Theo đó, diễn đàn Lãnh đạo chính niệm vì hòa bình bền vững (do TT.TS Dharmaratana, GS.TS Lê Mạnh Thát điều phối), Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững (HT.TS Chao Chu, TT.TS Thích Tâm Đức); Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu (TT.TS Thích Nhật Từ, TT.TS Khy Sovanratana); Phật giáo và cách mạng Công nghiệp 4.0 (TT.TS Thích Đức Thiện); Phật giáo về tiêu thụ và phát triển bền vững (TS.Dương Ngọc Dũng điều phối) - có 105 bài tham luận được trình bày.
Tiến sĩ Amrita Nanda, Đại học Hồng Kông chia sẻ tại hội thảo, các cuộc trao đổi giữa các truyền thống Tiểu thừa và Đại thừa rất hiếm khi xảy ra và thường dẫn đến nhiều hiểu lầm và thiếu hợp tác. Tác giả đặt câu hỏi: Chủ nghĩa riêng biệt và chủ nghĩa địa phương trong cộng đồng Phật tử có dẫn đưa đến một xã hội có tính Phật không?
Phản ánh chủ đề chính của Vesak 2019 “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” HT.TS Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN kêu gọi các nhà lãnh đạo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trên nền tảng của tầm nhìn và trách nhiệm toàn cầu. Hòa thượng đề nghị áp dụng Bát Chánh đạo như giải pháp hữu hiệu cho các vấn nạn toàn cầu, theo đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hướng đến việc xây dựng xã hội bền vững và hòa bình thế giới.
Cũng phân tích về chủ đề chính của Vesak 2019, Giáo sư S. R. Bhatt, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Triết học Ấn Độ chứng minh sự thích ứng của lời Phật dạy trong xã hội đương đại, đề cao lối sống hoà hợp nhằm chia sẻ tương lai. Theo tác giả, cần phát triển sự toàn cầu hoá về đời sống tinh thần như nền tảng phát triển bền vững, bên cạnh sự thành tựu các mục đích vật chất.
Ở diễn đàn Phật giáo và cách mạng Công nghiệp 4.0, TT.TS Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN trình bày tham luận “Cách tiếp cận Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững - Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”. Thượng tọa nhấn mạnh đến hai phương diện: lợi ích và tác hại của các cuộc cách mạng công nghiệp.
"Con người hiện đại cần nhận diện được các phương diện tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tiết kiệm thời gian, công sức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các quy trình sản xuất", TT.Đức Thiện chia sẻ. Đồng thời, tác giả kêu gọi áp dụng thiền và các phương pháp trị liệu Phật giáo, nhằm vượt qua các mặt tiêu cực do lạm dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhờ đó sống hạnh phúc hơn.
Trong khi đó, TT.TS Thích Nhật Từ đề cập “Năm nguyên lý của lãnh đạo toàn cầu” - phân tích về tầm nhìn toàn cầu, sự thay đổi hành vi thích hợp, tránh các xung đột văn hóa, nhận diện và vượt qua các trở ngại cũng như sử dụng các phương diện tích cực của truyền thông kỹ thuật số. Thượng tọa nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để góp phần phát triển các xã hội bền vững, hướng đến thế giới hòa bình, các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội cần vượt qua chủ nghĩa dân tộc, nỗ lực vì lợi ích của công dân toàn cầu và hành tinh này.
Đại biểu dự hội thảo nghe các tham luận
HT.GS.TS Rajapariyatkavi, Viện trưởng Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya (Thái Lan) trình bày một nghiên cứu đặc biệt: “Vị Bồ-tát với cương vị lãnh đạo: Lãnh đạo tinh thần cho hòa bình bền vững”.Hòa thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của Phật pháp bằng cách giải thích các lý tưởng và hạnh nguyện của các vị Bồ-tát, trong đó đề cao việc thực hành mười thiện nghiệp.
Ngày 11-5 qua, cũng tại đây, chương trình hội thảo quốc gia đã diễn ra với 95 tham luận được trình bày qua 5 diễn đàn cùng chủ đề.
TT.TS Thích Minh Thành trình bày đề tài "An approadch to mindfulness and mindful leadership"
Đại biểu tham dự
Phiên trình bày tham luận tại diễn đàn Phật giáo và cách mạng Công nghiệp 4.0
Diễn đàn "Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững"
105 tham luận đã được trình bày, thảo luận - các tham luận tập hợp in thành sách tặng đại biểu quốc tế
Giác Ngộ Online
__________________________________________
MỤC LỤC THAM LUẬN
MỤC LỤC VESAK 2019 VIỆT NAM