Thư Viện Hoa Sen

Sống là Dần Chết

06/01/20211:00 SA(Xem: 5998)
Sống là Dần Chết
SỐNG LÀ DẦN CHẾT
Làm Thế Nào để Chuẩn Bị cho Lúc Cận Tử, Chết, và Sau Khi Chết
Dzongsar Khyentse Rinpoche
Chuyển Ngữ: Lạc Hải Âm Hiệu Đính: Chánh Nhân & Nguyễn Nam

Sống Là Dần Chết
Mục Lục
Tôi Sẽ Chết Sao? 6
Chuẩn Bị Cho Cái Chết Và Sau Chết 38
Những Thực Hành Đơn Giản Để Chuẩn Bị Cho Cái Chết 65
Người Phật Tử Chuẩn Bị Cho Cái Chết Như Thế Nào? 74
Thực Hành Nguyện Ước 88
Bardo Đau Đớn Lúc Cận Tử 105
Câu Hỏi Về Cái Chết 142
Làm Gì Khi Ở Cạnh Người Sắp Chết? 153
Nói Điều Gì Với Người Sắp Chết? 170
Những Chỉ Dẫn Về Bardo Trung Ấm 183
Câu Hỏi Về Việc Chăm Sóc Người Sắp Chết Và Người Đã Chết 207
Làm Gì Sau Khi Chết? 230
Câu Hỏi Về Những Thực Hành Cho Người Đã Chết 246
Câu Hỏi Về Những Phương Diện Khác Của Cái Chết 252
Hành Giả Kim Cương Thừa Chuẩn Bị Cho Cái Chết 270
Những Bài Nguyện và Thực Hành 277
Thực Hành Tong-len Như Thế Nào? 277
Chutor: Pháp Cúng Dường Nước 282
Tăng Trưởng Thọ MệnhThịnh Vượng: 287
 Một Phương Pháp Thực Hành Phóng Sinh
Tag-drol: ‘Giải Thoát Nhờ Xúc Chạm’ 302
Cách Làm Tsa-tsa 309
Hình Minh Họa 317
Chú Giải 324

LỜI TỰA

Cái chết không trái ngược đời sống, mà là một phần của cuộc đời. 1 Haruki Murakami

NHỮNG CHỈ DẪN dành cho Phật Tử sẽ là giống nhau trong suốt quá trình trình hấp hối, tại thời điểm chết và sau khi chết, cho dù một người ở độ tuổi cao chết bình an trong giấc ngủ hay một người đột tử vì những nguyên nhânđiều kiện đưa đến cái chết đã chín muồi.

Thông tin đối với quá trình hấp hối, chết và những gì xảy ra sau khi chết được đề cập trong quyển sách này là sự trình bày rất đơn giản về một truyền thống cụ thể và cổ xưa của Phật Giáo. Mặc dù nhiều truyền thống Phật Giáo xác tín khác có đưa ra những lời khuyên tương tự, nhưng do mỗi truyền thống phát triển dựa trên những thuật ngữngôn từ riêng, do đó một vài chi tiết có thể được diễn đạt theo cách khác nhau. Xin [quý vị độc giả] đừng hiểu lầm và cho rằng những điểm khác biệt này là mâu thuẫn.

Những giáo lý về cái chết và các các giai đoạn trung gian Bardoi đã được lưu truyền qua một dòng truyền lâu dài từ những nhà tư tưởng Phật Giáo lỗi lạc, mỗi vị đã dành những chặng đường khá lâu để nghiên cứu tiến trình này chi tiết đến từng phút, và từng góc độ. Những lời khuyên [của chư học giả từ xưa đến nay] có thể đặc biệt hữu dụng đối với Phật Tử hoặc những ai được thu hút bởi Giáo Lý của Đức Phật, nhưng cũng phù hợp ở mức độ tương đương đối với bất kỳ ai – bởi vì cuối cùng, ai rồi cũng sẽ chết. Như vậy, dù không phải là Phật Tử, nhưng nếu bạn là người có Tâm trí rộng mở, tò mò, hoặc thường suy tư về cái chết của chính mình hay của một người thân yêu nào đó, thì có thể bạn sẽ tìm thấy được điều hữu ích tương tự trong những trang sách này.

Mọi việc xảy ra trong khi chúng ta còn sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiệnii mà chúng ta đã tích tập. Vì thế, mỗi người sẽ kinh nghiệm cái chết vật lý và sự tan rã của thân tứ đại vô cùng khác nhau. Hành trình của mỗi người trong các giai đoạn Bardo cũng khác biệt. Như vậy, bất kỳ sự mô tả nào về quá trình hấp hối, chết và trạng thái Bardo chỉ là những nội dung được khái quát hóa. Tuy nhiên, khi tiến trình chết bắt đầu xảy ra, việc có những ý tưởng phỏng đoán những gì đang diễn biến không những làm an dịu những nỗi lo lắng tồi tệ nhất, mà còn giúp chúng ta đối mặt với cái chết bằng Tâm thái nhẹ nhàng và thanh thản.

*

Đối với các bạn thích chú ý đến tiểu tiết, tôi nên nói về sự không nhất quán trong việc viết và đặt dấu trọng âm của tiếng Phạn trong sách này. Thông thường, khi tiếng Phạn chuyển sang bảng chữ cái La-tinh thay vì hệ thống chữ viết Devanāgarīi , dấu trọng âm được dùng để giúp người đọc phát âm chuẩn xác. Ngày nay, việc học tiếng Phạn trở nên tương đối hiếm, càng lúc càng ít người có thể đọc được các dấu trọng âm và đối với một số khác, nhìn vào những dấu ngoằn ngèo hay chỉ một dấu chấm cũng đủ khiến họ tăng thêm sự bối rối. Vì vậy, những dấu trọng âm không đặt trực tiếp vào từ tiếng Phạn xuất hiện trong nội dung chính của sách hoặc tên của các vị Hộ Phật, Bồ Tát, v.v… nhưng một số sẽ được giữ nguyên trong các nội dung trích dẫn. Tương tự, nếu những nội dung trích dẫn bằng tiếng Phạn nhưng được viết phiên âm theo kiểu tiếng Tạng – thí dụ “HUNG” thay vì “HUM” – thì những phiên âm như vậy cũng được giữ lại.

*

Trớ trêu là, mặc dù tôi luôn rất bận rộn trong khoảng thời gian này, nhưng thực chất là tôi biếng nhác một cách khác thường. Cố gắng giữ cân bằng giữa hai thái cực thật sự là một thử thách, và đó là lý do tôi đã hoàn thành quyển sách này thông qua một ứng dụng của mạng xã hội. Nếu như tiếng Ành của tôi chí ít có thể đọc [hiểu] được, thì tôi xin gửi lời cảm ơn đến Janine Schulz, Sarah K. C. Wilkinson, Chimé Metok, Pema Maya và Sarah A. Wilkinson.

Cấu trúc của quyển sách được xây dựng dựa trên gần một trăm câu hỏi rất hay liên quan đến Cái Chết và được nhiều người bạn của tôi tập hợp lại. Xin đặc biệt cảm ơn các bạn người Trung Quốc – Jennifer Qi, Jane W. và Dolly V. T.; Philip Philippou và nhóm Chăm Sóc Tâm Linh (Spiritual Care team) tại Sukhavati ở Bad Saarow, nước Đức; Chris Whiteside nhóm Chăm Sóc Tâm Linh tại Dzogchen Beara; Miriam Pokora đến từ Bodhicharya Hospice tại Berlin; và tất cả những ai đã tham dự buổi giảng thuyết tại Schloss Langenburg.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sự chia sẻ những kinh nghiệm thâm sâu từ Ốrgyen Tobgyal Rinpoche, Pema Chödrön, Khenpo Sonam Tashi, Khenpo Sonam Phuntsok, Thangtong Tulku and Yann Devorsine; sự rộng lượng chia sẻ những bản dịch từ Àdam Pearcey, Ếrik Pema Kunsang, John Canti và Larry Mermelstein; sự giúp đỡ và đưa những lời khuyên từ Jane W., Chou Su-ching and Vera Ho, Florence Koh, Kris Yao, Paravi Wongchirachai, Seiko Sakuragi, Rui Faro Saraiva; sự tử tế và lòng hiếu khách nồng nhiệt từ Cecile Hohenlohe và gia đình, Veer Singh và tất cả mọi người ở Vana; cảm ơn Àndreas Schulz đã thiết kế và sắp chữ cho “Sống là Dần Chết” ; và các nghệ sĩ Àrjun Kaicker, Tara di Gesu với việc góp vào những bức tranh thật đẹp của họ

 ___________________

i Bardo: chỉ cho những giai đoạn trung gian trong đời sống và sau khi chết, được định nghĩa theo Phật Giáo Tây Tạng và sẽ được làm rõ trong phần nội dung. ii Nguyên nhânđiều kiện (hoặc hoàn cảnh): theo thuật ngữ Phật Giáo thì được gọi là Nhân và Duyên, sẽ được đề cập nhiều lần trong phần nội dung.

iiDevanāgarī: một hệ thống chữ viết chính dùng để ghi lại tiếng Hindi chuẩn, tiếng Marath và tiếng Nepal. Từ thế kỷ 19, nó trở thành kiểu chữ viết thông dụng nhất để viết tiếng Phạn (theo Wikipedia).

pdf_download_2
Sống Là Dần Chết


.






Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 3504)
19/10/2016(Xem: 12166)
08/08/2010(Xem: 110391)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: