Phật giáo với vần đề bảo vệ môi trường

01/10/202311:31 SA(Xem: 8234)
Phật giáo với vần đề bảo vệ môi trường

Lời Ban Biên Tập:

Hiện nay, nhân loại đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất mà chúng ta chưa bao giờ phải đối diện: đó là hậu quả sinh thái do chính con người gây ra - biến đổi khí hậu. Sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng dẫn đến rất nhiều hệ lụy đe dọa cuộc sống của loài người. Thiên tai xảy ra với một tần suất cao chưa từng có trong nhiều thế kỷ lại đây. Trong bối cảnh đó, vai trò của các hệ sinh thái tự trong việc bảo vệ con người trước các tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Với Phật Giáo, Đức Phật dạy: “Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt”. Mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đều ảnh hưởng lẫn nhau, một sự vật hưng thịnh, một sự việc suy vong thì tất cả đều suy vong. Phá hoại thiên nhiên và đối lập với thiên nhiên thì nhất định khiến cho nhân loại tự chuốt lấy sự diệt vong.

PHẬT GIÁO &
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

dao phat voi moi truong

DUYÊN KHỞI TRONG PHẬT GIÁO
____________________________________

“Khái niệm Duyên khởi, tính bình đẳng sinh mệnh, sự luân hồi sinh mệnh là đặc trưng lớn và nền tảng căn bản của Phật giáo, đều có mối quan hệ mật thiết với Rừng. Quả thực Phật giáo là tôn giáo biểu đạt tiến trình tự nhiên của rừng. Và đồng thời, điều quan trọng là đặc trưng tư tưởng Phật giáo không chỉ có quan hệ mật thiết với rừng mà còn thể hiện qua tư tưởng và trí tuệ của sự cộng sinh giữa con người với thiên nhiên.

Theo khái niệm Duyên khởi thì việc hủy hoại mạng sống, bắt giữ hay cướp bóc những sinh vật, đốn phá thực vật là vấn đề rất nghiêm trọng. Do đó, nếu một hệ sinh thái bị phá hủy do việc di dời động vật hoang dãthực vật ra khỏi môi trường cư trú, sinh sống của nó thì cần phải cảnh cáophản đối hành vi đó”.

“Tất cả sinh mệnh không luận là cấp thấp hay cấp cao đều là thiêng liêng. Kính úy sinh mệnh tức là giữ gìn bảo vệ sinh mệnh, làm thăng hoa sinh mệnh, chỉ có như thế mới có thể khiến cho sinh mệnh thực hiện được giá trị cao nhất của nó. Đồng thời, Kính úy sinh mệnh là nuôi dưỡng tình thương, sự hiến dâng, sự thông cảm, cùng an vui của con người và sự truy cầu mang tính cộng đồng”. “Tất cả vật tồn tại trong hệ thống sinh thái đều có đủ giá trị nội tại, tất cả vật tồn tại đều có quyền lợi trong tiến trình “Tự ngã thực hiện”, con người cũng phải gánh lấy trách nhiệm luân lý đối với sỏi đá, thì trên phương diện tinh thần mới có thể đạt đến “Tự ngã thực hiện” chỉ cho việc con người  thoát ra khỏi tình trạng hẹp hòi cô độc, đem sự đồng nhất hóa giữa mình và vật, từ một người bạn đến cả nhân loại, từ nhân loại mở rộng đến tất cả vật tồn tại có sinh mệnhrút ngắn cảm giác ghẻ lạnh, xa cách giữa bản thân với các vật tồn tại khác”.

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG
_____________________________________________________


Phật giáo và lý luận của Luân lý học môi trường hiện đại có rất nhiều điểm giống nhau, đại kháicó thể quy nạp thành những điểm như sau:

- Đều nhấn mạnh sự cùng bổ trợ, cùng tồn tại lẫn nhau giữa con người và giới tự nhiên. Phật giáo nhấn mạnh con người và môi trường sống đều nương tựa và chuyển hóa lẫn nhau. Giữa con người và giới tự nhiên có sự tương nhập lẫn nhau, cùng tác dụng nhau; vòng sinh vật là một chỉnh thể không thể chia cắt được, tỉ lệ cân đối, động thái có trật tựcon người nương giới tự nhiên để sinh tồngiới tự nhiên là “thân thể” vô cơ của con người. Như vậy con người và giới tự nhiên kết hợp lại thông qua mối quan hệ lẫn nhau và tác dụng lẫn nhau.

- Đều nhấn mạnh giới tự nhiên có địa vị bình đẳng.

- Đều nhấn mạnh con người phải có tình cảm sâu sắc đối với tự nhiênPhật giáo chủ trương “Loài vô tình có tính giác” vốn đã bao hàm sự yêu quý giới tự nhiên rồi. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm xếp đất đai, cỏ cây, sỏi đá, vàng bạc thành một loại chúng sinh, được gọi là Vô tưởng yết Nam, Kinh này còn cho rằng đệ tử Phật không nên dùng tay nhổ hoặc giẫm đạp lên cỏ cây.

- Đều nâng cao mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên đến phạm trù luân lýCon người và đất đai, nước, thực vật và động vật tồn tại mối quan hệ luân lý, cho rằng chỉ có sự vật có lợi ích khi bảo vệ được sự hài hòa, ổn định và tốt đẹp của cộng đồng sinh vật thì nó mới hợp lý. - Đều kết hợp việc bảo vệ sinh mệnh và sự tiến bộ của nhân loại.

1. TƯ TƯỞNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA PHẬT GIÁO

Nhận thức chính xác giữa con ngườithiên nhiên: Trăm nghìn năm trở lại đây, con người sống nhờ vào sự ban tặng của thiên nhiên, và đồng thời tìm kiếm trong giới tự nhiên vẫn không dừng nghỉ, hy vọng sử dụng thiên nhiên để cải tạo điều kiện sống của nhân loại.

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, mối quan hệ giữa con ngườithiên nhiên là thống nhất. Nhà Nho chủ trương cảnh giới Thiên Nhân hợp nhất. Coi sự hài hòa của con ngườithiên nhiên là cách hưởng thụ chân chánh của nhân sinh. Coi sự tác động qua lại của con ngườithiên nhiêncảnh giới cao nhất của nhân sinh.

Đức Phật dạy: “Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt”. Mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đều ảnh hưởng lẫn nhau, một sự vật hưng thịnh, một sự việc suy vong thì tất cả đều suy vong. Phá hoại thiên nhiênđối lập với thiên nhiên thì nhất định khiến cho nhân loại tự chuốt lấy sự diệt vong.

Xã hội hiện đại đề xướng nhân quyền, nhưng Phật giáo hơn hai nghìn năm trước đã đưa ra “quyền chúng sinh”. Từ là ban sự an lạc cho chúng sinh; Bi là diệt trừ khổ não của chúng sinh. Nếu chúng ta có thể dùng tâm từ bi như thế cư xử với tất cả chúng sinh thì không chỉ ngăn chặn được hành vi sát sanh, mà còn tích cực phóng sinh, hộ sinh. Nếu chúng ta có thể mang tâm thương yêu đến động vật thì thiên nhiên có thể mang tâm yêu thương đến con người, cũng có thể mang đến cho xã hội cảnh tượng hòa bình, vui vẻ: “Tôi yêu thương mọi người, mọi người yêu thương tôi”. Xét theo nghĩa này, Từ và Bi tức là sự thăng hoa của tâm thương yêu, là phương pháp bảo vệ thiên nhiên hữu hiệu nhất, cũng chính là lực lượng để thực hiện Tịnh độ nhân gian.

2. LUẬN VỀ NẠN PHÁ RỪNG VÀ VĂN MINH PHẬT GIÁO

Phật giáo sinh ra từ rừng. Mặc dù hiện tại Bồ đề Đạo Tràng (Bodhgaya) của Ấn Độ, bề mặt được bao phủ bởi lớp đá, nhưng khi Đức Thích Tôn giác ngộ lại là khu rừng rậm rạp. Hơn nữa, trong Phật điển có ghi chép khi Đức Thích Tôn viên tịch thì động vật trong khu rừng tụ tập lại, Kinh Bản Sanh (Naoko Tsuda, 1985) cũng kể về tiền thân của Đức Thích Tôn đã từng cùng với động vật tu tạo các công đức. Bởi vậy, Giáo sư Nakamura (1988) chỉ ra: Chỉ có Phật giáo mới dùng giai thoại để miêu tả động vật là chủ nhân ông trong Kinh điển tôn giáo.

Trong những năm gần đây, quy mô của sự phá hoại thiên nhiên đã tăng đến mức độ chưa từng có từ trước đến nay. Sự phá hoại thiên nhiên đang xảy ra bằng nhiều hình thức bao gồm nạn phá rừng, sa mạc hóa, hệ thống sinh thái hải dương mất đi sự cân đối, sự cạn kiệt của nguồn nước, băng tan ở bắc cực, lũ lụt… Tình trạng phá hoại thiên nhiên trong hiện tại rất nghiêm trọng đến nổi chúng ta không biết nên xử trí từ đâu. Nó hoàn toàn rơi vào trong vòng tuần hoàn tệ hại. Nếu phát triển theo chiều hướng này thì sẽ có một kết cục bi thảm.

Vài năm gần đây, trong những nghiên cứuliên quan đến sự thịnh suy của nền văn minh cổ đại cho thấy, do nạn phá rừng mà dẫn đến văn minh diệt vong, và khi sự thay đổi môi trường trở nên nghiêm trọng sẽ sản sinh nền văn minh mới (Yasuda, 1996). Ví dụ, nền văn minh mà do nạn phá rừng dẫn đến bị diệt vong đó là văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamian), văn minh Minoan, và văn minh Mycenae. Nguyên nhân dẫn đến nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại của nhân loại bị diệt vong được mô tả trong tác phẩm Sử thi Gilgamesh. Mesopotamia vốn rất ít rừng. Vua Gilgamesh, chặt cây tuyết tùng Li-băng (Cedar of Lebanon) tại khu vực sông Euphrates vào năm 2600 trước Công nguyên. Do sự chặt phá rừng trên quy mô lớn này, từ đó phát triển thành văn minh thành thị Mesopotamia. Nhưng để duy trì nền văn minh này thì nhất định không thể thiếu gỗ. Trong việc xây dựng cung điện, đóng tàu buôn, nung đúc đồ đồng, đồ gốm, nấu ăn…đều phải sử dụng nguyên liệu từ cây cối. Do mất đi rừng là nguồn cung cấp cây cối nên người ta cho rằng nền văn minh Mesopotamia diệt vong cũng vì lý do đó.

Thiên nhiên lấy rừng làm tiêu biểutư tưởng, trí huệ bắt nguồn từ thiên nhiên, có liên hệ mật thiết với nhau trong việc thiết lập nền văn minh mới, có thể thay thế nền văn minh khoa học kỹ thuật. Điều này giống như chiếc xe có hai bánh, hai bánh này là mối quan hệ không thể thiếu một. Nếu như nhân loại mất đi thiên nhiên và rừng rậm trù phú thì sẽ không thể ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, cũng không thể sáng tạo được Trí huệTư tưởng phong phú.

3. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

“Loài vô tình có tính giác”, yêu quý thiên nhiên, đây là tinh thần cơ bản của quan điểm về thiên nhiên của Phật giáo. Phật giáo Đại thừa xem tất cả vạn pháp là sự hiển thị của Phật tính, vạn pháp đều có Phật tính. Vạn pháp này không chỉ bao gồm loài vật hữu tình mà cũng bao gồm thực vật, vật vô cơ không có tình cảm ý thức. Đại sư Trạm Nhiên (711-782) của Thiên Thai Tông định nghĩa rõ ràng: Loài vô tình có tính giác là chỉ sông núi, đất đai, gạch đá v.v…không có tình cảm ý thức đều có Phật tính. Thiền Tông còn nhấn mạnh hơn “Hoa vàng thơm ngát không gì chẳng phải là Bát-nhã, trúc biết xanh tươi há lại chẳng phải là Pháp thân?”. Một cọng cỏ, một thân cây trong đại tự nhiên đều là sự biểu lộ của Phật tính, đều có giá trị tồn tại của nó. Dựa trên nguyên lý này, làm thanh tịnh quốc độ, yêu quý thiên nhiên chính là sứ mạng về thiên nhiên của Phật giáo.

Khẳng định “Loài vô tình có tính giác”, coi trọng giá trị của vật trong tự nhiên, lý luận này căn cứ vào học thuyết Chân như Duyên khởi. Trong tác phẩm đại biểu Kim Cương Ty của mình, Trạm Nhiên trình bày học thuyết này rất có hệ thống, Sư cho rằng: “Thuyết Tùy duyên bất biến được rút ra từ Đại giáo, lời nói cỏ đá vô tình phát sanh Tiểu tông”. Tùy duyên bất biến là nói bản thân Phật tính, đều có giá trị bình đẳng. Đây là lý luận của Phật giáo Đại thừa.

“Đại địa luân lý học thay đổi địa vị của nhân loại là từ chinh phục trái đất-xã hội chuyển thành một thành viên và công dân bình thường trong đó”. Điều này có nghĩa là nhân loại phải tôn trọng các sinh vật bạn bè khác và cũng dùng thái độ bạn bè tôn trọng xã hội, đại địa. Hành vi con người phải có lợi ích cho sự cộng tồn của vạn vật.

Triết học gia môi trường người Mỹ, Holmes Rolston là người kế thừa Đại địa luân lý học của Aldo Leopold, ông ta chỉ ra: “Một loài (sinh vật) trong môi trường nó sinh ra và lớn lên trở thành chỗ của nó. Luân lý học môi trường phải phát triển thành Đại địa luân lý học, phải có sự tôn trọng thích đáng với tất cả cộng đồng sinh vật có quan hệ mật thiết của các thành viên. Chúng ta phải quan tâm hệ thống sinh thái của đơn vị sinh tồn cơ bản này”.

Đối với nền tảng tôn trọng thiên nhiên, không chỉ là tâm đồng tình và ý nguyện của nhân loại, không chỉ vì lợi ích của con ngườilợi ích cụ thể của thiên nhiên đối với con người, mà là căn cứ vào giá trị bản thân thiên nhiên, xuất phát từ sự hoàn chỉnh, ổn định, hoàn mỹ của hệ thống sinh thái mà chọn lựa phương thức hành động phù hợp quy luật. “Mục tiêu hoàn mỹ vượt qua mô thức phát triển của những người theo Chủ nghĩa công cụ, tìm kiếm một loại luân lý học cho toàn cầu, trên hai phương diện Sinh thái và Văn hóa đều phải coi trọng thể cộng đồng sinh vật trên trái đất, và coi đó là một sự kiểm nghiệm của thế giới đối với loại Luân lý học này”.



Toàn thể vũ trụvạn vật trong đó đều có tính tôn nghiêm, nó là sự tồn tại trên loại ý nghĩa này. Nói cách khác, vật vô sinh và vật vô cơ của giới tự nhiên cũng đều có tính tôn nghiêm. Đất đai, không khí, nước, nham thạch, suối, sông, biển…. tất cả các vật này đều có tính tôn nghiêm. Nếu con người xâm phạm tính tôn nghiêm của nó chính là xâm phạm tính tôn nghiêm của chính chúng ta”.

Phật giáo không chỉ có tư tưởng sinh thái sâu sắc mà còn có tính thực tiễn vầ sinh thái rất phong phú. Hoạt động của tính thực tiễn này lấy nghiệp báo làm nền tảng lý luận. Xét từ bản thân của Phật giáo, tính thực tiễn sinh thái là phương pháp giác ngộ thành Phật của hàng đệ tử Phật. Xét từ ý nghĩa xã hội, tính thực tiễn sinh thái mở ra con đường rộng rãi cho sự phát triển mang tính hiện đại của Phật giáo.

Kêu gọi hòa bình và tham gia bảo vệ môi trường, đây là phương thức thực tiễn trọng yếu nhất của Phật giáo thế giới nửa sau thế kỷ 20, phản ánh tinh thần tự giác về sinh thái của hàng đệ tử Phật. Vấn đề này được biểu hiện rất rõ tại khu vực Đông Á.

4. ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Từ quan điểm đạo đức của Phật giáo đối với sự quan tâm sinh vật, mô tả những hành động dựa vào Trí huệ Duyên khởiTrí huệ Trung đạo. Những sinh vật làm lợi ích cho con người thì chúng ta phải suy nghĩ, chúng ta có thể đem lại cho chúng những gì.

Trước tiên, khi mà một sinh mạng có gía trị bị mất đi do sự ăn uống, chúng ta cần phảiý thức về nghĩa vụ. Bởi lẽ, con người sống là nhờ vào việc tiêu thụ những sinh vật khác. Chúng ta cũng phài có ý thức biết ơn. Ngoài ra con người không chỉ được sinh ra chỉ vì hệ sinh thái, mà còn tiếp tục thu được những thứ từ sự lưu thông của các chất trong hệ sinh thái ấy. Theo Phật giáo, đều này có nghĩa là chúng ta phải có ý thức nghĩa vụ, cũng như sự đánh giá cao đối với những sinh vật khác.

Nếu chúng ta khẳng định rằng, nạn phá rừng, bắt giữ sinh vật, và ăn thịt động vật là những hành động cần thiết để hỗ trợ cho con người thì chúng ta không thể phủ nhận những hành động này là bất thiện trong Phật giáo, và “người ăn thịt mất đi hạt giống từ bi”. Hơn nữa, ăn thịt động vật, đốn phá rừng, cây cối, và bắt giữ động vật hoang dã là biểu hiện của sự ham muốn. Xét về quan điểm đạo đức thì việc ăn quá nhiều, uống quá nhiều, đốn phá cây vô ý thức, săn bắn bừa bãi thì thật đáng bị lên án. Tuy thế, điều quan trọng là không những lên án những hành vi xấu xa đó mà còn phải tích lũy nhiều thiện nghiệp bằng cách làm nhiều việc tốt.

“Giới kinh thứ hai mươi” nhấn mạnh tầm quan trọng việc “thực hiện phóng sinh”. Nghĩa là chúng ta nên cố gắng chấm dứt việc bắt giữ sinh vật, thay vào đó, giải phóng cho chúng được tự do. Nếu xét điều này từ giới Không trộm cắp, quan điểm cung cấp cho sinh vật có đủ thời gian để sinh tồn là điều cần thiết. Những hành động như phóng sinh cá vào sông hồ, trồng cây gây rừng, và phát triển những phương pháp xây dựng bờ sông phù hợp với sự cư trú của sinh vật biển… là những ví dụ cho sự phát triển môi trường sống cho các sinh vật. Việc tái trồng rừng và những phương pháp xây dựng bờ sông hợp lý là những hành động đặc biệt quan trọng, góp phần tái tạo môi trường sống cho động thực vật. Điều quan trọng không kém là, thiết lập những chính sách dựa trên sự hiểu biết về việc quản lý sinh thái. Những chính sách có sự cân nhắc kỹ như thế phù hợp với Bố thí ba-la-mật trong lục độ. Chúng ta nên nhắm đến những hành động có “lòng từ bi”, và phải mạnh mẽ lên án những hành động “có ác ý”.

5. PHẬT GIÁOLUÂN LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TÂY

L uân lý học môi trường phương Tây đương đại, tuy nhận thức được căn bản của vấn đề sinh thái là Giá trị quan của con người, nhưng trên phương diện thực tiễn thì chỉ coi trọng Giá trị quan của Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianism). Chủ nghĩa công lợi cho rằng hạnh phúcxóa bỏ sự đau khổ, tìm cầu sự an vui mà lợi ích chính là nền tảng của hạnh phúcsung sướng cá nhân chính là quyền lợi của cá nhân bản tính con người chính là sự theo đuổi sự sung sướnghạnh phúc, theo đuổi lợi íchtiêu chuẩn của đạo đức. Jeremy Bentham (1748-1832) đã lập ra “biểu đẳng cấp sung sướng và khổ đau”, căn cứ theo giống loại để tiến hành phân tích sự sung sướng, nhận định mục đích cuộc sống đạo đức chính là theo đuổi “hạnh phúc lớn nhất của số người nhiều nhất”.

Căn cứ vào lý luận chủ yếu Chúng sinh bình đẳng của Phật giáo tức là sự luân hồi trong sáu nẻo và Chân như Phật tính, mục đích là muốn nói rõ nguyên nhân luân hồi sinh tử của chúng sinhcon đường tắt để chúng sinh giải thoát thành Phật. Luân lý thực tiễn của Phật giáo thì cực kỳ triệt để, sát sinh được coi là nghiệp ác nặng nhất; ăn thịt cũng chính là phạm giới, bởi vì ăn thịt “Đoạn tuyệt hạt giống đại từ đại bi”. Cho nên, Phật giáo chủ trương cấm sát sinh, khuyên phóng sinh, ăn chay…Nhưng, người theo Luân lý học môi trường phương Tây chủ trương các việc cấm giết hại và ăn chay chưa triệt để lắm. Aldo Leopold (1887- 1948) vốn dĩ vẫn không bỏ thói quen săn bắn. Theo ông, chỉ cần không phá hoại sự “hài hòa” “ổn định” và “đẹp đẽ” của thể cộng đồng sinh vật, như vậy là hành vi thích đáng. Đồng thời, Phật giáo không có thể, cũng giống như Luân lý học môi trường phương Tây bỏ đi thế giới mà xác định “quyền lợi” hay “giá trị” của động vật. Trên thực tế, quyền lợi, giá trị chỉ là khái niệm của con người, hoàn toàn không có đủ tính tất nhiên phổ biến. Chẳng hạn như, quyền lợi là một loại ước định, nhưng con ngườiđộng vật làm sao có thể ước định? Thứ đến, đối với hệ thống sinh thái cực kỳ phức tạp, trình độ kỹ thuật hiện có của con người khó mà xác định được chân giá trị của động vật cụ thể hay của thực vật. Đây chính là những khó khăn trong lý luậnLuân lý học môi trường phương Tây phải đối mặt.

Sau cùng, mục tiêu tối hậu của chúng không giống nhau. Phật giáo là một tôn giáo, mục tiêu của Phật giáogiải quyết vấn đề sinh tử của chúng sinh. Lý luận “Y Chánh bất nhị”, “Vô tình hữu tính”, chỉ là mục tiêu phục vụ sau cùng. “Y Chánh bất nhị” chủ yếu thuyết minh tất cả hiện tượng trong thế gian đều là sự biến hiện của tâm thức chúng sinh, mục đích phá trừ “ngã chấp” mà nó gây ra sự luân chuyển của chúng sinh, -“ngã chấp”-quan niệm cho rằng tự ngã và sự vật ngoại tại có tự thể chân thực. “Loài vô tình có tính giác” là nói cỏ cây cũng có khả năng thành Phật.

6. PHẬT GIÁO ĐẠI THỪAĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNGTỪ QUAN ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT DUY THỨC

Bản chất tư tưởng môi trường Phật giáoý nghĩa của chúng trong việc giải quyết vấn đề môi trường được tóm tắt:

1 - Nguyên lý cộng sinh: Những khái niệm về thiên nhiên và môi trường được tìm thấyhọc thuyết Duyên khởi trong Phật giáo tương tự với những khái niệm của Sinh thái học. Mọi sự vật hiện tượng bằng cách nào đó được kết nối với nhau. Bởi vậy, tất cả nguyên tắc thuộc tính đa dạng sinh học và sự cộng sinh của thiên nhiên và sinh vật là quan trọng nhất để duy trì thế giới chúng ta.

2 - Nguyên lý tuần hoàn: Khái niệm về sự tuần hoàn hay sự tuần hoàn của sống và chết lặp đi lặp lại trong vũ trụ là quan trọng cho việc xem xét hệ thống tuần hoàn trong xã hội. Ngoài ra, khái niệm “luân hồi của sinh mệnh” và “sự tái sinh của sinh mệnh” rất có ý nghĩa để nuôi dưỡng quan điểm Đạo đức môi trường. Bởi vì, bản thân một cá thể trong tương lai sẽ được quyết định bởi hành vi của chính mình ở hiện tại.

3 - Quan điểm nhận thức thế giới: Trong Phật giáo, về cơ bản, tất cả mọi hiện tượng được nhận thức đều có liên quan đến Duyên khởi, tư tưởng tương tứctương nhập giữa tất cả sự hiện hữu. Sự nhận thức về chúng diễn ra trong phạm vi của ba lĩnh vực được phát biểu từ học thuyết Tam giới hiện hữu: lãnh vực tâm đối thân, lãnh vực mình đối người (như xã hội loài người) và lãnh vực nhân loại đối hệ sinh thái tự nhiên.

4 - Mối quan hệ giữa chủ thể và môi trường: Quan điểm môi trường của Phật giáoquan điểm Sinh mệnh trung tâm, là sinh mệnh độc lập hay là nhân loại độc lập. Cả chủ thể và môi trường có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và cùng liên kết với nhau.

5 - Giá trị nội tại của thiên nhiên: Học thuyết Duyên khởi cho thấy mọi vật trong hệ sinh thái là đồng đẳng nhau về mặt giá trị. Chúng được coi là có một phẩm giá bình đẳng và một giá trị nội tại.

6 - Quyền của thiên nhiên: Mặc dù đạo đức môi trường sẽ mở rộng khái niệm về quyền, từ quyền con người sang quyền của thiên nhiên, nhưng giáo lý Duyên khởi của Phật giáo phản đối cho rằng, quyền con người được đặt trên nền tảng quyền của thiên nhiên. Tuy nhiên, Phật giáo cho là, nếu chúng ta nắm bắt các khái niệm bên trên tại bề mặt của thức thì chúng ta sẽ không thấy được bản chất của chúng, ở phần dưới của ý thứcmột thế giới rộng lớn của vô thức, và bản chất nằm trong tầng sâu hơn, theo học thuyết Duy thức. Tư tưởng Phật giáo này chính là học thuyết Duy thức được Ngài Thế Thân và những vị khác trong Du-già hành tông (yuishiki-ha) của Phật giáo Đại thừa giải thích rất chi tiết.

Học thuyết Duy thức làm sáng rõ là con người đã tạo ra môi trường như thế nào, và môi trường đã ảnh hưởng nhân loại như thế nào. Quan điểm cho rằng bản chất của môi trường phụ thuộc vào Cộng nghiệp của con người hình thành một xã hội cá biệt là rất hợp lý. Bởi vì, nó làm tăng trưởng sự nhận thức rằng môi trường của con người là một thứ gì đó thuộc về quá trình phát triển của riêng họ. Đồng thời, sự nhận thức này làm cho con người nhận ra môi trường của họ là một sự phản chiếu được phóng đại của chính họ. Do vậy, họ phải cật lực làm việc để bảo vệ “sức khỏe” của môi trường, cũng như học chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính họ. Luận điểm cho rằng những sản phẩm thuộc về dục vọng con người đang phóng đại thông qua vòng phản hồi của A-lại-da thức cũng rất là xác đáng. Cùng một lôgic như vậy, sự phá hoại môi trường của con người cuối cùng sẽ dẫn đến sự phá hoại tinh thần con người trong những tầng sâu hơn.

7. THUYẾT LOÀI CỎ CÂY CÓ TÍNH GIÁC VÀ SINH THÁI TẦNG SÂU

Ý thức môi trường phải được xây dựng trên đạo đức học (Ethics) và Triết học (Philosophy), hơn nữa cộng thêm sự giúp đỡ của khoa học mới có thể quán triệt công tác bảo vệ môi trường.

“Không chỉ tất cả chúng sinh hữu tình mà ngay cả các loại vô tình như cỏ cây, gạch đá cũng có Phật tính”.

“Một hạt bụi có đủ Phật tính của tất cả chúng sinh, cũng có đủ Phật tính của chư Phật trong mười phương”

“Một cọng cỏ, một thân cây, một viên sỏi, một hạt bụi đều là một Phật tính, đều là một nhân quả có đủ Duyên nhân và Liễu nhân”.

“Cỏ cây có đủ bốn tướng sinh trụ dị và diệt, tuy phát tâm tu tâm nhưng chỉ là bóng dáng của Bồ-đề Niết-bàn, như thế thì lẽ nào không phải là loài hữu tình ư? Cho nên biết, khi cây cỏ phát tâm tu hành thì loài hữu tình cũng tu hành, khi loài hữu tình phát tâm tu hành thì cỏ cây cũng phát tâm tu hành vậy”.

“Khi cỏ cây nảy mầm cũng chính là lúc nó phát tâm bồ-đề. Cỏ cây trụ tướng như như bất động giống như sự tu thân dưỡng tính thông qua sự tinh nghiêm giới luậttu hành; khi cỏ cây trưởng thành thì giống như nó đạt được sự chứng ngộ; sau cùng, khi cỏ cây khô héo giống như nó nhập Niết-bàn”.

Nhà thơ Gary Snyder (1930) người Mỹ đã sử dụng giáo nghĩa Phật giáothế giới quan của người Mỹ bản địa thành lập Đạo đức học sinh thái của ông. Ông cho rằng: “Cỏ cây và động vật đều là người (people), phải có nhân quyền giống con người”. Gary Snyder đề xướng tất cả vạn vật trong giới tự nhiên đều có quyền lợi cơ bản của nó, chẳng hạn như động vật có “quyền của động vật”, cỏ cây có “quyền của cỏ cây”, ông cũng tin cỏ cây có “tiềm lực giải thoát”.

Người thiện thường yêu thương sinh vật. Một câu chuyện bao hàm Sinh thái quan của Thiền tông để cùng suy ngẫm:

Có một vị Hòa thượng biết được một vị Thiền sư ngộ đạo sống một mình bên bờ một con sông, vì thế quyết định đến tham vấn. Trãi qua vài tháng trèo đèo vượt suối, cuối cùng ông cũng đến được bên bờ sông gần nơi vị Thiền sư ở. Lúc đó, vị Hòa thượng này bỗng thấy một lá cây rất đẹp từ am tranh nơi vị Thiền sư rơi xuống trôi lênh đênh trên dòng nước, ông vô cùng thất vọng, đang lúc muốn bỏ đi thì thấy vị Thiền sư chạy dọc theo dòng sông, đuổi theo chiếc lá đó, cuối cùng vớt được nó lên và mang về am tranh. Vị hòa thượng này thấy vậy rất vui, tự nghĩ mình đã tìm được một vị Chân sư.

(Theo tài liệu của Mangroves for the Future)

Xem thêm:

● ĂN CHAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI - Tâm Diệu
● ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
● ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG bài 2
● ĂN CHAY VÌ MÔI TRƯỜNG







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.