Bước Đầu Tập Hành Thiền - Hòa Thượng Gunaratana

25/02/20226:26 SA(Xem: 6962)
Bước Đầu Tập Hành Thiền - Hòa Thượng Gunaratana
BƯỚC ĐẦU TẬP HÀNH THIỀN
Hòa thượng Gunaratana (2014)
Bình Anson lược dịch (2022)
Trích: Bhante Gunaratana (2014), Meditation on Perception
(Hành thiền quán tưởng).

*

Bhante Gunaratana (2)
HT. Bhante Gunaratana

Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:

…”Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, chân xếp chéo, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở vào, có niệm vị ấy thở ra.

Trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’
Trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
Trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ …”

Dựa vào những lời dạy đó, chúng ta có thể bắt đầu tập hành thiền như sau:

* ĐI ĐẾN MỘT NƠI YÊN LẶNG. Mặc dù Đức Phật đề nghị một khu rừng, gốc cây hay một nơi thanh vắng, trong hoàn cảnh hiện tại của đa số chúng ta, nơi hành thiền đơn giản là nơi chúng ta có thể ngồi thực hành một mình, tránh xa những bận rộn hằng ngày. Rất khó phát triển định tâm nếu chúng ta ngồi cạnh máy điện thoại di động hay máy tính cá nhân! Để tập trung tâm ý, ta cần phải tránh mọi náo động, bên trong lẫn bên ngoài.

* CHỌN TƯ THẾ NGỒI THOẢI MÁIVỮNG VÀNG. Đức Phật dạy chúng ta ngồi xuống, chân xếp chéo, giữ lưng thẳng. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều người ngồi dưới đất, chân xếp chéo với một cái gối nhỏ kê mông. Cũng có thể ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng để hành thiền, hoặc trong những trường hợp bất khả kháng, có thể hành thiền trong tư thế đứng, trong lúc đi, hay khi nằm xuống. Mục đích là giữ thân nhẹ nhàng, thoải mái trong một tư thế nào có thể giúp ta chịu đựng trong một thời gian dài mà không di chuyển hay điều chỉnh.

* CHÚ TÂM VÀO THỜI KHẮC HIỆN TẠI. Như Đức Phật dạy trong đoạn kinh trên, hành giả phải giữ niệm luôn hiện diện, hay giữ niệm trước mặt. Chúng ta thực hành theo lời dạy này bằng cách ghi nhớ rằng quá khứ đã qua rồi, còn tương lai thì chưa đến. Thời khắc thực sự hiện hữu là ở ngay trước mặt, thời khắc của những gì đang xảy ra ngay bây giờ.

* ĐEM TÂM CHÚ Ý VÀO HƠI THỞ, HƠI THỞ ĐI VÀO VÀ ĐI RA. Chọn một điểm duy nhất để ta chú ý vào đó giúp tâm được an định. Thông thường, nơi dễ theo dõi sự chuyển động ra vào của hơi thở là ở chóp mũi, nơi luồng không khí chạm vào ống mũi khi thở vàothở ra.

* ĐỂ TÂM GHI NHẬN HƠI THỞ CÓ KHI DÀI, CÓ KHI NGẮN. Lời dạy này không có nghĩa là ta phải kiểm soát hơi thở, ép hơi thở vào ra phải là hơi dài hay hơi ngắn. Ở đây, hành giả chỉ đơn thuần ghi nhận hơi thở ra vào tự nhiên, có khi dài, có khi ngắn. Quán niệm hơi thở trong Phật giáo không phải là bài tập thể dục huấn luyện hơi thở. Ở đây, chúng ta dùng hơi thở, lúc nào cũng có mặt với chúng ta, như là một điểm chú tâm để giúp chúng ta phát triển tâm định và niệm.

* NHẸ NHÀNG VÀ NHẤT QUÁNThiền là phải thực hành. Không nên mong đợi kết quả nhanh chóng sau một buổi tập đầu tiên, hay ngay cả sau hai, ba, hay mười buổi tập. Nếu có thể, nên chọn thời gian hành thiền mỗi ngày khi vắng lặng, không có những xáo trộn. Nhiều người chọn hành thiền vào buổi sáng sớm, trước khi bận rộn vào những công việc ban ngày, hay vào buổi tối, nếu đó là khoảng thời gian mà họ cảm thấy vẫn còn tỉnh táo, nhanh nhẹn. Thiết lập một thời gian nhất định tại một nơi cố định để hành thiền đều đặn mỗi ngày là một đường lối nhẹ nhàng để khuyến khích và trợ giúp công phu hành thiền của mỗi người.

* LINH ĐỘNGLẠC QUAN. Điều chỉnh buổi hành thiền để giúp tâm có đủ thời gian để lắng động. Nhiều người thấy rằng dành ra hai mươi đến ba mươi phút mỗi ngày để hành thiền mang đến kết quả tốt, nhưng ngay cả khi hành thiền trong năm hoặc mười phút cũng là điều tốt trong những ngày ta có nhiều việc bận rộn. Ta phải cảm thấy thư giãn và thoải mái khi ngồi theo dõi hơi thở, càng lâu càng tốt. Nhưng không nên xem hành thiền là một công việc lặt vặt hay một sự bó buộc. Cần phải xem đó như là một sinh hoạt tốt, đáng ưa thích để giúp thư giãn và đem niềm vui đến thân và tâm, và từ đó giúp ta tăng trưởng tâm linh.

-- Hòa thượng GUNARATANA (2014)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.