Vượt Thoát

30/04/20221:00 SA(Xem: 3348)
Vượt Thoát

VƯỢT THOÁT
HỒI ỨC CỦA MỘT NGƯỜI SUỐT ĐỜI KIẾM TÌM TỰ DO
LÀNG DUNG NGUYỄN VĂN HÒA 

Nhạc 



L
I NHÀ XUT BN

____________________________________


Sinh ra trong một gia đình nhà nông nơi một làng quê miền châu thổ sông Hồng, lớn lên trong một giai đoạn khó khăn và cùng khổ nhất của thời chiến tranh, hết Pháp thuộc đến Nhật thuộc với cả triệu người chết đói và, sau đó, chiến tranh Việt Pháp dai dẳng kéo dài đầy khốc liệt dẫn đến cuộc nội chiến tương tàn do ý thức hệ du nhập từ ngoại bang, tác giả tập hồi ký với tên làng ghép cùng tên mình (Làng Dung Nguyễn Văn Hòa) rõ ràng không phải là người may mắn, có lẽ ông cùng chung số phận với nhiều người ra đời cùng thời gian đó như một thi sĩ đã cho rằng “lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ”.

Tập hồi ký là một câu chuyện nhà có tính cách riêng tư như tác giả mô tả nhưng được lồng trong dòng lịch sử nổi trôi của dân tộc, trong dòng biến thiên của cuộc đời, tác giả đã đưa người đọc đi qua miền ký ức, bắt đầu từ một làng quê thanh bình ngập tràn lúa nước với cánh diều bay của vùng đồng bằng Bắc bộ, theo cha mẹ bỏ nhà, bỏ họ, bỏ hàng, bỏ làng xóm trốn đi trong đêm ra cảng biển Hải Phòng vào miền Nam tìm tự do để rồi hai mươi năm sau đó khi miền Nam thất thủ, tác giả lại một lần nữa tìm đường vượt thoát chế độ cộng sản đi tìm tự do nơi xứ lạ.

Trong cơn hoảng loạn hấp hối của Sài Gòn, trong nỗi sợ hãi cộng sản ngập tràn, tác giả đã bỏ lại gia đình đằng sau để cùng người bạn thân bắt đầu cuộc hành trình về miền vô định trên con thuyền viễn xứ ra khơi. Không như con thuyền viễn xứ chèo qua dòng suối mơ huyền ảo của Văn Cao hay con thuyền không bến trên sóng nước của Đặng Thế Phong mà trên con tầu viễn dương xa bờ, vượt sóng gió đại dương đi qua các vùng biển Côn Sơn, Subic Bay, Guam rồi bồng bềnh trên không vượt nửa vòng trái đất đến bên kia bờ Thái Bình Dương.

Nội dung tập hồi ký hình như chưa có hồi kết gồm ba phần chính và một số phụ lục. Phần đầu là cuộc trốn thoát Việt Minh cộng sản trong đêm đầy hiểm nguy do toàn miền Bắc lúc ấy ngoại trừ Hải Phòng đều đã bị cộng sản tiếp thu; Phần thứ hai là cuộc vượt thoát cộng sản băng qua biển Thái Bình Dương mênh mông khi miền Nam thất thủ và phần thứ ba là cuộc hành trình một mình đi tìm về miền tự do đích thực.

Qua hai lần vượt thoát chế độ cộng sản độc tài, tác giả tự thú là đã tìm được tự do nhưng còn nhiều hạn chế, chưa phải là thứ tự dotác giả mong tìm, một thứ tự do đích thực hoàn toàn không bờ không bến. Tác giả đã có được la bàn, đã tìm được phương cách đi, đã lên đường và đang tiếp tục cuộc hành trình độc đạo, một mình đi trên con đường thiên lý ấy…

Mời quý độc giả đi về miền ký ức của tác giả từ thuở niên thiếu, bắt đầu từ một làng quê thanh bình miền Bắc lặn lội ra cảng biển Đồ Sơn Hải Phòng xuống tầu theo đường duyên hải xuôi Nam, rồi 20 năm sau vượt biển Thái Bình Dương đi vào vùng đất mới qua một thời gian bằng nửa thế kỷ, rong ruổi qua các miền xa lạ: Pennsylvania, New York, Misouri, Mississippi, Texas và California. Cho đến nay tóc đã nhuốm mầu thời gian, tác giả vẫn tiếp tục hành trình tìm về nơi ông muốn, miền an lạc tự do đích thực nơi không có hận thù chiến tranh tàn phá, nơi vắng mặt tính tham sân và si của con người.

Trân trọng giới thiệu,
Nhà Xuất Bản 
LỜI TỰA
 
thuyen-nhan-galang-memorial
Bia kỷ niệm thuyền nhân bị chính quyển
Indonesia đục bỏ nội dung

Duyên khởi viết lên hồi ký này là từ những lời tâm huyết của một nhà sử học,* khuyến khích mọi người Việt, nên viết hồi ký cá nhân, vì ông cho rằng lịch sử thu nhỏ là hồi ký của từng cá nhân, là gia phả của mỗi gia đình, nhưng gôm chung sẽ là lịch sử của một đất nước, của nhân loại. Và việc viết lên lịch sử của một đất nước là trách nhiệm chung của mỗi người trong việc giữ gìn và làm sáng tỏ lịch sử, vì lịch sử thường được viết ra bởi bên chiến thắng, bởi những con người đang phục vụ cho thể chế chính trị thiếu tính cách khách quan. Ví dụ như nhà Tần bên Trung Hoa, khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, ông cho đốt sạch sách và tại Việt Nam, khi miền Bắc chiếm được miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền mới cũng cho lệnh càn quét sách vở miền Nam cho đốt hết hay như gần đây nhất, vào ngày 15 tháng 5 năm 2005, tại đảo Galang, Indonesia, một tấm biển bằng đá cẩm thạch bề ngang 3 mét và chiều cao 1 mét có ghi những dòng tưởng niệm các thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình trong hành trình tìm tự do đã bị chính quyền Indonesia ra lệnh đục bỏ theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội vì trên tấm biển có hai chữ “tự do”. Bên chiến thắng không muốn lịch sử mới do họ viết có dấu vết không tốt về họ.

 

****

Tập hồi ký này được dựa trên một bản nháp nhật ký viết tay ghi lại một số sự kiện và cảm xúc trên con đường vượt thoát cộng sản trong biến cố lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày miền Nam Việt Nam thất thủ trước Bắc quân. Vì sách được viết theo dạng hồi ký nên các địa danh, nhân vật và thời gian được giữ nguyên để tôn trọng sự thật và để nhiều thế hệ về sau này có thể truy tìm nguồn gốc. Kể cả tên tác giả cũng là tên thật trong dòng họ gọi kèm theo địa danh nơi tác giả chào đời.

Theo vận nước nổi trôi, tập hồi ký là một câu chuyện nhà có tính cách riêng tư, được lồng trong khung cảnh lịch  sử đen tối của một dân tộc trong khoảng thời gian từ năm 1945 - 1975, lúc đó toàn khu vực Đông Dương bị tàn phá bởi một trong những cuộc chiến tranh dài nhất và cay đắng nhất của thế kỷ XX. Riêng cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã lôi kéo sự tham chiến của hàng triệu người Việt Nam và quân nhân Pháp, Mỹ, Úc, Thái, Anh và Hàn, gây chết chóc, tàn phá; ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân. Số người tử vong của các bên tham chiến mà hầu hết là người Việt, cộng lại lên tới hơn ba triệu người. Và có thể nói, đó là một cuộc chiến dai dẳng nhất. Một cuộc chiến được cho là nội chiến do ảnh hưởng ý thức hệ tư bản và cộng sản, đồng thời cũng được xem như là nơi thí nghiệm tất cả các vũ khí, học thuyết và chiến lược chiến tranh mà Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ thử nghiệm tại Việt Nam

Tôi ra đời vào mùa Thu năm 1943 trong bối cảnh như vậy. Năm tôi lên 11 tuổi theo cha mẹ di cư vào miền Nam tìm tự do vào năm 1954. Hai mươi năm sau đó, tức năm 1975, khi tôi 32 tuổi, cùng người bạn thân rời bỏ gia đình thân yêu tìm đường vượt thoát cộng sản một lần nữa khi Bắc quân tấn chiếm miền Nam. Khoảng thời gian giữa hai biến cố đó là 20 năm, đất nước tôi chỉ có được 6 năm ngưng nghỉ chiến tranh, người dân được sống an lành.

Hai lần vượt thoát cộng sản là hai biến cố lớn trong đời tôi cũng như trong lịch sử cận đại của nước Việt Nam với hai cuộc di cư vĩ đại, vào năm 1954 và 1975. Cuộc di cư năm 1954 kéo dài 300 ngày, bắt đầu từ ngày 15 tháng 8, 1954, một tháng sau ngày ký kết khi Hiệp Định Geneva chia cắt Việt Nam thành hai miền tới ngày 15 tháng 5, 1955, ngày chiếc tầu chở dân di cư cuối cùng rời khỏi Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng vào Nam. Cuộc di tản năm 1975, kéo dài từ những ngày cuối tháng 4, 1975 cho tới năm 1988, là năm Liên Hợp Quốc quyết định đóng cửa các trại tị nạn ở Đông Nam Á.

Đến nay tôi đã bước vào tuổi 80, 10 năm sống ở miền Bắc, 20 năm sống ở miền Nam và thời gian còn lại gần nửa thế kỷ sống ở Hoa Kỳ. Nhìn lại quãng thời gian đã qua, tôi tự hỏi có phải vì lý tưởng tự do mà gần một triệu người Bắc bỏ làng mạc ruộng vườn di cư vào miền Nam năm 1954 và hàng triệu người Việt bỏ xứ ra đi năm 1975. Đâu là nguyên nhân. Đâu là muc tiêu đích thực. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu chung vẫn là chán ghét chế độ độc tài cộng sản, muốn thoát khỏi gông cùm kìm kẹp của chế độ chuyên chế.  Với riêng tôi, ngoài mục đích chung, tôi vẫn tiếp tục mưu tìm lý tưởng tự do cho riêng mình, một thứ tự do ngoài nghĩa tự do thông thường, một thứ tự do đích thực, tự do tuyệt đối, một thứ tự do tự tại hoàn toàn trong tâm trí...

_________________

(*) Tiến sĩ Alex Thái Đình Võ, Giáo sư Sử Học Viện Đại Học Hawaii.

WORK IN PROGRESS

Cùng tác giả:
Làng Dung Quê Tôi Với Cây Bồ Đề Ngàn Năm Tuổi 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20237)
12/10/2016(Xem: 18178)
26/01/2020(Xem: 10676)
12/04/2018(Xem: 18950)
06/01/2020(Xem: 9679)
24/08/2018(Xem: 8459)
12/01/2023(Xem: 2804)
28/09/2016(Xem: 24130)
27/01/2015(Xem: 23433)
11/04/2023(Xem: 2038)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.