Hóa Giải Đối Nghịch

21/12/20233:29 SA(Xem: 1349)
Hóa Giải Đối Nghịch

HÓA GIẢI ĐỐI NGHỊCH
Nguyễn Thế Đăng

 

Đề Bà Đạt Đa1/ Bài học từ Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa

Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa. Đề Bà Đạt Đa là em họ và em rể của Đức Thích Ca và là một tỳ kheo xuất gia với Đức Phật, “có một nếp sống gương mẫu, cao thượng đến độ Đại đức Xá Lợi Phất đi khắp thành Vương Xá ca ngợi tài đức của ngài. Về sau, bị danh lợi trần thế làm mù quáng, khởi tâm ganh tỵ, rồi sân hận, trở nên người thù nghịch nguy hiểm nhất đối với Đức Phật”. (Đức PhậtPhật pháp - Đại đức Narada).

Đề Bà Đạt Đa đã cấu kết với vua A Xà Thế, vị này giết cha để lên ngôi, để làm hại Đức Phật, sau ba lần xin thay thế Đức Phật lãnh đạo Tăng đoàn nhưng không được chấp nhận. Đề Bà Đạt Đa thuê những binh sĩ đi ám sát Đức Phật. Một âm mưu khác là lăn tảng đá lớn xuống đường đi, nhưng không làm hại được sinh mạng Đức Phật, chỉ làm ngài bị thương ở chân. Một lần khác là thả voi say định sát hại Đức Phật, nhưng khi voi đến gần Đức Phật thì quỳ xuống... Trong Kinh Bản Sanh Jataka, kể về các chuyện tiền thân của Đức Phật, nhiều chuyện cho chúng ta biết là Đề Bà Đạt Đa đã đối nghịch với ngài trong nhiều đời.

Quả thật, Đề Bà Đạt Đa là người chống đối, phản nghịch và âm mưu ám hại số một của Đức Phật. Đức Phật đã chuyển hóa, hóa giải những việc xấu ác ấy bằng cách nào? Và trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa, Đức Phật còn ca ngợi Đề Bà Đạt Đa như một thiện tri thức đã giúp đỡ ngài hoàn thành hạnh Bồ tát.

Do nhờ ông thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa làm cho ta đầy đủ sáu pháp ba la mật, từ bi hỷ xả, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thân sắc vàng tía, mười trí lực, bốn vô sở uý, bốn nhiếp pháp, mười tám pháp bất cọng, thần thông đạo lực, thành đẳng chánh giác, rộng độ chúng sanh, đều là nhân thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa”.

Đức Phật đã đạt đến Giác ngộ với đầy đủ công đức là nhờ đã vượt qua, chuyển hóa những nghịch cảnhĐề Bà Đạt Đa đã tạo ra. Khi đã chiến thắng tất cả những hoàn cảnh, những nghịch cảnh, Đức Phật đã tuyên bố:

Bảo cùng Xá Lợi Phất
Như Lai cũng như vậy
Cao nhất trong hàng thánh
Cha lành của thế gian.
Tất cả các chúng sanh
Đều là con của ta
Đắm chìm lạc thú đời
Không có chút huệ tâm.
Ba cõi hiểm không an
Giống như nhà lửa cháy
Các khổ đầy dẫy khắp
Rất đáng nên kinh sợ.
Thường có hữu, sanh, già,
Lo buồn và bịnh, chết
Tất cả lửa như thế
Cháy bừng không ngưng nghỉ.
Như Lai đã xa lìa
Nhà lửa của ba cõi
An nhiên sống nhàn nhã
Ở yên nơi rừng vắng.
Nay cả ba cõi này
Đều là của ta cả
Mọi chúng sanh trong đó
Đều là con của ta...
(Phẩm Thí Dụ)

Đức Phật được xưng là Bậc Chiến Thắng. Chiến thắng cái gì? Chiến thắng “nhà lửa của ba cõi”, chuyển hóa cái này thành “nay cả ba cõi này, đều là của ta cả”. Chiến thắng những sự đối nghịch, kể cả những thù ghét, ám hại thành “mọi chúng sanh trong đó, đều là con của ta”. Chiến thắng chính mình và tất cả chúng sanh để thành “cao nhất trong hàng thánh, cha lành của thế gian”.

Giác ngộchuyển hóa, tịnh hóa thế giớichúng sanh thành một vũ trụ của các bậc thánh, vũ trụ này được kinh điển gọi là “pháp giới”.

2/ Đối nghịch và sự hóa giải rốt ráo

Trong thế giới hiện tượng tự nhiên, luôn luôn có sự đối nghịch. Trong nguyên tử có những hạt mang điện tích dương (+) và những hạt mang điện tích âm (-). Chúng đối nghịch nhau - thu hút nhau, đẩy nhau - nhưng có một sự cân bằng, hài hòa tương đối để nguyên tử ấy tồn tại.

Trong bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió, có cái đối nghịch nhau như nước và lửa, và cũng có cái hỗ trợ nhau như gió và lửa. Sự xung khắc, sinh thành lẫn nhau này khiến cho thế giới hiện tượng có thể chuyển động, sanh, trụ, dị, diệt.

Ở các phần tử thì có sự đối nghịch nhau, hỗ trợ sinh thành nhau, nhưng ở cấp độ toàn thể, vũ trụ vẫn có một sự cân bằng tương đối để tồn tại. Thế nên, vũ trụ tiếng Hy Lạp là Cosmos, có nghĩa là hài hòa, trật tự.

Ở cấp độ con người sự đối nghịch lớn hơn nhiều vì con ngườiý thức. Khi sinh ra là đã thấy mình khác với thế giới, khác với người khác. Sự khác biệt đó khiến con người cá nhân thấy thế giới và người khác là đối nghịch với mình. Hơn nữa, con người còn có những phiền não tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ... khiến sự đối nghịch với thế giới và với người khác càng thêm nặng nề, rất khó giải tỏa.

Nếu khôngchánh kiến, chánh tư duy thì thậm chí một người còn không biết rằng thân thể của nó chia sẻ cùng những nguyên tử của vũ trụ, chia sẻ cùng đất, nước, lửa, gió của vũ trụ. Huống gì tâm thức, nó có liên hệ với cái gì, có thể kết nối với cái gì cao siêu, an vui và bất tử, vĩnh cửu hay không.

Đạo Phật cho biết một con người vẫn luôn luôn nằm trong, sống trong cái nền tảng, cái cội nguồn của tất cả mọi chúng sanh và của tất cả mọi sự. Cái đó những kinh điển khác nhau dùng những từ khác nhau như Như Lai tạng, tánh Không Một tướng, Vô tướng, Phật tánh, Pháp thân của tất cả chư Phật, Pháp giới... Và kinh nào cũng chỉ ra những phương pháp, những pháp môn để đạt đến (hay nếu thích thì dùng chữ “trở về”) Cái Đó.

Đạt đến Cái Đó, hay dùng chữ đã dùng trong bài này là Pháp giới, người ta có thể hóa giải mọi đối nghịch trong thế giới hiện tượng và trong thế giới con người.

Khi Kinh Đại Bát Niết Bàn nói, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” thì nếu đạt đến Phật tánh vốn có nơi mình, người ta có thể “có” tất cả chúng sanh, dù họ có thế nào trên mặt hiện tượng. Đức Thích Ca khi thành Phật là ngài đã trở thành Phật tánh trọn vẹn của tất cả chúng sanh. Đây là điều Đức Phật nói trong Kinh Pháp Hoa đã trích dẫn ở trên, “Ba cõi là của ta, tất cả chúng sanh là con ta”.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, một trong ba kinh chính yếu của Tịnh Độ tông, nói rằng chư Phật là pháp giới thân, đi vào tâm tưởng của tất cả chúng sanh:

Chư Phật Như Laipháp giới thân, đi vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Thế nên khi tâm các ông tưởng Phật, thì tâm ấy là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình. Tâm ấy làm Phật (làm sự quán tưởng Phật) thì tâm ấy là Phật”.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Như Lai xuất hiện, phần nói về tâm Như Lai, nói rằng Trí huệ Như Lai, không chỗ nào không đến, đầy đủ trong thân chúng sanh.

Trí huệ của Như Lai không chỗ nào mà không đến. Vì không một chúng sanh nào mà chẳng có đủ trí huệ Như Lai, chỉ do vọng tưởng điên đảo chấp trước nên không chứng được...

Cũng vậy, trí huệ Như Lai vô lượng vô ngại có thể lợi ích khắp tất cả chúng sanh, đầy đủ ở trong thân chúng sanh. Chỉ vì hàng phàm phu vọng tưởng chấp trước nên chẳng hay chẳng biết, chẳng được lợi ích.

Bấy giờ đức Như Lai dùng trí nhãn thanh tịnh vô ngại xem khắp pháp giới tất cả chúng sanh mà nói rằng: Lạ thay, lạ thay! Tại sao các chúng sanh này có đầy đủ trí huệ Như Lai,ngu silầm chẳng hay chẳng thấy. Ta nên đem thánh đạo dạy cho họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước, để từ trong thân, họ thấy được trí huệ Như Lai rộng lớn, như Phật không khác”.

Cũng trong phẩm Như Lai Xuất Hiện, đại Bồ tát Phổ Hiền nói khi Phật thành Chánh giác, tức là Giác ngộ, thì Giác ngộ có ấy có trong tâm của tất cả chúng sanh. Nói cách khác, khi Đức Phật giác ngộgiác ngộ khắp trong tâm của tất cả chúng sanh. Phật giác ngộ là Phật trở thành Tự Kỷ Phật (Phật Chính Mình) của tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử! Đại Bồ tát phải biết tâm mình niệm niệm thường có Phật thành Chánh giác, vì chư Phật chẳng rời tâm này mà thành Chánh giác. Như tâm mình, tâm của tất cả chúng sanh cũng đều như vậy, đều thường có Như Lai thành Chánh giác, rộng lớn cùng khắp không chỗ nào chẳng có, chẳng lìa, chẳng dứt, không ngưng nghỉ”.

Trong sự hóa giải, chuyển hóa nghịch cảnhchúng sanh đối nghịch, sự giác ngộ, thành Chánh giáchiệu quả nhất vì nó đi vào tận nơi thâm sâu nhất của tâm chúng sanh. Thành Phậtthành Chánh giác ngay trong tâm của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh đó có “vọng tưởng chấp trước điên đảo” đến thế nào.

Thế nên, giác ngộ, thành chánh giáclý tưởng muôn đời của hạnh Bồ tát, để “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”. 




 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.