Nghi Lễ Hàng Ngày

02/01/20213:57 CH(Xem: 7377)
Nghi Lễ Hàng Ngày
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Tủ sách Bảo Anh Lạc 53 
NGHI LỄ HÀNG NGÀY 
Thích Nữ Giới Hương biên soạn

Bia Nghi  Le Hang Ngay - Thich Nu Gioi HuongBia sau Nghi Le Hang Ngay - Thich Nu Gioi Huong

MỤC LỤC

 

Lời Giới Thiệu
I. CÁC KINH TỤNG HÀNG NGÀY
1. Nghi Thức Công Phu KhuyaThần Chú Thủ Lăng Nghiêm
2. Nghi Thức Cầu AnKinh Phổ Môn
3. Nghi Thức Cúng Ngọ
4. Nghi Thức Cúng Trai Đường
5. Kinh Sám Hối Sáu Căn
6. Kinh Từ Bi
7. Kinh Sáu Pháp Hòa Hợp
8. Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân
9. Nghi Thức Công Phu ChiềuMông Sơn Thí Thực
10. Khóa Tịnh ĐộKinh A Di Đà
11. Nghi Thức Cầu AnKinh Dược Sư
12. Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh

IICÁC KINH TỤNG NHÂN DỊP LỄ VÍA
1. Nghi đón Giao thừa và Vía Phật Di Lặc (mồng 1 Tết)
2. Lễ Rằm Tháng Giêng (rằm tháng 1 trăng tròn)
3. Lễ Vía Đức Phật Xuất Gia (mồng 8 tháng 2 âm lịch)
4. Lễ Vía Đức Phật Nhập Niết Bàn (rằm tháng 2 âm lịch)
5. Lễ Vía Phổ Hiền Bồ Tát (ngày 21 tháng 2 âm lịch)
6. Nghi thức Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 trăng tròn)
7. Lễ Vía Văn Thù Bồ Tát (ngày 4 tháng 4 âm lịch)
8. Lễ Vía Chuẩn Đề (ngày 16 tháng 3 âm lịch)
9. Lễ Vía Đại Thế Chí Bồ Tát (ngày 13 tháng 7 âm lịch)
10. Nghi thức Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 trăng tròn)
11. Lễ Vía Địa Tạng Bồ Tát (ngày 30 tháng 7 âm lịch)
12. Lễ Vía Quan Âm (ngày 19 tháng 2, 6, 9 âm lịch)
13. Lễ Vía Đức Phật Dược Sư (ngày 30 tháng 9 âm lịch)
14. Lễ Vía Phật A Di Đà (ngày 17 tháng 11 âm lịch)
15. Lễ Vía Đức Phật Thành Đạo (mồng 8 tháng 12 âm lịch)
16. Nghi Cúng Thánh Tổ Kiều Đàm Di
17. Nghi Cúng TổSư trưởng

III.  CÁC NGHI LỄ PHỤC VỤ ĐẠI CHÚNG
1. Nghi Thức Lễ An Vị Phật
2. Nghi Thức Lễ Phóng Sanh
3. Nghi Thức Lễ Hằng Thuận
4. Nghi Thức Cúng linh và Cầu siêu
5. Nghi thỉnh 12 Loại Cô Hồn

IV CÁC BÀI KỆ SÁM
1. Đảnh lễ 25 Danh Hiệu Chư Phật, Bồ TátHiền Thánh Tăng
2. Đảnh lễ 18 Vị A La Hán
3. Đảnh lễ 17 Vị Tổ Sư Tịnh Độ Trung Hoa va Việt Nam
4. Nghi hô Chuông Bát Nhã
5. Các Bài Cảnh Sách
6. Các Bài Hô Thiền
7. Mười Bài Phục Nguyện
8. Cầu nguyện Giải Oan Gia Trái Chủ
9. Sớ Cầu Siêu
10. Sớ Cầu An
V. PHỤ LỤC
1. Cách đánh chuông mõ
2. Cách đánh chuông trống Bát Nhã
3. Thể dục hô theo pháp quánTừ Bi
4. Lợi Ích Tụng Kinh Niệm Phật
5. Lịch những Ngày Lễ Vía trong năm

Nguồn tham khảo

Tủ Sách Bảo Anh Lạc

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt.

Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địathế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:

  • Các bài kinh mà chư Ni và Phật tử thường tu tập tụng niệm hàng ngày để nhiếp thân khẩu ý, chánh niệm tỉnh giác, sám hối tội lỗi, thâm nhập lời Phật, khai mở Phật trí.
  • Các bài kinh tụng phổ biến cảm ân đức của Chư Phật và Bồ tát, sư trưởng, cha mẹ, đất nước, đàn na tín thí để phục vụ các ngày lễ Vía Phật giáo.
  • Các nghi thức phục vụ đại đồng chúng sanh như phóng sanh, hằng thuận (đám cưới), cầu an (cầu cho bịnh nhân), cầu siêu (cầu cho người chết), cúng linh, tang lễ, an táng, hỏa táng,vv... đáp ứng nhu cầu tâm linh tôn giáo cho quần chúng

Tài liệu biên soạn dựa vào các nghi tụng của Chùa Dược SưTịnh Độ Ni Viện Hải Triều Âm (Tôn Sư Hải Triều Âm), Chùa Phật Tổ (Hòa Thượng Thích Thiện Thanh), Làng Mai (Sư Ông Nhất Hạnh) và Chùa Giác Ngộ (Thượng Tọa Thích Nhật Từ), vv... Là hậu học, kiến thức và sự tu tập còn hạn hẹp, trong lúc biên soạn, sẽ có nhiều thiếu xót không thể tránh khỏi, kính mong Chư tôn thiền đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức thương xót chỉ dạy để lần sau tái bản được hoàn chỉnh hơn. Chúng con thành kính tri ân.

Nếu có chút công đức nào, xin nguyện hồi hướng cầu siêu cho hương linh thân phụ Phạm Văn Danh (Pd Chánh Đức Minh) và hương linh thân mẫu Trần Thị Sáu (Pd Bổn Ẩn) cùng tất cả chúng sanh trong 10 phương thế giới sớm giải thoát giác ngộ, trở về Phật tâm vốn có.

Linh quang riêng chiếu, vượt khỏi căn trần
Thể bày chân thường, chẳng kẹt văn tự
Tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành
Chỉ lìa vọng duyên, tức như như Phật.
(Thiền sư Bá Trượng)

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Nắng Xuân Tân Sửu, Phật lịch 2565 – Dương lịch năm 2021,

Thành tâm kính lạy,

Hậu học: Thích Nữ Giới Hương

pdf_download_2
Nghi Le Hang Ngay - TN Gioi Huong bien soan

Xem thêm:
Kinh Phật cho người tại gia (Thích Nhật Từ)
Nhật Tụng Thiền Môn - Năm 2010 (Thích Nhất Hạnh)
Nghi Thức Tụng Niệm Hàng Ngày (Thích Thiện Thanh)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2023(Xem: 129730)
17/05/2021(Xem: 8734)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.