Nhà lãnh đạo tinh thần TâyTạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng mỗi cá nhân của họ, cuối cùng phải có trách nhiệm chống lại nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trong xã hội hiện đại.
Phát biểu từ Dharamsala với TIME hôm thứ Năm nói về các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trên khắp nước Mỹ và thế giới, gây ra bởi viên cảnh sát giết chết người đàn ông da đen không vũ trang George Floyd, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nói rằng, tối hậu mọi người, công chúng, có quyền lực quyết định."
Trước tiên, mọi người nên suy nghĩ sáng suốt hơn, với suy nghĩ thoáng hơn, Ngài ấy nói. Vì vậy, chính quyền nên lắng nghe các ý kiến của dân chúng, điều này rất quan trọng. Chế độ phong kiến là trong quá khứ, [khi] một vài người quyết định Hôm nay là thời đại dân chủ. (BY TIME STAFF)
HÃY HÀNH ĐỘNG ĐỂ
BẢO TỒN THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA
(ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA)
TIME July 10, 2020, 12:35 PM | Tịnh Thủy chuyển ngữ
Hành tinh này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Các chuyên gia môi trường nói rằng trong vài thập kỷ tới, sự ấm nóng toàn cầu sẽ đạt đến mức tài nguyên nước sẽ cạn kiệt. Vì vậy, bảo tồn hệ sinh thái và chống lại sự ấm nóng toàn cầu là điều rất quan trọng.
Ví dụ, Tây Tạng, là nguồn nước tối hậu ở châu Á. Các con sông bao gồm sông Ấn ở Pakistan, sông Hằng và sông Brahmaputra ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, cũng như sông Mê Kông, chảy từ vùng cao nguyên Tây Tạng. Vì vậy, chúng ta nên chú ý hơn đến việc bảo tồn sinh thái Tây Tạng. Điều này không chỉ vì sự quan tâm của 6 triệu người dân Tây Tạng mà tất cả người dân ở khu vực này. Trước đây, khi tôi bay qua Afghanistan, có những dấu hiệu rõ ràng rằng những gì từng là hồ và suối nay đã khô cạn. Tôi cảm thấy rằng Tây Tạng cũng có thể sớm trở nên như vậy. Về vấn đề chính trị Tây Tạng, tôi đã nghỉ hưu. nhưng liên quan đến hệ sinh thái Tây Tạng và văn hóa rất phong phú, tôi đã cam kết không ngưng nghỉ.
Con người chúng ta có những bộ óc kỳ diệu, tuyệt vời. Nhưng chúng ta cũng là những kẻ gây rối lớn nhất trên hành tinh. Bây giờ chúng ta nên sử dụng bộ não của chúng ta với lòng từ bi, và một cảm giác quan tâm. Đây là lý do tại sao một trong những cam kết của tôi là thúc đẩy các giá trị nhân văn sâu sắc hơn.
Từ khi sinh ra, chúng ta dựa vào người khác, đặc biệt là những người mẹ. Từ đó, mỗi sự tồn tại của từng cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào một cộng đồng, bởi vì chúng ta là một động vật xã hội. Cộng đồng là nguồn hạnh phúc của chúng ta, vì vậy chúng ta phải chăm sóc cộng đồng. Vì vậy, bây giờ, trong thời hiện đại, khái niệm của nhân loại là một cộng đồng. Đông, tây, nam, bắc: mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau. Nền kinh tế hiện đại không có biên giới quốc gia. Do đó, bây giờ chúng ta cần một cảm giác đồng nhất của tất cả 7 tỷ con người. Trong quá khứ, nhiều vấn đề đã được tạo ra do chúng ta quá đặt nặng vào sự khác biệt, chẳng hạn như quốc tịch và tôn giáo. Bây giờ, trong thời hiện đại, suy nghĩ đó đã lỗi thời. Chúng ta nên nghĩ về nhân loại, về cả thế giới.
Chúng ta cần phải lắng nghe các nhà khoa học và chuyên gia. Tiếng nói và kiến thức của họ rất quan trọng. Và người tôn giáo nên chú ý nhiều hơn đến các nhà khoa học thay vì chỉ cầu nguyện, cầu nguyện, và cầu nguyện. Trong truyền thống Phật giáo Nalanda cổ đại, mà người Tây Tạng chúng tôi theo, mọi thứ đều được điều tra và không được chấp nhận bởi đức tin một mình. Nếu thông qua lý luận mà chúng tôi tìm thấy một số mâu thuẫn, ngay cả trong lời nói của Đức Phật, thì chúng tôi có quyền từ chối chúng. Từ nhỏ, tôi luôn tham gia vào rất nhiều cuộc tranh luận. Suy nghĩ của chúng tôi không dựa trên đức tin mà là lý luận. (LND: xem thêm kinh Kalama)
Chính Đức Phật, Ngài không sinh ra trong cung điện mà sinh ra ở dưới gốc cây. Ngài đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề. Khi Ngài nhập diệt cũng ở dưới gốc cây (cây sala) *. Một trong những quy tắc trong quá trình an cư mùa mưa của chúng tôi là chúng tôi không được cắt bỏ bất cứ cây xanh gì bao gồm việc dẫm đạp nên cỏ xanh. Vì vậy, điều này cho thấy rằng chính Đức Phật đã chú ý đến các vấn đề xanh.
Giờ, phút, và giây: thời gian không bao giờ đứng tĩnh lặng bất động. Chúng ta cũng là nhân vật có tiếng nói và hành động được tạo nên từ bản chất không đứng tĩnh lặng bất động. Quá khứ thì quan trọng, nhưng nó đã qua rồi. Tương lai vẫn nằm trong tay chúng ta, vì vậy chúng ta phải nghĩ về sinh thái ở cấp độ toàn cầu.
Đạt Lai Lạt Ma | Tịnh Thủy chuyển ngữ
Bản gốc tiếng Anh: https://www.yahoo.com/news/dalai-lama-must-act-one-193517186.html
(*) Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na).
.
- Từ khóa :
- hành động
- ,
- bảo tồn
- ,
- thế giới
- ,
- chúng ta
- ,
- Đạt Lai Lạt Ma