SUY NGẪM THỨ NHẤT: Một cái nhìn sâu hơn vào các chủ đề

24/12/20203:00 CH(Xem: 5132)
SUY NGẪM THỨ NHẤT: Một cái nhìn sâu hơn vào các chủ đề

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức



SUY NGẪM THỨ NHẤT
MỘT CÁI NHÌN SÂU HƠN VÀO CÁC CHỦ ĐỀ

H: Tôi đang hành thiền, và rồi tôi nhận ra mình chẳng còn nhô gì năm phút trưốc đó - nó. chỉ là một khoảng trắng. Có phải là tôi đang ngủ không? Tôi không còn nhớ là mình đang ngồi nữa, nhưng nhận ra khoảnh khắc thời gian vừa qua chỉ là một khoảng trắng. Có phải tôi đang ngủ, hay điều gì đang xảy ra?

Đ: Đôi lúc, khi việc đó xảy ra, đấy chẳng phải là một giấc ngủ thật sự, mà chỉ là một trạng tháimơ màng màng làm ảnh hưởng đến cái biết. Việc ấy mang lại ấn tượng có những khoảng trống trong sự chú ý của ; chúng ta. Chúng ta bị mất đi cái nhìn thấu suốt trong  những kẽ hở ấy. Do đó, cần phải làm cho đầu óc tỉnh táo lại. Thỉnh thoảng, chúng ta cũng cần phải khởi động lại chiếc máy tính của mình.

Chương này và phần song sinh với nó - Suy ngẫm thứ hai là tùy chọn. Các độc giả sẵn sàng “bắt tay vào việc cần làm”thiền định có thể bỏ qua chương này. Tất cả thông tin cần thiết để phát triển một công cuộc thực hành thiền định vững vàng đều đã có hết trong bảy chương trình bày về các pháp thiền. Tuy nhiên, có thể có một số người còn mới mẻ với thiền, những người hiếu kỳ muốn biết căn nguyên của bảy phong cách thiền định. Và những người có một số kinh nghiệm về Phật giáo Tây Tạng có thể ước muốn nối kết cách tiếp cận bớt mang sắc thái truyền thống được trình bày trong sách với các trình tự tu tập chuẩn, với các. triết lý như người ta vẫn thường trình bày.

Kể từ Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni (Shakya- ưiuni hay Siddhartha Gautama) giảng pháp vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhiều truyền thống Phật giáo đã ra đời. Đức Phật đã giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm. Một số đệ tử của ngài đã có trí nhớ hết sức mạnh mẽ, và ngay sau khi ngài nhập Niết-bàn, một hội nghị đã được tổ chức để ghi chép những gì Đức Phật đã nói. Từ những lời pháp được ghi lại, đã có hàng chục trường phái phát triển, với chỉ có một trường phái trong số đó là còn tồn tại đến ngày nay - “Thượng  bộ”, tức Theravada (hay Tiểu thừa, tức “Cỗ xe nhỏ”). Trường phái này, với các pháp môn chính bao gồm shamatha (thiền chỉ) và vipas- sana (thiền quán), được tìm thấy ngày nay ở châu Á. Về sau, trường phái Mahayana (Đại thừa, tức “Cỗ xe lớn”) và rồi Vajrayana (Kim cương thừa, tức “Cỗ xe kim cương”) phát triển ở Ấn Độ và lan truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản, và sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ 8. Phật giáo Tây Tạng kết hợp cả ba truyền thống chính của Phật giáo - Theravada, Mahayana và Va- jrayana - thành một toàn thể liền mạch. Những người sơ học thường bắt đấu với các pháp môn của Thera- vada, rồi tiếp tục bước sang Đại thừa và rồi Kim cương thừa, vốn được xem là tế vi, mạnh mẽ và tinh tế hơn.

 

Đạo pháp

Có thể so sánh giáo lý đạo Phật với một viên kim cương có nhiều mặt, mỗi mặt đều nối kết rực rỡ với toàn thể. Đây là - Đạo pháp (Dharma) - một cái học cực kỳ mênh mồng, phức tạp và tỉ mỉ. Người ta có thể trở nên bị thu hút hoàn toàn vào những phức tạp của nó. Nhưng chúng ta luôn luôn được cảnh giác rằng nếu chúng ta thật sự quan tâm đến mục tiêu của Phật pháp - tiêu trừ sự khổ của toàn thể chúng sinhthành tựu giác ngộ - chính việc tu tập, chứ không phải sự uyên bác, là điều quan trọng nhất.

Lời dạy đầu tiên của Đức PhậtTứ diệu đế: sự hiện hữu phổ biến của khổ, sự thật rằng khổ có những nguyên nhân của nó, sự thật rằng có thể tiêu trừ được các nguyên nhân ấy, và chân lý về một con đường sẽ chấm dứt các nguyên nhân của khổ, và qua đó chấm dứt khổ hoàn toàn. Các nguyên nhân của sự khổ tóm tắt lại là samsara (sinh tử luân hồi), nghĩa là tình trạng duyên sinh duyên khởi của tâm thức - những thói quen thâm căn cố đế của chúng ta - những thứ mà chúng ta đã chế biến lại thành thế giới quan. Có thể tổng quát hóa các nguyên nhân này thành ba loại độc: chấp thủ (ham muốn), sân hận (ganh ghét, hằn thù), và vô minh (dốt nát). Có một cách tổng quát hóa khác là phân thành năm thứ độc, trong đó đố kỵkiêu căng được cộng thêm vào ba cái độc nói trên. Sự tiêu trừ hoàn toàn tình trạng này chính là giác ngộ, sự chấm dứt hoàn toàn khổ Một tròng những phương pháp chính trong Phật giáo nhằm đạt được mục tiêu ấy là thiền định.

 

Thiền định, Tâm và thân

Samsara (luân hồi) chứa đựng đầy sự phân tâm, tán loạn - tạo ra những tâm thức hỗn độn, rối bù - và bị chi phối bởi vô minh. Tinh hoa của thiền định đã được trình bày trong Chương 1. Thiền định sẽ làm tịnh yên và thanh sạch cho tâm, và sau cùng, vô minh sẽ bị thay thế bằng trí tuệ. Vậy, khi ấy, tâm là cái gì? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ khác đi khi hiểu biết người ta trở nên sâu sắc hơn. Trong Phật giáo, tâm không phải là trí não. Não ảnh hựởng đến tâm, nhưng tâm không phải là vật chất, hữu hình hữu thể. Tất nhiên, có mối quan hệ giữa Thân và Tâm, và các mô tả chi tiết về mối quan hệ này đã có sẵn trong giáo lý đạo Phật, nhưng chúng không thuộc phạm vi thảo luận của phần này.

Cái tâm mà bình thường chúng ta vẫn trải nghiệm là các hiện tượng tâm thức - các suy nghĩ, các cảm xúc và những nhận thức - đi cùng với cái biết mang những điều này ra ánh sáng. Nó giống như một sân khấu, qua đó đủ loại diễn viên bước lên, biểu diễn, rồi đi xuống. Bình thường thì vở kịch mang tính chất gây phân tâm, tán loạn. Chúng tathể đạt được một số kiểm soát trong những lãnh vực nào đó, trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng chẳng hề nắm được quyển kiểm soát toàn cục. Một điều gì đó thật đơn giản, như một lời nói sốc hoặc một vật bị đặt nhầm chỗ chẳng hạn, có thể phá tan sự tĩnh lặng tạm thời của tâm thức.

Để làm tịnh khiết cái tâm đầy những tán loạn, chúng ta bắt đầu bằng cách tạo nền cho thân - biến nó thành cái bệ thoải mái cho việc thiền định - và rồi tập trung sự chú ý lên Thân, làm cho nó trở nên tịnh yên và nhạy bén. Khi chúng ta quan sát samsara lúc nó đang hoạt động bên trong mỗi con người - cái tâm bận rộn của chúng ta, cái thân cùng hệ thần kinh căng thẳnglo âu của chúng ta, những phản ứng tự phát của chúng ta trước nhiều tình huống, sự xuất hiện không mời mà đến của giận dữ, ham muốn, ghen ty và kiêu ngạo - chúng ta hiểu rằng quán tưởng thấu suốt lên thân là một việc rất quan trọng.

Việc tạo ra một tâm thức thanh tịnh và tập trung đạt được thông qua quán niệm (mindfulness). Lúc đầu, việc duy trì quán niệm - cho dù vào Thân xác, hơi thở, một hình ảnh thị giác, một chú ngôn, hay đối tượng nào khác - đòi hỏi chúng ta phải dần dần khắc phục các thói quen xuất phát từ sự phản ứngđiều kiện của chúng ta do samsara. Đương nhiên là chúng ta bước vào cuộc hành thiền với một số quan tâm và nhiệt tình, và có một số mục tiêu cần đạt được. Nhưng, khi thực hành, chúng ta phải buông bỏ những thứ này. Chúng ta phải tránh những điều gây phân tâm do các kỳ vọng tạo ra, và đừng để bị lôi kéo bởi thái độ đo lường - số lần ngồi thiền chúng ta thực hiện trong một ngày, những cách tập luyện “thượng thừa hơn, thần bí hơn” mà chúng ta biết, hay số lần xướng tụng chân ngônchúng ta đã thực hiện - hơn là về chất lượng hành thiền. Nếu hối hả, chúng ta đang mở đường cho sự căng thẳng, vốn là phẩm chạt điển hình của samsara. Thay vì thế, chúng ta phải vun bồi sự nhẫn nại. Samadhi (nhập định), mang đặc trưng là sự hợp nhất giữa Thân và Tâm như đã mô tả trong chương 1) sẽ nảy sinh một cách tự nhiên khi chúng ta thư giãn yượt khỏi các ham mụốn, các mục tiễu và các kỳ vọng.

Thật ra, thân cũng tiêu biểu cho nhiều chướng ngại đối với thiền định. Các suy nghĩcảm xúc của chúng ta đâu có tách rời khỏi thân, chúng hành sự chung lưng với nhau. Vì. lẽ này, các bài tập luyện nhằm vận động các kênh năng lượng có thể cực kỳ hữu ích cho việc dọn sạch cắc yếu tố gây phân tâm đang ngăn trở những trạng thái ý thức tinh tếthâm diệu hơn. Trong Phật giáo Tây Tạng, những việc này bao gồm hành động đơn giản là ngồi cho thật thẳng - giúp làm “thẳng” các kênh năng lượng, cho phép năng lượng trong cơ thể được lưu chuyên thoải mái - cho đến những bài tập luyện thể lực cực kỳ phức tạp, các bài tập luyện hít thở, và các phép quán tưởnghiệu quả mạnh.mẽ đến mức người ta phải giữ bí mật và chỉ truyền cho các môn sinh giỏi thông qua các bậc thầy thiền định đủ tư cách.

Theo nghĩa nào đó, việc xướng tụng OM, AH và HƯNG vào đầu mỗi lần ngồi thiền là một cách tiếp cận bằng Thân để giúp tịnh yên cuộc thiền định. Mỗi âm tiết đều có liên quan đến một luân xa (chakra) - trung tâm năng lượng của cơ thể có tác động rất mạnh mẽ đến sức khỏe, khuynh hưởng cảm xúctinh thần của chúng ta, cũng như tác động đến sự ; rộng mở đón nhận các ảnh hưởng tâm linh và đón nhận các kỹ thuật thiền định. OM gắn liền với luân xa đỉnh đâu. AH kích hoạt luân xa cổ họng, còn HUNG có quan hệ với luân xa tim. Những âm tiết này, như kinh sách giải thích, có ảnh hưởng quan trọng lên việc thiền định, ít nhất cũng giúp người ta có “tâm trạng thích hợp” lúc bắt đầu ngồi thiện.

 

Động cơ

Trong tu tập Phật giáo - và tròng bất kỳ hoạt động nào cũng vậy - yếu tố then chốt chính là động cơ. Khổ tràn ngập trong cuộc sống, và việc tiêu trừ hoàn toàn khổ cho toàn thể chúng sinh là động cơ chính yếu. Một động cơ như vậy lẫn các hoạt động theo cùng điều đó được gọi là bồ đề tâm (bodhicitta), “trái tim giác ngộ”. Bồ đề tâm bao gồm sự từ áibao dung, những lời được nói ra là vì chính những điều đó. Hành giả hoàn toàn dâng hiến cho bồ đề tâm được gọi là bồ tát - bodhisattva.

 

Bồ đề tâm có hai phương diện - tương đốituyệt đối. Bồ đề tâm tương đối là một thực hành quan trọng, trong đó người ta suy ngẫm một cách có hệ thống về sự khổ của chúng sinh, yà thông qua sự cảm thông, lòng từ bi được phát triển lớn hơn theo thời gian. Trong truyền thống Tây Tạng, hành giả đặc biệt được khuyến khích tập trung sự chú ý vào lòng bác ái của thân mâu minh trong kiếp này và các bà mẹ ở những kiếp trước. Suy cho cùng, các bà mẹ của chúng ta nuôi dưỡng chúng ta, dạy bảo chúng ta mọi điều, và rất được kính trọng trong văn hóa Tây Tạng. Rồi người ta trải rộng tấm lòng cảm thông, yêu mến, từ áibao dung đó rã bên ngoài, từ những người thân cùa mình sang những người xa lạ hoàn toàn, sau cùng là đón nhận ngay cả các "kẻ thù”. Trong sự bất diệt của vũ trụ luận Phật giáo, bất kỳ ai, ở lúc này hay lúc khầc, cũng đều có lần từng là mẹ của chúng ta. Do. đó, mục tiêu là cảm nhận bồ đề tâm như nhau đối với toàn thể chúng sinh. Bồ đề tâm tương đối còn được phân nhỏ thành bồ đề tâm qua chủ ý (phát triển quan niệm từ bi thông qua việc tu tập)bồ đề tâm qua hành động (thực sự giúp đỡ ; các chúng sinh khác).

Bồ đề tâm tuyệt đối nảy sinh từ trí tuệ - từ những nhận thức thâm diệu nhất, cho dù chúng đến  trong những lúc ngồi thiền hay một cách tự phát từ  các sinh hoạt thường nhật. Ở bình diện này, bồ đề tâm đồng nghĩa với thanh tịnh nguyên sơ, bản chất của tâm, rigpa... Người ta nói rẳng khi ai đó bước vào trạng thái này, lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh trỗi dậy, bởi nó trở nên hiển nhiên trong sự nhận thức trực tiếp, phi khái niệm, rằng tiếm năng để đạt được giác ngộ đang hiện diện trong toàn thể chúng sinh, và sự khổ của chúng tahuyễn ảo, hư vọng. Lòng từ bi như vậy được phản ảnh qua bài kệ sau đây có tên là Tứ vô lượng tâm” (bốn tâm thức vô cùng lớn lao);

Cầu cho tất cả chúng sinh  đều có hạnh phúc cùng các căn nguyên của nó.

Cầu cho tất cả  đều thoát khỏi khổ đau cùng các căn nguyên của nó.

Cầu cho tất cả không bao giờ bị tách lìa khỏi hạnh phúc và không bị khổ đau.

Cầu cho tất cả  đều an trụ trong tự tại.

 

Đạo đức

Có nhiều bộ giới luật đạo đức trong các trường phái Phật giáo khác nhau. Các tỳ kheo, theo truyền thống, phải thọ nhận 253 thệ nguyện đạo đức, các tỳ kheo ni còn phải thọ nhận nhiều hơn- Đạo đức sẽ góp phần vào bồ đề tâm tích cực - người ta hành xử có đạo đức là để giúp chứ không phải để làm hại tha nhân. Nó cũng trợ giúp cho việc thiền định bằng cách mang lại một thái độ tinh thần không bị chướng ngại bởi cảm thức tội lỗi. Nếu cư xửđạo đức, người ta ít khi muốn gây xung đột với người khác và sẽ cảm thấy tự tin cũng như điềm đạm. Hành vi bất thiện sẽ tạo ra tâm trạng bối rốinghiệp quả bất thiện, dẫn đến tình trạng chướng ngại cho việc tu tập.

Một trong những kim chỉ nam đạo đức phổ biến nhất dành cho những người tu tại gia là tập hợp mười phẩm hạnh phi đạo đức cần tránh. Mười giới cấm đó được phân thành ba giới cấm liên quan đến thân, bốn giới cấm liên quan đến khẩu và ba giới cấm liên quan đến ý. Người ta không được sát sinh, trộm cắp, hay tà dâm. Về phần khẩu, người ta không được nói dối, nói lời cay nghiệt, nói xấu hay tham gia ngồi lê đôi mách. Các hành vi bất thiện đối với ý là mong muốn làm hại tha nhân, lòng tham và tà kiến (những cách nhìn không nhất quán với các giáo lý chính yếu của đạo Phật). Bằng cách tránh những điều này, người ta đang thực hành mười thiện hạnh.

 

Trí tuệ

Giáo lý đạo Phật dạy chúng ta vươn cao đến giác ngộ trên đôi cánh trí tuệtừ bi. Trong Phật giáo, trí tuệ không có nghĩa là sự hiểu biết các sự kiện được thu thập thông qua tư duy bằng biện biệt. Mà là trí tuệ siêu việt vượt lên các khái niệm và là một trải nghiệm trực tiếp về bản chất của thực tại. Do đó, trải nghiệm của trí tuệ không thể mô tả bẳng lời được, mà chỉ có thể gợi ý được thông qua các loại suy. xềt theo góc độ khác, có thể nghĩ trí tuệ giống như những tầng bậc vi tế nhất của tâm thực, của sự hiểu biết.

Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, cửa ngõ đi đến giác ngộ là trải nghiệm trực tiếp, phi khái niệm về tính không (đây cũng là mục tiêu chính yếu trong Phật giáo Theravada), được hợp nhất bất khả phần với khía cạnh diễn cảm của thực tại, đôi khi được gọi là sự hiển lộ hoặc sự rõ ràng. Trí tuệ của một bậc giác ngộ viên mãn - một vị Phật - được mô tảđạt đến mức toàn trí, theo phạm trù là sự hiểu biết trực tiếp vạn pháp đang hiện hữu ở mức lớn lao nhất, và đến tận các chi tiết nhỏ nhất của chúng. Bởi tất cả các chướng ngại đối với chính kiến đều đã được tiêu trừ, cho nên các tấm màn khái niệm che giấu tương lai và quá khứ đều được gỡ bỏ. Tính vật chất được siêu vượt. Có nhiều khía cạnh “nhiệm mầu” khác nữa. Hiển nhiên là, sự trải nghiệm về một trí tuệ như thế thì chẳng thể nào mô tả được.

Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các cấp độ của hữu thức được phân theo các phạm trù là thồ và tinh. Mục tiêu chung của thiền định là mải giũa hữu thức đến mức mà trí tuệ phi khái niệm được trải nghiệm theo những tầng bậc khác nhau dẫn đến giác ngộ. Sự tinh luyện hữu thức bao gồm sự tinh luyện sức chú ý, năng lượng và thư giãn.

Ngoài bằng chứng nhận được khi trải nghiệm trực tiếp,các dấu hiệu tiến bộ về mặt trí tuệ gia tăng trên con đường thiền định còn bao gồm việc không còn nhiều các cảm xúc tiêu cực hay gây ưu phiền nữa, sự hòa hợp cũng nhiều hơn trong tương tác với tha nhân, lòng bác ái và baọ dung tăng lên, và sự điềm đạm nội tâm cũng nhiều hơn - nhất là khi đối diện với các hoàn cảnh khó khăn.

 

Tính không

Tính không (emptiness) là một đề tài có tầm quan trọng đặc biệt trong Phật giáo. Tất nhiên, sự thực chứng tính không cũng xuất hiện trong lúc hành tập thiền định ở .các truyền thống khác, nhưng không nơi nào nó được nhấn mạnh cũng như khảo sát tinh mật như trong Phật giẳo. Ở định nghĩa cơ bản nhất của nó, không có nghĩa là sự vắng bặt hiện hữu, vắng bặt đối tượng được khảo sát. Đối tượng đang được nói đến - cho dù đấy là một vật thể hữu hình, tâm thức, tính cách, hay bật kỳ cái gì - không hề hiện hữu riêng nó. Khi khảo sát cẩn thận, người ta thấy rằng đối tượng đó hiện hữu một cách tương liên tương thuộc, chứ không phải độc lập. Nó phụ thuộc vào các hiện tượng khác và xuất hiện tùy theo ý thứcđiều kiện của người quan sát.

Ví dụ, nếu tôi đang chụp một quả bóng tennis, làm cách nào để nó trình hiện thành như một con dơi đang bay ngang qua? Một con chim? Một con ong? Nó có thể được nhận biết như một đối tượng khác tùy theo mỗi người. Một số người có thể chẳng nhận biết được gì hết. Sự xuất hiện của nó phụ thuộc vào ý thức đang quan sát nó. Thêm nữa, nếu khảo sát quả bóng đó bằng ý thức con người, tôi có thể thấy rằng nó được làm bằng cao su, những sợi nhỏ, keo và không khí bên trong. Ở tầng bậc phân tích vật chất sâu hơn, nó được làm bằng các phân tử, được cấu tạo từ các nguyên tử, mà nếu phân tích xa hơn nữa là những hạt cơ bản. Nhưng vật lý học hiện đại không biết các hạt cơ bản đó thật ra là gì. (Trong cơ học lượng tử, chúng có vẻ như chẳng là gì ngoài những khả năng xuất hiện tùy phương tiện đo lường mà người ta sử dụng - khá giống với sự khác biệt giữa đôi mắt, của một con chim, của một con ong hay “ăng- ten” mà loài dơi sử dụng.)

Như vậy, quả bóng tennis của chúng ta trống không về bản chất cố hữu. Chúng ta gán nhãn cho một tập hợp các đặc trưng là “quả bóng tennis” và giả định nó là một hiện hữu chân xác, cụ thể. Thật ra, người ta chẳng thể nào tìm được một quả bóng tennis “thật sự”. Nhưng sự kiện các sự vật đều trống không cũng không có nghĩa là chúng không hể tồn tại; bởi chúng đang có mặt. Chúng có một sự hiện hữu. Phủ định điều đó tức là phủ nhận chân ỉý khách quan - chấp không (nihilism), một thuật ngữ đặc biệt trong Phật giáo. Và nói rằng các sự vật có sự tồn tại cố hữu - rằng chúng “thật sự có” - thì được gọi là chấp thường (eternalism). Trong Phật giáo, cả hai quan điểm này  đều được gọi là các biên kiến (những cái nhìn cực đoan) và bị xem là sai lầm. Theo Căn bản trung quán luận tụng (sa. Mũlamadhỵamaka-kãrikã) của đại sư Long Thụ (Nagarjuna): “Nói rằng nó là” là quan điểm của thuyết thường hằng. Nói rằng “nó không là” là quan điểm của thuyết hư vô. Do đó, người học không nên trụ vào hữu hay phi hữu”. Trung đạo nằm giữa hai cực đoan đó - các sự vật xuất hiện và do đó có một kiểu hiện hữu trước các tâm thức đang nhận biết và gán nhãn cho chúng, nhưng không có sự tồn tại cố hữu - được xem là chân lý tuyệt đối liên quan đến sắc tướng, có thể nói như vậy.

Bình thường thì chúng ta hay chấp vào các quan đỉểm cực đoanhư vô luận và thường hằng luận vì rằng đó là cách chúng ta đã được điều kiện hóa (đã được nuôi dưỡng, giáo dục và bị tập nhiễm). Chúng ta đã biến điều đó thành thói quen. Nhưng những niềm tin này, khi được khảo sát thấu đáo bằng cách sự dụng triết học về tính không của Trung quán (Madhỵamaka), sẽ bị tan thành từng mảnh. Chúng ta cũng có thể nhìn xuyên qua chúng - nhìn thấy sự hư không của chúng một cách trực tiếp - khi thiền định. (Phải tiếp cận tính không một cách cẩn thận, bởi nếu bị hiểu lầm là chẳng có gì hết, người ta sẽ tin rằng mình có thể dự phần vào bất kỳ hành vi nào mà chẳng bị bất kỳ hậu quả nào. Nếu mọi thứ đều là vô nghĩa - “có cái gì mà chẳng hoại diệt” - tại sao không xử sự tiêu cực bằng lòng tham, sự độc ác, lòng căm ghét, sự lãnh đạm...? Nhưng theo giáo lý đạo Phật, sự việc không phải như vậy - đây hoàn toàn chẳng phải là ý nghĩa của tính không).

Đức Phật cũng đã giảng dạy giáo lý vô ngã (anatman, trong tiếng Phạn) và đã vận dụng nó cho con người lẫn các hiện tượngngoại giới”. Điều này để nói rằng, giống như ví dụ quẫ bóng tennis, tính cách được giả định của chúng ta - “tôi” - chỉ là một tập hợp gồm những thành phần tương liên tương thuộc mà chúng ta gán nhãn là “cái tôi” hay “bản ngã”. (Tập hợp giả tạm là một thuật ngữ chuyên môn thú vị dùng để chỉ danh sách các thành phần của cái tôi). Thật dễ để thấy là, tính cách của chúng ta luôn thay đổi - hạnh phúc lúc này, buồn lúc khác, rồi giận dữ, bối rối... Chúng ta giả định có cái “chân ngã” nào đó đứng đằng sau tất cả sự đa dạng này, nhưng khi phần tích cho thật tính tường, người tạ chẳng hề tìm đầu ra một con ngườiở hậu trường” như vậy. Nhưng, một lần nữa, cái tôi ấy không phải là phi hữu. Các phẩm chất của chúng ta và cái nhãn chúng ta gán cho chúng - “tôi” - vẫn đang có mặt ở đó. Chỉ là chúng không có tính chất chắc đặc và sự độc lậpbình thường chúng ta vẫn giả định rằng chúng có. Việc nhìn thấu qua các giả định bình thường của chúng ta về cái tôi dẫn đến chân lýtự do.

 

Tái Sinhnghiệp quả

Mặc dù các đề tài tái sinhnghiệp quả chỉ được đề cập ngắn gọn trong cẩm nang hành thiền này; nhưng bất kỳ sự thảo luận nào về Phật giáo mà thiếu phần tái sinh (reincarnation)nghiệp quả (karma) cũng đều bất cập. Trong Phật giáo, người ta tái sinh theo hành vi đạo đức và sự tiến bộ tâm linh cùa mình. Có sáu cõi tái sinh - cõi địa ngục cực kỳ đau khổ, kết quả của giận dữ và hằn thù; cõi ngạ quỷ, cõi của ham muốn chưa được thỏa mãntâm tính keo kiệt; cõi súc sinh, cõi của vô mình và ngu dốt; cõi con người; cõi a-tu-la, nơi vẫn còn bị chi phối bởi lòng ghen ty; cõi của các thần tiên trường thọ vẫn còn bị chi phối bởi ngã mạn. Xin lưu ý rằng năm trong số sáu cõi này có liên quan tương ứng với ngũ độc (năm chất độc) - giận dữ, tham muốn, vô minh, ghen ty và ngã mạn. Cõi con người - được xem là thuận lợi nhất cho sự tiến bộ tâm linh - chứa đựng một hỗn hợp gồm toàn bộ ngũ độc.

Nghiệp (tiếng Phạn là karma, tức “hành động hay việc làm”) là một triết thuyết về nhân quả. Nếu bạn đức hạnh, tương lai của bạn sẽ là một tương lai hạnh phúc. Nếu bạn sống vô hạnh, bạn sẽ trải nghiệm sự khổ trong tương lai, tương tự như sự khổ mà bạn đã gieo cho người khác. Thật dễ để quan sát sự hoạt động của nghiệp quả trong ngắn hạn: Nếu chúng ta đối xử bạc ác với ai đó - thậm chí với ngay cả một con vật nuôi - chúng dễ có khuynh hướng trở nên bực tức, thậm chí là khó chịu, trong tương lai. Nếu xúc phạm đến cấp trên, chúng ta không thể nào được đề bạt như mong đợi. Trong Phật giáo, thuyết nghiệp quả rất tế vi và diễn ra trong nhiều kiếp. Hoàn cảnh hiện tại của chúng ta được xem như kết quả của thiện nghiệpbất thiện nghiệp tích tụ trải qua các kiếp tái sinh trước đây. (Đây chỉ là một sự miêu tả tổng quát về nghiệp quả. Chẳng hạn, thứ tái sinh luân hồi không phải là tính cách hay linh hồn theo khái niệm Kitô giáo. Nó thường được mô tả như thể một dòng tâm thức, nhưng ngay cả tư tưởng đó đôi lúc cũng bị xem là quá cụ thể).

Nếu luân hồi có vẻ mang tính chất tưởng tượng, thái độ chủ đạo trong xã hội hiện đại của chúng ta cung cấp nhiều niềm tin phủ nhận sự tái sinh luân hồi. Những niềm tin này bao gồm niềm tin không có sự tổn tại của các hiện tượng siêu hình, niềm tin rằng ý thức là sản phẩm của vật chất (tức là của não bộ), và niềm tin rằng khi não chết; ý thức phải biến mất. Nhưng, ngay trong vật lý học hiện đại, cách nhìn khoa học của nó về vật chấtnăng lượng sẽ bị các nhà khoa học sống cách đây một thế kỷ mô tả là “siêu hình”. Và khoa thần kinh học hiện đại cũng thừa nhận rằng không thể đo lường hay xác định cái biết hữu thức là gì.

Bạn có thể đọc cuốn sách của tiến sĩ lan Steven- son, từng là trưởng khoa Tâm thần tại Đại học Y khoa Virginia, where Reincarnation and Biology Intersect  (Nơi mà luân hồi và sinh học gặp gỡ) để tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học về khái niệm luân hồi.

 

Thiền quán truyền thống

Trong truyền thống Theravada, dựa trên sự tập trung thanh tịnhan định, đạt được nhờ thực hành thỉền chỉ, người ta quán sát hết thảy mọi đối tượng của nhận thức - bên trong lẫn bên ngoài - và nhận biết tính chất hư không của hiện hữu. Thông qua sự nỗ lựcphối hợp, người ta tập cho minh quen với trí tuệ về tính không. Trong nhiều phương pháp để đạt đến điều này, có phép thiền tứ niệm xứ (về bốn nền tảng của quán niệm) như trong Satipatthana Sutra (kinh Tứ niệm xứ). Ở cách tiếp cận thứ nhất, người ta quán sát và đặt câu hỏi (vận dụng quán niệm) vào các giả định lẫn các nhận thức về thân, cảm xúc, tâm  và các hiện tượng. Bằng cách sử dụng kinh Tứ niệm xứ làm chỉ nam, tương tự, người ta cũng quán sát về thân, tâm, cảm xúc, chướng ngại, ngũ uẩn, ngũ cảnh, các yếu tố của giác ngộ, và tứ diệu đế. Kết quả là, trong trường hợp lý tưởng, người ta được giải thoát sự bám chấp vào các hình tướng này, những điều mà trong cách nhìn thông thường của chúng ta về chúng, là nền tảng của sinh tử luân hồi. Vậy nên thiền quán là một cuộc tập luyện để giải thoát. Như bạn có thể hình dung qua phần mô tả được trình bày ở đây, nó là một phong cách thiền định có tính hệ thống và khá chính quy. Nó đã được chính Đức Phật lịch sử shakyamuni tu tập và truyền dạy.

 

Sáu ba-la-mật

Tuy không được nói đến một cách trực tiếp, nhưng bốn chương đầu đã có đề cập đến một pháp mồn quan trọng khác của Phật giáo - sáu ba-la-mật (tiếng Phạn là paramita). Đấy là sự rộng lượng (bố thí), đạo đức (trì giới), nhẫn nại, cố gắng một cách kiên định (tinh tấn), thiền địnhtrí tuệ. Thực hành chuyên cầnnhất quán những điều này trong cuộc sống là một phần hết sức quan trọng trên con đường đạt đến giác ngộ. Sự rộng lượng bao dung giúp mang lại một tâm thức rộng mở như đã để cập trong suốt quyển sách này. Đạo đức mang lại nền tảng vững chắc cho yiệc tu tập. Kiên nhẫn vừa là một phương cách để sống từ ái với tha nhân, vừa là một hình thức của thư giãn - cho phép chúng ta tránh sự bận tâm đến các kỳ vọng. Chuyên cần giúp chúng ta tiến bước một cách vui vẻ trên con đường. Thiền định - được tinh luyện thông qua thiền chỉthiền quánthuần hóa và mài bén tâm thức của chúng ta cũng như làm cho nó trở nên tinh khiết để có thể trải nghiệm được trí tuệ.

Sáu ba-la-mật (sáu sự viên mãn) trở thành sáu chứng đắc siêu việt khi chúng được thực hành theo phương cách bất nhị. Ở đây, tính không được kết hợp chặt chẽ. Chẳng hạn, khi thực hành rộng lượng (bố thí), sự thực chứng tính không chỉ rõ chẳng hề có người cho đi nào tách rời, riêng biệt, độc lập. Tương tự, tuyệt đối không hề có hành vi cho đi thật sự nào hết, mà cả vật cho đi cũng vậy. Tất cả những thứ đó đều tương liên tương thuộc với nhau, không có tự tính thật sự - không có người cho, sự cho và người nhận thật sự nào cả. Như Đức Phật từng nói: “Hình tướng như huyễn của Như Lai xuất hiện trước mắt những con người như huyễn để chỉ cho họ thấy con đường như huyễn dẫn đến sự giác ngộ như huyễn”. Sự thấu hiểu bất nhị là mối quan tâm chính trong các chủ đề của ba pháp thiền sau trong cuốn cẩm nang này: Đại thừa, Kim cương thừa và Đại viên mãn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.