Thoát Vòng Tục Lụy

26/02/20233:55 SA(Xem: 2492)
Thoát Vòng Tục Lụy

THOÁT VÒNG TỤC LỤY
Vĩnh Hảo
(Cung kính tưởng niệm Đại sư Tinh VânĐại sư Quảng Độ)

 

 

Bỗng “một hôm, ngọn gió tình yêu lại” (1). Đời kéo ta đi từ thuở ấy.

Quê xưa bỏ lại, hăm hở chạy theo tiếng gọi con tim. Tiếng gọi dịu dàng, nhỏ nhẹ, mà kéo sập cả khung trời lý tưởng xung thiên (2).

Để rồi đi quanh, đi quanh, trên những con đường đầy hoa thơm mật ngọt; say mèm đời ong bướm.

Có những đêm giật mình trở giấc. Nằm im. Lắng nghe tiếng lặng đêm sâu.

U hoài mộng lớn ngày xưa.

Cơn mê tình nào ai buộc trói; chỉ do mình, tự nhiễm tự mê. (3)

Như con chim đứng lặng trong lồng son, như con cá bơi lội trong hồ kiếng: tiếc nhìn nước biếc trời xanh.

Vòng tục lụy bao người tham đắm. Biết bao giờ cởi trói, thoát ly.

 

Chỉ khi nào nhận ra được ngay từ đầu, gốc rễ dẫn đến sự mê nhiễm, may ra mới không đắm nhiễm. Gốc rễ ấy chính là Ái (dục). Từ Ái (dục) mà sinh tâm bám giữ, đắm trước (Thủ) (4).

Những bậc thông tuệ, với nhiều phước lành, đã có thể dũng mãnh vượt thoát võng lưới mê tình (5): thiên lý nhàn du thân tự tại, lòng tịnh trăm năm chốn không môn.

Nếu không được vậy thì phải phấn đấu với cả tâm chí quyết liệt của mình để đi vào đời mà không nhiễm đời (6), ở trong đời mà vẫn vui với lẽ đạo huyền vi (7).

Hoặc ít ra, dù ở đâu vẫn luôn thấy được những ngọn núi cao ngất của cố quận quê xưa.

Núi cao có thể định hướng cho những người đi lạc trong cõi đời ô trược, vô minh.

 

Từ phương ngoại, ngưỡng vọng những cao sơn sừng sững dưới đôi vầng nhật nguyệt thiên thu.

 

California, tháng 2 năm 2023

Vĩnh Hảo

___________________

 

(1)  Thơ Huy Cận, trong bài Áo Tiểu Thư: “Một hôm trận gió tình yêu lại / Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư”.

(2)  Xung thiên chí (chữ của Thiền sư Quảng Nghiêm, 1121-1190, trong bài Hưu Hướng Như Lai), là chí khí vượt đến trời cao.

(3)  Ý từ một câu trong Cảnh Sách Văn “Đản tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân” - nếu tâm không lụy cảnh thì cảnh nào mà ngăn ngại tâm (Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu, 771-853).

(4)  Ái và Thủ là hai mắt xích trong chuỗi 12 nhân duyên dẫn chúng sinh trôi lăn trong luân hồi.

(5)  Hòa thượng Thích Quảng Độ đã dịch tác phẩm sử truyện của Đại sư Tinh Vân, đặt một tựa đề rất ý nghĩa, nói lên tâm chí của bậc xuất trần: “Thoát Vòng Tục Lụy.” Tên đúng của tác phẩm này là “Ngọc Lâm Quốc Sư Truyện”, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1954; đến năm 1992 thì được chuyển thể thành phim truyền hình với tựa đề “Tái Thế Tình Duyên”; phiên bản tiếng Anh do Hawker Records phát hành bằng DVD, VCD là “Continued Fate of Love”. Các tựa đề phim ảnh không nêu được chí xuất trầnhành trạng của Quốc sư Ngọc Lâm (1614-1675), mà chỉ nhấn mạnh hệ quả và câu chuyện ái tình. Do đó, phải nói rằng Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020) đã có một bản dịch rất lưu loát, bóng bẩy, tự nhiên như văn viết, và đặc biệt là đã đặt một tựa đề xứng hợp nhất cho tác phẩm sử truyện để đời của Đại sư Tinh Vân (1927-2023). Cả hai vị dịch giả và tác giả của sử truyện này đều viên tịch vào tháng 2 dương lịch.

(6)  Thiệp trần tục nhi bất nhiễm (đi vào cuộc đời mà không nhiễm).

(7)  Cư trần lạc đạo (tên bài phú của vua Trần Nhân Tông, 1258-1308).


Xem thêm về Đại lão HT. Tinh Vân:
Cử Hành Tang Lễ Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân (Phật Quang Sơn)
Lời Cáo Biệt Cuối Cùng Của Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Xem thêm về Đại lão Quảng Độ
Tưởng Niệm Trưởng Lão Ht. Thích Quảng Độ
Thoát Vòng Tục Lụy - Bản Dịch Của Quảng Độ




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21159)
12/10/2016(Xem: 19113)
26/01/2020(Xem: 11739)
12/04/2018(Xem: 19940)
06/01/2020(Xem: 10816)
24/08/2018(Xem: 9336)
12/01/2023(Xem: 3746)
28/09/2016(Xem: 25009)
27/01/2015(Xem: 26051)
11/04/2023(Xem: 3008)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.