HÃY BẮT ĐẦU VỚI BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG
Lời Đầu Sách
Trong Phật giáo, bố thí là hạnh tu hàng đầu trong sáu Ba La Mật. Theo Phạn ngữ, Ba La Mật có nghĩa là đáo bỉ ngạn. Sáu Ba La Mật là sáu thứ đưa chúng sanh qua biển sanh tử để đi đến Niết Bàn. Sáu giai đoạn hoàn thiện tinh thần của chư Bồ Tát trong tiến trình thành Phật. Chẳng những Lục độ Ba La Mật là đặc trưng cho Phật Giáo Đại Thừa trong nhiều phương diện, mà chúng còn gồm những cơ bản đạo đức chung cho tất cả các tôn giáo. Lục độ Ba La Mật bao gồm sự thực tập và sự phát triển khả dĩ cao nhất. Vì vậy, thực hành sáu Ba La Mật sẽ giúp hành giả vượt bờ mê qua đến bến giác. Người Phật tử luôn biết Lục Độ Ba La Mật là sáu pháp tu hành căn bản của một người con Phật, nhưng có lắm lúc nhiều người trong chúng ta lại không chịu nỗ lực thực hành. Gặp ai và ở đâu mình cũng nói pháp “Lục Độ”, nhưng đến lúc gặp thử thách thì bố thí cũng không, trì giới cũng chẳng có, nhẫn nhục cũng tránh xa, tinh tấn đâu chẳng thấy chỉ thấy giải đãi, thiền định đâu không thấy chỉ thấy tán tâm loạn ý, kết quả là chúng ta không thể xử dụng được chân trí tuệ không trong hành xử hằng ngày. Như vậy thì hình tướng tu hành có lợi ích gì? Có người chẳng những không chịu bố thí, mà còn kêu người khác phải bố thí cho mình càng nhiều càng tốt. Những người nầy luôn tìm cách đạt được tiện nghi, chứ không chịu thua thiệt. Chúng ta ai cũng biết trì giới là giữ gìn giới luật Phật, nhưng đến lúc gặp thử thách, chẳng những mình không giữ giới mà còn phá giới nữa là khác. Mặc dù ai trong chúng ta cũng đều biết rằng nhẫn nhục có thể giúp đưa chúng ta sang bờ bên kia, nhưng khi gặp chuyện thì chúng ta chẳng bao giờ nhẫn nhục được. Ai cũng muốn tinh tấn, nhưng mà tinh tấn làm việc trần tục, chứ không phải tinh tấn tu hành. Ai cũng biết thực tập thiền định nhằm tập trung tư tưởng để phát sanh trí huệ, nhưng chỉ biết nói mà không chịu làm. Vì những lý do nầy mà Đức Phật nói pháp Ba La Mật. Bố thí tức là dùng tài sản vật chất hoặc Phật pháp để bố thí cho người khác, trì giới là tuân giữ giới luật Phật và thúc liễm thân tâm trong mọi hoàn cảnh, nhẫn nhục là thọ nhẫn những gì không như ý, tinh tấn là tinh tấn tu tập, thiền định là tập trung tư tưởng cho đến khi không còn một vọng tưởng nào, và trí tuệ là trí có khả năng đưa mình đến bờ bên kia và liễu sanh thoát tử.
Bố thí theo tiếng Phạn là “Dana” Nói chung từ “dana” chỉ một thái độ khoản đại. Đàn na quan hệ với việc phát triển một thái độ sẵn sàng cho ra những gì mà mình có để làm lợi lạc chúng sanh. Trong Phật giáo Đại thừa, Bố thí là một trong sáu hạnh Ba La Mật của người tu Phật, là hành vi tự phát tặng cho tha nhân tài vật, năng lượng hay trí năng của mình, cũng là tác động quan trọng nhất làm tăng công đức tu hành mà một vị Bồ Tát tu tập trên đường đi đến Phật quả. Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chương 10, Đức Phật dạy: “Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đở thì được phước rất lớn. Có vị Sa môn hỏi Phật, ‘Phước nầy có hết không?’ Phật đáp, ‘Thí như lửa của ngọn đuốc, hàng trăm hàng ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay thắp sáng, lửa của ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hỗ trợ người thực hành bố thí cũng vậy’.” Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng tài sản sẽ ở lại khi bạn ra đi. Bạn bè người thân sẽ đưa tiễn bạn ra nghĩa trang. Chỉ có nghiệp lành nghiệp dữ mà bạn đã tạo ra sẽ phải đi theo với bạn vào chung huyệt mộ mà thôi. Vì thế, tài sản chỉ có thể được dùng để trang hoàng căn nhà, chứ không thể tô điểm được cho công đức của mình. Y phục có thể được dùng để trang hoàng thân thể của bạn, chứ không phải cho chính bạn.
Như trên đã nói, theo Phật giáo, Bố Thí là cho một cách rộng lớn, cho không giới hạn. Để có thể cho không giới hạn, người bố thí chắc chắn phải có từ tâm vô lượng. Từ vô lượng tâm là lòng thương yêu vô cùng rộng lớn đối với toàn thể chúng sanh mọi loài, và gây tạo cho chúng sanh cái vui chân thật. Khi chúng ta nói bố thí khởi nguồn từ Vô Lượng Từ Tâm vì lòng Từ là lòng thương yêu vô cùng rộng lớn trong Phật giáo. Thực hành bố thí trong tu tập Phật giáo là tu tập loại trừ lòng ganh ghét, thù hận và vị kỷ, để phát triển lòng từ bi lân mẫn đến với mọi loài. Thực tình mà nói, khi chúng ta nói tu tập bố thí cũng là tu tập Từ Vô Lượng Tâm vì bố thí là vì lòng từ thiện vô tư đối với tất cả mọi người mà không bị vướng mắc bất cứ thứ gì; và vô lượng Từ Tâm cũng là vì lòng Từ, là lòng thương yêu vô cùng rộng lớn đối với mọi người. Đã nói Bố Thí là cho một cách rộng lớn, cho không giới hạn. Để có thể cho không giới hạn, người bố thí chắc chắn phải có bi tâm vô lượng. Khi chúng ta nói bố thí khởi nguồn từ Vô Lượng Bi Tâm vì khi chúng ta bố thí với Bi Vô Lượng Tâm là chúng ta bố thí với cái tâm hay tấm lòng bi mẫn thương xót cứu vớt người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Lòng bi là lòng vị tha, không vì bản ngã, mà dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Bố thí khởi nguồn từ Vô Lượng Bi Tâm là bố thí không vị kỷ, thấy ai đau khổ bèn thương xót mà bố thí, ấy là bố thí với bi tâm. Như vậy, khi chúng ta nói tu tập bố thí cũng là tu tập Bi Vô Lượng Tâm vì trong tu tập Phật giáo, tu tập bố thí là vì bi mẫn thương xót cứu vớt giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần để họ có thể thoát khỏi khổ đau phiền não của sự thiếu thốn. Bi vô lượng tâm cũng là cái tâm hay tấm lòng bi mẫn thương xót cứu vớt người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Tu tập bố thí cũng là tu tập Hỷ Vô Lượng Tâm vì trong tu tập Phật giáo, tu tập bố thí là vì muốn giúp người khác được vui và thoát khổ khi thấy họ khổ đau phiền não. Hỷ vô lượng tâm lại cũng như vậy, là cái tâm vui mừng khi thấy người khác thoát khổ được vui. Nói cách khác, trong lúc tu tập hay thực tập thiền định, hành giả tu Phật phải tu tập thế nào mà khi chứng kiến sự thành công của người khác mình phải khởi tâm tùy hỷ. Cuối cùng, khi chúng ta nói tu tập bố thí cũng là tu tập Xả Vô Lượng Tâm vì trong tu tập Phật giáo, tu tập bố thí là vì lòng muốn xả bỏ một cách vô tư đối với tất cả mọi người. Xả Vô Lượng Tâm lại cũng như vậy, là nội tâm bình đẳng và không có chấp trước, một trong những đức tính chính của Phật giáo, xả bỏ sẽ đưa đến trạng thái hửng hờ trước những vui khổ hay độc lập với cả hai thứ nầy.
Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, thật là khó khăn cho việc tìm đọc hết những chương trong bộ sách này, đặc biệt là đối với người tại gia với nhiều gia vụ thì việc đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn là hầu như rất khó khăn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích chương 27 trong tập II ra, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là “Hãy Bắt Đầu Với Bố Thí Cúng Dường.” Quyển sách nhỏ có tựa đề “Hãy Bắt Đầu Với Bố Thí Cúng Dường” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần trình bày ý nghĩa cốt lõi và tầm quan trọng của Bố Thí và Cúng Dường, pháp tu hàng đầu trong sáu pháp Ba La Mật của đức Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là hãy bắt đầu bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Cuộc hành trình “Tiến tới quả vị Phật” còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Hãy Bắt Đầu Với Bố Thí Cúng Dường” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình và hạnh phúc. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng hạnh phúc bình thường là thỏa mãn sự khao khát. Tuy nhiên, ngay khi điều mong muốn vừa được thực hiện thì chúng ta lại mong muốn một thứ hạnh phúc khác, vì lòng thèm muốn ích kỷ của chúng ta không cùng tận. Cuối cùng, bí mật của hạnh phúc nằm ở chỗ chúng ta biết những gì cần làm. Đối với người Phật tử, nhất là những người tại gia, nếu chưa có khả năng tu được cùng một lúc sáu Ba La Mật, trước tiên hãy thử bắt đầu tu tập với bố thí cúng dường trước khi làm quen với những Ba La Mật khác. Mong cho ai nấy đều phát tâm Bố Thí Ba La Mật ngay bây giờ và ở đây.
Thiện Phúc
Preface
In Buddhist teachings, almsgiving or charity is the top practice of the six Paramitas. According to the Sanskrit language, Paramita means crossing-over. Six Paramitas mean the six things that ferry one beyond the sea of mortality to nirvana. Six stages of spiritual perfection followed by the Bodhisattva in his progress to Buddhahood. The six virtues of perfection are not only characteristic of Mahayana Buddhism in many ways, they also contain virtues commonly held up as cardinal by all religious systems. They consist of the practice and highest possible development. Thus, practicing the six paramitas will lead the practitioner to cross over from the shore of the unenlightened to the dock of enlightenment. Buddhists always know that the Six Paramitas are the basic methods of cultivation for a Buddhist, but a lot of times, many of us do not try to practice them. To meet anyone at anywhere we always talk about the Six Perfections, but when the situation comes, we do not want to practice giving, we do not keep the precepts, we cannot tolerate any circumstances, we are not vigorous, we do not set aside time to practice meditation, and as a result, we can not use real wisdom to conduct our daily activities. So, what is the use of the cultivation of outside appearance? There are people who do not want to give out a cent; on the contrary, they demand others to give to them, the more the better. They always want to gain the advantage and not take a loss. We all know that holding precepts means keeping the precepts that the Buddha taught, but when states come, we break the precepts instead of keeping them. Although we all know that patience can take us to the other shore, but when we meet a difficult situation, we can never be patient. Everyone wants to be vigorous, but only vigorous in worldly businesses, not in cultivation. We all know that we should meditate to concentrate our mind so that wisdom can manifest, but we only talk and never practice. For these reasons, the Buddha taught the Six Perfections: giving means to give wealth or Buddhadharma to others, holding precepts means to keep the precepts that the Buddha taught and to refrain from wrong-doings, patience means to patiently endure the things that do not turn out the way we wish them to, vigor means to be vigorous in cultivation, meditation means to concentrate our mind until there are no more idle thoughts, and wisdom enables us to reach the other shore and end birth and death.
Charity in Sanskrit is “Dana”, meaning “almsgiving.” In general this refers to an attitude of generosity. It involves developing an attitude of willingness to give away whatever one has in order to benefit sentient beings. In Mahayana Buddhism, Dana is one of the six perfections (paramitas) of Buddhist cultivators, voluntary acts of giving of material, energy, or wisdom to others, regarded as one of the most important Buddhist virtues, and also one of the most important of the meritorious works that a Bodhisattva cultivates during the path to Buddhahood. According to the Sutra In Forty-Two Sections, Chapter 10, the Buddha said: “When you see someone practicing the Way of Giving, help him joyously and you will obtain vast and great blessings. A Saramana asked: ‘Is there an end to those blessings?’ The Buddha said: ‘Consider the flame of a single lamp, though a hundred thousand people come and light their own lamps from it so that they can cook their food and ward off the darkness, the first lamp remains the same as before. Blessings are like this, too’.” Devout Buddhists should always remember that your property will remain when you die. Your friends and relatives will follow you up to your grave. But only good or bad actions you have done will follow you beyond the grave. Thus, wealth can only be used to decorate your house but not you. Only your own virtue can decorate you. Your dress can decorate your body, but not you; only your good conduct can decorate you.
As mentioned above, according to Buddhist teachings, alsmgiving means to give without any limits. In order to be able to give without any limits, the giver must surely have a mind of immeasurable loving kindness. Immeasurable loving kindness is the greatest love dedicated to all sentient beings, together with the desire to bring them joy and happiness. When we say almsgivings originated from the mind of immeasurable loving-kindness for loving kindness is the greatest love in Buddhism. To practice alsmgivings in Buddhist cultivation is to train ourself to eliminate hatred, anger, and selfishness and to develop loving-kindness toward all. Truly speaking, when we say when we cultivate almsgivings we also cultivate the mind of immeasurable loving kindness for almsgivings means to show a benevolence toward all beings that is free from any attachments; the mind of immeasurable loving-kindness is also the immeasurable loving or the greatest love towards everbody. We already said that alsmgiving means to give without any limits. In order to be able to give without any limits, the giver must surely have an immeasurable mind of compassion. When we say almsgivings originated from the mind of immeasurable Compassion for when we give alms with immeasurable compassion mind that means we practice almsgivings with sympathy, or pity (compassion) for another in distress and desire to help him or to deliver others from suffering out of pity. The almsgivings originated from the mind of immeasurable compassion is selfless, non-egoistic and based on the principle of universal equality. Therefore, when we say when we cultivate almsgivings we also cultivate the mind of immeasurable compassion for in Buddhist cultivation, cultivation of almsgivings means to show sympathy, or pity (compassion) for another in distress and desire to save and help other people with material or spiritual assistance or to deliver others from sufferings out of pity. Cultivation of almsgivings also means cultivating the mind of immeasurable compassion for in Buddhist cultivation, cultivation of almsgivings means to help other people getting rid of sufferings and to having joy when seeing them to experience sufferings and afflictions. In other words, during cultivation or practicing meditation, Buddhist practitioners should cultivate to a point that they would be happy with other’s success. Finally, when we say when we cultivate almsgivings we also cultivate the mind of immeasurable compassion for in Buddhist cultivation, cultivation of almsgivings means to show a equanimity toward all beings that is free from attachment. The mind of immeasurable equanimity, one of the chief Buddhist virtues, that is also the mind of renunciation, leading to a state of indifference without pleasure or pain, or independence of both.
In around 2009, Thiện Phúc composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people to find and read all chapters in these books, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages is very diffifcult. So, Thiện Phúc extracted Chapter 27 in Volume II, tried to revise and publish it as a small book titled “Almsgivings & Offerings: The First Steps In Buddhist Cultivation”. This little book titled “Almsgivings & Offerings: The First Steps In Buddhist Cultivation” is not a profound study of Buddhist teachings, but a book that simply presents the core meanings and the importance of Almsgivings and Offerings, the top practice of the Six Perfections of the Buddha's teachings. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to start to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The journey “Advancing to Buddhahood” still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Almsgivings & Offerings: The First Steps In Buddhist Cultivation” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness. Devout Buddhists should always remember that ordinary happiness is the gratification of a desire. However, as soon as the thing desired is achived the we desire something else or some other kind of happiness, for our selfish desires are endless. Finally, the secret of happiness lies in doing what needs be done. For Buddhists, especially lay people, if we do not have the ability to simultaneously cultivate the six paramitas, let's start with the cultivation of almsgivings and offerings before making acquaintance with other paramitas. Hoping that everyone of us would make up our mind in practicing Paramita-Charitable Giving right now and right here.