4. Trưởng DưỡngThực Hành Tâm Từ Bi

15/07/20205:04 SA(Xem: 5488)
4. Trưởng Dưỡng Và Thực Hành Tâm Từ Bi
THỰC HÀNH "TÂM VÔ ÚY, HẠNH TỪ BI"
ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH 
Drukpa Viet Nam 

TRƯỞNG DƯỠNGTHỰC HÀNH TÂM TỪ BI

“Con người tâm tạo mà ra
Nghĩ sao nên vậy chính ta tạo mình
Cảnh giới cũng bởi tâm sinh
Việc làm, lời nói với tâm an lành
Hạnh phúc theo sát bên mình
Như hình với bóng, một ly không rời”
~ Đức Phật ~

Đạo Phật dạy chúng ta dùng Tứ vô lượng tâm (bốn thái độ Từ - Bi – Hỷ - Xả) để tiêu trừ trạng thái lo âusợ hãi của tâm. Khi các cảm giác sợ hãi hay lo âu tràn ngập trong lòng, chúng ta nên nhớ lại những trải nghiệm về từ bicảm thông để thoát khỏi những suy nghĩ sợ hãituyệt vọng.   

Khi chúng ta trưởng dưỡng được lòng từ bi, nỗi sợ hãi cũng tiêu tan dần. Trước hết bạn phải biết cách chấp nhận, yêu thương bản thân, sau đó bạn sẽ biết cách chấp nhận, yêu thương mọi người. Hãy để tình yêu thương lan tỏa, đầu tiên tới mọi người trong nhà và dần dần trải rộng tới tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt.

Khi trưởng dưỡng được tâm từ bi thực sự, chẳng điều gì có thể gây tổn hại tới chúng taBồ đề tâm chân thực là giải pháp duy nhất để đối trị những kinh sợ hoảng loạn mà chúng ta phải trải qua trên thế gian này. 

Cuộc sống của chúng ta thường bị vùi lấp dưới sức nặng của những lo toan, suy tính, vọng tưởng. Thân tâm ta thường bị ngoại cảnh chi phối quấy rầy điên đảo. Nhưng với một chút tĩnh lặng, dòng chảy tâm thức sẽ trở nên hiền hòa an bình, chúng ta sẽ có thể lắng nghe những mong mỏi từ sâu thẳm tâm hồntìm ra giải pháp khiển trừ các chướng ngại trong đời sống. Tâm an định sẽ tạo ra khoảng không gian, cảm giác rộng mở, giúp ta được trở về với chính mình và bắt đầu nhìn thế giới xung quanh với sự hiểu biết chân thực

Thái độ từ bi quan trọng ngay cả khi chúng ta ở trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chúng ta có thể dành thời gian này để quan tâm chăm sóc bản thângia đình, viết thư hay gửi tin nhắn đến những người thân yêu và bạn bè, hoặc thực hành thiền địnhtu tập. Khi hít vào, thiền giả cần đón nhận khổ đau, lo lắng của mình và tất cả mọi người, chuyển hóa khổ đau này thành hạnh phúc; và khi thở ra, thiền giả mong nguyện tất cả mọi người đều được an vui.

Chia sẻ Hạnh phúc, lan tỏa Yêu thương

Hạnh phúclòng từ ái, tâm yêu thương tràn đầy bi mẫn. Hạnh phúc hiện diện trong sự trân trọng, biết ơn và cho đi.

Không có hạnh phúc nào lớn hơn sự chia sẻ. Đó chính là nguồn sức mạnh gắn kết mọi người, chữa lành vết thương và giúp ta thực hiện những điều vĩ đại. Tâm hồn những con người thực sự hạnh phúc luôn tràn ngập tình yêu thương và sự sẻ chia.

Bạn có thể cho rằng, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trong mùa dịch, chỉ ở nhà, không được gặp ai, bạn sẽ cảm thấy tù túng và không thể hạnh phúc. Song nếu biết thực hành trưởng dưỡng tình yêu thương bằng sự sẻ chia, bạn sẽ thấy hóa ra hạnh phúc thật dễ tìm.

Những ngày vừa qua, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, đã xuất hiện nhiều cây ATM gạo, tức điểm phát gạo miễn phí cho những người khó khăn.

Anh Hoàng Tuấn Anh, chủ nhân chiếc máy "ATM gạo" đầu tiên hồ hởi cho biết, có nhiều người làm từ thiện trong mùa dịch, nhưng thấy người dân tụ tập đông dễ lây lan dịch bệnh, bản thân làm mảng nhà thông minh, khóa điện tử nên anh nghĩ ra chiếc máy phát gạo. Chiếc máy 'ATM gạo' kỳ lạ được đặt tại địa chỉ 204 B đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM và hoạt động 24/24 giúp người lao động nghèo tạm thời vượt qua khó khăn trong mùa dịch COVID-19. Tiếng lành đồn xa, nhiều  doanh nghiệp, người dân tại Sài Gòn và vùng lân cận đã tới tiếp sức cùng anh, đến xếp hàng ủng hộ gạo. Một số người dân đi ngang thấy cũng đem gạo tới ủng hộ thêm, giải tỏa bớt nỗi lo về nguồn gạo phát cho người dân. Số lượng gạo quyên góp ngày càng đầy ắp khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng vì sức lan toả của “ATM gạo” đã và đang ngày càng lớn mạnh.

"Nhà tôi gần đây, thấy việc làm ý nghĩa nên tôi chở qua 100kg gạo ủng hộ. Mình giúp người khó khăn mà có gì đâu, một miếng khi đói bằng một gói khi no", chị Trần Nguyễn Ngọc Diễm, ngụ quận Tân Phú, bày tỏ. Trong khi đó, một tay bế con, một tay ôm bọc gạo vừa được nhận, chị V. (bán vé số) cho biết những ngày gần đây gia đình gặp nhiều khó khăn do chị phải nghỉ bán. Chồng làm thợ hồ cũng bữa làm bữa nghỉ nên cả nhà bốn miệng ăn sống lay lắt qua ngày. "Bữa nay buồn quá ẵm con đi ra đường thì gặp điểm phát gạo này. Số gạo được nhận cũng giúp gia đình tôi đỡ khó khăn phần nào", chị V. chia sẻ.

Sau khi nghe qua báo đài về việc trong TP.HCM có ATM gạo miễn phí hỗ trợ bà con trong thời gian dịch bệnh Covid-19, thấy hay và ý nghĩa nên ông Nguyễn Mạnh Hùng (chủ một nhà sách tại Hà Nội), đã lên ý tưởng để triển khai tại Hà Nội. “Nhớ lại hồi nhỏ khó khăn, thường bị đứt bữa, không có gì ăn, tôi chợt nghĩ tới những người nghèo, kinh tế bị gián đoạn trong mùa dịch sẽ bị đứt bữa. Ngay lập tức, tôi viết một dòng trạng thái trên Facebook có nên làm một ATM gạo ở Hà Nội không thì được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có cả những người nổi tiếng”, ông Hùng nói.

Bà Trần Thị Lành (62 tuổi, tạm trú tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chiều 10.4, trong lúc đang đi nhặt rác thì nghe loa đài thông báo về việc phát gạo miễn phí ở Nhà văn hóa Nghĩa Tân, nên sáng 11.4, bà đến từ sớm xếp hàng, nhận gạo miễn phí về ăn cho đỡ vất vả. “Hoàn cảnh nhà tôi cũng khó khăn, một mình phải lo ăn cho bản thân và bố mẹ già nên khi được các đoàn thể quan tâm, hỗ trợ tôi cảm thấy rất ấm lòng và biết ơn. Với 3 kg gạo này, gia đình tôi có thể ăn trong 4 ngày”, bà Lành nói.

Những câu chuyện nhỏ như thế giúp chúng ta có thêm hứng khởi, yêu đời và tin vào những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Bởi vậy, nếu bạn đang loay hoay không biết phải làm gì trong những ngày này, hãy thử nhìn cuộc sống quanh mình, nghĩ về những hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế và tự hỏi mình có thể làm gì để giúp đỡ họ? Biết đâu khi trả lời câu hỏi ấy bạn sẽ tìm được niềm vui chân thật cho chính mình.

Lời cầu nguyện để tiêu trừ nỗi sợ về bệnh tật


Nguyện bao tật bệnh não phiền

Từ duyên, nghiệp chướng gây nên vô vàn

Ốm đau, các đại khởi nên

Quỷ thần hãm hại không yên hữu tình

Nguyện chẳng bao giờ xuất sinh!

Nguyện trên thế giới, chúng sinh yên lành!

 

Nguyện cho mọi bệnh hiểm nghèo

Là nhân đau khổ mạng treo tử thần

Sát na chia rẽ thân tâm

Tựa đồ tể sắp sát sinh lúc này

Xin đừng xuất hiện, tan ngay!

Bao nhiêu đoản thọ, nợ vay dứt trừ

 

Nguyện cho hết thảy bệnh ma

Truyền nhiễm, cấp tính hay là kinh niên

Nghe tên bệnh đã muộn phiền 

Như nằm trong vuốt Tử thần nguy nan

Xin đừng tổn hại thế gian!

Thôi gây não loạn, bình an cõi trần

 

Tám mươi nghìn lớp quỷ thần,

Ba trăm sáu  loại hại thân bất ngờ

Bệnh tật ám chướng âu lo

Bốn trăm hai bốn loại cho não phiền 

Xin đừng gây hại chúng sinh!

Đừng gieo chết chóc sinh linh điêu tàn

 

Khổ đau tứ đại gây nên

Khiến thân đau đớn, tâm phiền chẳng an

Nguyện cầu hết thảy tiêu tan

Nguyện thân trường thọ, tâm an, sức bền.

 

Nhờ ân Tam Bảo, Thượng sư

Không hành, Hộ pháp, Thần uy hộ trì

Nhân quả, nghiệp chẳng sai chi 

Nương nơi diệu lực tức thì TAN ngay

Nguyện con viên mãn nguyện này!

Công đức hồi hướng nguyện đây tựu thành.


Trải từ bi quán, cầu nguyện chúng sinh thoát khổ đau, dịch bệnh

Mỗi khi nghe tin tức về dịch bệnh, chúng ta hãy phát Bồ đề tâm, trải từ bi quán, cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Hãy cầu nguyện như sau để chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc, và mong nguyện tất cả mọi người đều được an vui, giải thoát.


Cầu nguyện gia trì cát tường
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin đấng Từ Bi thường gia hộ.
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin nguyện Hộ Pháp thường ủng hộ.
Nam-mô Tiêu Tai Giáng Cát Tường Bồ-tát.
Nam Mô Đại Bi Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara: Tiêu trừ dịch bệnh, tăng trưởng cát tường.
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Tiêu trừ vô minh, chướng ngại, dịch bệnh.
Nguyện cát tường trải khắp muôn phương
Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Cầu nguyện cho những người đã mất được siêu sinh Tịnh độ
Nơi Quốc độ thanh tịnh Cực lạc
Chính là chốn Phật Vô Lượng Quang
Nguyện hương linh siêu sinh Tịnh độ,
Tức thời vãng sinh An lạc quốc.
 
Cầu nguyện cho những người mắc bệnh sớm khỏi bệnh
Nguyện cầu dịch bệnh của chúng sinh
Mau sớm tiêu tangiải thoát
Hết thảy bệnh chướng không còn dư
Thế giới, chúng sinh đều an lạc.

 

Cầu nguyện cho những người đau khổ vì mất đi người thân:
TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Nguyện chúng sinh đắc nhân an lạc
Sống yên vui từng chớp sát na.
Nguyện chúng sinh muôn khổ lìa xa
Thoát vòng tục luỵ phiền hà thế gian.
Nguyện chúng sinh dứt khổ hân hoan
Vô lượng hỉ lạc từ quang sáng ngời.
Nguyện chúng sinh an trụ không rời
Trong bình đẳng xả muôn đời vô ưu.




Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…