Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người

11/08/20201:00 SA(Xem: 3392)
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống con người

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BẢO VỆ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
Thích Gia Quang

baove moi truong - thich gia quangMôi trường được hiểu là một không gian bao gồm các yếu tố vật chất nhân tạoyếu tố tự nhiên, những yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của hành tinh.

Tham dự “Hội nghị Toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” với chúng tôi những người tu hành đạo Phật không chỉ là một diễn đàn, mà còn là một bổn phận và trách nhiệm của công dân trước những vấn đề quan trọng của quốc gianhân loại là việc bảo vệ môi trường sống của con người và muôn loài chúng sinh; bảo vệ sự cân bằng của Hệ sinh thái tự nhiên.

Như chúng ta đã biết, môi trường được hiểu là một không gian bao gồm các yếu tố vật chất nhân tạoyếu tố tự nhiên, những yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của hành tinh.

Hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất cả những yếu tố xã hộitự nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như: quan hệ xã hội, ánh sáng, cảnh quan, không khí và tài nguyên thiên nhiên…

Theo đạo Phật, con người là chủ nhân của hành tinh có cấu trúc thân vật lý với bốn yếu tố, gọi là tứ đại gồm: Đất – Nước – Gió – Lửa. Do vậy, việc bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường gió, môi trường lửa chính là bảo vệ sự sống của con người và muôn loài. Nếu môi trường đất – nước – gió – lửa bị ô nhiễm thì theo luật Nhân Quả sẽ tác động lại chính cuộc sống của con người.
I. Môi trường Đất – Nước – Gió – Lửa:

1. Môi trường đất. Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người…Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Thế nhưng ngày nay, con người đã quá lạm dụng nguồn tài nguyên quý giá này và đã có nhiều tác độngảnh hưởng xấu đến đất như: dùng quá nhiều lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ một lượng lớn kim loại nặng và làm thay đổi tính chất của đất. Dân số ngày càng tăng nhanh cũng là vấn đề đáng lo ngại, rác thải sinh hoạtvấn đề canh tác, nhu cầu đất sinh sống và khai thác khoáng sản, đã và đang dần biến môi trường đất bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Ở góc độ Phật giáo, rất coi trọng sự trong lành của môi trường đất, môi trường tự nhiên, vì màu áo mà Chư tôn đức Phật giáo, phật tử thường mặc là màu áo lam, màu nâu, màu vàng đều là màu của đất,… đó là chiếc áo tinh khiết, nhẫn nại và biết ơn Đất, môi trường sống của con người và muôn loài.

2. Môi trường nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng, nước xả thải ra môi trường thường chưa được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ, nguồn nước thải công nghiệp, của các bệnh viện,…Theo con số thống kê trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường…Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.
Ở góc độ Phật giáo, rất coi trọng sự tinh khiết, thuần nhất của môi trường nước. Phật giáo thường lấy hình ảnh nước như dòng suối mát “nước cam lồ” tưới tắm tâm hồn. Do vậy nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất trầm trọng đến môi trường sống của con người và muôn loài.

3. Môi trường gió. Ngày nay, việc sử dụng điều hòa, các cánh quạt, khai thác điện gió nếu không hợp lý sẽ gây hại cho chim, gây ra cái gọi là “hiệu ứng thác” trong các hệ sinh thái vốn không được tính đến khi xây dựng các nhà máy điện gió.
Ở góc độ Phật giáo, rất coi trọng tầm quan trọng của môi trường gió, thực tế như chúng ta biết gió – không khí là môi trường cơ bản để cho con người xuất hiện trên trái đất. Trong cơ thể con người – chỉ cần ngưng hơi thở là chết, sự sống chấm hết. Do vậy, nếu trong môi trường tự nhiên, môi trường gió sẽ giúp điều hòa không khí, nếu môi trường gió bị ô nhiễm sẽ làm cho môi trường sống bị hủy hoại.
Hàng năm các vụ cháy gây ra nhiều thiệt hại về con người, thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là việc ảnh hưởng môi trường. Như vụ cháy rừng Amazon, cháy nhà máy Rạng Đông – Hà Nội tháng 9 – vừa qua là một minh chứng. Lửa rất cần cho sự sống của con người, nhưng môi trường lửa bị ô nhiễm, mất cân bằng sẽ gây ra những hệ lụy rất lớn cho môi trường sống. Do vậy, quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là việc phòng chữa cháy rừng là quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, vì cuộc sống hạnh phúc của mỗi người, mỗi nhà.

II. Môi trường sự sống, một rừng cây – một đời người

Đức Phật dạy sự tương quan tương duyên chằng chịt giữa muôn sự, muôn vật trên hành tinh này như sau: “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt”. Nhận thức được cốt tủy này, thì dễ dàng hiểu rằng nếu ta gây tổn hại đến người khác, đến các loài khác, đến môi sinh, môi trường là làm hại chính mình.

Việc bảo vệ sự sống và môi trường sinh thái mới được thế giới báo động trong những thập niên gần đây. Nhưng đối với tuệ giác của đức Phật, đó là một điều luật căn bản mà Ngài đã quy định từ 25 thế kỷ trước cho hàng đệ tử phải tuân theo. Đức Phật dạy những người phát tâm đi trên lộ trình giải thoát giác ngộ với Ngài, phải thực hiện tâm từ bi, theo đó chẳng những không được sát hại, mà phải tôn trọng sự sống của loài người, loài vật, cho đến cỏ cây hoa lá.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số lời dạy của đức Phật trong các kinh điển Nguyên thủyliên quan đến việc bảo vệ môi trường, như trong kinh Anguttara Sutra, Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”. Hoặc kinh Vinaya- matrka-sastra dạy rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội”, hoặc: “Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”.

III. Đóng góp ý kiến

Bằng tuệ giác của đức Phật, Ngài đã khẳng định rằng, tất cả mọi việc làm tác hại đến môi trường sinh thái và hủy hoại trái đất này đều phát xuất từ tâm tham lam, tâm trục lợi, tâm ích kỷ, tâm si mê của con người. Để thu được món lợi khổng lồ, song song với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ còn xả chất độc hại vào lòng đất, vào sông ngòi, vào không khí, làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho con người.

Chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
– Đẩy mạnh tuyên truyền vận động để mọi người nhận thức việc bảo vệ môi trường là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết để bảo vệ sự sống con người và muôn loài chúng sinh.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình phạt) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
Xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹpthân thiện hơn với con người.

Chúng tôi thử phác thảo nhận diện các xu hướng bảo vệ môi trường ở góc nhìn tín ngưỡng, tôn giáo:

Thứ nhất, đời sống tín ngưỡngtôn giáo hết sức phong phú và đa dạng. Trong các nghi lễvăn hóa truyền thống, nếu có nghi lễ nào làm ảnh hưởng đến môi trường gây nhiều phiền hà, tốn kém kinh tế, làm ảnh hưởng đến an sinh cuộc sống của cộng đồng, giết hại nhiều chúng sinh để hiến tế thì chúng ta nên loại bỏ.

Thứ hai, Việt Nam là nước có dân số đông, mật độ dân số thuộc TOP các quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới; do vậy, theo tôi chúng ta nên càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường đất – nước – gió – lửa.

Thứ ba, hiện nay khi bàn về chính sách – chúng ta thường bàn về quy hoạch khu dân cư, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, bệnh viện,… điều đó là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo chúng tôi chúng ta cũng nên bàn về việc quy hoạch môi trường sống. Quy hoạch hệ sinh thái tài nguyên đất – nước – gió – lửa có hiệu quả nhất.

Thứ tư, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta hàng ngày đã bàn nhiều đến cuộc sống, thực ra cuộc sống chính là môi trường sống. Nên Hội nghị là một trong những việc làm tuyệt vời, chúng tôi hy vọng nó là tiền đề để các cơ quan hữu quan sớm có những chính sách ở tầm quốc gia trong việc cổ vũ các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường.

(Trích phát biểu của Hòa thượng TS Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS – GHPGVN tại Hội nghị Toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày 14 – 15 tháng 10 năm 2019 tại thành phố Huế.)




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.