Điều Phi Đạo Thứ Hai: Rong Chơi Không Phải Lúc

23/03/20234:16 SA(Xem: 2082)
Điều Phi Đạo Thứ Hai: Rong Chơi Không Phải Lúc
ĐIỀU PHI ĐẠO THỨ HAI:
RONG CHƠI KHÔNG PHẢI LÚC
Quảng Tánh

rong choiĐiều phi đạo thứ hai là rong chơi không phải lúc, du hành không đúng thời. Ai cũng biết việc ra khỏi nhà, đi chơi mà không đúng lúc thì dễ gặp nguy hiểm, bị tổn thất nhiều thứ.

"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Nhiêu-hà-mô (rừng Trúc, chỗ nuôi sóc). Bấy giờ, trong thành Vương Xá có con của vị Cư sĩ tên là Thiện Sanh. Khi người cha sắp lâm chung, nhân sáu phương mà trối trăng, khéo dạy khéo quở rằng:

- Này Thiện Sanh! Sau khi cha mất, con phải chắp tay mà lạy sáu phương rằng: ‘Ở phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Trên, phương Dưới, nếu có chúng sanh nào thì tôi hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó. Khi tôi đã hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng chúng sanh đó rồi, chúng sanh đó cũng hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, thờ phụng lại tôi’.

Đức Phật dạy:

- Này con trai Cư sĩ, kẻ mong cầu của cải nên biết sáu điều phi đạo. Sáu điều đó là gì? ... Hai là rong chơi không phải lúc mà mong cầu tài vật là phi pháp.

- Này con trai Cư sĩ, với người rong chơi không phải lúc, nên biết có sáu món tai họa. Sáu món đó là gì? Một là không tự giữ mình. Hai là không giữ gìn tài vật. Ba là không giữ gìn vợ con. Bốn là bị người nghi ngờ. Năm là sanh nhiều khổ hoạn. Sáu là bị người hủy báng. Này con trai Cư sĩ, người rong chơi không phải lúc thì việc làm không được kinh doanh. Việc làm không được kinh doanh thì công nghiệp không thành. Tài vật chưa có thì không thể có được. Tài vật đã có sẵn thì càng lúc càng tiêu hao".

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Thiện Sanh, số 135 [trích])

Phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài. Điều phi đạo thứ hai là rong chơi không phải lúc, du hành không đúng thời. Ai cũng biết việc ra khỏi nhà, đi chơi mà không đúng lúc thì dễ gặp nguy hiểm, bị tổn thất nhiều thứ. Thế nhưng do cảm hứng bất chợt hoặc do xem thường mà nhiều người ra đường bất chấp hiểm nguy.

Theo Thế Tôn, rong chơi không phải lúc có đến sáu tai họa. Một là không tự giữ mình. Ra đường một mình trong đêm khuya, vắng người, khi gặp nguy hiểm thì không tự bảo vệ được bản thân. Hai là không giữ gìn tài vật. Trộm cướp sẽ ra tay khi thấy thời cơ thuận lợi. Do vậy, nếu cảm thấy không an toàn thì không nên đi để tránh cướp bóc.

Ba là không giữ gìn vợ con. Không chỉ trộm cướp tài sản, những kẻ bất lương còn cướp đoạt phụ nữ. Vì thế, khi đưa vợ con ra khỏi nhà cần tiên liệu những hiểm nguy tiềm ẩn trên đường để có biện pháp ứng phó kịp thời. Bốn là bị người nghi ngờ. Đi trong đêm hôm khuya khoắt dễ bị kiểm tranghi ngờ tội phạm. Để tránh những phiền hà, rắc rối cho bản thân cần tránh những thời điểm nhạy cảm.

Năm là sanh nhiều khổ hoạn. Vô số những bất trắc có thể xảy ra cho người du hành không đúng thời; bệnh tật, tai nạn, gặp những kẻ xấu là điều có thể xảy ra. Sáu là bị người hủy báng. Những ai đi sớm về khuya, thoắt ẩn thoắt hiện thường bị dị nghị có hành vi mờ ám, là nạn nhân của những tin đồn thất thiệt.

Vì vậy, để bảo vệ tài sản, sức khỏe, danh dự cho bản thân, chúng ta cần chọn thời điểm an toàn khi ra khỏi nhà. Luôn nhớ đến sáu tai họa đang chờ chực ngoài kia để tránh việc rong chơi, xuất hành không phải lúc.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.