Cái chết của những giá trị

17/05/20192:42 CH(Xem: 6989)
Cái chết của những giá trị

CÁI CHẾT CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ
Minh Mẫn

 

sach vesakVăn chương chữ nghĩa ngày nay như là một gánh nặng mà hầu hết cộng đồng xã hội tránh xa như từng tránh xa những thực phẩm độc hại.Họa hoằng lướt vài giòng trên một trang báo; ít khi đọc hết một bài độ chừng vài trang giấy.

Người ta viện lý do không có thời gian, cuốn sách không có gì để đọc, nội dung nhạt nhẽo. Có lẽ nội dung không khích động, không tạo hưng phấn, không kích hoạt cảm xúc…

Trước 1975, nhà sách Khai Trí là một trong những điểm thu hút bạn đọc, nơi móc túi dân nghiện đọc sách, không chỉ học sinh, sinh viên, giới lao động cũng say mê tranh thủ đọc sách báo mỗi khi ngưng việc. Bác cyclo sung sướng vắt chân chữ ngũ nằm trên xe dưới tán cây bên vệ đường đọc kiếm hiệp Kim Dung. Sạp sách báo cũ cho thuê cả truyện thiếu nhi, Anh hùng xạ điêu…Nhà xuất bản Võ Tánh không kịp in thơ văn của những tác giả đương đại. Loại sách khô khốc của những tư tưởng triết gia trong và ngoài nước cũng bán chạy như tôm tươi. Bùi Giáng là thần tượng của những người chuyên đi trên mây, thế mà vẫn không thiếu các chàng, cô nàng súng sính trên tay tập “Mưa nguồn”, kể cả “Hố thằm tư tưởng” của Phạm Công Thiện.

Miền Nam lúc bấy giờ đối với những cư dân phố thị - chiến tranh như là hương vị của cuộc sống như rau sống kèm với gỏi cuốn trong một bữa ăn. Khói lửa đâu đó ngoài biên cương của những ai có trách nhiệm đấu đá, dân phố thị vẫn vô tư bên gói capstan, ly cà phê đen và cuốn sách nhàu nát trên tay, chúng trở thành mode vô tư bất cần đời cho dù cái chết sát vành tai. Mỗi lần mở miệng trao đổivăn chương chữ nghĩa như chữ nghĩa “thâm nho” xuất phát từ cửa miệng mấy “O” miền Bắc pháo kích lẫn nhau. Nhà nhà làm thơ đọc sách, người người đọc sách làm thơ…chả lẽ đó là cách cho họ quên đi chiến tranh đang cày xới quê hương, tử thần đang làm bạn với họ?

Đột nhiên sau 1975, cuộc sống đảo lộn mọi thứ, đảo lộn kinh tế, đảo lộn giáo dục, đảo lộn giá trị đồng tiền để rồi đảo lộn cả giá trịkiến thức của con người. Tâm lý chung, ai đâu có thì giờ ngồi đó mà văn ôn võ luyện. Từ thời bo bo bột mỳ giờ tiến lên cơm trắng nước trong, chữ nghĩa vẫn còn nằm xa tầm với của đầu óc. Sách vỡ trở thành xa lạ và cũng là xa xí phẩm khi mà cuốn sách hơn tiền mua một ký gạo. Đó là những ai đã từng bà con với 24 chữ cái, chưa nói tới lũ trẻ bị nhồi nhét dạng chữ ma quái khi đọc lên, cha mẹ trở thành người dưng của cháu con.

Xã hội đã vậy, trong tôn giáo, ngoài một số ít tu sĩ trong ngành giáo dục, nghiên cứu và một bộ phận đang cố trang bị cho mình một học hàm học vị buộc phải cần đến con chữ, còn lại, sách vỡ trở thành vật vướng víu chân tay thay vì để cầm những đồng tiền có mệnh giá lớn hơn những loại sách có giá trị không kém.

Chính vì thế,sau Vesak 2019, những bộ sách như:” Thông Điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc” – Lãnh Đạo bằng chánh niệm vì Hòa bình bền vững” – “Phật giáo và Giáo dục Đạo đức toàn cầu” – “quan điểm Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0…” còn hàng chục tập sách in ấn giá trịcông phu biên tập diễn dịch để biếu tặng làm quà cho hàng ngàn đại biểu trên 5 khách sạn, đều bị bỏ lại, nhân viên khách sạn thu gom thành núi khi dọn vệ sinh; chắc chắn số tiền bỏ ra in không nhỏ. Ban tổ chức có dự đoán được kết quả này chăng? Có thấy được nỗi vô tình lạnh lùng khi tên tuổi của tác giả, dịch giả trở thành vật càn trở dươi chân người bước qua?

Trong cuộc sống còn vô số cái giá trị tinh thầnxã hội ngày nay bị xem nhẹ; chính vì thế mà những di tích lịch sử, văn học lịch sử bị lãng quên, thậm chí giá trị tâm linh trong tôn giáo cũng bị đánh đổi bởi những giá trị cầu lợi.

Con ngươi ai cũng phải chết, vũ trụ vạn vật cũng phải chêt dưới dạng đổi thay, chả lẽ giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị tâm linh làm nền tảng kế thừa cũng phải chết một cách đau thương khi mà người làm văn hóa o bế, gọt dũa, trang trí cho xứng với giá trị nội dung vốn có của nó?

Nhìn núi sách báo bỏ không thương tiếc sau lễ hội, ước gì được gom lại để hàng ngày ngắm nhìn cái chết tức tưởi của giá trị văn hóa như cái chết thiếu giá trị làm người hiện nay!!!

MINH MẪN

16/5/2019

MỤC LỤC VESAK 2019 VIỆT NAM



Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18493)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…