Giới: rốt ráo, khắp vì tất cả chúng sanh

23/04/20211:01 SA(Xem: 6635)
Giới: rốt ráo, khắp vì tất cả chúng sanh
GIỚI: RỐT RÁO, KHẮP VÌ TẤT CẢ CHÚNG SANH
Tâm Tịnh

Trong thời Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, 12 năm đầu tiên sau khi thành đạo Vô Thượng Bồ Đề, Thế Tôn không chế định các giới điều; hoặc vì nhiều đệ tử hốt nhiên đại ngộ chỉ sau một thời thuyết pháp của Ngài; hoặc vì đa số hành theo lời dạy của Thế Tôn mà không có bất cứ sai phạm nào, thành tựu chánh trí giải thoát, hữu kiết sử đã được đoạn diệt, phạm hạnh đã thành, gánh nặng đã được đặt xuống, là bậc A La Hán.

Sau khoảng thời gian này, trong Tăng đoàn xuất hiện long xà hỗn tạp, phàm thánh đồng cư, có nhiều Tỷ kheo phạm những ác hành (bất thiện nghiệp), làm chướng ngại cho sự chứng ngộ đạo quả cao thượng.  Nhân đó, Đức Phật chế ra giới để ngăn các Tỷ Kheo phạm lỗi, tạo duyên lành cho họ chứng thánh quả.

Như vậy, giới được chế định nhằm giúp người tu thọ trì để phòng việc xấu, tránh việc ác, tạo ra nghiệp lành, trợ duyên cho họ chứng thánh quả.

Tuy nhiên, những giới cấm này không rốt ráo, chẳng thể khắp vì tất cả chúng sanh, vì cầu pháp có, tánh bất định nên chẳng thanh tịnh. Giới của Bồ Tát hoặc hành giả Đại Thừa là giới mà chẳng phải giới, thanh tịnh vì quyết định rốt ráo, vì lợi lạc khắp tất cả chúng sanh:

  Nầy Thiện Nam Tử! Giới cấm của thế gian chẳng gọi là thanh tịnh. Vì giới cấm của thể gian để cầu pháp có, vì tánh bất định, vì chẳng rốt ráo, chẳng thể khắp vì tất cả chúng sanh.

  Nầy Thiện Nam Tử! Giới của Đại Bồ Tát thanh tịnh vì giới mà chẳng phải giới, vì chẳng phải có, quyết định rốt ráo, vì lợi ích chúng sanh. Đây là giới thanh tịnh của Bồ Tát.

(Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I, XX Phẩm Phạm Hạnh, trtr.633-634, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, NXB Tôn Giáo, 2012)

Hành nơi phi đạo để thông đạt Phật đạo

Giới mà chẳng phải giới – rốt ráo vì lợi ích khắp tất cả chúng sanh là giới,chủng tánh Đại Thừa, bất di bất dịch, không biến đổi, là thường, là chơn giới. Vì thế hành giả Đại Thừa hay Bồ Tát tùy duyên bất biếnlinh động ứng hợp tùy lúc, tùy nơi sao cho lợi ích khắp tất cả chúng sanh (bất biến). Chính vì thế, có những pháp hành tựa như là một sự phá giới hay phạm trọng giới, tức là hành phi đạo, nhưng lại lợi lạc khắp tất cả chúng sanh, tức là đại thiện hành, như lời vấn đáp của hai Đại Sĩ: Đại Trí Văn Thu Sư Lợi Bồ TátĐại Sĩ Duy Ma Cật sau đây:

Bấy giờ, Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Thế nào là Bồ Tát thông đạt Phật đạo?
Duy Ma Cật nói:
-Nếu Bồ Tát hành nơi phi đạo gọi là thông đạt Phật đạo.
Hỏi:
-Thế nào là Bồ Tát hành nơi phi đạo?
Đáp:
-Nếu Bồ Tát gây tội ngũ ngịch mà chẳng có buồn giận…

(Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, VIII. Phẩm Nhập Đạo, Thích Duy Lực, Hoa Kỳ, 1991)

Phạm giới sát nhưng lợi ích khắp tất cả chúng sanhhộ trì chánh pháp: đó là giới. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật dạy rằng người hộ trì chánh pháp chẳng thọ ngũ giới:

Nầy Ca Diếp! Người hộ trì chánh pháp chẳng thọ năm giới, chẳng tu oai nghi. Phải cầm binh khí hộ trì Tỳ Kheo giữ giới thanh tịnh". (Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I. V Phẩm Kim Cang Thân, tr.109)

Vua phạm tội sát sanh, giết chết những Tỷ kheo phá giới để hộ pháp, và vì lợi ích khắp tất cả chúng sanh: nhờ duyên ‘phi đạo’ này (đại thiện giới), vị vua này ngay sau khi chết tái sinh cõi Phật A Súc làm đệ tử thứ nhất như lời của Thế Tôn trong đoạn kinh sau:

Nầy Ca Diếp! Về đời quá khứ đã vô lượng vô biên vô số kiếp, nơi thành Câu Thi Na này có Phật ra đời hiệu Hoan Hỉ Tăng Ích Như Lai đủ cả mười đức hiệu. Lúc ấy cõi nước rộng lớn tốt đẹp giàu vui, nhơn dân đông đầy ấm no như chư Bồ Tát ở cõi An Lạc. Phật Hoan Hỉ Tăng Ích ở đời rất lâu, cơ duyên đã mãn, Ngài nhập Niết Bàn, nơi rừng Ta La. Sau khi Phật Hoan Hỉ Tăng Ích nhập Niết Bàn. Chánh pháp còn ở đời vô lượng ức năm, lúc còn lại bốn mươi năm cuối cùng, bấy giờ có một Tỳ Kheo trì giới hiệu là Giác Đức có đông đồ chúng. Tỳ Kheo Giác Đức hay tuyên thuyết chín bộ kinh. Cấm các Tỳ Kheo không được chứa nuôi tôi tớ trâu bò heo dê, những vật phi pháp. Bấy giờ có các Tỳ Kheo phá giới oán ghét theo làm hại Giác Đức. Quốc vương Hữu Đức nghe được việc ấy, vì hộ pháp nên nhà vua liền vội đến đấu chiến với bọn phá giới, nhờ đó mà pháp sư Giác Đức khỏi nạn. Nhà vua cả mình bị thương rất nặng. Pháp sư Giác Đức liền khen vua rằng: "Lành thay! Lành thay! Nay vua thiệt là người hộ pháp, đời sau, thân vua sẽ là vô lượng pháp khí". Vua nghe lời ấy lòng rất vui mừng, rồi liền chết sanh về cõi Phật A Súc làm vị đệ tử thứ nhứt. Quân lính nhơn dân hoặc người theo vua chiến đấu, hoặc tùy hỉ đều được không thối chuyển tâm bồ đề, sau khi chết họ cũng được sanh về nước của Phật A Súc. Pháp sư Giác Đức khi mãn thọ cũng sanh về cõi ấy làm vị đệ tử thứ hai trong chúng Thanh Văn của Phật A Súc.
Nầy Ca Diếp! Quốc Vương trước kia là tiền thân của Như Lai đây, Pháp sư Giác Đứctiền thân của Phật Ca Diếp.
Nếu lúc chánh pháp sắp diệt phải nên hộ trì như vậy. Người hộ pháp được vô lượng quả báo, vì thế nên nay Như Lai được nhiều tướng tốt để tự trang nghiêm, thành tựu pháp thân không biến hoại".(Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I. V Phẩm Kim Cang Thân, trtr.110-111)

Hành động giết chết các Tỷ kheo phá giới của Vua Hữu Đức có phải rốt ráo vì khắp tất cả chúng sanh chăng? Đúng vậy biểu pháp này là lợi lạc khắp tất cả chúng sanh:

bảo vệ mạng sống cho Tỷ kheogiới đức để chánh pháp lan tỏa trên thế gian, phá mê khai ngộ cho vô lượng chúng sanh, đạo pháp hưng thịnh, người người lạc an, hạnh phúc muôn loài.

Vì thương những Tỷ kheo phá giới: ngăn họ phạm trọng giới, ngăn họ bị đọa vào địa ngục vô lượng kiếp khi họ giết chết Tỷ kheo Giác Đức, làm tàn lụi chánh phápthế gian.

Vì kính quý Tỷ kheo Giác Đức

báo ân các Đức Phật, ân Tam Bảo…

 

Như vậy hành động dường như phạm trọng giới của Vua Hữu Đức là đại thiện nghiệp cho thấy Bồ Tát Hữu Đức thương tất cả chúng sinh như con một, vì lợi lạc khắp tất cả chúng sanh.

Chính vì thế, Đức Phật dạy những Phật tử tại gia hộ pháp phải xả bỏ năm giới, cầm binh khí hầu người thuyết chánh pháp:

Nầy Ca Diếp! Vì những cớ ấy nên hàng Ưu Bà Tắc v.v... phải cầm binh khí ủng hộ vị Tỳ Kheo trì pháp như Giác Đức kia. Nếu cứ thọ trì ngũ giới chẳng đặng gọi là người Đại Thừa. Người hộ trì chánh pháp nên phải cầm binh khí hầu người thuyết pháp (Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I. V Phẩm Kim Cang Thân, tr.112).

Hành động giết chết các tên cướp của Bồ Tát Đại Bi dường như là một sự phá giới mà lại rốt ráo vì khắp tất cả chúng sanh

Một ví dụ điển hình trong câu chuyện tiền thân của Đức Phật cho thấy hành phi đạo mà lại lợi ích khắp tất cả chúng sanh (thông đạt Phật đạo). Câu chuyện kể Bồ Tát Đại Bi đi cùng thuyền với 100 lái buôn và vài tên cướp. Bồ Tát Đại Bitha tâm thông đọc được tâm ý của bọn cướp: biết được ý định giết 100 lái buôn này để cướp của. Bồ Tát Đại Bi chấp nhận phạm tội sát sanh và ra tay giết chết những tên cướp này để cứu những người lái buôn. Hành động dường như phạm trọng tội này của Bồ Tát là biểu pháp của đại thiện nghiệp. Nhờ hành động đại thiên này mà Ngài rút ngắn 100 ngàn đại kiếp thành Phật(Chuyện tiền thân: Cứu người bị giặt cướp)

Chịu khó tư duy một chút có thể thấy hành động giết chết các tên cướp của ngài là rốt ráo vì khắp tất cả chúng sanh.

Vì cứu lấy mạng sống cho 100 người lái buôn, mang an vui đến cho 100 gia đình cùng bà con họ hàng.

Vì thương tưởng đến những tên cướp: đoạn sự giết chóc và cướp của: ngăn chặn việc đọa địa ngục nhiều kiếp của những tên cướp.

Hành động dường như phá giới của Ngài Cưu Ma La Thập mà lại rốt ráo vì khắp tất cả chúng sanh

Trường hợp dường như phá giới của Ngài Cưu Ma La Thập khi bị vua Dao Hưng ép nhận 10 mỹ nữ làm thê thiếp để bảo tồn nòi giống ‘Phật’. Đây là mưu đồ chính trị vì để làm giảm thanh danh của Ngài. Các đệ tử của Ngài hoang mang và dao động. Ngài triệu tập các đệ tử và ở trước mặt họ, ngài nuốt hết một bát kim và nói những ai có thể làm được như ngài thì được ‘phá giới’. Các đệ tử của Ngài hỗ thẹn và bình tâm dịch kinhhành đạo (Con Đường Tỉnh Thức, Tập 7 Truyền Hình An Viên).

Có thể thấy hành động dường như phá giới của Ngài Cưu Ma La Thập là vì lợi lạc khắp tất cả chúng sanh:

Vì để việc dịch kinh điển Đại Thừa và các bộ luận diễn ra thông suốt nhằm lưu truyền Chánh Pháp Đại Thừa (Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Maha Bát Nhã Kinh, A Di Đà Kinh vv) đi khắp nơi (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản vv) lợi lạc cho vô lượng chúng sanh.

Vì thương tưởng Hoàng Đế Dao Hưng: Giả sử như Ngài không tiếp nhận 10 mỹ nữ, là duyên Chánh Pháp Đại Thừa bị trở ngại, không lưu thông: là trọng ác nghiệp có thể đọa vào địa ngục nhiều kiếp: ngăn ác hành này xảy ra, lợi lạc cho Vua Dao Hưng. Nhờ duyên bảo trợ dịch kinh, Vua Dao Hưng cùng với những người hộ trì sẽ được vô lượng công đức (Đó cũng nhờ hành phi pháp của Ngài Cưu Ma La Thập vậy.)

Vì những đệ tử của Ngài hoặc hành giả Đại Thừa có một bài học thực tếhành nơi phi đạothông đạt Phật đạo như Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh mà Ngài dịch và lưu truyền lại cho hậu thế.  Qua đó cho thấy hành nơi phi đạo cũng không phải là việc dễ thực hiện trừ những bậc thông tuệđạo hạnh sáng ngời, hoặc những hành giả Đại Thừatâm từ bi rộng lớn và có trí tuệ sáng suốt.

lợi lạc cho 10 mỹ nữ đi theo Ngài: sẽ được học đạo với Ngài như trường hợp Ngài Duy Ma Cật tiếp nhận mười hai ngàn thiên nữ của Ma Ba Tuần trong phẩm Bồ Tát Thứ Tư. Nhờ đó, các thiên nữ được Ngài Duy Ma khuyên phát vô thượng tâm và dạy chọ các thiên nữ pháp lạc và pháp vô tận đăng vv. (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, IV. Phẩm Bồ Tát, Thích Duy Lực, Hoa Kỳ, 1991)

Kết luận: Giới mà chẳng phải giới miễn sao những hành động và lời nói của hành giả Đại Thừa với mục đích cao khiết thuần thiện: rốt ráo vì lợi ích tất cả chúng sanh. Việc thực hành Bồ Tát đạo trong thế giới Ta Bà trong thời mạc pháp như ngày nay để mang chánh pháp vào đời là việc làm rất khó khăn, đòi hỏi hành giả Đại Thừatâm từ bi rộng lớn , có trí tuệ (chịu khó tư duy, quán chiếu đa chiều) cốt để có những hành động thích hợp nhằm lợi lạc khắp tất cả chúng sanh. Đặc biệt, khi thực hành phi đạo đòi hỏi hành giả Đại Thừa phải cẩn trọng quán chiếu, và tham chiếu những lời dạy hay ý kiến của những bậc thông tuệ, hoặc thiện trí thức vì lợi lạc khắp tất cả chúng sanh.

Nguyện đem công đức này

Hướng về hữu tình khắp pháp giới

Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Tâm Tịnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.