Hành trình của một sinh viên Sài Gòn từ chiến tranh đến hòa bình

27/07/20225:29 SA(Xem: 2647)
Hành trình của một sinh viên Sài Gòn từ chiến tranh đến hòa bình
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT SINH VIÊN SÀI GÒN
TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN HÒA BÌNH
Nguyễn Hữu Thái

Hành trình của một sinh viên Sài Gòn từ chiến tranh đến hòa bìnhĐôi lời giới thiệu

Hành trình của một sinh viên Sài Gòn từ chiến tranh đến hòa bình (Nhà xuất bản Lao Động & Alphabooks, 2013, 496 trang) là hồi ký của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64). Tác giả kể lại nửa thế kỷ tham gia phong trào đô thị trước 1975 và công cuộc xây dựng đất nước đầy khó khăn sau đó.

Diễn Đàn cảm ơn tác giả đã vui lòng cho phép trích đăng hai chương của tập hồi ký. Mở đầu, xin giới thiệu với bạn đọc Chương 3 (thời kỳ 1963-64) :

XUỐNG ĐƯỜNG ĐẤU TRANH

1963-64 : Đây là giai đoạn đầy biến động ở miền Nam Việt Nam, khởi đầu với cuộc đấu tranh của Phật giáo đòi bình đẳng tôn giáo đưa đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm vào cuối  năm 1963. Hoa Kỳ can thiệp ngày càng sâu vào nội bộ Việt Nam, đưa tướng Nguyễn Khánh lên cầm quyền, ngụy tạo ‘Sự kiện Vịnh Bắc bộ’ mở rộng chiến tranh. Từ vị thế một người quan sát bên ngoài tôi trở thành người nhập cuộc đấu tranh. Đường phố đô thị  trở thành nơi xung đột của các phe phái chống kháng nhau.


h1Ngọn lửa Quảng Đức, 11/6/1963


Ngọn lửa tự thiêu Quảng Đức (1) chống kháng chế độ Ngô Đình Diệm vào sáng 11 tháng 6 năm 1963 đã tác động làm thay đổi cuộc đời một sinh viên bình thường như tôi. Nghe phong thanh có một cuộc xuống đường lớn của Phật giáo, tôi chạy nhanh về phía ngã tư Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám) và Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), vượt qua các phóng viên người nước ngoài, hướng về phía đám đông sư ni cùng đồng bào Phật tử đang tụ tập. Từ một chiếc xe du lịch sơn trắng bước ra một nhà sư cao gầy, nét mặt bình thản. Ông từ tốn bước về ngã tư, xếp bằng ngồi xuống, hai tay chắp lại và nhắm mắt tham thiền. Bỗng một đám lửa màu vàng cam bùng lên, nhận chìm toàn thân ông trong biển lửa. Mọi người đồng loạt quỳ xuống cầu nguyện.


Tôi vẫn còn nhớ như in người phóng viên hãng thông tấn UPI Mỹ Malcolm Browne la lớn : “Trời ơi! Trời ơi!” và tay anh bấm máy lia lịa. Anh ta bỗng chốc nổi tiếng khắp thế giới với các tấm hình nầy. Ngày hôm sau, hình ảnh nhà sư Việt Nam trong ngọn lửa có mặt trên hầu hết trang nhất báo chí thế giớimọi người mới hay biết rằng đang có một cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do ở tại một đất nước nhỏ bé, xa xôi mang tên Việt Nam. Từ ấy, tấn bi kịch Việt Nam trở thành đề tài thời sự nóng bỏng của giới truyền thông quốc tế.


Sự căm ghét chế độ Ngô Đình Diệm trong lòng tôi bùng lên theo ngọn lửa tự thiêu Quảng Đức. Sự phản kháng quyết liệt của con người nhỏ bé đó đã có tác dụng tạo nên sức mạnh ghê gớm làm rung chuyển cả một guồng máy đàn áp khổng lồ cho đến nay tưởng không có gì có thể lay chuyển nổi. Nước mắt tôi trào ra theo bước chân đoàn người rước nhục thể cháy đen bọc trong tấm áo vàng, chầm chậm hướng về chùa Xá Lợi. Cảnh sát ngăn cảnxung đột xảy ra. Khói lựu đạn cay làm mắt tôi cay xè. Nước mắt ràn rụa, tôi cảm thấy bất lực và thất vọng. Tôi nhào về phía đống đá bên đường, vung tay ném như điên dại về phía cảnh sát. Họ xông lên, nện dùi cui tới tấp vào đầu vào cổ tôi đau điếng.


Bắt đầu, tôi như một người ngoài cuộc đứng nhìn. Rồi không thể thụ động mãi, tôi đã đứng về phía những người bị đàn áp. Tôi bắt đầu nhập cuộc đấu tranh như thế đó, vào những ngày mùa hè nóng bỏng năm 1963, khi nổ ra cuộc khủng hoảng Phật giáo, có hàng chục vạn người thành phố xuống đường đòi tự do dân chủ, bình đẳng tôn giáo chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Về sau, tôi ghi lại trong nhật ký : “Tay không có một tấc sắt, cũng chưa học được kỹ thuật đấu tranh, chỉ có một trái tim chân thật, một tấm lòng biết phân biệt phải trái, tôi xuống đường đấu tranh, trước hết là để giải phóng cho chính bản thân mình khỏi nỗi bất lực trước nạn áp bức diễn ra hàng chục năm nay trên đất nước tôi”. Cuộc đấu tranh như vậy mà đã kéo dài trên mười năm, mãi cho đến ngày chấm dứt chiến tranh.


Từ vài năm nay, tại miền Nam đã nổ ra cuộc xung đột đẫm máu diễn ra chủ yếu ở nông thôn giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến đó đang lan dần đến các đô thị, gia tăng theo đà bất mãn của quần chúng nhân dân. Tôi đã nghe nói có nhiều nhà trí thức bị bắt giam vì đã hội họp ở khách sạn Caravelle ký kiến nghị gửi lên tổng thống Ngô Đình Diệm đòi tự do dân chủ. Họ đã bị bắt. Bản thân tôi đã từng cùng người dân thành phố hiếu kỳ nhưng bàng quan, ùa về Dinh Tổng thống mục kích cuộc đọ súng qua lại giữa lực lượng quân dù của đại tá Nguyễn Chánh Thi (2) và vệ binh ngày 11 tháng 11 năm 1960.  Cuộc đảo chính thất bại sau những bi hài kịch thương thảo và phản bội giữa hai bên. Lại thêm hàng loạt người bị bắt bớ giam cầm. Vào năm 1962, tôi cũng nhìn thấy 2 chiếc máy bay ném bom Dinh Tổng thống, nhưng cũng không đi đến đâu.


Cuộc đấu tranh của Phật giáo (3) lần nầy có quy mô to lớn và mang tính cách quyết liệt hơn, đã nổ ra suốt mùa hè năm 1963 để kết thúc là sự sụp đổ của chế độ Diệm. Khởi đi là việc chính quyền cấm treo cờ Phật giáo vào mùa Phật Đản tại Huế cùng vụ tàn sát học sinh ở đài phát thanh vào tháng tư, để tiến đến đỉnh cao là cuộc bố ráp chùa chiền, bắt bớ hàng nghìn sư sãi ở Sài Gòn và các tỉnh vào cuối tháng tám.


h2Linh hồn cuộc đấu tranh Phật giáo Thượng tọa Thích Trí Quang (bìa trái)

Ngày hôm sau, hàng nghìn sinh viên học sinh đã xuống đường, mặc cho lịnh giới nghiêm của tổng trấn Sài Gòn-Gia Định. Nữ sinh Quách Thị Trang bị bắn chết ở Chợ Bến Thành và hơn 3.000 học sinh sinh viên bị bắt giam chật ních Nha Cảnh sát Đô thành và Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tôi chạy thoát, nhưng có hai đứa em bị bắt. Thành phố bị thiết quân luật và trường học đóng cửa. Cuộc đấu tranh chuyển vào bí mật. Hàng trăm tổ chức tranh đấu ra đời, như nấm sau cơn mưa.


tranh dau phat giao 1963 1Đồng bào Phật tử chống đàn áp trên đường phố Sài Gòn

 
Cuộc đấu tranh của tuổi trẻ đô thị miền Nam tưởng như không ai hay biết gì trên thế giới. Không ngờ họ lại biết rất rõ. Chỉ về sau nầy, khi gặp Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Úc tôi mới nghe kể lại : “Việc chính quyền Diệm đàn áp sinh viên đã gây sự phẫn nộ của sinh viên khắp thế giới. Lúc đó đại biểu sinh viên các nước đang họp Đại hội Sinh viên Quốc tế ở Leysin, Thụy Sĩ. Tin tức cho biết hàng nghìn sinh viên Sài Gòn bị bắt giam vào ngày 25 tháng 8 gây sự xúc động mạnh trong chúng tôi. Tất cả đại biểu đồng loạt đứng lên, hướng nhìn về đất nước các bạn, giữ mấy phút im lặng bày tỏ tình đoàn kết quốc tế đối với sinh viên Việt Nam và khởi thảo ngay bảng kháng thư gửi chính quyền Ngô Đình Diệm, lên án sự đàn áp thô bạo phong trào quần chúng nhân dân và sinh viên đấu tranh đòi tự do dân chủ, bình đẳng tôn giáo”.


Từ đó, tôi mới biết rằng cuộc đấu tranh của ta không đơn độc, mà nối kết với phong trào đấu tranh khắp thế giới. Vậy mới hay là trong thế giới ngày nay, mọi sự kiện đều tác động qua lại lẫn nhau. Sự thật cuối cùng không thể bưng bít mãi. Kinh nghiệm đó giúp chúng tôi rất nhiều về sau nầy, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Lời nhà thơ sinh viên Thảo Nguyên (4) như vang vọng đâu đây:

Thế giới nhìn theo chân anh từng bước
Những bước công bình, những bước tự do
Những bước hòa bình, những bước ấm no
Bước lên những nấc thang đầy ước vọng...


Tình hình xáo trộn đô thị kiểu nầy không thể kéo dài mãi. Các tướng lãnh quân đội Sài Gòn đã làm đảo chính lật đổ Diệm vào ngày lễ các Thánh 1 tháng 11 năm 1963. Chúng tôi ùa ra đường nhảy múa reo hò, giống như những con thú được sổ lồng. Các tướng lãnh trong “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” cùng các lãnh tụ tôn giáo, đảng phái chính trị đều hứa hẹn làm “Cách mạng”, đem lại dân chủ tự do, cơm no áo ấm và công bằng xã hội cho mọi người. Lúc đó, chúng tôi tin tưởng vào tất cả những gì họ nói trên đài phát thanh, tại các buổi hội họp, viết ra trên báo chí, ghi trên biểu ngữ. Trong số chúng tôi có người còn nghĩ rằng đại sứ Mỹ Cabot Lodge là vị cứu tinh của người mình.


h4Chủ tịch ‘Hội đồng quân nhân cách mạng’ tướng Dương Văn Minh, 11/1963

Bản thân tôi lúc đó cũng suy nghĩ đơn giản rằng mọi việc rồi sẽ dược giải quyết dễ dàng: Nào chiến tranh, hòa bình, chủ quyền dân tộc, công bằng xã hội. Say men chiến thắng, chúng tôi vừa tự hào lẫn kiêu hãnh đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vừa qua. Tôi đã quên rằng những vấn đề sống còn của đất nước vẫn còn đó. Nào đất nước bị chia đôi, cuộc chiến có nguy cơ nổ lớn với sự trực tiếp tham chiến của quân Mỹ dưới chiêu bài “ngăn chặn Cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á”. Chúng tôi cũng còn chưa nhìn thấy ra rằng các tướng lãnh Sài Gòn thực ra không phải là những nhà cách mạng mà chỉ là những quân nhân làm đảo chính trong một miền Nam Việt Nam biến thành tiền đồn chống Cộng của Mỹ ở châu Á.


Các tướng lãnh làm đảo chính tập họp trong “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” do Trung tướng Dương Văn Minh lãnh đạo (5). Người nước ngoài thường gọi ông là Minh Lớn ‘Big Minh’ do vóc người to lớn. Tuy tướng tá rất nhà binh, nhưng ông là một Phật tử có tâm, ăn nói điềm đạm, ôn tồn và chất phác kiểu một 'bon papa' (người cha dễ chịu). Nguyên là một sinh viên và phải thi hành nghĩa vụ quân sự vào hàng sĩ quan trừ bị của quân đội Pháp khi nổ ra Thế chiến II. Có lẽ ông không đồng chính kiến với người em đi theo Việt Minh vì quan niệm rằng Việt Nam có thể độc lập trong khối Liên hiệp Pháp. Ngô Đình Diệm sử dụng ông để diệt các nhóm chống đối vũ trang Bình Xuyên và giáo phái ở miền Tây Nam Bộ. Sợ ảnh hưởng của ông quá lớn, Ngô Đình Diệm sau đó không giao ông chức vụ gì quan trọng, chỉ phong quân hàm trung tướng và chức vụ hữu danh vô thực 'cố vấn quân sự của tổng thống', ngồi chơi xơi nước!


h5Tuổi trẻ Sài Gòn ùa ra đường hò reo vui mừng sau cuộc đảo chính 1/11/1963


Trong nhóm đảo chính, bên cạnh Dương Văn Minh còn có Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân... Tướng Đôn thường hãnh diện về gốc gác dân Tây và xuất thân Saint-Cyr (trường đào tạo sĩ quan lục quân Pháp) cũng như kiểu sống điệu nghệ của mình. Ông mang dáng dấp một công tử Nam Bộ pha chút đỏm dáng phương Tây, có lẽ là một con người không thâm độc. Người em rể của ông ta là tướng Lê Văn Kim, một người có kiến thứcđức độ, luôn ước mơ biến lớp sĩ quan quân đội thành cán bộ cách mạng canh tân đất nước theo gương những Mustapha Kemal ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nasser ở Ai Cập. Ông người mảnh khảnh, mang dáng dấp một nhà trí thức hơn là một tướng lãnh. Tướng Tôn Thất Đính rất võ biền, nóng nảy và cũng nổi tiếngcon người tráo trở, xuất thân là một cảnh sát ở Đà Lạt. Ông gốc người Huế, nịnh nọt rất khéo nên được Ngô Đình Diệm tin dùng giao cho trọng trách tổng trấn vùng Sài Gòn-Gia Định. Tuy vậy ông ta vẫn nghe lời quan thầy Mỹ hơn và đã trở cờ theo phe đảo chính vào giờ chót. Gặp ông ta nhiều lần, tôi vẫn không ưa con người cộc cằn  này. Tôi chỉ nhìn thoáng thấy tướng Mai Hữu Xuân, nhận thấy ông ta ít nhìn ngay mặt ai, đúng là một cựu mật thám của thực dân Pháp. Nhân vật tướng Minh chọn để làm thủ tướng lại là cựu phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, nguyên là một đốc phủ sứ thời Pháp. Mấy lần tiếp xúc với ông do yêu cầu sinh viên, tôi nhìn thấy nơi ông một công chức gương mẫu chứ không phải một nhà chính trị phù hợp cho giai đoạn sau đảo chính nhiều xáo trộn này. 


Lần đầu tiên, sau hàng chục năm dưới ách thực dân Pháp rồi độc tài Diệm, sinh viên mới có cơ hội tự do ăn nói và cử đại biểu tham dự Đại hội Sinh viên Sài Gòn nhắm tiến tới thành lập Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (6), để rồi cùng các tổ chức sinh viên cả nước lập Hiệp hội Sinh viên Quốc gia. Dưới thời Diệm, cũng có một 'Tổng hội Sinh viên Quốc gia Việt Nam', nhưng nhân sự lại do cơ quan của trùm mật vụ Trần Kim Tuyến bố trí. Sinh viên nào khác chính kiến với chế độ thì bị gạt ra ngoài hoặc bị bắt giữ. Ở các trường đại học chỉ có ban đại diện sinh viên, giới hạn trong sinh hoạt nội bộ, tổ chức lễ lạc, in ấn bài vở.


Bản thân tôi, nhờ sớm tham gia sinh hoạt báo chí bên ngoài, nên có nhiều dịp tiếp xúc với nhiều giới trong xã hội cũng như được thông tin về phong trào sinh viên thế giới, nhất là trào lưu tiến bộ ở các nước thuộc Thế giới thứ ba. Nay chúng tôi quyết tâm tổ chức lại đoàn thể mình và tự hứa sẽ là những người tiền phong trên mặt trận dân chủcông bằng xã hội.


Sĩ số sinh viên Sài Gòn vào lúc đó có khoảng 15.000 người, qui tụ trong 14 phân khoa và trường cao đẳng hoặc chuyên ngành. Sĩ số sinh viên chia ra không đồng đều, chỉ vài trăm ở các trường cao đẳng trực thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ, hoặc y, dược, kiến trúc, nông lâm súc, quốc gia hành chánh và hàng nghìn ở các phân khoa như Luật, Văn khoa, Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Thủ đô Sài Gòn chiếm 10% dân số toàn miền Nam nhưng lại chiếm đến 50% dân số đô thị cả nước, vì vậy mà tiếng nói của sinh viên ở đây luôn có trọng lượng hơn. Đà Lạt chỉ có một trường đại học tư Công giáo nhỏ với vài khoa. Sinh viên Đại học Huế tuy không nhiều, nhưng khá năng động và sớm có ý thức chính trị, tuy vậy họ cũng phải lắng nghe tiếng nói quyết định của đa số sinh viên ở Sài Gòn. Tiếng nói sinh viên thường được coi trọng, vì họ được xem như tinh hoa trí thức trong một đất nước nghèo và lạc hậu, cứ 1.000 người mới có 1 sinh viên, và được đào tạo để giữ các vai trò then chốt trong xã hội. Trong đấu tranh, tập thể đông đảo học sinh trung học luôn nghe theo lớp đàn anh sinh viên của họ.


Tôi lần lượt được cử làm đại biểu sinh viên trường Kiến trúc, rồi vào Ban Thư ký của Đại hội Sinh viên Sài Gòn, có nhiệm vụ tạm thời điều hành hoạt động sinh viên cũng như soạn thảo quy chế tổ chức sinh viên tương lai. Đại hội sẽ thảo luậnquyết định về hình thức tổ chức và nội dung hoạt động. Chúng tôi tiếp thu trụ sở 4 Duy Tân (nay là Câu lạc bộ Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trên đường Phạm Ngọc Thạch) do Hội đồng tướng lãnh giao. Nơi đây nguyên là khu trường thi thời Gia Định Thành, xây dựng thành câu lạc bộ thanh niên Pháp mang tên “Boule Gauloise” rồi biến thành trụ sở Thanh niên Cộng hòa thời Diệm, sau nầy nổi tiếng với các cuộc hội thảo, xuống đường của phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn.



nguyen huu thaiChủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đầu tiên Nguyễn Hữu Thái
sau ngày chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, 12/1963


h7Đại diện sinh viên-học sinh các trường đại học và trung học vùng Sài Gòn - Gia Định
hội họp tại trường Gia Long, đầu năm 1964 


Tôi trở thành chủ tịch đầu tiên của sinh viên Sài Gòn, một tháng sau ngày lật đổ Diệm. Số báo Sinh viên đầu tiên do tôi làm chủ biên cũng ra đời cùng lúc. Ban đầu, chúng tôi suy nghĩ đơn giản rằng tập thể sinh viên có thể thu hẹp hoạt động trong đoàn thể mình. Trong thực tế tập thể nầy cũng bị tác động của xã hội đầy xáo trộn bên ngoài. Nhiều mâu thuẫn xuất hiện, do cả bất đồng mang tính nội bộ lẫn tác động phe phái từ bên ngoài. Trước hết là vấn đề bầu bán trong Đại hội Sinh viên. Đã sớm nổ ra tranh chấp về vấn đề trường lớn trường nhỏ. Trường có đông sinh viên đòi cử nhiều đại biểu hơn, theo tỷ lệ sĩ số sinh viên. Các trường nhỏ vẫn chủ trương tất cả các trường nên bình đẳng, mỗi trường chỉ nên có một  phiếu bầu. Vấn đề hoạt động chính trị cũng trở thành đề tài tranh luận sôi nổi. Vào lúc đó, tổ chức đoàn thể nào cũng mong muốn nắm sinh viên, nào các tướng lãnh, lãnh tụ tôn giáo, đảng phái chính trị, và cả người Pháp, người Mỹ, Mặt trận Giải phóng. Sinh viên không chủ trương trực tiếp làm chính trị, nhưng rõ ràng không thể tránh né bày tỏ thái độ chính trị trước những biến cố quan trọng. Tập thể sinh viên luôn phản ánh sinh hoạt của xã hội bên ngoài, lúc đó rất xáo trộn, hoang mang và thường xuyên xung đột. Những cuộc đảo chính quân sự liên miên cùng những xáo trộn của chính trường miền Nam vào những năm tháng tiếp theo sẽ cho thấy những lời rêu rao về cách mạng, tự do dân chủ chỉ là những ảo tưởng.


Mới ba tháng sau ngày lật đổ Ngô Đình Diệm mà đã diễn ra cuộc 'Chỉnh lý', thực chất là cuộc đảo chính quân sự của tướng Nguyễn Khánh đang là tư lệnh Quân đoàn II trên cao nguyên. Biến cố này đến với tập thể sinh viên như một cú sốc. Tại Sài Gòn, tôi nhìn thấy những người lính Cộng hòa mệt mỏi, có lẽ rút vội từ một vài đơn vị đang hành quân ở vùng nông thôn về cùng vài chiếc xe tăng, xe bọc thép trấn giữ các điểm chốt trong thành phố. Khác với lúc đảo chính chống Diệm, dân chúng chỉ ngạc nhiên, lo lắng, không thấy ai vui mừng. Phần lớn họ chỉ hay biết đảo chính qua đài phát thanh và báo chí. Cuộc đảo chính này mở màn cho hàng loạt cuộc đảo chính quân sự về sau này mà dân Sài Gòn quá quen thuộc đến độ nhàm chán.


Như vậy là tướng Khánh đã hạ bệ các tướng lãnh chủ chốt chống Diệm, gán cho là 'trung lập' thân Pháp, muốn đẩy miền Nam vào con đường trung lập có lợi cho Cộng sản. Ông ta cất nhắc các sĩ  quan trẻ lâu nay được người Mỹ đào tạo cùng nhiều người có chân trong đảng Đại Việt lên phụ trách các chức vụ chủ chốt. Cuộc đảo chính của tướng Khánh làm cho chúng tôi cảnh giác hơn và mất dần ảo tưởng về một xã hội tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Chúng tôi sớm nhìn thấy tương lai mờ mịt của một miền Nam đang xâu xé nội bộ, trong sự can thiệp ngày càng sâu của người Mỹ vào đất nước.


Với tư cách đại diện tập thể sinh viên, tôi phản ứng ngay và đứng ra tổ chức một cuộc tuần hành mang tính 'biểu dương lực lượng quần chúng' nhắm cảnh cáo nạn độc tài quân phiệt đang xuất hiện. Dư âm đấu tranh thời chống Diệm vẫn còn đó, nên tập thể sinh viên hăng hái hưởng ứng ngay lời kêu gọi xuống đường. Gần như hầu hết sinh viên Sài Gòn đã có mặt trong trật tự theo các khối trường, diễu qua các đường phố,  hô vang các khẩu hiệu đòi tái lập tự do dân chủ.


Về đến Nhà hát thành phố, đứng trên thềm cao, tôi nhân danh tập thể sinh viên lên tiếng : “Sinh viên chúng tôi quyết tâm theo đuổi những lý tưởng của phong trào đấu tranh sinh viên học sinh chống độc tài Ngô Đình Diệm. Chúng tôi cảnh cáo những ai rắp tâm phục hồi lại chế độ độc tài cũ. Họ sẽ nhận lãnh số phận bi thảm của những kẻ độc tài bị chính nhân dân nguyền rủa. Chúng tôi long trọng hứa với đồng bào rằng sẽ không bao giờ lùi bước trước bạo lực và áp bức. Hoan hô tự do! Hoan hô dân chủ!”


Nhân lễ Tết năm đó, tôi được chính thức mời dự buổi tiếp tân Tất niên tại dinh Gia Long của Chủ tịch Hội đồng Quân nhân (xem như Quốc trưởng hoặc Tổng thống), chức vụ vẫn do tướng Dương Văn Minh đảm nhiệm, nhưng không có thực quyền. Quyền hành thực sự nay nằm trong tay tướng Nguyễn Khánh và nhóm tướng lãnh trẻ, người Mỹ gọi là 'Junta'. Cuộc đảo chính của tướng Khánh mới xảy ra, nên cuộc vui cũng không trọn.


Các tướng lãnh, chính khách, đại diện đoàn thể nhân dân, tôn giáo đều có mặt. Tôi phải đi mượn bộ complê trắng, chiếc cà vạt đen để đi dự cho đúng lễ nghi. Lần đầu tiên tôi gặp mặt hầu hết các tướng lãnh, trừ tướng Khánh. Hôm đó có mặt tướng Trần Thiện Khiêm, người tầm thước và ít nói, được xem như lá bài chủ chốt trong cuộc đảo chính vừa qua vì ông ta sử dụng Quân đoàn III đóng xung quanh Sài Gòn do ông chỉ huy giúp Khánh. Tôi đã từng quen biết ông ta khi còn là tham mưu trưởng thời Diệm, biết ông ta là một người kín đáo và khôn khéo. Có lẽ ông ta là một con bài chủ lực của Mỹ vì ông ta vẫn tồn tại và giữ chức vụ thủ tướng thời Nguyễn Văn Thiệu cho đến gần ngày giải phóng.


Tuy vậy, đây là lần đầu tôi gặp tướng Nguyễn Văn Thiệu. Khiêm và Thiệu là 2 người giữ vai trò hàng đầu suốt cuộc chiến, có lẽ họ là những quân bài ưng ý nhất đối với người Mỹ. Tướng Thiệu mới được phong quân hàm thiếu tướng nhờ công lao đích thân chỉ huy sư đoàn 5 đánh vào dinh Gia Long lật đổ Diệm. Tôi chỉ quen người anh của ông ta, Nguyễn Văn Kiểu (sau làm đại sứ ở Đài Loan) là một giáo viên trung học tư thục thời chống Diệm. Qua ông này mới biết Nguyễn Văn Thiệu là người Phan Rang, từng học trường dòng Pellerin ở Huế, thời Việt Minh cũng có tham gia chút đỉnh, rồi theo học khóa sĩ quan đầu tiên thời Bảo Đại, theo đạo Công giáo bên vợ, có chân bí mật trong đảng Đại Việt, khôn ngoan, kiên trì và nhiều tham vọng chính trị. Ông ta trẻ trung, nhanh nhẹn, nhưng tỉnh táo, tự tin, chỉ cười cười, ít nói. Thiệu đang đảm trách chức vụ tham mưu trưởng và được tướng Minh nhắc nhở, nửa đùa nửa thật: “Hãy coi chừng! Việt Cộng hoạt động dữ lắm trong mấy ngày Tết!”. Cuộc họp mặt cuối năm diễn ra khá hình thức và buồn tẻ. Tôi đứng chụp hình chung với một số tướng lãnh và Tổng giám mục Công giáo Nguyễn Văn Bình rồi rời dinh Gia Long, trong lòng không vui.


Tôi chỉ gặp Trung tướng Nguyễn Khánh về sau này trong một buổi chiêu đãi tại biệt thự của ông ta trong khu Tổng tham mưu, gần sân bay Tân Sơn Nhất. Nhân đó tôi có dịp quan sát ông ta cùng nhóm người thân cận xung quanh ông. Có lẽ ông ta quá nhỏ con đối với một quân nhân, trông giống một chú hề với chòm râu cằm hóm hỉnh, trông giống một anh hề rạp xiếc, nhưng lại có cặp mắt rất sắc và dáng điệu nhanh nhẹn. Ông xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có ở miền Nam và có mẹ kế là nghệ sĩ Phùng Há nổi tiếng trong giới cải lương. Ông ta cùng tướng Khiêm tốt nghiệp khóa sĩ quan đầu tiên ở Đà Lạt thời chính quyền Bảo Đại vào đầu các năm 50. Nguyễn Khánh làm tham mưu trưởng và được Ngô Đình Diệm tin cậy nhờ dùng mưu kế giải nguy cho ông ta hồi quân dù của đại tá Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính vây dinh Độc lập năm 1960. Trong vụ khủng hoảng Phật giáo năm 1963, ông ta chỉ huy Quân đoàn II và nằm yên ở Tây Nguyên chờ thời. Vào đỉnh cao quyền lực lúc đó, tôi thấy ông ít nói và tự tin. Chung quanh ông ta thấy nhiều khuôn mặt mới của đảng Đại Việt, như nhà lý luận Nghiêm Xuân Hồng và một số sĩ quan trẻ chỉ huy các binh chủng. Lúc đó tướng Khánh có vẻ như  đã khống chế được các phe phái chính trị và tôn giáo, cũng như đám tướng lãnh trẻ đầy tham vọng, không ai phục ai.


Vào giai đoạn đầu nắm quyền, tướng Khánh khéo léo để yên, chưa vội can thiệp vào nội bộ sinh viên. Ông ta củng cố quyền lực bằng cách khai thác những mâu thuẫn vốn có trong các tổ chức quần chúng cũng như phe phái chính trị. Ông ve vãn lại khối Công giáo chống Cộng còn luyến tiếc Diệm, đưa họ về hợp tác với phe Phật giáo Bắc di cư của thượng tọa Thích Tâm Châu, đồng thời tìm cách cô lập nhóm Phật giáo đấu tranh miền Trung do thượng tọa Thích Trí Quang lãnh đạo nằm trong vùng I của tướng Nguyễn Chánh Thi. Hàng ngũ sinh viên cũng bị phân hóa. Xuất hiện ở Sài Gòn nhóm sinh viên Bắc di cư luôn mồm kêu gọi “Bắc tiến!”. Vào thời điểm đó trong nhân dân cũng như hàng ngũ sinh viên có hai xu thế, một đa số thầm lặng, mong muốn hoà bình nhưng thụ động và một thiểu số chống Cộng to tiếng, ồn ào.


Nay người Mỹ đã ra mặt công khai can dự vào chính trường miền Nam. Lúc đầu, viên đại sứ Mỹ nổi tiếng nhiều mưu mẹo Cabot Lodge (7) mong muốn biến Phật giáo thành lực lượng chống Cộng, nhưng có vẻ thấy khó thực hiện nổi nên nay tập trung vào việc củng cố phe chống Cộng Tâm Châu. Ông ta đang ở chức vụ Viện trưởng Viện Hoá đạo của Giáo hội Phật giáo Thống nhất đầy uy tín. Quá khứ chống Cộng của ông ta từ thời Pháp trở lại ở miền Bắc đã là một bảo đảm cho người Mỹ. Tôi không trực tiếp biết lập trường của ông ta, chỉ biết điều đó thông qua một người thân cận ông ta là đại đức Giác Đức. Vị sư trẻ bộc bạch: “Nếu người Mỹ đã diệt chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam là muốn lập một chính quyền thân Phật giáo. Phật giáo Việt Nam sẽ giữ vai trò lãnh đạo một mặt trận chống Cộng sản từ dãy núi Himalaya đến quần đảo Nhật Bản!”. Tôi biết đây rõ ràng là luận điệu tuyên truyền của người Mỹ. Có lẽ họ đã hy vọng sử dụng được lực lượng Phật giáo phục vụ cho sách lược chống Cộng của họ ở châu Á.


Tuy vậy, tôi nghĩ rằng người Mỹ chắc cũng sớm nhận ra là khó mà dung hòa sách lược mở rộng chiến tranh của họ với lập trường của phái Phật giáo ôn hòa và có khuynh hướng dân tộc hơn dưới sự lãnh đạo của Thượng tọa Thích Trí Quang nổi tiếng từ thời chống Diệm. Ông ta được xem như là 'linh hồn' của phong trào Phật giáo và luôn công khai chủ trương phải ưu tiên tái lập lại các cơ chế dân chủ và chủ quyền dân tộc ở miền Nam Việt Nam. Điều này rõ ràng là không phù hợp chút nào với sách lược của Mỹ và nhóm tướng lãnh của Khánh. Cho nên người Mỹ quay sang kết hợp với đồng minh tự nhiên của họ là phe Công giáo di cư chống Cộng.


Nhiều cuộc đụng độ đẫm máu đã nổ ra giữa phe đấu tranh Phật giáo và nhóm Cần lao Công giáo theo Diệm cũ tại miền Trung. Tại Sài Gòn, tuy đa số sinh viên vẫn còn ít nhiều mang ý thức chống Cộng nhưng cũng bất bình với thái độ ngày càng hung hăng và kiêu binh của các nhóm sinh viên Bắc di cư luôn mồm kêu gào Bắc Tiến. Xung đột giữa các phe chủ hòa và chủ chiến cũng không tránh khỏi ở thời điểm gay go này.


Chiến cuộc Việt Nam leo thang với tổng thống mới ở Mỹ là Johnson thay thế tổng thống Kennedy bị ám sát chết. Ông ta rõ ràng đã ngụy tạo “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, lấy cớ ném bom miền Bắc, gia tăng số cố vấn cùng lực lượng đặc biệt Mỹ, đưa thêm vũ khí vào miền Nam. Quyết tâm mở rộng chiến tranh của Washington được thực hiện rõ khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ là Thống tướng Taylor được đưa sang làm đại sứ cùng với đại tướng Westmoreland làm chỉ huy quân đội Mỹ. Tướng Khánh được người Mỹ đưa lên nắm quyền với sách lược mở rộng chiến tranh đó. Trước tiên, Khánh một mặt phải dẹp tan những khuynh hướng gọi là 'thân trung lập' do Tổng thống Pháp De Gaulle (8) nêu lên mới rồi ở sát nách Sài Gòn khi viếng thăm thủ đô Phnôm Pênh của Kampuchia. Mặt khác phải vận động dư luận thuận lợi cho việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.


Người Mỹ phải tìm cách hạ uy tín của người Pháp. Đối với sinh viên, họ tìm ra được một điểm yếu nhất để chống Pháp lúc này, đó là vấn đề trường Tây. Đây là một vấn đề nhạy cảm nhất trong giới sinh viên phần lớn xuất thân từ trường Việt và không mấy khá giả. Trong khi đó chương trình  Pháp ngang nhiên mở ra thu hút các tầng lớp được ưu đãi, giàu có. Sinh viên được nhiều thế lực chính trị đàng sau thúc đẩy xuống đường, vừa chống chính sách trung lập vừa  lên án sự thống trị văn hóa của người Pháp, cụ thể qua vấn đề trường Tây. Sinh viên ùa đến đập phá tượng đài tưởng niệm quân Pháp hy sinh trong Thế chiến 1914-18 tại vị trí quảng trường Hồ Con Rùa hiện nay.


Tôi vẫn còn nhớ cuộc tranh luận sôi nổi giữa chúng tôi và viên tham tán văn hóa Pháp. Ông ta xin gặp chúng tôi ở trụ sở Tổng hội sinh viên, tỏ ra ngạc nhiên: “Tại sao các anh nói tiếng Pháp giỏi quá mà lại chống đối chúng tôi mạnh mẽ như vậy?”. Rồi ông ta kể ra một lô lốc những lợi ích mà nền văn hóa Pháp đã đem lại cho người Việt. Tôi trả đũa ngay: “Hệ thống giáo dục của một đất nước có chủ quyền không thể duy trì mãi sự tồn tại của chương trình học hoàn toàn theo lối Pháp, giống như ở một nước thuộc địa!”. Việc chống trường Tây khơi dậy ý thức của sinh viên Việt Nam về vấn đề chủ quyền dân tộc. Và “gậy ông rồi sẽ đập lưng ông”, sinh viên cũng sẽ quay sang chống đối người Mỹ về vấn đề chủ quyền dân tộc này. Sinh viên Sài Gòn còn đi xa hơn đòi phải sử dụng hoàn toàn tiếng Việt trong giảng dạy đại học ở miền Nam.        

      

Vào mùa hè năm 1964, tướng Khánh tạo một cú sốc khác khi công bố bản “Hiến chương Vũng Tàu”. Lấy lý do tình hình chiến tranh toàn diện, chính quyền cần tập trung quyền lực vào một người đứng đầu Nhà nước mạnh, vừa là Chủ tịch Hội đồng Tướng lãnh vừa là quốc trưởng kiêm vai trò thủ tướng, đó là Nguyễn Khánh. Theo tin tức, thì bảng Hiến chương đã được các tướng lãnh họp tại Vũng Tàu đồng thanh ủng hộ và vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên gửi điện mừng 'Chủ tịch Nguyễn Khánh', đó là tổng thống Mỹ! Trước nguy cơ tái lập chế độ độc tài, những lực lượng từng đấu tranh chống Diệm không thể ngồi yên. Phật giáo và sinh viên học sinh lại chuẩn bị xuống đường.



h8Kêu gọi sinh viên xuống đường (tác giả đứng bìa phải)


Tập thể sinh viên không thể tin tưởng vào ban chấp hành của Tổng hội Sinh viên, lúc đó có dấu hiệu hòa hoãn với chính quyền. Chủ tịch sinh viên các ban đại diện 14 trường họp lại, ra bản tuyên ngôn lên án độc tài quân phiệt và lập ra “Hội đồng Chỉ đạo Sinh viên Học sinh” nhắm tập trung điều khiển cuộc đấu tranh chống Khánh. Hội đồng trên nguyên tắc không phải là một tổ chức mới, chỉ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, mọi quyết định quan trọng sẽ do tập thể các chủ tịch sinh viên các trường đưa ra. Nay Hội đồng chỉ cử ra vài ủy viên thường trực điều hành công việc. Tôi trở thành ủy viên đối ngoại và người phát ngôn cho Hội đồng. Sinh viên không còn mấy ảo tưởng về người Mỹ và bắt đầu tố cáo họ đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam trong vụ ủng hộ tướng Khánh.


Chính quyền không dễ dàng để sinh viên hành động, và bắt đầu ra tay phản công. Một nhóm Công giáo di cư Hố Nai quá khích được huy động kéo xuống đốt phá trụ sở Tổng hội sinh viên, trong khi đài phát thanh Sài Gòn lại ra rả nói rằng có nhiều nhóm sinh viên ủng hộ Hiến chương Vũng Tàu. Rõ ràng đây là một tính toán sai lầm của chính quyền. Các hành động trên tạo tác động ngược lại, làm cho sinh viên nhìn thấy sự tráo trở của tướng Khánh và siết chặt hàng ngũ, đoàn kết nhau hơn trong cuộc đấu tranh, chỉ nhắm một mục tiêu duy nhất là lật đổ nhà quân phiệt.


Đài phát thanh bị SVHS tấn công đập phá trước tiên. Sau cuộc hội thảo ở trụ sở sinh viên, theo lời đề xuất của tôi, ai nấy đều kéo rốc ra đài phát thanh Sài Gòn. Tôi hô một lệnh ngắn gọn: “Tiến lên!” Hàng trăm sinh viên học sinh lao vào đài phát thanh Sài Gòn. Trời bắt đầu đổ mưa nặng hạt. Chúng tôi đều ướt sũng. Thời hạn chót cho viên giám đốc đài Nguyễn Ngọc Linh ra gặp chúng tôi đã qua. Chúng tôi muốn ông ta làm sáng tỏ những tin tức bịa đặt về sinh viên ủng hộ bản Hiến chương của tướng Khánh. Ông ta không dám ra gặp chúng tôi mà lẻn ra cửa sau trốn mất. Binh sĩ bảo vệ đài phân tán để mặc cho chúng tôi tự do ùa vào đài. Chúng tôi giáng nỗi căm giận của mình bằng cách đập phá điên cuồng những vật vô tri giác như máy móc, micrô, loa, các bản tin, bàn ghế... trong các phòng thu và phòng làm việc. Trong các ngày qua, chúng tôi rất bực bội về các buổi phát thanh ca ngợi 'Chủ tịch Nguyễn Khánh' và các bản tin bóp méo sự thật về các cuộc đấu tranh của Phật tử và sinh viên học sinh. Hành động đập phá đài phát thanh nhắm nói lên sự phản kháng của sinh viên đối với chính quyền quân phiệt mới. Chúng tôi muốn xác định rõ lập trường chống lại chính quyền độc tài, không phải do dân chọn ra mà do sức mạnh của súng ống và hỗ trợ của người nước ngoài.


Đây là lần đầu tiên tôi bày tỏ thái độ chống Mỹ. Tôi tuyên bố: “Chúng ta phải lên án sự can thiệp của người Mỹ vào các vấn đề nội bộ của người Việt Nam. Điều đó đã thể hiện rõ ràng qua sự ủng hộ trắng trợn của tổng thống Mỹ cho tướng Khánh”. Tôi nói tiếp: “Thanh niên sinh viên học sinh chúng tôi cùng với nhân dân đấu tranh lật đổ một chế độ độc tài này mới năm trước, nay không thể lại để cho người ta dựng lên đầu lên cổ nhân dân ta một chế độ độc tài khác!”. Trong những ngày này, tôi bận rộn đi nói chuyện tại các cuộc tập họp lớn của sinh viên diễn ra tại các trường Khoa học, Luật, Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sắp tới. Chúng tôi cũng cử các sinh viên ăn nói giỏi đến các phân khoa và trường trung học lớn kêu gọi tập thể sinh viên học sinh tham gia vào cuộc đấu tranh mà chúng tôi nghĩ sẽ khó khăn và lâu dài.


h9Biểu tình phản đối người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, 1964

 

Chúng tôi biết rõ tướng Khánh là một đối thủ đáng gờm và mưu mô, vì cho đến nay ông ta đã thành công luồn lách giữa mê hồn trận chính trị Sài Gòn. Về phía chính quyền, họ cũng dàn giá đưa cảnh sát dã chiến ra tập dượt công khai trên đường phố với ý đồ hăm dọa chúng tôi. Họ tìm kiếm sự ủng hộ của phe Phật giáo Tâm Châu và vài nhóm sinh viên nhắm làm suy yếu và chia rẽ phong trào đấu tranh. Họ tập trung vào việc kích động phe Công giáo di cư  qua việc tung tin về các cuộc đụng độ đẫm máu Công giáo - Phật giáo ở Đà Nẵng, gán cho Phật giáo và sinh viên học sinh Sài Gòn là có Cộng sản giật dây. Thật vậy, với cách làm đó họ có thể thuyết phục những kẻ quá khích trong các họ đạo Công giáo nằm chung quanh Sài Gòn. Một số linh mục thực dụng nhân cơ hội này mặc sức mà yêu sách chính quyền mới để kiếm lợi. Riêng tôi không sợ phải đối đầu với phe tướng lãnh mà lại không muốn nhìn thấy cảnh tượng các tôn giáo xung đột đẫm máu giữa đường phố Sài Gòn, như đã từng xảy ra tại Đà Nẵng.


h10Phát động đấu tranh sinh viên chống tướng Nguyễn Khánh


Đã có một số dấu hiệu đe dọa đã xuất hiện nhắm vào tập thể sinh viên. Nhiều binh lính và cảnh sát mặc thường phục đi trên xe nhà binh, phát xuất từ các họ đạo Công giáo ở Hố Nai kéo về trụ sở sinh viên trên đường Duy Tân xông vào đốt phá. Rõ ràng là chính quyền đứng đàng sau vụ đó. Nhưng phải nói đây là một nước cờ sai lầm của chính quyền, vì hành động này đã tạo tác dụng ngược là đoàn kết và kích động được khối đa số sinh viên cho đến nay thụ động, lừng khừng chưa tham gia đấu tranh. Hành động đốt phá trắng trợn trên làm họ bất bình. Sinh viên nay đã quyết định tham gia vào cuộc đấu tranh nay chỉ còn tập trung vào một mục tiêu duy nhất lật đổ tướng Nguyễn Khánh. Tấn công đài phát thanh mới chỉ là bước đầu tiên.                                


h11Rừng người biểu tình chống tướng quân phiệt Nguyễn Khánh
và dựng tượng Quách Thị Trang, 1964

Cuộc xuống đường vĩ  đại ngày 4 tháng 9 năm 1964 là một sự kiện đáng ghi nhớ khác. Tôi không thể tưởng tượng một lực lượng đàn áp nào có thể ngăn chặn nổi hàng chục vạn người xuống đường vào ngày đó. Tôi cứ ngỡ rằng hầu như cả thành phố Sài Gòn đã đồng loạt xuống đường bày tỏ sự bất bình của mình đối với tướng Khánh. Theo tôi thì đây có lẽ là một cuộc tập họp quần chúng quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ nhất từ trước đến nay trong lịch sử thành phố. Nó là kết quả của hàng chục cuộc mít tinh, hội thảo, nhiều đêm không ngủ ở chùa chiền, trường học mà chúng tôi góp phần thực hiện, đã diễn ra suốt cả tuần lễ qua.


Từ sáng sớm tinh mơ, hàng chục khối sinh viên học sinh đã tập họp tề chỉnh ở trường mình. Đông đảo nhất là hàng ngũ Phật tử, tiểu thương các chợ, công nhân, tư chức, thanh niên sinh viên học sinh. Phát xuất từ Viện Hóa đạo, đoàn người kéo xuống Chợ Bến Thành dựng tượng Quách Thị Trang, người nữ sinh đã ngã xuống hồi chống Ngô Đình Diệm năm ngoái, đọc các lời hiệu triệu và hô to các khẩu hiệu chống độc tài quân phiệt, rồi diễu qua các đường phố tụ về hội với tập thể sinh viên học sinh tại Dinh Thủ tướng (nay là Văn phòng II Thủ tướng trên đường Lê Duẩn, trước Thảo cầm viên). Tôi tách khỏi hàng ngũ, thử quan sátước lượng đoàn tuần hành: Toàn người là người, khúc đầu ở Sở thú mà đoạn đuôi còn chưa qua khỏi Dinh Độc lập (nay là dinh Thống Nhất).


Một chiếc xe lam có đặt loa phóng thanh dẫn đầu đoàn tuần hành. Xe ngừng trước cổng Dinh. Hai sinh viên đứng trên nóc xe, chĩa loa vào yêu cầu gặp thủ tướng. Một sĩ quan xuất hiện nhưng sinh viên yêu cầu gặp chính tướng Khánh để được giải thích về Hiến chương Vũng Tàu trước mặt quần chúng nhân dân. Hàng vạn con người cùng hô to các khẩu hiệu đả đảo độc tài, quân phiệt, đòi xé bỏ Hiến chương Vũng Tàu!


Cuối cùng tướng Nguyễn Khánh cũng xuất hiện. Hai bên tranh luận. Tôi không biết, hoặc do bị ấn tượng và hoang mang trước đoàn người đông đảo, hoặc do một toan tính chiến thuật nào đó mà ông ta cũng vung tay cùng đồng bào hô lớn: “Đả đảo độc tài ! Đả đảo Hiến chương Vũng Tàu!”.

Phải chăng nên xem đây là một hành động chối bỏ quyền lực. Một loại quyền lực không phải do nhân dân ủy nhiệm mà do người Mỹ đặt lên! Sự kiện đó có hàng vạn người chứng kiến không dễ dàng chối bỏ được. Nó cũng là biểu tượng sự đầu hàng của bạo quyền trước sức mạnh của nhân dân. Hành động đó đã làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của tướng Khánh. Nó cũng làm sụp đổ biết bao nỗ lực của guồng máy chiến tranh đế quốc, từ tổng thống Mỹ cho đến Lầu năm góc.


Chưa bao giờ sức mạnh của tập thể sinh viên lại to lớn như vậy. Phải chăng đây là thắng lợi của ý chí con người trên sức mạnh của vật chất. Đã từng có nhiều tiền lệ như vậy, ví như sự kiện sinh viên Nam Triều Tiên xuống đường lật đổ tổng thống độc tài Syng Man Rhee (Lý Thừa Vãn) vào cuối các năm 1950, sinh viên học sinh cùng đồng bào Phật giáo miền Nam chống Diệm mới năm ngoái. Sau khi tướng Khánh công khai rút lại Hiến chương Vũng Tàu. Đám đông cuồng nhiệt reo mừng thắng lợichủ quan rút về, cứ ngỡ rằng cuộc đấu tranh đã thắng lợi. Chắc ít ai biết rằng tướng Khánh là con người nổi tiếng tráo trở, một con thò lò nhiều mặt!

 

Thực tế diễn ra khác hẳn. Sau khi thực hiện vụ rút lui chiến thuật, tướng Khánh vẫn nắm chặt được phe quân sự và bày ra thế trận khác. Ông ta hứa sẽ trở lại Sài Gòn với thế mạnh. Không ai ngờ rằng Thành phố đã bị bỏ ngỏ, nghĩa  là người ta cố tình thả nổi chính quyền, không còn một lực lượng giữ gìn trật tự nào nữa, để mặc cho các lực lượng chống đối xô xát nhau. Từ lâu nay, tôi vẫn e ngại xảy ra đụng độ giữa Phật giáo và Công giáo, như đã từng xảy ra ở miền Trung trong thời gian qua. Lúc nầy rõ ràngchúng tôi đang thực sự làm chủ đường phố Sài Gòn, nhưng không biết phải làm gì và cũng chưa được chuẩn bị gì để đối phó với một cuộc xô xát đường phố. Mối đe dọa đang đến gần. Không phải từ lực lượng cảnh sát hoặc quân đội, mà từ những đồng bào Công giáo di cư, gồm cả ông bà già, phụ nữ, trẻ em với gậy gộc giáo mác, bị các linh mục kích động ùa về Sài Gòn gọi là để cứu các họ đạo đang bị những kẻ ngoại đạo bách hại! Xô xát đã xảy ra, và nhiều học sinh trường Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng đã bị thương tích.


Những lãnh tụ Phật giáo, các nhà chính trị từng thúc đẩy chúng tôi xuống đường nay đã  biến mất, vào những giờ phút quyết liệt như thế nầy đây.  Bản thân tôi cũng bất lực không thuyết phục nổi các chủ tịch sinh viên phân khoa và cả ban chấp hành Tổng hội Sinh viên đứng ra trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua kinh nghiệm đó, tôi nghĩ rằng phong trào sinh viên học sinh chỉ có thể đảm nhận vai trò ngòi nổ, chứ không thể làm lực lượng sống chết trong đấu tranh. Sinh viên chưa thể làm cách mạng trong khi họ luôn mồm nói đến cách mạng. Trừ phi họ tham gia vào một đội ngũ có kỷ luật, do một tổ chức cách mạng thực sự lãnh đạo, hướng về các mục tiêu cụ thể. Một tổ chức cách mạng như vậy, về sau tôi nhìn thấy không ai khác hơn ngoài Đảng Cộng sản.


h12Học sinh gan dạ đối mặt với cảnh sát đàn áp, 1964


Chính quyền dân sự Trần Văn Hương (9), với nào Thượng Hội đồng Quốc gia, Quốc trưởng chỉ là nhũng trò hề do người Mỹ vội vã dựng lên, không giải quyết được gì, mà còn làm cho tình hình xấu thêm. Tướng Khánh lại đảo chính, bắt giam đối lập. Tôi cũng bị bắt cùng nhiều sinh viên học sinh khác vào những ngày tháng cuối năm 1964.


Nguyễn Hữu Thái

____________


CHÚ THÍCH :


1. Hoà thượng Quảng Đức năm đó 66 tuổi, trụ trì chùa Quan Thế Âm ở Phú Nhuận, Sài Gòn, đã tự nguyện tự thiêu để phản kháng bạo quyền Ngô Đình Diệm

2. Cuộc đảo chính mang tính cách hoàn toàn quân sự, thiếu phối hợpkế hoạch vận động quần chúng nên đã nhanh chóng thất bại trong vòng một ngày

3. Cuộc vận động nhân dân đô thị đấu tranh chống chế độ độc đoán Ngô Đình Diệm, được sự ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước, phát xuất từ Huế do Thượng toạ Thích Trí Quang lãnh đạo

4. Bút danh khác của nhà thơ Trần Quang Long, hoạt động trong phong trào văn nghệ Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1967, ra chiến khu hồi Tết Mậu Thân và hy sinh ở đó

5. Dương Văn Minh là tướng lãnh cấp cao cũng như có uy tín nhất của Quân lực VNCH, lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963

6. Tổ chức đại diện tập thể sinh viên Sài Gòn, thường đi đầu trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ và hòa bình, chủ quyền dân tộc trước 1975

7. Cabot Lodge, một trong các thủ lĩnh hàng đầu của đảng Cộng hoà Mỹ, chủ trương thay thế chính quyền Ngô Đình Diệm bằng các chính quyền phụ thuộc Mỹ nhiều hơn

8. Charles de Gaulle là người hùng lãnh đạo nước Pháp chống phát xít Đức, từng chủ trương chiếm lại Việt Nam sau Thế chiến II, nhưng vào các năm 1960 lại vận động cho chủ trương trung lập hoá toàn bộ bán đảo Đông Dương

9. Trần Văn Hương, nhà giáo bảo thủ kiểu “Nam kỳ quốc”, từng làm đô trưởng Sài Gòn, thủ tướng và sau được Nguyễn Văn Thiệu mời làm phó tổng thống thay thế Nguyễn Cao Kỳ năm 1971. 

Xem thêm:
Lần Đầu Công Bố Ảnh Về Cuộc Đấu Tranh Chống Đàn Áp Phật Giáo 1963



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21163)
12/10/2016(Xem: 19120)
26/01/2020(Xem: 11749)
12/04/2018(Xem: 19944)
06/01/2020(Xem: 10827)
24/08/2018(Xem: 9343)
12/01/2023(Xem: 3755)
28/09/2016(Xem: 25011)
27/01/2015(Xem: 26061)
11/04/2023(Xem: 3013)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.