Hình Ảnh Đức Phật Được Đưa Vào Phim Với Sự Phản Cảm Và Bất Kính?

17/08/20225:31 SA(Xem: 2070)
Hình Ảnh Đức Phật Được Đưa Vào Phim Với Sự Phản Cảm Và Bất Kính?

HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT
ĐƯỢC ĐƯA VÀO PHIM VỚI SỰ PHẢN CẢM VÀ BẤT KÍNH?
Tâm Anh chuyển ngữ

dammamMột phim ngắn được lấy cảm hứng từ Phật giáo gây ra cuộc tranh luận giữa các Phật tử Ấn Độ.

Phim được viết bởi Justin Whitaker và công chiếu vào ngày 9 tháng 8 năm 2022.

Một bộ phim ngắn của đạo diễn Pa Ranjith có tên là Dhammam đã gây tranh cãi dữ dội giữa các Phật tử trong và ngoài bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Vấn đề được đặt ra ở đây là sự tôn sùngkính trọng cần phải có đối với một bức tượng Phật, một vấn đề được nêu ra trong chính bộ phim đó. Hội Đồng Tăng Đoàn Phật giáo Tamil Nadu (TNBSC) cho biết họ sẽ dùng đến hành động pháp lý nếu cảnh này không được xóa khỏi phim.

Phim Dhammam mở đầu bằng một cảnh tượng trong đó một cô gái trèo lên và đứng trên vai tượng Phật, giang hai tay và giả vờ bay. Nhìn vào hình ảnh, cô gái này được bao quanh bởi những cánh đồng xanh bát ngát và bầu trời xám xịt.

Cha của cô gái đang làm việc dưới mặt nước sâu đến mắt cá chân ở cánh đồng bên dưới, nhìn thấy con gái mình, ông hét to và hỏi tại sao cô lại chơi trên “Thần của chúng ta”. Cô gái trả lời “Chính đức Phật đã tuyên bố rằng không có thần và cha đang gọi Ngài là thần” (Tin tức thời sự)

Cảnh quay khép lại với hình ảnh người cha đang suy ngẫm về lời nói của con gái ông ấy.

Thông qua bộ phim ngắn này, đạo diễn Ranjith tìm cách giải quyết chế độ đẳng cấp của Ấn Độ, một vấn đề thường gây tranh cãi về chính trị và tôn giáo của Ấn Độ. Dalit ngày nay tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở nhiều cấp độ, thường là dưới nhiều bình thức bạo lực thể chất.

Dalit là một thuật ngữ thường được sử dụngÂn Độ cho những người trước đây được các thành viên của các tầng lớp cao hơn của Ấn Độ coi là “không thể chạm tới” hoặc “giai cấp cùng đinh”. Theo giải thích của BBC News: “Chế độ đẳng cấp của Ấn Độ là một trong những hình thức phân chia giai cấp lâu đời nhất trên thế giới, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay…Hệ thống này ban tặng nhiều đặc quyền cho các đẳng cấp cao, trong khi đó có sự đàn áp đối với đẳng cấp thấp bởi các nhóm đặc quyền”. ( Theo tin tức BBC)

Nhiều người ở tầng lớp cao hơn tin rằng việc tiếp xúc với Dalit (hạng người cùng đinh ở đẳng cấp thấp) sẽ gây ô nhiễm cho họ. Ngoài ra, ở Ấn Độ bàn chân được  nhiều người cho rằng là bộ phận bẩn thỉu đặc biệtô nhiễm trên cơ thể con người. Do đó, một cô gái Dalit đặt chân lên vai bức tượng Phật thách thức những quan điểm xã hội sâu sắc. Đạo diễn Ranjith cố gắng thu hút sự chú ý vào chủ đề này thông qua lăng kính của Phật giáo về lòng từ bi.

Hình ảnh cô gái trên vai Đức Phật đã truyền cảm hứng cho một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số..

Một số người khác trên mạng xã hội đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với cách miêu tả tư tưởng Phật giáo của Ranjith.

Tuy nhiên, nhiều người cũng đã lên tiếng phản đối kịch liệt hình ảnh phản cảm này. TNBSC đã đe dọa sẽ có hành động pháp lý để chống lại đạo diễn này. Hội đồng đã tuyên bố rằng cảnh này làm tổn thương tình cảm tôn giáo của những Phật tử. Họ đã yêu cầu đạo diễn Ranjith xóa cảnh đó khỏi phim và đưa ra lời xin lỗi công khai. TNBSC cũng đã yêu cầu chính quyền bang Tamil Nadu cấm cảnh này được chia xẻ trên mạng. TNBSC đã nói thêm rằng họ không chấp nhận thêm bất kỳ lời giải thích nào từ đạo diễn.

Gowthama Sanna, phó tổng thư ký của Viduthalai Chiruthaigal Katchi (VCK) cũng nói rằng ông thấy hình ảnh này là phản cảm.

“Khi chúng ta thấy những câu trả lời châm biếm đối với những phản ứng trước cảnh tượng Đức Phật bị xúc phạm, chúng ta có thể hiểu rằng lý luận đã suy tàn nơi xứ sở của Phật và Ambedkar xuất hiện. Thật mê tín khi tin rằng đức Phật có thể tiếp cận theo bất kỳ cách nào được cho là hợp lý. Bước tiếp theo của sự mê tín đó là tin rằng chỉ cần thốt ra những lời dạy của Phật và Ambedkar, người ta có thể biết mọi thứ về họ.”  (Ông nói ở một bài đăng trên Facebook)

Sanna nói thêm: “Ngay cả Ambedkar cũng tôn thờ đức Phật. Nhưng để nói rằng chúng tôi sẽ trèo lên đầu ông ấy và tin rằng đó là lý trí, là một biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Ngoài ra thật hợp lý khi hy vọng rằng việc đặt vòng hoa cho Ambedkar với vòng hoa bằng dép và xúc phạm bức tượng của Periyar sẽ không được bao gồm trong danh mục này.” (Biên bản Tin tức)

Bộ phim là một trong bốn bộ phim tuyển tập Victim của đạo diễn Ranjith. Nó đã được phát hành gần đây trên nền tảng SonyLIV OTT.

  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7244)
06/06/2019(Xem: 14121)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.