status of an eminent monk, whereas when a female monastic works a miracle, she is downgraded to the status of a shaman. In this cultural milieu, it is not difficult to imagine that solitary female practitioners such as Pongnyŏgwan who displayed extraordinary spirituality but had no supportive community of nuns around them would face more criticism than those living in a monastic community (Sangha). Pongnyŏgwan had a very special ability to find waterways on the volcanic island, heal the sick, and intuit into others’ minds from a distance, and so on. Various writings attest to the fact that her followers marveled at her remarkable accomplishments. But at the same time, many detractors used her unusual spiritual power against her.

          Nearly all the Buddhist institutions in Cheju today reflect Pongnyŏgwan’s influence. She was the pioneer of modern Buddhism on this island. A thorough and comprehensive assessment of her role in reviving Buddhism in Cheju is yet to be conducted. Of particular importance in this task is an objective approach to her last days, during which time her relationship with the Japanese colonial government became complicated. Due to the absence of reliable information on the final phase of her life, her position in the history of the independence movement in Cheju tends to be overlooked, her name being omitted in the official list of anti-colonial resistance fighters.7 In order to reconstruct Pongnyŏgwan’s biography as the most eminent nun of Cheju, it is first imperative to collect historical materials, written or oral. Along with this field work, it is important to clarify various theoretical issues on the relationship between shamanism and Buddhism and their relevance to gender politics in Korean society.

 

 

NOTES

 

 

 



1. The Chejudoji (Gazetteer of Cheju Island), quoted from Hyejŏn, “Pongnyŏgwan sŭnim kwa Cheju Pulgyo ŭi chunghŭng” (Bhiksuni Pongnyŏgwan and the Revival of Buddhism in Cheju), Hanguk Piguni ŭi suhaeng kwa sam (The Practices and Lives of Korean Bhiksunis) (Seoul: Yemunsŏwŏn, 2007), p. 344.

2. Hyejŏn, “Pongnyŏgwan sŭnim kwa Cheju Pulgyo ŭi chunghŭng” (Bhiksuni Pongnyŏgwan and the Revival of Buddhism in Cheju), pp. 345-346.

4. The Maeil Shinbo (Daily Newspaper), March 2, 1918.

5. The Maeil shinbo (Daily Newspaper), March 2, 1918.

7. This unfortunate situation is illustrated by the recent designation of Pŏpchŏngsa as one of the major sites of the independence movement in Cheju. However, she was not mentioned at all as part of the official recognition of the historic site.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33330)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :