Phật giáo Tây Tạng liệu có hiệu quả ở phương Tây hay không?

25/06/20191:01 SA(Xem: 5076)
Phật giáo Tây Tạng liệu có hiệu quả ở phương Tây hay không?
PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
LIỆU CÓ HIỆU QUẢ Ở PHƯƠNG TÂY HAY KHÔNG?  
Tác giả: Dzongsar Khyentse Rinpoche | Được dịch bởi: Parjanya

Dzongsar Khyentse RinpocheTheo gợi ý của Đức Nyima, chúng tôi đã mời Ngài Dzongsar Khyentse đến Gomde Đan Mạch. Những lời dạy của Ngài về con đường thực hành Phật Pháp ở Phương Tây rất phù hợp với ngày nay. Ngài đã viết:

Một người Mỹ thực hành Phật giáo Tây Tạng trong hơn 20 năm đã nói lên quan điểm của mình. Bà cho rằng: “Mặc dù, những người Mỹ thực hành Phật giáo Tây Tạng quyết định chọn con đường này bởi vì họ thấy những niềm tin này rất có cơ sở và đáng tin cậy, thực ra, đó là một quyết định sai lầm.

Thứ nhất, bà cho rằng chính những người Tây Tạng cũng là nạn nhân của tâm lý tự tôn dân tộc và sự kiêu ngạo về văn hóa, khiến họ không nhìn thấy những đức tính tốt đẹp trong văn hóa Phương Tây, trở nên thành kiến và chỉ coi trọng những gì thuộc về Tây Tạng.

Thứ hai, bà nói rằng những học trò người Mỹ quá sẵn lòng từ bỏ những ưu điểm của Phương Tây, như là sự trau rèn trí thức, văn hóa dân chủ, bình đẳng, mà thiên vị những quan điểm cổ xưa đang được người Tây Tạng cổ xúy do sự lạc hậu của mình.

Bà cho rằng, giải pháp là phải từ bỏ những niềm tin về văn hóa Tây Tạng, khai thác tới cùng những giá trị cốt lõi của Phật Pháp, đi thẳng vào tìm hiểusoi sáng những tri kiến về sự sinh khởitính không, kết hợp với những giá trị Tây Phương như: tinh thần lạc quan, sự sáng tạo, và tư duy khoa học. Thay đổi thái độ thực hành tâm linh như vậy có thể dẫn đến sự lạc quantự do thực sự, còn những quan điểm lạc hậu chỉ dẫn đến sự chấp nhận gượng ép về mặt tâm lý.”

Một người bạn tôi ở New York vừa gửi cho tôi một bài viết email có nhan đề “Phật giáo Tây Tạnghiệu quả ở Phương Tây hay không?”. Mặc dù phản ứng đầu tiên của tôi là hơi bảo thủ, nhưng tôi phải công nhận rằng tác giả bài viết có nhiều luận điểm rất đáng xem xét. Sẽ là vô ích nếu tôi lại đưa thêm một quan điểm nữa về chủ đề dường như đã được tranh luận vô tận này.

Nhưng từ rất lâu trước khi nền văn minh hiện đại của chúng ta có một thứ gọi là tự do ngôn luận, Đức Phật cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự suy luận, và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải xem xét thận trọng một con đường chứ không phải đi theo một cách mù quáng. Nhưng, ai cũng có thể nhận thấy rằng ở cái thời được coi là “hiện đại” này, “niềm tin mù quáng” không những tồn tại mà còn rất phổ biến, đến mức mà nhiều người còn sẵn sàng từ bỏ cuộc đời mình chỉ vì nghe một vị Cha cố nào đó đảm bảo rằng họ có đường lên Thiên Đàng. Việc quan trọng không chỉ là chúng ta cần sử dụng quyền tự do đang có này để cân nhắc, xem xét thật thận trọng, kỹ lưỡng một con đường, và những căn cứ của nó, mà chúng ta còn phải cảnh giác với những yếu tố văn hóa đi kèm với mỗi con đường. Cần phải chấp nhận bao nhiêu phần của văn hóa này? Có phải là một người Phương Tây thì chúng ta không có đủ phẩm hạnh để trở thành một hành giả Phật giáo? Hay phải chăng các bậc “guru” cũng đang phải điều chỉnh Giáo Pháp của mình để phù hợp với Phương Tây?

Từ rất lâu, những vị tu sĩ Tây Tạng đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người Phương Tây, phần lớn vì họ truyền bá một trí tuệ sâu sắc của Đức Phật, và cũng bởi vì nhiều người trong số họ rất từ bi và dễ gần. Việc họ là một dân tộc thiểu số sắp bị diệt chủng cũng là một nhân tố có ích, và luôn có một vài tu sĩ chân thật được sử dụng như đồ trưng bày. Nhưng sự sùng mộ ban đầu kiểu đó rồi cũng kết thúc. Hơn nữa, nhiều người Phương Tây cũng bắt đầu nhận ra rằng, có một sự khác biệt lớn giữa Phật giáoVăn hóa Tây Tạng.

Khi thái độ của Xã hội thay đổi, cùng với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông hiện đại, càng ngày càng có sự soi xét kỹ lưỡng về những nhân vật nổi tiếng, và sự nghi ngờ về các con đường tâm linh càng tăng lên. Lần đầu tiên, người Tây Tạng nói chung, và những vị tu sĩ nói riêng, buộc phải tận hưởng vị đắng của một xã hội tự do. Với một số người, họ cay đắng nhận ra rằng sự nổi tiếngthành công cũng có giá rất đắt. Một vài người Tây Tạng dù không muốn cũng đã phải thừa nhận rằng, việc cố ép những gì họ tin là đúng để chúng trở thành cách sống đặc biệt hay cao quý hơn không phải là một việc làm hiệu quả. Nhưng giống như rất nhiều người Phương Đông, người Tây Tạng vẫn bám chặt vào các giá trị Văn hóa của mình và coi chúng là giải pháp của mọi vấn đề, bao gồm cả những giá trịnếu không có thì họ sẽ lợi lạc hơn. Nhiều người Tây Tạng khăng khăng cho rằng người Phương Tây cần phải tiếp thu toàn bộ gói giá trị Văn hóa của họ cùng với Phật Pháp. Đây chính là sự lẫn lộn giữa Văn hóa Tây TạngPhật giáo mà rất nhiều người thấy khó chấp nhận.

Thậm chí cả những Giáo lý Phật Phápbản như là sự quy y cũng đang bị coi là mang tính thần học khi không được giải thích đầy đủ. Khi chúng ta đọc những lời thề nguyện như “Con xin quy y Phật”, chúng ta hầu như chẳng bao giờ nhắc nhở nhau về ý nghĩa then chốt của câu nói này, chẳng hạn như hiểu rằng bản chất mọi chúng sinh đều là Phật. Vì thế, chả trách mà tác giả bài viết nói về những người Thầy và Tăng đoàn là “người bắt giam” chứ không phải là người giải thoát. Vì là những vị tu sĩvai trò truyền bá Phật Pháp sang Phương Tây, nên họ có nhiều trách nhiệm với các Giáo Pháp này hơn là các học trò Phương Tây, những người quan tâm nhưng lại không quen thuộc với các khái niệm Phật giáo.

Tuy nhiên, thay vì làm cho những giáo lý Phật Pháp dễ tiếp cận hơn, người Tây Tạng đã tạo ra một khoảng cách khổng lồ với những người Phương Tây, bằng cách làm cho chúng trở nên vô cùng phức tạp và cao cấp, cộng với sự thiếu tôn trọng tối thiểu đối với những người Phương Tây, và sự thiếu hiểu biết về những tư duy theo lối Phương Tây. Nói theo một phép ẩn dụ thường được nhắc đến trong Phật giáo về bệnh nhân, bác sỹ, và phương pháp chữa bệnh, có những bệnh nhân khác nhau với những vấn đề sức khỏe khác nhau, nên các bác sỹ cần phải áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau và phù hợp với từng người. Tuy nhiên, những vị Thầy Tây Tạng thì hay chế nhạo Văn hóathói quen của những học trò Phương Tây của mình, coi đó là “sự phí phạm thời gian vô ích”. Nếu vậy thì làm sao chữa bệnh được? Phải chăng họ nghĩ rằng những người Phương Tây cũng cần được học những Giáo lý Phật Pháp theo đúng cách giống hệt như những người du mục mù chữ ở Tây Tạng? Sự thiếu tôn trọng người Phương Tây kiểu này của người Tây Tạng không phải là điều mới xảy ra gần đây, mà từ lâu, họ đã coi người Phương Tây là những kẻ “thiếu văn minh”.

Kể cả trước năm 1959, rất nhiều du khách không được phép đến Tây Tạng đơn giản chỉ vì họ là người nước ngoài. Có thể nói rằng người Tây Tạng cũng đáng trách trong việc để mất nước, vì tính bài ngoại (không ưa người nước ngoài), họ coi thường và từ chối tất cả những gì có yếu tố nước ngoài vì chúng đều được coi là không linh thiêng. Mặc dù vậy, nhiều người Phương Tây vẫn cảm kích trước lòng mến khách, sự lịch thiệpthân thiện của người Tây Tạng, mà không biết rằng những thái độ đó đến tự sự cưỡng ép Xã hội chứ không phải lòng chân thành. Đằng sau phần lớn những gương mặt và nụ cười đó vẫn là một thực tế rằng: “Anh là người Phương Tây”. Một số ít những nụ cười chân thành có thể xuất phát từ động cơ hy vọng rằng người đó có thể tài trợ, hay gần đâybảo lãnh để có được thẻ cư trú ở nước ngoài.

Một nhận xét nữa của tác giả mà tôi không thể bỏ qua, đó là “sự than phiền của các vị tu sĩ quá quen thuộc đến mức buồn ngủ”. Bên cạnh việc cho rằng sự theo đuổi Phật Pháp của người Phương Tây là “nông cạn và thiếu kiên định”, người Tây Tạng cho rằng đây chỉ là trò thử cho biết, mà quên mất rằng chính Đức Phật cũng rất khuyến khích thái độ học tập tìm hiểu có tính phân tích như vậy. Càng tìm hiểu về Phật Pháp, bạn càng khám phá được sự tuyệt diệu của Phật Pháp.

Hơn thế nữa, sự coi người Phương Tây là những kẻ “coi trọng vật chất” của người Tây Tạng có vẻ khá khôi hài, bởi vì chính sự theo đuổi vật chất đã trở thành một trong những ưu tiên cao nhất của người Tây Tạng nói chung, và chắc chắn là với một vài vị tu sĩ nói riêng. Những cuộc tranh chấp lớn ở Tây Tạng diễn ra vì đủ các lý do, từ mong muốn chiếm đoạt những tu viện lớn nhất, cho đến những mẫu xe hơi đời mới nhất và sang trọng nhất. Chỉ cần vài vị Thầy ở Tây Tạng bán bớt đi một vài chiếc tách uống trà bằng bạc hay vàng, thì cũng đủ để mua đồ ăn cho vài trăm người Ethiopia đang chết đói trong vài ngày.

Đúng là người Tây Tạng nghĩ rằng người Phương Tây chỉ “đi mua Giáo Pháp”, và rằng người Phương Tây không thể giữ bí mật những mật chú, nhưng người Tây Tạng cũng đáng trách khi mà “chính những vị Thầy Tây Tạng cũng đem Giáo Pháp đi biến thành một trò lưu diễn”, bao gồm những cuộc buổi diễn Mandala trên cát hay là những điệu múa của các tu sỹ.

Nếu chúng ta có thể phát hiện ra tất cả những nhược điểm của người Tây Tạng sớm thì tốt hơn là muộn. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ trở nên vỡ mộng, và vì thế có thể từ bỏ Phật Pháp. Nhưng phát hiện ra những nhược điểm này không phải là dễ. Hàng bao nhiêu thế hệ trải qua sự đạo đức giả này đã khiến cho những vị tu sỹ trở nên khá tinh tếphức tạp. Bằng chứng là đã có bao nhiêu người Phương Tây bị đánh lừa bởi sự khiêm nhường của các vị tu sĩ, mà mấy ai biết rằng đằng sau tấm rèm của sự khiêm nhường đó là một cuộc chiến khốc liệt xem ai đạt ngôi vị cao nhất. Đã tới mức là nhiều vị tu sĩ sẵn sàng tranh đấu để được ngồi ngang hàng hay cao hơn vị trí của cả những người Thầy của mình. Cuộc tranh đấu này trở nên đặc biệt căng thẳng khi có đông người chứng kiến, và hơn nữa khi có sự góp mặt của những nhà tài trợ, đặc biệt là những người Đài Loan, những người dường như chỉ đánh giá các vị tu sĩ hoàn toàn bằng địa vị hay là bằng số chữ “H” (viết tắt của chữ “danh dự”) đặt trước tên của họ.

Hình ảnh Đức Phật Cổ Đàm với một chiếc bát ăn xin và đôi chân trần lang thang khắp nẻo đường phố ở nước Ma-Kiệt-Đà có vẻ chỉ là một truyền thuyết. Ảnh hưởng và sự thống trị của các vị tu sĩTây Tạng không những “làm yếu đi” rất nhiều đặc điểm thế tục của đời sống văn hóa Tây Tạng như là nghệ thuật, âm nhạcvăn học, đề tài mà các vị tu sĩ có rất ít quan tâm, mà nhiều lúc còn làm giảm giá trị của Pháp. Nếu không phải vì một trong những quan điểm căn bản của Phật giáovô thần, những nguyên tắc của các vị tu sĩ suy nghĩ hạn hẹp có thể mang tính chuyên chế như là của người Taliban.

Mặc dù nhấn mạnh vào một Tôn giáo cho toàn Thế Giới, nhiều vị tu sĩ cổ xúy cho chủ nghĩa bè phái bằng cách kiểm soát bảo vệ khư khư những môn đệ của mình, và cản trợ họ học hỏi thêm những giáo lý từ những truyền thống khác. Tất nhiên, họ có một lý do dễ ngụy biện, nhưng lý do đó có vẻ không khiến họ thôi không phỉ báng những người khác. Các vị tu sĩ không chỉ làm thế với người Tây Tạng, mà họ còn huấn luyện các học trò Phương Tây của mình thói chia bè phái này, mặc dù nhiều người Phương Tây chỉ là những công cụ để huy động tài chính cho các vị tu sĩtu viện của họ ở Tây Tạng. Giúp những người Phương Tây theo đuổi Phật Pháp một cách chân chính, hay khích lệ họ học hỏi, không phải là mục tiêu chính yếu của các vị tu sĩ này.

Như vậy, Phật giáo Tây Tạng có thể nào “áp dụng hiệu quả” ở Phương Tây “thiếu văn minh” không? Chắc chắn là có. Sự thậtPhật giáo đã được du nhập và thăng hoa ở cái thời mà Tây Tạng còn là một đất nước chưa văn minh, một văn hóa lúc đó còn rất nhiều đặc điểm xấu, Phật giáo có thể và đã chứng minh là đã áp dụng được ở rất nhiều Quốc Gia, với cả nam và nữ, trong nhiều nền Văn hóa. Phủ nhận Phật giáo, điều mà tác giả có vẻ đã làm trong bài viết, chỉ vì có những hành vi cư xử không phù hợp của một vài người Tây Tạng, hay chỉ vì “lối sống phức tạp và đa dạng” của họ có vẻ không phải là điều hợp lý. Điều quan trọng là phải nhớ rằng, đã cần nhiều thập kỷ và nhiều thế hệ khuyến khích và hiến dâng cuộc đời mình cho sự thiết lập Phật giáoTây Tạng. Làm sao chúng ta có thể mong là ở Phương Tây thì sẽ khác?

Hơn thế nữa, đo lường giá trị của Phật Pháp từ góc độ vật chất, hay đánh giá Phật Pháp qua sự kiêu ngạo của một thứ gọi là quan điểm khách quan là một việc làm nguy hiểm. Có vẻ việc máy bay thì bay được, và tàu thủy thì không chìm xuống nước là điều hiển nhiên, nhưng ai có thể nhìn một người và nói chắc rằng người đó đã giác ngộ hay chưa? Tương tự, chúng ta nên thận trọng khi so sánh các hệ thống Xã hội với nhau. Bình luận của tác giả cho rằng “sự quản trị Xã hội ở Mỹ” thì “tiên tiến hơn nhiều sự quản trị của Vua Trisong Detsen (Ngật-lật-song Đề-tán)” là một đánh giá không đúng. Trong thời cai trị của Vua Đề-tán, nước Mỹ đã tàn sát hàng ngàn người thổ dân Mỹ, chứ chưa nói đến việc có khái niệm gì về “quản trị xã hội”. Ngược lại, tầm nhìn của Vua Đề-tán đã nhận ra giá trị của Phật Pháp. Ông đem Phật Pháp vào Tây Tạng từ Ấn Độ, một đất nước có rất ít điểm chung với Tây Tạng, bất chấp vô số cản trở khó khăn, như là sự thù địch trong nước khi phải hy sinh vị trí của tôn giáo Bon trong truyền thống của Tây Tạng. Nhưng nếu không có những bước khởi đầu của Vua Đề-tán, Tây Tạng có thể đã du nhập lối sống khát máu của các bộ tộc thổ dân, hay nền Văn mình du nhập Khổng giáo từ nước láng giềng Trung Quốc.

Hơn thế nữa, khi cho rằng Phương Tây “có một hiểu biết rất tốt về thế nào là một vị Bồ Tát” và so sánh điều này với những khái niệm như là “Chủ nghĩa Nhân đạo” hay là “Chủ nghĩa Xã hội tích cực”, tác giả đã hoàn toàn bỏ qua ý nghĩa cốt lõi của vấn đề. Ước nguyện của một vị Bồ Tát vượt qua mọi giới hạn của sự cảm thông cho những chúng sinh bất lực hay cần giúp đỡ. Một tâm từ bi kiểu như thế sẽ khiến một người trở nên phụ thuộc, luôn cảm thấy bất an, và cuối cùng là có cái tôi to hơn, vì họ sẽ định nghĩa và đo lường giá trị bản thân mình bằng mức độ họ đi giúp được người khác. Ngược lại, một vị Bồ Tát không bám chấp vào hành động giúp đỡ hay kết quả của sự giúp đỡ. Mục tiêu của Bồ Tátgiải thoát chúng sinh khỏi Luân hồi, và không còn những hiểu biết sai lầm về tự do.

Vậy thì một vị Bồ Tát hành xử như thế nào? Hiền lành? Trong sáng? Khiêm nhường? Hay khổ hạnh? Có thể là thật dễ coi thường những hành xử vì vật chất của các vị tu sĩ, nhưng dù muốn tin hay không, trở thành nạn nhân của cái trông có vẻ là một sự giản dị lành mạnh thì còn dễ hơn nhiều. Sự đạo đức giả đó là một buổi vũ hội giả trang toàn cầu. Chính tôi cũng cảm thấy nhiều lúc rất đạo đức giả, vì tôi có thể dễ dàng thấy mình giống như các vị tu sĩtác giả bài viết đã mô tả trong thất vọng. Mặc dù đang viết những dòng này, tôi biết rằng tôi sẽ không từ bỏ những bổng lộc trần tục, những ngôi vị cao, những đôi giày thương hiệu, hay thậm chí 49 chiếc xe Rolls Royce nếu được ai đó đem cho tôi.

Có vẻ sẽ là báng bổ Thần thánhđồi bại khi thấy những vị tu sĩ xuất gia đắm mình trong xa hoa và tận hưởng tất cả mọi đặc ân có thể tưởng tượng được. Tương tự như vậy, cũng không đúng chút nào khi có một vị Đạo sư lẽ ra phải từ bithiện xảo nhưng lại hành xử bạo ngược, chuyên chế, hay suy nghĩ thiển cận. Nhưng chúng ta cần biết rằng, vẻ bề ngoài của một cuộc sống giản dị có thể dễ đánh lừa. Nghe có vẻ nực cười, nhưng có người thì không thể từ bỏ những thú vui Luân hồi, có người lại lo lắng không yên nếu bị mất hình ảnh đã được xây dựng cẩn thận về một tu sĩ xuất gia giản dị, từ bỏ mọi thú vui. Có phải là thật vô íchđau lòng khi mà một người phải từ bỏ thú vui xa xỉ của Luân hồi, để giữ chặt một hình ảnh về sự giản dị và khiêm nhường? Không những người đó không tiến bộ gì thêm trên con đường tu hành, mà trong quá trình tu hành, người đó đã bỏ lỡ nhiều niềm vui thế gian.

Vì thế, chúng ta không nên lên án một số ít những vị tu sĩ hay cư sĩ trông có vẻ trần tục, nếu trong những việc lợi lạc cho chúng sinh, họ thể hiện rất ít hay hoàn toàn không có chút vị kỷ nào cho riêng mình. Chúng ta nên tôn kính và noi gương họ ở phẩm tính hoàn toàn thờ ơ với những ý kiến của người khác, như là sự ngợi khen về lòng khiêm nhường, hay lời phỉ báng về thói trần tục.

chúng ta cũng nên tôn kính và noi gương họ ở sự hoàn toàn không quan tâm đến việc cố gắng khiêm tốn để có thêm đệ tử, và không quan tâm nếu đệ tử bỏ đi vì hành xử của mình. Ít nhất, chúng ta nên khâm phục họ ở chỗ là họ không đạo đức giả. Khác với họ, tôi cảm thấy mình còn xa mới vượt qua được thói đạo đức giả, giả vờ khiêm nhường hay cố tính ra vẻ thờ ơ không quan tâm. Đối với tôi, sự từ bỏ, tính khiêm nhường và không bám chấp vào thú vui thế gian vẫn là những nguyên tắc dẫn đường cho con đường tâm linh của tôi, nhưng không phải bởi vì tôi đã nhìn thấy sự phù phiếm của cuộc sống trần gian. Và người khác nghĩ gì vẫn là quan trọng đối với tôi. Nhưng, bất kể là chúng ta có phán xét thường xuyên tới đâu, mọi phán xét đều là vô ích. Không có nghĩa là sự phán xét là sai về mặt đạo đức hay chính trị, mà đơn giản, cốt lõi của mọi phán xét đều là chủ quan.

– J. Khyentse –

Theo bản tài liệu tiếng anh: http://gomde-dk-sangha.blogspot.co.uk/2009/06/east-west-west-east-by-dzongsar.html?spref=fb&m=1

– Được dịch bởi: Parjanya –

(Theo Tuyên Pháp Việt Nam)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32543)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.