Đức Phật Thành ĐạoGiá Trị Thực Tiễn

19/01/20211:01 SA(Xem: 8282)
Đức Phật Thành Đạo Và Giá Trị Thực Tiễn

blank
ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠOGIÁ TRỊ THỰC TIỄN
Thích Trung Định

phat thanh daoĐức Phật thành đạo là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại đối với toàn thể nhân loại. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại về quan niệm con ngườithế giới, mở ra một khung trời mới cho hết thảy nhân loại chúng sinh đang khổ đau trong đêm trường u tối. Giờ đây, ánh sáng của chân lý đã được khai quang từ một con người vừa mới thành tựu đạo nghiệp. Nhân, Thiên nay đã có vị Đạo sư hướng dẫn chúng sanh xa lìa bến mê tìm về nẻo giác.

Hằng năm đến ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, những người con Phật khắp năm châu đang hướng về Bồ-Đề Đạo Tràng để kỷ niệm ngày Phật Thành Đạo. Sự kiện Phật thành đạoý nghĩa lớn lao đối với Phật giáo. Bởi vì, từ đây đã chính thức xuất hiện vị Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni để dắt dẫn chúng sanh đến bờ an vui giải thoát.1 Nhân kỷ niệm lễ Thành đạo Phật lịch 2564, chúng ta thử đi vào tìm hiểu ý nghĩa và các giá trị của sự kiện này. Nhằm thấu đạt ý nghĩa Phật thành đạo một mặt là để minh định rõ con đường Ngài đi, đích Ngài đến; một mặt là để bày tỏ tâm  thành tri ân đối với bậc Đạo sư đã khai quang chánh đạo và phát sâu chí nguyện đi trọn hành trình này trong kiếp sống nhân sinh. Hiểu rõ ý nghĩa Phật thành đạođiều kiện tiên quyết để tiếp nối bản nguyện của chư Phật mười phương: “Vì lợi ích chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lợi ích an lạc cho chư Thiênloài người”.

Thái tử Tất Đạt Đa thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, dòng họ Thích Ca, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Khi trưởng thành, thái tử tìm cách thoát ra ngoài bốn bức tường bưng bít của ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ để cảm nhận cuộc sống đương thời và nỗi thống khổ chung về sanh, già, bệnh, chết mà mọi người phải gánh chịu. Tuy sống trong cảnh gấm vóc cao sang, người hầu kẻ hạ, nhưng thái tử vẫn không sao quên được những đau buồn của nhân thế, và vòng lẩn quẩn của kiếp sống con người. Những quyến rũ vật dục không làm sao kìm hãm nổi một tâm hồn cao thượng muốn vươn tới những gì có ý nghĩa cao đẹp hơn, mang lại hạnh phúc an lạc thực sự cho hết thảy mọi loài.

Trước những ưu tư khắc khoải ấy, ngài phải trầm tư suy nghĩ. Niềm thương đời và thông cảm với nỗi đau của chúng sanh, đã thôi thúc ngài từ giã hoàng cung dấn thân trên con đường tìm đạo giải thoát.

Sau ba lần tầm sư học đạo với những đạo sĩ trứ danh của Ấn Độ đương thời, ngài vẫn không thỏa mãn với những gì mà ngài đạt được từ những vị đạo sư truyền dạy. Ngài quyết định từ bỏ các vị thầy, đến Khổ Hạnh Lâm cùng tu với năm anh em Kiều Trần Như. Suốt sáu năm khổ hạnh ép xác, bấy giờ thân thể ngài chỉ còn lại da bọc xương, tinh thần mỏi mệt như một đống lửa sắp tàn. Nhận thấy lối tu này không mang lại kết quả gì cả, ngài quyết định từ bỏ. Từ đó, ngài trở lại ăn uống bình thường để duy trì tấm thân, tiếp tục cuộc hành trình vĩ đại của mình. Sau khi quyết định, ngài nhận lấy bát sữa của nàng Tu Xà Đề (Suyata) dâng cúng, sức khỏetinh thần giờ đây trở lại bình phục, ngài đến bên bờ sông Ni Liên Thiền, dưới gốc cây Tất Bát La trải cỏ ngồi thiềnphát nguyện lớn:Nếu ta ngồi đây mà không tìm ra đạo lí nhiệm mầu, không tìm ra huyền vi của vũ trụ vạn hữu, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời bỏ chỗ này”.

Suốt 49 ngày đêm tư duy thiền định, quán sát không gián đoạn, vào đêm cuối cùng khi sao mai mọc, ngài chiến thắng ma quân, xóa tan màn vô tri đêm tối, chứng được Tam minh, Lục thông thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, năm ấy ngài 35 tuổi.

Nghiên cứu về lịch sử của đức Phật chúng ta thấy: Ngài vừa là một con người thật, cụ thể mang tính lịch sử, vừa là con người biểu tượng. Ở nơi ngài luôn chứa đựng những chân lí sống động. Sự thành đạo của đức Phật hẳn để lại cho chúng ta nhiều ý nghĩadiệu dụng mà khó ai có thể suy lường hết được.

I. Ý nghĩa thành đạo

1. Sự chứng ngộ tự thân

Đức Phật thành đạo mang lại ý nghĩa rất lớn cho hết thảy chúng ta học hỏi. Đối với bản thân Ngài đã thành công viên mãn.Trải qua biết bao tháng ngày dài trăn trở quên ăn bỏ ngủ, sáu năm trường khổ hạnh, công phu nhọc nhằn gạn lọc thân tâm, dám hy sinh thân mạng và tất cả mọi thứ trên đời để tìm tòi mối đạo. Ngày nay, chiêm nghiệm lại cuộc đời của đức Phật, chúng ta mới cảm nhận hết giá trị chói lọi huy hoàng của ngày lịch sử Ngài được thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác. Có một niềm an lạc sung mãn thấm đượm nơi Ngài, đến nỗi Ngài phải trải qua một tuần lễ đầu tiên sau khi Thành đạo để thể nghiệm hạnh phúc tâm linh giải thoátchính thức tuyên ngôn đoạn tuyệt với vòng luân hồi sanh tử khổ đau: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai lang thang đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp. Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lập đi lập lại đời sống quả là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng quả Vô sanh bất diệtNhư Lai đã tận diệt mọi ái dục”.[1] Sự chứng ngộ của đức Phật là cả một quá trình nỗ lực tu tập, bằng sự tinh tấn kiên trì ngài đã chiến thắng cả nội ma lẫn ngoại chướng để thành tựu đạo quả. Suốt quãng đời giáo hóa, Ngài không ngớt nhắc nhở chúng ta qua bao lời dạy mà kinh điển đã ghi lại: “Các con hãy tự mình cố gắng, Đức Như Lai chỉ là bậc Đạo Sư.”[2] hay “Hãy tự mình làm hòn đảo, hãy tự mình làm nơi nương tựa cho chính mình.”[3] và “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.” Đạo Phật chú trọng ở thực chứng, nước nóng lạnh uống vào tự biết chớ không chuyên hý luận suông, sáo rỗng vô ích hay cuồng tíncầu nguyện che chở từ quyền uy tột bực của các đấng siêu nhiên. Con đường đời tranh đua danh lợi đã khó huống nữa là con đường “nghịch lưu” cắt đứt dòng triền miên của sự sanh tử luân hồi đưa đến giải thoát tối hậu. Mỗi người Phật tử phải là một hành giả, một chiến sĩ trung kiên trên chiến trường thầm lặng vì chính những vô minh phiền não nơi bản thân ta là những kẻ thù nguy hiểm nhất và: “Chiến thắng vẻ vang nhất là tự thắng được lòng mình”. Nhìn lại hành trình đức Phật đã đi qua, chúng ta càng thấm thía giá trị của tự nỗ lựcthực hành trong Phật giáo. Sự thành đạo của Ngài là kết quả tự nhiên của tinh thần tự tu, tự chứng, chớ không mảy may chứa đựng bóng mờ của giao cảm với thần linh hay sự cứu rỗi của một đấng siêu nhiên nào cả. Hình ảnh gầy gò tiều tụy của Ngài trong sáu năm đăng đẳng nơi Khổ Hạnh Lâmấn tượng sâu đậm nhắc nhở chúng ta tinh tiến khai quang tất cả sự nỗ lực của mình.

2. Đem lại ánh sáng chân lý cho nhân loại

Phật thành đạo không chỉ là một cuộc chinh phục vĩ đại, một chiến thắng vẻ vang đối với bản thân, mà còn là một sự khai sáng tuyệt vời cho hết thảy nhân loại. Chí nguyện xuất gia của Ngài là để tìm phương cứu chữa cho đời sống chúng sanh đang ngập chìm trong  ân ái khổ đau, như chính lời Ngài phân tỏ với Xa-nặc lúc chia tay: “Chính vì đêm tối Ta mới đi tìm ánh sáng.”[4]Trong khoảng thời gian 45 năm còn lại của đời mình, Ngài soi rọi Ánh Đạo Vàng đến khắp muôn phương và huấn thị rõ ràng: “Nếu cõi đời không đau khổ tối tăm, đức Phật đã chẳng xuất hiện ở đời”.  Ngài ra đời là “Vì an lạc của số đông, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênloài người.” (Tăng Chi I). Động cơ cao thượng này khiến Ngài dấn thân quên mình, hy sinh tất cả quyết tìm ra chân lý để cứu độ quần sanh.

Đức Phật thành đạo, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua biên giới quốc độ để soi rọi khắp nơi. Việc đem ánh sáng giáo pháp của đức Phật đến với cuộc đời đã trở thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của những người đệ tử Phật từ bao đời nay. Nhớ niệm về ngày thành đạo của đức Phật là nhớ niệm về sự xuất hiện của ánh sáng quang minh Phật pháp trong việc đẩy lùi bóng tối vô minh, khai mở Phật tính cho mọi người. Rằng, từ đây ánh sáng đạo vàng sẽ rọi soi vào trong tâm thức u tối của con người. Vầng thái dương chân lý sẽ xua tan bóng đêm đen che phủ cuộc đời.  

Sự kiện Phật thành đạo càng có ý nghĩa cứu tinh hơn nữa nếu chúng ta nhìn nhận vào chính ngay trong lòng xã hội thời đức Phật. Thời kỳ này nảy sinh quá nhiều tư tưởng triết thuyết, gần một trăm hệ phái thần học, triết học khác nhau. Xã hội vô cùng phức tạp, tình trạng tâm linh con người rất đen tối, sự xáo trộn về trật tự gia đình, xã hội, tín ngưỡng đã bộc phát một cách mãnh liệt ở ngay nội tâmngoại giới. Con người lúc ấy chỉ còn là nạn nhân của các Thánh kinh và các Đạo giáo. Tình trạng thật bi đát cho phụ nữ, cho giai cấp thấp bị bóc lột lao động và đối xử phân biệt, chiến tranh và thống trị diễn ra thường xuyên. Giữa hoàn cảnh bế tắc ấy, đức Phật xuất hiện như một mặt trời rạng rỡ buổi sáng mai xua tan đi những bóng tối của đêm đen dày đặc đang che phủ cuộc đời. Không tuyên bố chính thức nhưng Ngài thực sự là một nhà cách mạng xã hội chân chính, mang đến bao nhiêu sự đổi thay theo chiều hướng tốt đẹp. Chân lý ấy là đường sáng lớn đưa chúng sanh thoát khỏi sự u tối mê mờ của khổ đau sinh tử, về bờ an vui giải thoát giác ngộ.

          3. Con người là chủ nhân của chính mình

 Đặc biệt Phật thành đạosự kiện đề cao giá trị nhân bản. Phật chứng quả ngay trong kiếp người, Phật là người giác ngộ; điều đó chứng tỏ con ngườiđịa vị tối ưu để trở thành Phật như kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng, năng sinh nhất thiết chư thiện pháp cố.” Có được thân người là rất khó khăn, trong khi bao đạo giáo khác dạy con người phải hướng đến thần linh, phải trút bỏ đi kiếp người lỡ vướng mang, thì đức Phật đã trả lại giá trị đích thực của kiếp người. Ngài là một bậc siêu nhân hơn tất cả mọi thần thánhloài người từng biết tới nhưng Ngài cũng mang một trái tim rất người. Ngài lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại, cả về nhân giới, tâm giớisiêu giới. Con người tự chịu trách nhiệm đối với cá nhân mình và hạnh phúc của chính mình chứ không có vấn đề ban phúc giáng họa từ một đấng tối cao. đức Phật đã mang đến niềm tin, trí tuệgiải thoát cho con người. Ảnh dụ “Người cùng tử” trong kinh Pháp Hoađức Phật nhắc con người đừng đánh mất chính mình, hãy tìm và trở về với con người thật nơi chính mình. Đừng rồ dại vọng cầu nơi khác, mà tự nhìn lại chính mình, khai thác hết mọi khả năng vốn có để thành tựu đạo quả.     

  II. Các giá trị thực tiễn

1.     Đức Phật dạy phương pháp tu tập mang lại an lạc ngay trong hiện tại

Bằng chứng rõ ràng trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, Thế Tôn giáo hóa vô số chúng sanh thấm nhuần giáo lý thể nhập nguồn an lạc thanh tịnh hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại. Phật giáo nhận định đời là khổ, ở đây không phải là bi quan, yếm thế mà nói lên sự thật để rồi tích cực tìm cách thoát khổ. Đó là một thái độ dứt khoát, tích cựclạc quan với mục tiêu là nhằm giải thoát dần những khổ đau của con người, tiến đến hạnh phúc an lạc. Lời Phật dạy phải được áp dụng vào ngay trong cuộc sống hiện tại chứ không phải trong chờ vào một viễn cảnh xa xăm ở một tương lai nào đó. Có nhiều người cho rằng: tu tập bây giờ là để sau này hưởng được phước lợi, được an lạc, tự tại. Nhưng quả thật đây là một ảo tưởng hoàn toàn xa rời với ý nghĩa đích thực của lời Phật dạy. Chúng ta đã từng xác quyết rằng: “Vì chúng sinh khổ đau nên đức Phật thị hiện”. Vì vậy, trong suốt 45 năm thuyết pháp đức Phật chỉ nói về khổ và con đường diệt khổ. Hơn thế nữa những lời Ngài dạy bắt nguồn từ sự thực chứng, thực nghiệm nơi cuộc sống của con người. Do đó, giáo pháp của Ngài tuyên thuyết ra là nhằm tháo gở những vướng mắc sai lầm đưa đến phiền toái khổ đau cho chúng sinh. Bài kinh mủi tên độc là một minh chứng rỏ ràng về tính chất thiết thực của giáo pháp; vấn đề lấy mủi tên độc ra để cho người kia hết đau là cần thiết hơn chuyện đi tìm những nguyên do rườm rà khác. Giáo pháp của đức Phật là phương thuôc thần diệu chuyên trị tâm bệnh cho chúng sanh. Vì vậy, Osho cho rằng, đức Phật không phải là một triết gia mà Ngài là một vị lương y luôn chữa trị tâm bệnh. Vì rằng, “một triết gia là người cứ liên tục nói về màu sắc và ánh sáng cho người mù, cứ làm cho anh ta càng lẫn lộnbối rối, vì người mù không có khả năng hiểu gì về ánh sáng cả. Đức Phật không định triết lý hóa về áng sáng, mà chỉ cho anh ta một phương thuốc để chữa lành mắt. Thế là anh ta có thể tự nhìn thấy.[5] Khi đã có phương pháp, hành giả nên bắt tay ngay vào việc tu tập một cách miên mật để nhằm loại dần những phiền não lậu hoặc làm cho tâm trở nên an tịnh thuần khiết. Khi đó, họ thực sự là người có hạnh phúc an lạc. Người ấy đã giải thoát khỏi mọi “mặc cảm” ám ảnh, những vấn đề khiến người ta điêu đứng. Họ có được một sức khỏe tinh thần hoàn hảo, không hối tiếc quá khứ, không bận tâm về tương lai, mà sống trọn vẹn cái hiện tại.[6]Một tâm hồn không có tham ái chấp thủ, ngã mạn cống cao thì họ sẻ trở nên hoan hỷ vui vẻ, thưởng thức được sự sống thuần khiết, tâm thái an bình thoát ly khỏi mọi lo âu sầu muộn trong cuộc đời.

Như vậy, giáo pháp của đức Phật là để áp dụng thực hành chứ không phải dùng để trưng dẫn. Người thực sự hành trì giáo pháp mới nến được hương vị của sự an lạc giải thoát, bằng không thì chỉ như chiếc thìa để trong tô canh chẳng bao giờ thưởng thức được vị ngon của canh.         

 2. Đức Phật- nhà cách mạng đầu tiên về nhân quyềnbình đẳng

Đức Phật là nhà cách mạng nhân quyềnbình đẳng đầu tiên của nhân loại. Ngài dõng mãnh phá bỏ truyền thống phân chia giai cấp lâu đời dưới hệ tư tưởng Bà La Môn giáo. Ngài tuyên bố hùng hồn: “Không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ”. Chủ nghĩa bình đẳng được thể hiện rõ trong tinh thần giới luậtđời sống Tăng đoàn, tiêu biểu nhất là sáu phép Lục hòa, đây là thước đo trung thực nhất về tính bình đẳng nhất quán được áp dụng trong đời sống sinh hoạt của Tăng đoàn. Trong giáo pháp của Như Lai, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, ai cũng có thể tu tậpchứng ngộ, ai cũng có thể dự được phần an lạc, giải thoát nếu thực hành đúng theo lời dạy của ngài. Từ người thông minh như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, đến hạng ngu đần như Châu Lợi Bàn Đà; từ vua quan cao sang quyền quý, đến thứ dân hà tiện, tất cả đều được thâu nhận, và khi đi vào trong giáo pháp ấy họ không còn mang tên của giai cấp cũ nữa, mà họ đều là đệ tử của Như Lai. Điều này được thể hiện sống động qua lời dạy của đức Phật: “Này Pahàràda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravati, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên gọi trước, trở thành biển lớn. Cũng như vậy, này Pahàràda, có bốn giai cấp: Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau  khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố này, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa môn Thích tử .”[7]

3. Giáo pháp của đức Phậtgiá trị miên viễn

Tinh thần này chúng ta có thể nhận thấy rõ qua lời dạy của đức Phật: “Này các Tỳ kheo, nước của đại dương chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy pháp và luật này chỉ có một vị là vị giải thoát”. Trong một bài kinh khác đức Phật tuyên bố: “Này các Tỳ kheo xưa cũng như nay Như Lai chỉ thuyết về khổ và con đường diệt khổ”. Lại nữa, trước khi đức Phật nhập niết bàn, ngài hỏi tất cả các Tỳ kheo có còn thắc mắc vấn đề gì trong giáo pháp nữa không? Chư Tỷ-kheo im lặng, Tôn giả A Nậu Lâu Đà đại diện đại chúng bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn tất cả đại chúng im lặng vì không có Vị nào còn nghi ngờ hoặc chưa hiểu giáo lý. Thế Tôn, cho dù mặt trăng trở nên nóng và mặt trời trở thành lạnh; giáo pháp Thế Tôn thuyết giảng cũng không bao giờ thay đổi giá trịnghĩa lý.” Thật vậy, theo dòng thời gian, đã hơn 25 thế kỷ qua, nhưng chân lý Tứ Đế vẫn sáng ngời không bao giờ xa rời chân lý bởi vì giáo pháp ấy được Bậc giác ngộ tự thân chứng tri, tự thân liễu tri. Cho nên, nó không có sự ngăn ngại của không gianthời gian. Khi nào và ở đâu thì tinh thần khế lý,  khế cơ  và  khế thời cũng đầy đủ. Đó là giáo pháp mang tính miên viễn từ sơ thiện, trung thiện và hậu thiện.

 Tóm lại, quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác của đức Phật, cuộc đời của đức Phật là một minh chứng hùng hồn, một cảm hứng tuyệt vời cho tất cả chúng ta nương theo để tu tập. Ngài là một bậc Đạo sư lớn của trời người, một nhà triết học và là một nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại. Qua kho tàng kinh điển của Phật giáo, ta thấy rằng đức Phật không đơn giản chỉ là một nhà lãnh đạo tôn giáo kiệt xuất, một triết gia, một nhà giáo dục, mà còn là một thầy thuốc thiên tài trong trường đời, có khả năng chữa khỏi mọi căn bệnh cho hết thảy chúng sanh.

Phật thành đạo và lời tuyên thuyết: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành các con là Phật sẽ thành, đã mở ra một tia hy vọng lớn cho toàn thể nhân loại. Trên tinh thần đó không gì hơn là tất cả chúng ta đã nương theo giáo pháp của Phật, tự nỗ lực bản thân nhiều hơn trên bước đường tu tập để thành tựu đạo quả như ngài. Tu tập để được giác ngộ giải thoát là giấc mơ bất tận của mọi người con Phật. Dù biết rằng con đường ấy quả thật đầy chông gaithử thách, nhưng không phải chúng ta không đủ khả năng để đạt được. Vấn đềchúng ta có chịu bắt tay vào việc tu tập ngay bây giờ hay không mà thôi.

Ghi chú:

1  Thích Nữ Liên Chương, Ý nghĩa thành đạo, trang Buddhatoday/Viet/Phatphap/116, Thành đạo.

[1] Dhamma-pada (Kinh Pháp Cú), câu 153-154.

[2]  Pháp cú, 276

[3] Kinh Đại Niết Bàn, tập 2, tr. 20

[4]  Võ Đình Cường, Ánh Đạo Vàng, Tập 4.

[5] Đoàn Văn An, Tìm hiểu tư tưởng triết học tánh không trong kinh Kim Cương, Nxb. Hà Nội, Tr.54.

[6]Rahula, Đưc Phật đã dạy những gì, bản dich của Ni sư Trí hải. Nxb Tôn giáo, tr. 102.               `

[7] Tăng chi bộ III, chương tám pháp, phẩm Atula Pahàràda, 1996, tr 562.

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 360

Thích Trung Định

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.