Chương 5 - Sứ Mệnh Hoằng Pháp

06/09/20245:41 SA(Xem: 99)
Chương 5 - Sứ Mệnh Hoằng Pháp
ĐỨC PHẬT 
KAREN AMRSTRONG
TRẦN QUANG NGHĨA DỊCH

Chương 5 – Sứ Mệnh Hoằng Pháp

 NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO thường miêu tả Đức Phật ngồi một mình, chìm đắm trong sự thiền định đơn độc, nhưng trên thực tế, phần lớn cuộc đời của Ngài, khi Ngài bắt đầu thuyết giảng Giáo Pháp, là sống giữa đám đông bao quanh ồn ào và náo nhiệt.  Khi Ngài đi kinh hành, Ngài thường được hàng trăm vị tỳ kheo tháp tùng, những vị này thường hay huyên thuyên lớn tiếng đến nỗi thỉnh thoảng Đức Phật phải xin cho mình chút tĩnh lặng.  Các tín đồ Phật tử của Ngài thường đi sau đoàn nhà sư khất thực dọc theo các con đường, trên  xe ngựa với các toa chất đầy lương thực.  Đức Phật sống ở các thị trấn và thành phố, không phải ở các ẩn thất trong rừng hẻo lánh.  Nhưng mặc dù 45 năm cuối cùng của cuộc đời Ngài trôi qua trước mắt dân chúng, các văn bản cổ vẫn xử lý giai đoạn dài và quan trọng này khá chiếu lệ, khiến người viết tiểu sử Đức Phật có ít tài liệu tham khảo.  Điều đó hoàn toàn ngược lại với Giê-su.  Các sách Phúc âm gần như không cho chúng ta biết gì về quãng đời thời trẻ của Giê-su và chỉ bắt đầu câu chuyện một cách nghiêm túc khi Ngài bắt đầu sứ mệnh rao giảng của mình.  Tuy nhiên, kinh điển Phật giáo ghi chép lại các bài thuyết pháp của Đức Phậtmô tả một số chi tiết về năm năm đầu tiên trong sự nghiệp hoằng pháp của Ngài, nhưng sau đó Đức Phật biến mất khỏi tầm nhìn và cuối cùng hai mươi năm cuộc đời của Ngài gần như hoàn toàn không được ghi chép lại.

 

 Đức Phật ắt hẳn chấp nhận tính dè dặt này.  Điều cuối cùng mà Ngài muốn là sự sùng bái cá nhân, và Ngài luôn nhấn mạnh rằng chính Giáo pháp chứ không phải bản thân Ngài mới là điều quan trọng.  Như chúng ta đã biết, Ngài thường nói, “Ai thấy ta là thấy Pháp, và ai thấy Pháp là thấy ta.”  Hơn nữa, sau khi giác ngộ, không điều gì khác có thể thực sự xảy ra với Ngài.  Ngài không có “ngã”, bản ngã của Ngài đã bị dập tắt, và ngài được gọi là Như Lai, một người đơn giản “đã đến”.  Ngay cả khi các văn bản Pali kể lại các năm đầu trong sứ mệnh hoằng pháp của Ngài, chúng ít quan tâm đến sự thật lịch sửquan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa biểu tượng câu chuyện  Đức Phật đã trở thành một nguyên mẫu của đời sống tâm linh, một hiện thân của Giáo Pháp và của Niết Bàn.  Ngài là một kiểu người mới: không còn vướng kẹt vào những phiền não của tham và sân, Ngài đã học cách điều hợp tâm hồn mình để sống không ích kỷ.  Ngài vẫn sống giữa thế gian nhưng cũng sống trong một chiều kích không gian linh thiêng khác, mà những tín đồ độc thần gọi là sự hiện diện của thần thánh.  Do đó, khi tường thuật về những năm hoằng pháp đầu tiên này, các bản văn không cho chúng ta biết gì về những suy nghĩcảm xúc của Đức Phật, nhưng dùng các hoạt động của Ngài để cho thấy những Phật tử thời đầu liên quan như thế nào đến thế giới đô thị, thương mại, chính trị và tôn giáo ở miền bắc Ấn Độ.

 Kinh điển nói rằng Đức Phật thành đạo vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, nhưng không tiết lộ năm diễn ra sự kiện quan trọng này.  Niên đại quy ước từ lâu đã được cho là vào năm 528 TCN, mặc dù một số học giả hiện đại cho rằng nó muộn nhất là vào năm 450. Nếu chúng ta theo trình tự thời gian có thể nhanh hơn của các bản văn Pali, thì Đức Phật có thể đã gửi sáu mươi nhà sư đi hoằng pháp vào tháng 9,  sau khi kết thúc mùa mưa gió mùa.  Giống như các tăng đoàn khác, Tăng đoàn mới của Đức Phật là một tổ chức lỏng lẻo, và lưu động.  Các nhà sư ngủ nghỉ tại bất cứ nơi nào có thể: “dưới tán lá, trong bọng cây, dưới những tảng đá nhô ra, giữa khe núi, trong hang động sườn đồi, trong nghĩa trang, trong rừng rậm, ngoài trời, trên đống rơm.”  Nhưng mỗi ngày họ đều dành thời gian để hành thiền và thuyết giảng cho những người cần nghe Giáo pháp, đặc biệt là những người sống ở các thành phố mới, nơi mà sự bất ổn của thời đại được cảm nhận sâu sắc nhất.  Việc hoằng pháp của họ đã thành công: họ không chỉ thu hút các tín đồ tại gia mà còn thu hút những thành viên mới vào Tăng đoàn, và Đức Phật ủy quyền cho sáu mươi người tiếp nhận các sa ditruyền giới cho họ như những tu sĩ chính thức.

Một lần nữa ở lại một mình, Đức Phật quay trở lại Uruvela.  Trên đường đi, Ngài thuyết pháp cho ba mươi thanh niên nhốn nháo đang truy đuổi ráo riết một kỹ nữ địa phương đã lừa tiền họ. “Điều nào là tốt đẹp hơn cho các ông?”  Đức Phật hỏi.  “Tìm kiếm một phụ nữ hoặc tìm kiếm bản thân các ông?  Đây là một ngụ ngôn sinh động về cuộc chạy đua vô ích của con người săn đuổi các lạc thú, thứ chỉ có thể gây phiền toáitốn kém.  Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, các thanh niên đều trở thành các vị “nhập lưu” và gia nhập Tăng đoàn.  Nhưng khi đến Uruvela, Đức Phật đã đạt được một cuộc cải đạo đáng kinh ngạc hơn nhiều, khi Ngài khởi xướng thành công cả một tăng đoàn gồm một nghìn bà la môn sống trong các khu rừng quanh Uruvela, Gaya và bên cạnh sông Neranjara, dưới sự lãnh đạo của ba anh em Ca-diếp.  Câu chuyện này có lẽ nên được đọc như một ngụ ngôn, mô tả cuộc đối đầu của những Phật tử đầu tiên với truyền thống Vệ đà cũ.  Bọn người Bà-la-môn này đã “Xuất gia” và để tóc mọc rối bù như một dấu hiệu từ khước lối sống ổn định, trật tự của xã hội bình thường, nhưng họ vẫn tuân thủ các nghi thức cũ một cách cẩn thận và chăm sóc ba ngọn lửa thiêng.

 Đức Phật đã trải qua mùa đông với cộng đồng Uruvela và thực hiện một số phép lạ ấn tượng.  Ngài đã thuần hóa một con rắn hổ mang cực kỳ nguy hiểm, một biểu tượng phổ biến của thần thánh, mà những người Bà la môn nuôi trong buồng lửa thiêng liêng của mình.  Ngài đón tiếp các chư thiên đến thăm ẩn thất của Ngài vào ban đêm và thắp sáng toàn bộ khu rừng bằng hào quang rực rỡ phi thường.  Ngài chẻ những khúc gỗ một cách thần kỳ để làm lễ đốt lửa, bay lên cõi trời và mang về một đóa hoa trời, và cho thủ lĩnh Ca-diếp của nhóm Uruvela thấy mình có thể đọc được suy nghĩ của ông ta.  Cả kinh điển Pali và các tiểu sử sau này đều chứa đựng câu chuyện về các dấu hiệu và phép lạ như vậy do Đức Phật thực hiện, thoạt nhìn thật là đáng kinh ngạc.  Việc thực hành thiền định được cho là mang lại cho ẩn sĩ du già thiện xảo sức mạnh thần thông (iddhi), cho thấy khả năng thống trị vật chất giới của một tâm trí được rèn luyện, nhưng các du già  thường cảnh báo chống lại việc lạm dụng iddhi, vì nó dễ dàng khiến một nhà tâm linh thoái hóa thành  một ảo thuật gia đơn thuần. Chính Đức Phật đã cực kỳ chỉ trích chủ nghĩa phô trương như vậy, và cấm các môn đệ của mình thực hiện iddhi ở nơi công cộng.  Nhưng các nhà sư soạn kinh điển Pali hẳn đã tin rằng các kỳ tích như vậy là có thể, và có lẽ họ đã sử dụng những câu chuyện này như một cuộc luận chiến.  Khi thuyết giảng, các tu sĩ Theravada biên soạn những bản văn này có thể thấy hữu ích khi thuật lại Đức Phật có những thần thông ấn tượng này.  Hơn nữa, khi tranh chấp với những người Bà-la-môn và các quan chức của tôn giáo Vệ đà, thật hữu ích nếu có thể kể lại rằng Đức Phật đã đối đầu với các vị thần cũ (như con rắn hổ mang thiêng liêng trong buồng lửa) và đánh bại chúng một cách rõ ràng;  mặc dù Ngài chỉ là một ksatriya, nhưng Ngài có nhiều thần lực hơn những người bà la môn.

Sau đó, các bản văn cho chúng ta biết rằng Đức Phật đã thách thức toàn bộ hệ thống đẳng cấp: “Không phải việc sinh ra đã khiến một người trở thành Bà-la-môn hay một kẻ hạ cấp bị ruồng bỏ,” Ngài nhấn mạnh, “mà chính là nghiệp (kamma) của người ấy.”  Địa vị tôn giáo phụ thuộc vào đạo đức hành vi chứ không phải do ngẫu nhiên của di truyền.  Như mọi khi, Đức Phật, giống như các nhà hiền triết vĩ đại khác của  Thời đại Trục, lập luận rằng đức tin phải được củng cố bằng đạo hạnh, nếu không nghi lễ cũng vô ích.

 

 Chính phẩm hạnh, chứ không phải việc thi triển thần thôngcuối cùng Đức Phật  đã thuyết phục được Ca-diếp.  Một lần nữa, ở đây, các bản văn cũng có thể đã gợi ý rằng một màn trình diễn iddhi phô trương có thể phản tác dụng: nó chắc chắn không thuyết phục được một người hoài nghi.  Sau mỗi phép lạ, Ca-diếp chỉ tự nhủ: “Vị đại sư này thật ấn tượng và mạnh mẽ, nhưng ông ấy không phải là một vị A-la-hán như ta.”  Cuối cùng, Đức Phật đã làm ông ta kinh ngạc vì sự kiêu ngạo và tự mãn của mình.  Ngài nói: “Ca-diếp, ông không phải là một vị A-la-hán, và nếu ông tiếp tục nghĩ như vậy, ông sẽ không bao giờ đạt được giác ngộ.” Tính tự phụ nặng nề như vậy hoàn toàn không tương thích với đời sống tinh thần.  Lời quở trách đã đánh trúng đích.  Là một nhà tu khổ hạnh nổi tiếng, hẳn Ca-diếp đã biết tất cả về sự nguy hiểm của lòng tự phụ. Ông ta phủ phục xuống đất và xin được gia nhập Tăng đoànĐi theo ông ta là hai anh em của mình và tất cả hàng nghìn môn đệ của họ.  Bây giờ có một loạt các sa di mới, họ cạo sạch những bộ tóc đã khô xỉn, vứt bỏ những vật dụng thiêng liêng của mình và trở thành “những vị nhập lưu”.  Sau đó, tất cả họ tập trung tại Gaya để nghe bài pháp vĩ đại thứ ba của Đức Phật.

 “Này các Tỳ kheo,” Đức Phật bắt đầu, “mọi thứ đang cháy.”  Các giác quan và mọi thứ mà chúng nuôi dưỡngthế giới bên ngoài, cơ thể, tâm trícảm xúc đều bốc cháy.  Điều gì gây ra đám cháy này?  Ba ngọn lửa tham, sân, si.  Chừng nào con người còn nuôi dưỡng những ngọn lửa này, chúng sẽ tiếp tục cháy và không bao giờ có thể đạt đến sự mát mẻ của Niết bàn.” Ngũ uẩn do đó được ngầm so sánh với “bó củi”.  Cũng có một cách chơi chữ trong từ upadana (“thủ hay bám víu”), có nghĩa gốc là “nhiên liệu”.  Chính sự ham muốn chiếm hữu của chúng ta đối với vật chất thế gian này đã khiến chúng ta bốc cháy và cản trở sự giác ngộ của chúng ta.  Như mọi khi, lòng tham và sự thèm muốn này đi đôi với lòng thù hận, là nguyên nhân gây ra biết bao tội ác và bạo lực trên thế giớiChừng nào si (vô minh), ngọn lửa thứ ba, còn tiếp tục hoành hành, con người không thể chứng ngộ Tứ Diệu Đế, là những điều thiết yếu để giải thoát khỏi cái vòng âm ỉ của “sinh, lão, bệnh tử, với sầu não, đau khổ, phiền muộntuyệt vọng ”.  Do đó, một tỳ kheo phải trở nên vô tư.  Nghệ thuật chánh niệm sẽ dạy vị ấy trở nên tách rời khỏi năm uẩndập tắt ngọn lửa.  Sau đó, vị ấy sẽ trải nghiệm sự giải thoátan lạc của Niết bàn.

 Bài kinh “Tất cả đều bốc cháy” là một bài phê bình xuất sắc về hệ thống Vệ đà. Biểu tượng thiêng liêng của nó, ngọn lửa, là hình ảnh của mọi thứ mà Đức Phật cảm thấysai trái trong cuộc sống: nó tượng trưng cho lò sưởi và ngôi nhà mà từ đó tất cả những ai thiết tha tìm kiếm chân lý phải “Xuất gia,” và là một biểu tượng hùng hồn của những thế lực không ngừng nghỉ, phá hoại nhưng nhất thời  tạo nên ý thức con người.  Ba ngọn lửa tham, sân và si là một đối trọng mỉa mai với ba ngọn lửa thánh trong kinh Veda: bằng cách chăm sóc những ngọn lửa này với niềm tin sai lầm rằng chúng đã hình thành nên giới tu sĩ ưu tú, những người Bà-la-môn chỉ đơn giản là đang thúc đẩy chủ nghĩa vị kỷ của chính họ.  Bài thuyết pháp cũng là một minh họa về kỹ năng của Đức Phật trong việc điều chỉnh Giáo pháp của Ngài thích hợp với đối tượng thính giả, để Ngài có thể thực sự thuyết phục họ.  Sau khi những tín đồ thờ lửa trước đây đã lắng nghe Đức Phật, bài thuyết pháp đã tác động mạnh mẽ đến ý thức tôn giáo của họ, và tất cả họ đều đạt được Niết bàntrở thành các vị A-la-hán.

 Vào cuối tháng 12, Đức Phật lên đường đến Thành Vương Xá (Rajagaha), thủ đô của nước Ma-kiệt- đà (Magadha), cùng với hàng ngàn vị tân Tỳ kheo này.  Sự xuất hiện của họ đã gây xôn xao dư luận.  Dân chúng trong các thành phố khao khát nền tâm linh mới, và ngay khi Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) nghe tin một vị  tự xưng là Đức Phật đang đóng trại bên ngoài thành phố trong Rừng Cây Non, ông đã đến thăm Ngài cùng với một đoàn tùy tùng đông đảo gồm các gia chủ Bà la môn.  Tất cả họ đều ngạc nhiên khi thấy rằng Ca-diếp, cựu lãnh đạo của cộng đồng Uruvela, bây giờ là đệ tử của Đức Phật, và rất ấn tượng khi Ca-diếp giải thích cho họ những lý do tại sao ông từ bỏ việc thờ lửa.  Khi họ nghe Đức Phật thuyết pháp, tất cả các gia chủ—kinh điển Pàli cho chúng ta biết có 120.000 người—đã trở thành những cư sĩ, và cuối cùng, Vua Tần-bà-sa-la đã đảnh lễ trước Đức Phật và xin được nhận làm cư sĩ Phật tử.  Ngay từ khi còn là một cậu bé, nhà vua đã hy vọng được nghe một vị Phật thuyết pháp mà ông có thể hiểu được.  Bây giờ điều ước của ông đã thành hiện thực.  Đó là sự khởi đầu của mối quan hệ thân tình lâu dài giữa Đức Phật và nhà vua. Ông mời Ngài ăn tối vào đêm hôm đó.

 Trong bữa ăn, nhà vua tặng Tăng đoàn một món quà có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của Tăng đoàn Phật giáo.  Vua cúng dường một khu vui chơi (arama) biến cải thành Tịnh xá Trúc lâm (Veluvana), ngay bên ngoài thành Vương Xá, làm nơi trú ngụ cho Tăng đoàn Tỳ kheo.  Các nhà sư có thể sống ở đó yên tĩnh, thanh tịnh, đồng thời có thể tiếp cận được với thành phố và những ai cần hỏi ý kiến ​ họ.  Tịnh xá không “quá xa thị trấn, cũng không quá gần.  .  .  người dân có thể tiếp cận, nhưng yên bình và tách biệt.”  Đức Phật nhận món quà, đó là một giải pháp hoàn hảo.  Sự “tách biệt ” của các tu sĩ là một sự tách biệt về mặt tâm lý, không phải là sự cách ly hoàn toàn về thể xác khỏi thế giớiGiáo phái tồn tạimọi người, không chỉ đơn giản là để thánh hóa cá nhân các nhà sư.  Các vị tỳ kheo cần một mức độ yên tĩnh để hành thiền, nơi họ có thể phát triển sự bình thản và sự cô độc nội tại dẫn đến Niết bàn, nhưng nếu họ muốn sống hoàn toàn vì người khác, như Giáo pháp yêu cầu, cư sĩ phải có thể đến thăm họ và học cách làm thế nào có thể xoa dịu nỗi đau của chính họ.  Món quà Trúc Lâm đã tạo tiền lệ, và những nhà tài trợ giàu có thường tặng Tăng đoàn những công viên tương tự ở vùng ngoại ô, nơi trở thành chỗ nghỉ dưỡng khu vực của các Tỳ kheo lang thang.

 Đức Phật ở lại Trúc Lâm trong hai tháng, và chính trong thời gian này, hai đệ tử quan trọng nhất của Ngài đã gia nhập Tăng đoàn.  Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đều sinh ra trong những gia đình Bà la môn ở những ngôi làng nhỏ bên ngoài Thành Vương Xá (Rajagaha).  Họ xuất gia vào cùng một ngày, và gia nhập tăng đoàn của giáo phái Hoài nghi, do Sanjaya lãnh đạo.  Nhưng cả hai đều không đạt được giác ngộ hoàn toàn, và họ đã giao ước rằng ai trong số họ đạt được Niết Bàn trước sẽ nói cho người kia biết ngay lập tức.  Vào thời điểm Đức Phật đến thăm, hai người bạn đang sống ở Thành Vương Xá, và một ngày nọ, Xá-lợi-phất nhìn thấy tôn giả A-thuyết-thị (Assaji,một trong năm vị tỳ kheo ban đầu) đang đi khất thực.  Ông ta ngay lập tức ấn tượng trước sự thanh thản và đĩnh đạc của nhà sưtin chắc rằng người này ắt hẳn đã tìm ra một giải pháp tâm linh, vì vậy ông hết lời ca ngợi A-thuyết-thị theo cách truyền thống, hỏi A-thuyết-thị đã theo thầy nào và pháp môn  nào. Khăng khăng mình chỉ là người mới nhập môn vào đời sống thánh thiện, A-thuyết-thị đưa ra một bản tóm tắt ngắn gọn về Giáo pháp, nhưng thế là đủ.

 

 Xá-lợi-phất trở thành một “người nhập dòng” ngay tại chỗ, và vội vã báo tin cho Mục-kiền-liên.  Bạn của ông cũng đã trở thành một “người nhập dòng ”, và họ cùng nhau đi đến Trúc Lâm để xin Đức Phật cho nhập Tăng đoàn, dẫn theo 250 đệ tử của thầy Sanjaya trước sự thất vọng của ông ta.  Khi Đức Phật nhìn thấy Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đến gần, theo linh cảm, Ngài liền biết họ tài giỏi như thế nào.  “Đây sẽ là những đệ tử chính của ta,” ngài nói với các tỳ kheo.  “Các ông ấy sẽ làm những điều vĩ đại cho Tăng đoàn.”  Và điều đó sẽ được chứng minh.  Hai người bạn đã trở thành nguồn cảm hứng cho hai trường phái Phật giáo chính phát triển khoảng 200 đến 300 năm sau khi Đức Phật nhập diệt.  Theravada khắc khổ hơn và nghiêng về  tính tu viện, coi Xá-lợi-phất là người sáng lập thứ hai.  Ông là người có đầu óc phân tích và có thể diễn đạt Pháp theo cách dễ thuộc.  Nhưng lòng mộ đạo của ông quá khô khan so với trường phái Đại thừa dân túy hơn, mà phiên bản Phật giáo của nó có tính dân chủ hơn và nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng từ bi.  Đại thừa đã lấy Mục-kiền-liên làm bản sư của họ;  ông được biết đến với khả năng thần thông, có thể thăng thiên một cách thần bí và nhờ năng lực thiền định của mình, ông có một khả năng kỳ lạ là đọc được suy nghĩ của mọi người.  Việc Đức Phật ca ngợi cả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cho thấy rằng cả hai trường phái đều được coi là chân chính, và thực sự họ đã cùng tồn tại trong tình hòa ái hơn hẳn, chẳng hạn những người Thiên chúa giáoTin lành trong thế giới Cơ đốc giáo.

 Tuy nhiên, không phải ai cũng say mê Đức Phật.  Trong thời gianTrúc Lâm, nhiều cư dân của Vương Xá lo lắng về sự phát triển mạnh mẽ của Tăng đoàn là điều dễ hiểu.  Đầu tiên là những người Bà-la-môn tóc xù, bây giờ là tín đồ Hoài nghi của Sanjaya – ai sẽ là người tiếp theo?  Bằng cách lấy đi tất cả những người đàn ông trẻ tuổi, nhà sư Cồ-đàm đã khiến tất cả họ không có con nối dõi và biến phụ nữ của họ thành góa phụ.  Chẳng mấy chốc gia đình họ sẽ chết hết!  Nhưng khi điều này được Đức Phật chú ý, Ngài bảo các tỳ kheo đừng lo lắng;  đây chỉ là một kỳ quan kéo dài bảy ngày, và, chắc chắn, sau một tuần hoặc lâu hơn, sự cố sẽ dừng lại.

 Vào khoảng thời gian này, các bản văn Pali cho chúng ta biết, Đức Phật đã đến thăm thân phụ Ngài ở Ka-tỳ-la-vệ – nhưng chúng không cung cấp cho chúng ta chi tiếtTuy nhiên, những kinh điểnluận giải sau này đã bổ sung thêm phần cốt lõi của văn bản Pali, và những câu chuyện hậu kinh điển này đã trở thành một phần của truyền thuyết về Đức Phật.  Họ kể cho chúng ta rằng Vua Tịnh-phạn nghe nói rằng con trai mình hiện là một vị Phật nổi tiếng, đang thuyết pháp ở Thành Vương Xá, và đã cử một sứ giả đến gặp Ngài, với một đoàn tùy tùng đông đảo, để mời Ngài về thăm Ka-tỳ-la-vệ.  Nhưng khi đoàn người dòng Thích-ca này nghe Đức Phật thuyết pháp, tất cả họ đều trở thành A-la-hán và quên mất thông điệp của Tịnh-phạn —một chuỗi các sự kiện như vậy xảy ra chín lần.  Cuối cùng, lời mời đã được chuyển đến Đức Phật, người đã lên đường trở về quê hương cùng với hai mươi nghìn vị tỳ kheo.  Người dòng Thích Ca đặt Công viên Nigrodha bên ngoài Ka-tỳ-la-ve cho các tỳ kheo tùy ý sử dụng, và đây trở thành tịnh xá chính của Tăng đoàn ở Sakka, nhưng, thể hiện sự hãnh tiến và kiêu mạn nổi tiếng của mình, người dòng Thích-ca đã từ chối bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức PhậtVì vậy, có thể nói là hạ mình xuống đến trình độ của họ, Đức Phật đã trình diễn một màn thần thông ấn tượng.  Ngài bay lên, những tia lửa và nước phun ra từ tứ chi của Ngài, và cuối cùng Ngài đi dọc theo con đường đá quý trên bầu trời.  Có lẽ ngài đang cố gắng, như thường lệ của ngài, để nói chuyện với người dòng Thích-ca theo cách mà họ có thể hiểu và đánh vào tâm trí họ. Thân phụ Tịnh-phạn của Ngài luôn ao ước ngài trở thành một cakkavatti, một Đấng Thống trị Thế giới, và người ta kể rằng nhân vật huyền thoại này cũng sẽ sải bước oai phong trên bầu trời.  Ở Uruvela, Đức Phật đã chỉ cho các tu sĩ Bà-la-môn  thấy mình có thể chiến thắng các vị thần của họ;  giờ đây Ngài cho người dòng Thích-ca thấy rằng mình vĩ đại hơn hẳn bất kỳ đấng cakkavatti nào.  Và cảnh tượng lập tức có hiệu ứng, mặc dù chỉ là một hiệu ứng bề ngoài.  Người dòng Thích Ca sửng sờ tuân phục và cúi đầu trước Đức Phật.

Nhưng, như thường lệ, thần thông không thể đạt được kết quả lâu dài.  Ngày hôm sau, Tịnh-phạn vô cùng kinh ngạc khi thấy con trai mình đi khất thực ở Ka-tỳ-la-vệ: sao người con dám làm ô danh gia đình như vậy!  Nhưng Đức Phật đã mời cha ngồi xuống và giải thích Giáo Pháp cho ông, và trái tim của Tịnh-phạn dịu lại. Ông lập tức trở thành một “người nhập lưu”, mặc dù ông ta không xin xuất gia vào Tăng đoàn.  Ông ta lấy bình bát của Đức Phật từ tay Ngài và dẫn Ngài vào nhà, trong bữa ăn được chuẩn bị để tôn vinh Ngài, tất cả những người phụ nữ trong nhà đều trở thành tín đồ tại gia, với một ngoại lệ đáng chú ý.  Người vợ cũ của Đức Phật vẫn tỏ vẻ xa cách, có lẽ cũng dễ hiểu thôi, vẫn thù ghét người đàn ông đã bỏ rơi bà mà không một lời từ biệt.

 Các văn bản Pali ghi lại rằng vào một thời điểm không xác định nào đó sau chuyến viếng thăm Ka-tỳ-la-vệ này, một số thanh niên hàng đầu của dòng họ Thích-ca đã xuất giagia nhập Tăng đoàn, trong đó có La-hầu-la (Rahula), con trai bảy tuổi của Đức Phật. Cậu phải đợi đến năm hai mươi tuổ mới được truyền giới. Và ba người bà con của Đức Phật: em họ của Ngài, Anan;  em trai cùng cha khác mẹ của Ngài, Nanda;  và Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), em họ của Ngài.  Họ đem theo thợ hớt tóc Ưu-ba-li (Upali), để cạo đầu cho các vị tỳ kheo mới, nhưng chính ông ta cũng xin phép được vào Tăng Đoàn.  Những bạn đồng hành của Đức Phật cho người thợ cắt tóc được nhận vào trước họ, để làm nhục tính tự cao của người dòng Thích-ca

 Một số người thân của Đức Phật đã trở thành những nhân vật đáng chú ý trong Giáo phái. Ưu-ba-li trở thành chuyên gia hàng đầu về giới luật của đời sống tu sĩ, và Anan, một thanh niên hiền lành, cẩn trọng, trở thành thị giả riêng của Đức Phật trong suốt hai mươi năm cuối đời Ngài.  Bởi vì Anan gần gũi với Đức Phật hơn bất kỳ ai khác và hầu như lúc nào cũng ở bên Ngài, nên ông hiểu biết rành rẽ các bài giảng và lời dạy của Đức Phật, nhưng ông không phải là một hành giả du già lão luyện.  Mặc dù thực tế là ông đã trở thành người uyên bácthẩm quyền nhất về Giáo pháp, nhưng không có khả năng thiền định, ông đã không đạt được Niết bàn trong thời Đức Phật còn tại thế.  Về phần Đề-bà-đạt-đa, chúng ta sẽ thấy kinh điển gán cho ông một vai trò tương tự như vai Judas phản Giêsu trong câu chuyện Phúc âm.

 Nhân tiện, việc các sách Phúc âm, với những bức chân dung đầy màu sắc của các môn đệ Giê-su, khiến độc giả phương Tây mong muốn biết thêm về những Phật tử đầu tiên này. Hàng ngàn người đã đổ xô vào Tăng đoàn này là ai?  Điều gì đã thu hút họ đến với Đức Phật?  Các văn bản Pali cho chúng ta biết rất ít.  Các truyền thuyết chỉ ra rằng những người được truyền giới đầu tiên đến từ các giai cấp bà la môn và ksatriya, mặc dù thông điệp đã được rao giảng cho “nhiều người” và mọi người đều được chào đón tham gia.  Các thương gia cũng bị thu hút bởi Giáo phái;  giống như các tu sĩ, họ là “những con người mới” của xã hội đang phát triển, và cần một đức tin phản ánh tình trạngbản khônggiai cấp của mình.

 Nhưng không có câu chuyện chi tiết nào về sự cải đạo của từng cá nhân, chẳng hạn như câu chuyện Phúc âm về những người đánh cá thả lưới và những người thu thuế rời khỏi văn phòng (tức các tông đồ của Giê-su).  Anan và Đề-bà-đạt-đa nổi bật giữa đám đông các tỳ kheo, nhưng chân dung của họ vẫn mang tính biểu tượng và cách điệu so với tính cách sống động hơn của một số môn đệ của Giêsu.  Ngay cả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, những đệ tử hàng đầu của Đức Phật, cũng được thể hiện như những nhân vật không màu mè với vẻ ngoài ít cá tính.  Không có chi tiết cảm động nào về mối quan hệ của Đức Phật với con trai mình: La-hầu-la xuất hiện trong truyền thuyết Pali chỉ đơn giản là một nhà sư khác.  Đức Phật hướng dẫn cậu ta thiền định, giống như bất kỳ vị tỳ kheo nào khác, và không có gì trong câu chuyện cho thấy họ là cha conChúng ta chỉ còn lại hình ảnh chứ không phải cá tính, và với sự yêu thích cá tính của người phương Tây, chúng ta có thể cảm thấy không hài lòng.

 Nhưng điều này là hiểu sai bản chất của kinh nghiệm Phật giáo. Nhiều nhà sư đầu tiên này đã đạt được giác ngộ chính xác bằng cách suy ngẫm về học thuyết vô ngã.  Điều này giúp họ vượt qua bản thân;  thật vậy, Đức Phật phủ nhận tồn tại một nhân cách thường hằng. Ngài coi niềm tin cố chấp vào một cốt lõi thiêng liêngbất biến của bản ngã là một ảo tưởng “vụng về ” sẽ cản trở con đường giác ngộ.  Là kết quả của tâm linh vô ngã, bản thân Đức Phật được trình bày trong Kinh điển Pali như một mẫu người hơn là một cá nhân.  Ngài tranh đấu với những loại người khác: với tín đồ phái Hoài nghi, bà la mônKỳ Na giáo.  Ngài có được sự giải thoát chân chính là nhờ vào sự tận diệt những nét độc đáo và phong cách riêng mà người phương Tây đánh giá cao ở các bậc anh hùng của họ.  Đối với các môn đệ của Ngài cũng vậy.  Có rất ít điểm để phân biệt Đức Phật với các tỳ kheo của mình, những người được miêu tả như những vị Phật nhỏ.  Giống như Ngài, họ đã trở nên phi cá nhân và biến mất như những cá nhân.  Các văn bản kinh điển bảo vệ sự ẩn danh này bằng cách từ chối đào sâu vào những bí mật của trái tim họ.  Chúng cũng sẽ không tiết lộ những nét kỳ quặc đáng yêu trong tính cách của họ trước khi đạt được giác ngộ.  Có thể không phải ngẫu nhiên mà chính Đề-bà-đạt-đa và Anan là những người nổi bật nhất trong hàng ngũ.  Đề-bà-đạt-đa chứa đầy tính ích kỷ, và Anan thật dịu dàng vẫn chưa đạt được giác ngộ và do đó, có nhiều đặc điểm cá nhân dễ nhận thấy hơn, chẳng hạn, một người khổng lồ về tâm linh như Xá-lợi-phất.  Chúng ta nhìn sâu hơn vào trái tim của Anan trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Đức Phật, nhưng, như chúng ta sẽ thấy, ông không thể chia sẻ quan điểm của Đức Phật.  Đối với một người phương Tây, những người chỉ trích sự đánh mất cá tính này, các vị tỳ kheo có thể sẽ trả lời rằng việc đầu hàng bản ngã là cái giá phải trả để có được sự an lạc nội tại của Niết bàn, điều có lẽ không thể có được đối với bất kỳ ai vẫn còn đắm chìm trong bản ngã.

Nhưng sự vô tư của Đức Phật và các đệ tử của Ngài không có nghĩa là họ lạnh lùng và vô cảm.  Họ không chỉ dịu dàngtừ bi, mà còn rất hòa đồng, và nỗ lực của họ để tiếp cận với “nhiều người” đã thu hút những ai cảm thấy sự thiếu tín tự cao tự đại này là hấp dẫn.

 Giống như tất cả các tu sĩ của mình, Đức Phật thường xuyên di chuyển trên đường, thuyết pháp cho càng nhiều thính giả càng tốt, nhưng trong ba tháng mưa, khi việc đi lại khó khăn, Ngài an cư trong Tịnh xá Trúc Lâm bên ngoài thành Vương Xá.  Mặc dù khu vườn bây giờ thuộc về Tăng đoàn, nhưng các tỳ kheo không xây cất gì trong đó mà vẫn sống ngoài trờiTuy nhiên, một thương gia giàu có đã đến thăm tịnh xá, thích thú những gì mình nhìn thấy và đề nghị xây dựng sáu mươi túp lều cho các nhà sư, và Đức Phật đã cho phép.  Vị thương gia sau đó đã mời Đức Phậtchư Tăng dùng bữa.  Cung cấp thức ăn cho một đám đông như vậy không phải là chuyện nhỏ, và vào buổi sáng trước bữa ăn tối, cả nhà ông náo động khi bọn gia nhân chạy đôn chạy đáo lo chuẩn bị một bữa ăn ngon gồm nước dùng, cơm, nước sốt và đồ ngọt.  Người lái buôn bận rộn đi đây đi đó và ra lệnh đến nỗi ông ta hầu như khôngthời gian để tiếp đón người anh rể của mình, Cấp-cô-độc, một thương gia từ Xá Vệ, đến Thành Vương Xá để kinh doanh.  “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”  Cấp-cô-độc hoang mang hỏi.  Thông thường khi ông đến thăm gia đình, em vợ của ông luôn sốt sắng chăm sóc chu đáo, không bao giờ cho là đủ.  Có đám cưới chăng?  Hoặc phải chăng gia đình sắp tiếp đãi vua Tần-bà-sa-la?  “Không hề,” vị thương gia trả lờiĐức Phật và các nhà sư của Ngài sắp đến ăn tối.

 Cấp-cô-độc không thể tin vào tai mình.  “Có phải em nói ‘Phật’ không?”  ông hoài nghi hỏi;  chẳng lẽ một vị Phật giác ngộ đã thực sự xuống thế gian?  Ông ta có thể đến thăm Ngài ngay lập tức không?  “Đây không phải là lúc,” vị thương gia cộc lốc nói, rồi quày quả quay đi.  “Anh có thể đến nói chuyện với Ngài vào sáng sớm ngày mai.” Cấp-cô-độc phấn khích đến mức trằn trọc không ngủ được, và đến rạng sáng, ông vội vã đến Trúc LâmTuy nhiên, ngay sau khi rời khỏi thành phố, ông đã bị choáng ngợp bởi nỗi sợ hãi vốn đang lan tràn khắp các quốc gia Thời đại Trục. Ông cảm thấy dễ bị tổn thương.  “Ánh sáng đang rút cạn khỏi thế giới, và ông chỉ có thể nhìn thấy bóng tối ở phía trước.” Ông sợ hãi đi tiếp, cho đến khi nhìn thấy Đức Phật đi đi lại lại trong ánh ban mai.  Khi Đức Phật nhìn thấy Cấp Cô Độc, Ngài dẫn ông đến chỗ ngồi và gọi tên ông.  Giống như Yasa trước đây, vị thương gia ngay lập tức được khích lệ, và khi ông lắng nghe Đức Phật, ông cảm thấy giáo lý như trỗi dậy từ bên trong với uy quyền đến mức nó dường như được ghi khắc vào tâm hồn sâu thẳm nhất của minh.  “Ôi, tuyệt vời làm sao!”  ông kêu lên và cầu xin Đức Phật nhận mình làm đệ tử tại gia.  Ngày hôm sau, ông chiêu đãi Đức Phật tại nhà người em vợ và mời Ngài đến thăm thành phố Xá Vệ (Savatthi,) của ông, thủ đô của vương quốc Kosala.

Xá Vệ có lẽ là thành phố tiên tiến nhất trong tất cả các thành phố ở lưu vực sông Hằng vào cuối thế kỷ thứ sáu.  Nó được xây dựng trên bờ nam của sông Rivati, tại ngã ba hai tuyến đường thương mại và là nơi sinh sống của khoảng 70.000 gia đình.  Là một trung tâm thương mại hàng đầu, đây là nơi sinh sống của nhiều doanh nhân giàu có như Cấp-cô-độc, và tên của thành phố được cho là bắt nguồn từ từ sarvamatthi, vì đây là nơi “mọi thứ đều có thể đạt được”.  Xá Vệ được bảo vệ bởi những bức tường và tháp canh hùng vĩ cao từ 40 đến 50 bộ;  các con đường chính vào thành phố từ phía nam và hội tụ tại một quảng trường rộng mở ở trung tâm thị trấn.  Tuy nhiên, bất chấp sự thịnh vượng của Xâ Vệ, sự phấn khích tột độ của Cấp-cô-độc trước viễn cảnh được gặp một vị Phật thực sự cho thấy rằng nhiều người cảm thấy một khoảng trống dai dẳng mở ra trong cuộc sống của họ.  Đó chính xác là nơi dành cho Tăng đoàn.

 Cấp-cô-độc không tiếc tiền, ông thiết lập cơ sở cho Đức Phật.  Ông ta miệt mài tìm kiếm một nơi thích hợp, và cuối cùng quyết định chọn một công viên thuộc sở hữu của Thái tử Kỳ-đà (Jeta), người thừa kế ngai vàng của Kosala.  Hoàng tử miễn cưỡng bán cho đến khi Cấp-cô-độc mang theo những xe đẩy đầy tiền vàng, ông ta rải vàng khắp công viên cho đến khi mặt đất được bao phủ hoàn toàn bằng số tiền mà ông ta chuẩn bị cúng dường.  Chỉ còn lại một khoảng trống nhỏ gần cổng, và Hoàng tử Ky-đà, nhận ra một cách muộn màng đây không phải là một cuộc mua bán bình thường và có thể mình nên đóng góp, bèn tặng cho không bán phần đất còn lại, và xây dựng một ngôi nhà cổng ngay tại chỗ.  Sau đó, Cấp-cô-độc chuẩn bị Tịnh xá Kỳ viên cho Tăng đoàn.  Ông đã “dọn sân hiên, xây cổng, dựng sảnh giảng, xây phòng đốt, nhà kho và tủ, san bằng lối đi, chuẩn bị giếng, lắp đặt bồn tắm và phòng tắm, đào ao và dựng nhà rạp”.  Đây sẽ trở thành một trong những trung tâm quan trọng nhất của Tăng đoàn.

 Tuy nhiên, đây là những công việc sắp xếp rất công phu dành cho những nhà tu chấp nhận “vô gia cư”.  Trong một khoảng thời gian ngắn, Đức Phật đã có được ba tịnh xá lớn, tại Vương-xá, Ka-tỳ-la-vệ và Xá Vệ, nơi các nhà sư có thể sống và thiền định, được bao quanh bởi những hồ sen, những cây xoài tươi tốt và hàng cọ rợp bóng mát. Những nhà tài trợ khác nhanh chóng làm theo tấm gương của Cấp-cô-độc.  Ngay khi họ nghe tin Đức Phật đang giảng dạy ở Xá Vệ, ba chủ ngân hàng từ Kosambi trên sông Jumna đã đến nghe Ngài thuyết phápKỳ Viên và nhanh chóng mời Ngài đến thành phố của họ.  Mỗi người chuẩn bị một “khu vui chơi” (arama) cho Tăng đoàn ở đó.  Họ không chỉ xây dựng các tòa nhà bằng chi phí của mình, mà giống như những nhà tài trợ khác, họ còn duy trì arama, tự cung cấp chi phí bảo trì.  Vua Tần-bà-sa-la đã tuyển dụng rất nhiều người phục dịch cho Tịnh Xá Trúc Lâm đến nỗi họ lập thành cả một ngôi làng.  Nhưng các nhà sư không sống trong sang trọng.  Mặc dù rộng rãi, chỗ ở đơn giản và những túp lều được trang bị sơ sài, phù hợp với những người theo Trung đạo.  Mỗi vị tỳ kheo có phòng riêng, nhưng thường chỉ là một không gian có vách ngăn, chỉ chứa một tấm ván để ngủ và một chiếc ghế mộc.

 Các Tỳ-kheo không sống quanh năm trong các tịnh xá này mà phần lớn thời gian vẫn dành cho việc du hành giáo hóaLúc đầu, hầu hết thậm chí còn đi trong mùa mưa gió mùa, nhưng nhận thấy rằng điều này gây tai tiếng.  Các giáo phái khác, chẳng hạn như Kỳ Na giáo, chủ trương không đi lại trong mùa mưa, vì như vậy sẽ gây ra quá nhiều thiệt hại cho giới tự nhiên và điều này vi phạm nguyên tắc ahimsa.  Tại sao những người theo Thích Ca Mâu Ni này lại tiếp tục cuộc hành trình của họ trong mùa mưa, mọi người bắt đầu hỏi, “giẫm nát cỏ mới, cây cỏ đau đớn, và làm tổn thương nhiều sinh linh bé nhỏ?”  Họ chỉ ra rằng ngay cả những con kền kền cũng ở trên ngọn cây trong mùa này.  Tại sao chỉ một mình các tu sĩ của Đức Phật thấy buộc phải lê bước trên những con đường lầy lội, không quan tâm đến bất kỳ ai ngoài chính họ?

 Đức Phật rất nhạy cảm với loại chỉ trích này, và khi Ngài nghe về những lời phàn nàn này, Ngài đã bắt buộc phải an cư kiết hạ trong mùa mưa (vassa) cho tất cả các thành viên Tăng đoàn.  Nhưng Ngài tiến xa hơn những kẻ lang thang khác một bước, và lập ra cuộc sống chung của tự viện.  Các nhà sư trong các giáo phái khác hoặc sống một mình trong mùa hạ, hoặc họ sống ở bất cứ nơi nào họ đến ngẫu nhiên, chia sẻ một khu rừng trống với những người khổ hạnh, những người theo các giáo pháp hoàn toàn khác nhau.  Riêng Đức Phật ra lệnh cho các Tỳ kheo của mình phải sống cùng nhau trong mùa an cư kiết hạ, không được sống chung với thành viên các giáo phái khác;  họ có thể chọn một trong các tịnh xá (arama) hoặc một khu an cư nông thôn (avasa), mà các nhà sư xây dựng hàng năm.  Mỗi arama và avasa đều có ranh giới cố định;  không một tu sĩ nào được phép rời khỏi khu an cư quá một tuần trong ba tháng gió mùa, ngoại trừ một lý do rất chính đángDần dần, các nhà sư bắt đầu phát triển một cuộc sống cộng đồng.  Họ nghĩ ra những buổi lễ đơn giản, diễn ra trong hội trường của khu an cư của họ.  Vào buổi sáng, họ sẽ ngồi thiền và lắng nghe những chỉ dẫn của Đức Phật hoặc một trong số nhà sư cao cấp.  Sau đó, họ mang bình bát lên đường vào thị trấn để tìm thực phẩm trong ngày và dùng bữa chính.  Vào buổi chiều sẽ có một giấc ngủ trưa, sau đó là thiền định nhiều hơn vào buổi tối.

 Nhưng trên hết, các Tỳ kheo phải học cách chung sống thân thiện với nhau.  Những khó khăn không thể tránh khỏi khi sống chung với những người mà họ có thể không thấy hợp tính sẽ thử thách sự thanh tịnh mà họ phải có được khi hành thiền.  Sẽ không tốt đẹp gì khi lan tỏa lòng từ bi đến bốn phương trái đất nếu các Tỳ kheo không thể hòa hợp với nhau.  Có những lúc Đức Phật phải quở mắng các nhà sư.  Có lần ngài khiển trách họ vì đã không chăm sóc một tỳ kheo bị bệnh kiết lỵ.  Vào một dịp khác, khi Đức Phật và đoàn tùy tùng của Ngài du hành đến Xá Vệ, một nhóm các nhà sư đã đi trước đến một trong những khu an cư địa phương và chiếm  tất cả các giường.  Xá-lợi-phất tội nghiệp, dường như bị cảm nặng, phải qua đêm bên ngoài dưới gốc câyĐức Phật nói với các nhà sư phạm tội rằng hành động khiếm nhã như vậy sẽ làm suy yếu toàn bộ sứ mệnh của Tăng đoàn, vì nó sẽ khiến mọi người xa rời Giáo pháp.  Nhưng dần dần, những vị tỳ kheo giỏi nhất đã học được cách gạt bỏ những tập tánh vị kỷquan tâm đến đồng loại.  Người đầu tiên từ thị trấn trở về với đồ ăn khất thực sẽ chuẩn bị lều cho những người khác, sắp xếp chỗ ngồi và nấu nước.  Người về cuối cùng sẽ ăn phần để dành và dọn đẹp  mọi thứ.  “Bạch Thế Tôn, chúng con rất khác nhau về thể xác,” một trong những nhà sư nói với Đức Phật về cộng đồng của mình, “nhưng con nghĩ, chúng con chỉ có một tâm trí.”  Tại sao y không nên bỏ qua những điều mình thích và không thích, và chỉ làm những gì người khác mong muốn?  Vị tỳ kheo này cảm thấy may mắn được sống cuộc đời phạm hạnh với những bạn đồng tu như thế.  Trong đời sống cộng đồng vào mùa an cư kiết hạ, Đức Phật đã tìm ra một phương cách khác để dạy các tu sĩ của Ngài sống vì người khác.

 Vua Ba-tư-nặc  (Pasenedi) của Kosala rất ấn tượng trước không khí thân thiệnhòa hợp của cuộc sống trong các arama của Phật giáo.  Ông nói với Đức Phật rằng nó trái ngược hoàn toàn với không khí tại triều đình, nơi mà tính ích kỷ, tham lam và hung hăng là thói quen nổi trội.  Vua này hiềm khích với các vị vua khác, người Bà-la-môn tranh chấp với người Bà-la-môn khác;  gia đình và bạn bè liên tục bất hòa.  Nhưng trong arama, ông thấy các Tỳ kheo “sống với nhau không chút tranh cãi như sữa với nước và nhìn nhau bằng ánh mắt tử tế”.  Ở các giáo phái khác, ông nhận thấy rằng các nhà tu khổ hạnh trông gầy gò và khốn khổ đến mức ông chỉ có thể kết luận rằng lối sống của họ không phù hợp với họ.  “Nhưng ở đây trẫm thấy các Tỳ kheo tươi cười nhã nhặn, vui vẻ chân thành .  .  .  tỉnh giác, điềm tĩnh và không phóng dật, sống bằng khất thực, tâm họ vẫn hiền hòa như nai rừng.”  Khi nhà vua ngồi trong hội đồng, ông nhận xét một cách hài hước, ông liên tục bị ngắt lời và thậm chí còn bị chế nhạo.  Nhưng khi Đức Phật nói với đám đông tu sĩ, không ai trong số họ thậm chí ho hay hắng giọng.  Đức Phật đang tạo ra một lối sống thay thế mới khiến các khiếm khuyết của các thị trấn và bang mới nổi bật lên.

 Một số học giả tin rằng Đức Phật coi những nhà cai trị như Ba-tư-nặc hay Tần-bà-sa-la là người đối tác trong một chương trình cải cách chính trị và xã hội.  Họ gợi ý rằng Tăng đoàn được thành lập để chống lại chủ nghĩa cá nhân tràn lan, điều không thể tránh khỏi khi xã hội phát triển từ đặc tính cộng đồng, bộ lạc sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt.  Các Tăng đoàn sẽ là một kế hoạch chi tiết cho một loại hình tổ chức xã hội khác, và những ý tưởng của nó sẽ dần dần ngấm sâu vào người dân.  Họ thường xuyên so sánh Đức Phật với cakkavatti trong các bản văn: Đức Phật cải cách ý thức con người, họ gợi ý, trong khi các vị vua đưa ra các cải cách xã hộiTuy nhiên, gần đây hơn, các học giả khác đã lập luận rằng thay vì ủng hộ chế độ quân chủ và làm việc với nó theo cách này, Đức Phật dường như rất phê phán chế độ vua chúa và ưa thích phong cách chính phủ cộng hòa vẫn còn thịnh hành ở quê hương Sakka của Ngài.

 Có vẻ như Đức Phật không có tham vọng chính trị như vậy;  Ngài chắc chắn sẽ coi bất kỳ sự tham gia nào vào một chương trình xã hội là một sự “bám víu” vô ích vào thế gian trần tục.  Nhưng chắc chắn Đức Phật đang cố gắng rèn luyện một cách làm người mới.  Sự hài lòng hiển nhiên của các Tỳ kheo cho thấy cuộc thử nghiệm đang có hiệu quả.  Các nhà sư đã không được ban cho ân sủng siêu nhiên hoặc cải tạo theo lệnh của một vị thần.  Phương pháp do Đức Phật nghĩ ra hoàn toàn là sáng kiến ​​của con người.  Các tu sĩ của ông đang học cách sử dụng sức mạnh tự nhiên của họ một cách khéo léo như một người thợ kim hoàn có thể chế tác một mảnh kim loại xỉn màu thành món nữ trang sáng và đẹp, giúp nó trở nên hoàn thiện hơn và đạt được tiềm năng của nó.  Dường như có thể huấn luyện con người sống không ích kỷ để được hạnh phúc.  Nếu các tỳ kheo ủ rũ hoặc bất mãn, điều này có thể cho thấy rằng lối sống của họ đang gây ra bạo lực cho nhân loại.  Những trạng thái “kém cỏi”, chẳng hạn như tức giận, tội lỗi, không tử tế, ghen tị và tham lam, phải tránh xa không phải vì một vị thần đã cấm hay chúng là “tội lỗi nguyên thủy” mà bởi vì sự nuông chiều những cảm xúc ấy được cho là tác hại cho bản chất con ngườiLòng trắc ẩn, lịch sự, ân cần, thân thiện và tử tế cần có của đời sống tu sĩ đã tạo thành chủ nghĩa khổ hạnh mới.  Nhưng không giống như các lối tu khổ hạnh cực đoan cũ, nó tạo ra sự hài hòa và cân bằng.  Nếu được trau dồi một cách siêng năng, nó có thể gợi lên sự giải thoát của Niết Bàn, một trạng thái tâm lý tự nhiên nổi bật khác.

 Nhưng Giáo pháp đầy đủ chỉ có thể dành cho các nhà sư.  Sự ồn ào và náo nhiệt của một gia đình Ấn Độ bình thường sẽ khiến thiền định trở nên bất khả thi, vì vậy chỉ có nhà sư nào đã rời bỏ thế giới này mới có thể đạt được Niết bàn.  Một cư sĩ như Cấp-cô-độc, người tham gia vào các hoạt động thương mại và sinh sản được thúc đẩy bởi dục vọng, không thể hy vọng dập tắt được ba ngọn lửa tham lam, sân hậnsi mê.  Điều tốt nhất mà một cư sĩ tại giathể đạt được là tái sinh lần sau trong những hoàn cảnh thuận lợi hơn cho giác ngộDiệu đế không dành cho cư sĩ;  chúng phải được “nhận ra” và kiến ​​thức “trực tiếp” này không thể đạt được nếu khôngthiền định và yoga, điều cần thiết cho một Phật tử viên mãn. Nếu không có kỷ luật chánh niệm, một học thuyết như vô ngã sẽ chẳng có ý nghĩa gì.  Nhưng Đức Phật không bỏ giới cư sĩ.  Dường như có hai đường lối thuyết giảng chính: một đường dành cho tu sĩ và đường kia dành cho cư sĩ.

 Điều này trở nên rõ ràng trong câu chuyện đau lòng về cái chết của Cấp-cô-độc. Khi ông lâm trọng bệnh, Xá-lợi-phất và Anan đến thăm ông, và Xá-lợi-phất thuyết giảng một bài pháp ngắn về giá trị của sự xả ly: Cấp-cô-độc nên rèn luyện bản thân để không dính mắc vào các giác quan, vì sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài này sẽ khiến ông bị mắc kẹt trong luân hồi.  Người ta có thể nghĩ rằng đây là giáo lý cơ bản của Phật giáo, nhưng Cấp-cô-độc chưa bao giờ nghe về nó trước đây.  Khi ông lắng nghe, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt ông.  “Có chuyện gì vậy, gia chủ?”  Anan lo lắng hỏi.  ‘Ông cảm thấy không ổn hơn sao?  Không, Cấp-cô-độc phủ nhận;  đó không phải là vấn đề. Điều khiến ông đau buồn là “mặc dù tôi đã phụng vụ Đạo sưTăng đoàn trong rất nhiều năm, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói về Giáo pháp như vậy trước đây.”  Xá-lợi-phất giải thích rằng giáo lý này không dành cho cư sĩ.  Nó chỉ dành cho những người đã rời bỏ lại cuộc sống gia đình phía sau.  Như vậy là không đúng, Cấp-cô-độc trả lờiCác chủ hộ gia đình nên được hướng dẫn về những vấn đề như vậy: có một số người chỉ còn lại một chút ham muốn, họ đã đủ chín muồi để giác ngộ và do đó có thể thành tựu Niết Bàn.

Cấp-cô-độc qua đời vào đêm hôm đó và, chúng ta được biết, đã tái sinh vào cõi trời như một “người nhập lưu” chỉ còn bảy kiếp nữa ở phía trước.  Điều này chắc chắn được coi là một phước lành, nhưng có vẻ như đó là một phần thưởng kém cỏi so với sự cúng dường hào phóng và sự phục vụ tận tụy của ông.  Để giữ các giáo lý thiết yếu không phổ biến cho giới cư sĩ như vậy có vẻ không công bằng, nhưng ý tưởng cho rằng mọi người nên có cùng một nền tảng tâm linh thực chấthiện đạiTôn giáo thời tiền hiện đại hầu như luôn được tiến hành theo hai cấp độ, với một tầng lớp ưu tú dành cả đời để nghiên cứu và suy ngẫm về kinh thánh, và hướng dẫn cho những giáo dân dốt nát hơn.  Bình đẳng tôn giáo hoàn toàn chỉ có thể xảy ra khi mọi người đều biết chữ và có thể tiếp cận với kinh sách.

 Kinh điển Phật giáo mãi đến thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên mới được viết ra, và thậm chí vào thời điểm đó, các bản chép tay cũng rất hiếm.  Bất kỳ ai muốn nghe Giáo pháp đều phải đến gặp Đức Phật hoặc đến gặp một trong các nhà sư. Tăng đoàn đã giảng gì cho cư sĩ?  Cư sĩ ngay từ đầu đã “quy y” với Đức Phật.  Những nam nữ cư sĩ sẽ nuôi sống và hỗ trợ các nhà sư, tích lũy công đức giúp họ tái sinh tốt.  Các nhà sư cũng sẽ dạy cư sĩ cách sống đạo đức và làm điều thiện, tịnh hóa nghiệp để nâng cao triển vọng tâm linh của mình.  Mọi người đều coi đây là một cuộc trao đổi công bằng.  Một số cư sĩ, chẳng hạn như Cấp-cô-độc, dành nhiều thời gian cho Đức Phật và các Tỳ kheo.  Họ được khuyến khích giữ gìn năm giới – Pháp cho người mới bắt đầu.  Họ không được tước đoạt mạng sống;  họ không được trộm cắp, nói dối hoặc dùng chất kích thích;  họ phải tránh quan hệ tình dục bừa bãi.  Những giới luật này cũng giống như các thực hành cần có của các tín đồ tại gia Kỳ Na giáo.  Vào các ngày 1, 8, 15, 23 âm lịch, các cư sĩ Phật giáo hành lễ trai giới (uposatha) thêm các kỷ luật đặc biệt trong hai mươi bốn giờ khiến họ sống như những người mới tu trong Tăng đoàn: họ phải kiêng khem  tình dục, không xem giải trí, phục sức chừng mựcăn chay. Điều này giúp họ nếm trải một cuộc sống Phật giáo đầy đủ hơn và có thể đã truyền cảm hứng cho một số người trở thành nhà sư.

 Giống như bất kỳ hành giả yoga nào, trước khi một tu sĩ Phật giáo có thể bắt đầu thiền định, vị ấy phải trải qua một khóa huấn luyện đạo đức về lòng từ bi, tự chủchánh niệm.  Các cư sĩ không bao giờ có thể hoàn thành một kỷ luật yoga nghiêm túc, vì vậy họ tập trung vào đạo lýĐức Phật đã điều chỉnh cho phù hợp với địa vị cuộc sống của họ.  Do đó, nam nữ cư sĩ đang xây dựng nền tảng cho một đời sống tâm linh đầy đủ hơn, điều này sẽ giúp họ vững vàng trong kiếp sau.  Nơi các nhà sư học các kỹ thuật “thiện xảo” trong thiền định, người tại gia tập trung vào đạo đức “thiện xảo”. Cùng đường một tỳ kheo, luôn luôn nói sự thậtcư xử tử tế và công bằng với người khác sẽ giúp họ phát triển một trạng thái tâm lành mạnh hơn, và giảm thiểu, nếu không muốn nói là dập tắt hoàn toàn, ngọn lửa của chủ nghĩa vị kỷĐạo đức này cũng có một lợi thế thực tế: nó có thể khuyến khích người khác cư xử với họ theo cách tương tự.  Kết quả là, bên cạnh việc tích lũy công đức trong kiếp sau, họ còn học cách để hạnh phúc hơn trong kiếp này.

 Giáo pháp rất hấp dẫn đối với các thương nhân và chủ ngân hàng như Cấp-cô-độc, những người không có chỗ trong hệ thống Vệ đà.  Các doanh nhân có thể đánh giá cao đạo đức “thiện xảo ” của Đức Phật, bởi vì nó dựa trên nguyên tắc đầu tư khôn ngoan.  Nó sẽ mang lại lợi nhuận có lãi, trong kiếp này và kiếp sau.  Các nhà sư đã được đào tạo để lưu tâm đến trạng thái tinh thần thoáng qua của họ;  các tín đồ tại gia được hướng đến tính lưu tâm trong các giao dịch tài chính và xã hội của họ.  Đức Phật dạy họ phải tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp, chăm sóc những người phụ thuộc mình, cùng đường cho các Tỳ kheo, tránh nợ nần, đảm bảo có đủ tiền cho những nhu cầu trước mắt của gia đình và đầu tư tiền bạc một cách cẩn thận.  Họ phải tiết kiệm, hợp lýtỉnh táo.  Trong Kinh Giáo thọ (Sigalavada), bài giảng phát triển nhất về đạo đức cư sĩ, Sigala được hướng dẫn tránh uống rượu, thức khuya, cờ bạc, lười biếng và chơi với bạn bè xấu.  Có một phiên bản Bài giảng về Lửa dành cho cư sĩ, trong đó người tín đồ được khuyến khích hướng tới ba “ngọn lửa tốt”: chăm sóc những người phụ thuộc của mình;  chăm sóc vợ con, gia nhân;  và hỗ trợ các tỳ kheo trong tất cả các tăng đoàn khác nhau.

 Nhưng, như mọi khi, đức tính cơ bản là lòng trắc ẩn.  Một hôm vua Ba-tư-nặc và vợ thảo luận, trong đó mỗi người đều thừa nhận đối với họ không có gì quý giá hơn chính bản thân mình.  Rõ ràng đây không phải là quan điểmĐức Phật có thể chia sẻ, nhưng khi nhà vua nói với ông về cuộc trò chuyện này, Đức Phật đã không khiển trách ông, và lao vào thảo luận về vô ngã, hay thuyết giảng về Bát Chánh Đạo.  Thay vào đó, như thường lệ, Ngài bước vào quan điểm của Ba-tư-nặc, và xây dựng dựa trên những gì xảy ra trong tâm trí ông —chứ không phải những gì Đức Phật nghĩ nên có ở đó.  Do đó, Ngài không nói với nhà vua rằng bản ngã là một ảo tưởng, bởi vì nếu không có một cuộc sống quen với thiền định, ông ta sẽ không thể “thấy” được điều này.  Thay vào đó, Ngài bảo nhà vua hãy cân nhắc điều này: nếu ngài thấy rằng không có gì thân thiết với ngài hơn bản thân mình, thì cũng phải đúng là những người khác cũng trân trọng “cái tôi riêng biệt” của họ.  Vì vậy, Đức Phật kết luận, “ai yêu mình thì không nên làm hại người khác”. Ông ta nên tuân theo điều mà các truyền thống khác đã gọi là Nguyên tắc Vàng: “Đừng làm cho người khác điều mà bạn không muốn người khác làm cho mình.”  Cư sĩ không thể hoàn toàn dập tắt tính ích kỷ của họ, nhưng họ có thể sử dụng kinh nghiệm về tính ích kỷ của mình để cảm thông với tính dễ bị tổn thương của người khác.  Điều này sẽ đưa họ vượt qua sự thái quá của bản ngãgiới thiệu họ với ahimsa.

 Chúng ta thấy cách Đức Phật thuyết pháp cho cư sĩ trong bài pháp nổi tiếng của Ngài cho người Kalamar, một dân tộc sống ở rìa cực bắc của lưu vực sông Hằng và từng điều hành một nước cộng hòa bộ lạc, nhưng giờ đây phải chịu lệ thuộc vào Kosala.  Dần dần, họ bị lôi cuốn vào nền văn minh đô thị mới và nhận thấy trải nghiệm này thật đáng lo ngại và mang tính phá hoại.  Khi Đức Phật đi qua thị trấn Kesaputta của họ, họ cử một phái đoàn đến xin lời khuyên của Ngài.  Họ giải thích rằng hết thầy khổ hạnh này đến thầy khổ hạnh khác đã đến với họ;  nhưng mỗi tu sĩ và bà-la-môn trình bày học thuyết của riêng mình và chê bai học thuyết của những người khác.  Những pháp này không chỉ mâu thuẫn với nhau, mà chúng còn xa lạ vì đến từ nền văn hóa dòng chính phức tạp.  “Ai trong số các thầy giảng này đúng và sai?”  họ hỏi.  Đức Phật trả lời rằng Ngài có thể hiểu tại sao những người Kalaman lại bối rối như vậy.  Như mọi khi, Ngài nhập vai hoàn toàn vào vị trí của họ.  Ngài không làm họ bối rối thêm bằng cách tuôn tràn Giáo pháp của chính mình, và cho họ thêm một học thuyết nữa để tranh luận, mà ngược lại tổ chức một buổi hướng dẫn ngẫu hứng (gợi nhớ đến các kỹ thuật hỏi và đáp của các nhà hiền triết khác của phe Trục như Socrates và Khổng Tử) để  giúp người Kalaman tự mình giải quyết mọi việc.  Ngài bắt đầu bằng cách nói với họ rằng một trong những lý do khiến họ hoang mang là vì họ mong đợi người khác nói cho họ câu trả lời, nhưng khi họ nhìn vào chính trái tim mình, họ sẽ thấy rằng thực ra họ đã biết điều gì là đúng rồi.

 “Hãy đến đây, các người Kalaman,” Ngài nói, “đừng hài lòng với tin đồn hay chấp nhận chân lý dựa vào sự tín nhiệm.”  Mọi người phải tự quyết định về các vấn đề đạo đức.  Chẳng hạn, lòng tham là tốt hay xấu?  “Thật tồi tệ, thưa Ngài,” người Kalaman trả lời.  Họ có nhận thấy rằng khi ai đó bị dục vọng thiêu đốt và quyết tâm đạt được điều mình muốn cho bằng được, thì người đó có khả năng giết người, ăn cắp hoặc nói dối không?  Vâng, người Kalaman đã quan sát thấy điều này.  Và chẳng phải loại hành vi này khiến người ích kỷ không được ưa chuộng và do đó không hạnh phúc sao?  Và còn sân hận, hay bám víu vào những gì rõ ràngảo tưởng thay vì cố gắng nhìn mọi thứ như thực tế của chúng thì sao?  Chẳng phải tất cả những cảm xúc này đều dẫn đến đau đớn và khổ sở hay sao?  Từng bước một, Ngài yêu cầu những người Kalaman rút ra kinh nghiệm của chính họ và nhận thức tác động của “ba ngọn lửa” tham, sân và si.  Vào cuối cuộc thảo luận, những người Kalaman nhận thấy rằng trên thực tế họ đã biết Giáo Pháp của Đức Phật rồi.  Đức Phật kết luận: “Đó là lý do tại sao ta bảo các ông đừng nương tựa vào bất kỳ vị thầy nào.  “Khi các ông tự biết rằng những thứ này là ‘có ích’ (kusala) và thứ kia ‘không có ích’ (akusala), thì các ông nên thực hành đạo lý này và gắn bó với nó, bất kể người khác nói gì với các ông.”

 Ngài cũng đã thuyết phục những người Kalaman rằng trong khi nên tránh tham, sân và si, thì rõ ràng cũng sẽ có lợi nếu thực hành những đức tính ngược lại: “không tham, không sân và không si”.  Nếu họ trau dồi lòng nhân từ, tốt bụngrộng lượng, và cố gắng đạt được sự hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, họ sẽ thấy mình có hạnh phúc hơn.  Nếu có một kiếp sau (Đức Phật không áp đặt giáo lý tái sinh lên những người Kalaman, có thể không quen thuộc với nó), thì thiện nghiệp này có thể khiến họ tái sinh làm chư thiên trong lần tới.  Nếu khôngthế giới khác, thì lối sống ân cầnhòa nhã này có thể khuyến khích người khác cũng cư xử tương tự đáp lạiÍt nhất, họ cũng biết rằng mình đã cư xử tốt—và đó luôn là một niềm an ủi.  Để giúp những người Kalaman xây dựng tâm lý “thiện xảo” này, Đức Phật đã dạy họ một kỹ thuật thiền định là phiên bản “vô lượng tâm” dành cho người tại gia.  Đầu tiên họ phải cố gắng loại bỏ tâm đố kỵ, ác ýảo tưởng.  Sau đó, họ nên hướng những cảm xúc từ bi đến mọi hướng.  Khi họ làm như vậy, họ sẽ trải nghiệm một sự tồn tại được mở rộngnâng cao.  Họ sẽ thấy mình đã thấm nhuần với “từ bi dồi dào, cao cả, vô lượng”;  họ sẽ thoát ra khỏi giới hạn của quan điểm hạn chế của chính mình và đón nhận toàn thế giới.  Họ sẽ vượt qua sự nhỏ mọn của chủ nghĩa vị kỷ và, trong một khoảnh khắc, trải nghiệm một trạng thái xuất thần đưa họ ra khỏi chính họ, “trên, dưới, xung quanhmọi nơi,” và sẽ cảm thấy trái tim của họ mở rộng với sự bình thản vô tưCư sĩ nam và nữ có thể không thể đạt tới sự trường tồn của Niết bàn, nhưng họ có thể có những dự báo về sự giải thoát cuối cùng đó.

 Do đó, Đức Phật đã dạy cho các nhà sư cũng như cư sĩ một cuộc tấn công từ bi để giảm thiểu chủ nghĩa vị kỷ đang thịnh hành trong xã hội mới hiếu chiến và ngăn cản con người tiếp cận với chiều kích thiêng liêng của cuộc sống.  Trạng thái thiện xảo mà Ngài đang cố gắng phát huy được thể hiện rất rõ trong bài kinh Pali này:

Hãy để tất cả chúng sinh được hạnh phúc!  Yếu hay mạnh, địa vị cao, trung bình hay thấp, nhỏ hay lớn, hữu hình hay vô hình, gần hay xa, đang sống hay sắp ra đời—nguyện tất cả đều được hạnh phúc viên mãn!

Đừng để ai lừa dối ai hay coi thường bất kỳ chúng sinh nào ở bất cứ đâu.

Cầu mong không ai muốn làm hại bất kỳ sinh vật nào, vì căm giận hay thù hận!  Chúng ta hãy yêu thương tất cả các sinh vật, như người mẹ yêu thương đứa con duy nhất của mình!

Cầu mong những suy nghĩ yêu thương của chúng ta lấp đầy khắp thế gian, trên, dưới, xa, gần – không giới hạn;  một thiện chí vô biên đối với toàn thế giới, không hạn chế, không hận thù và hiềm khích!

Một cư sĩ đạt được thái độ này sẽ tiến một bước dài trên con đường tâm linh. Kinh điển cho chúng ta một vài ví dụ về các cư sĩ thực hành thiền định bên ngoài Tăng đoàn và cũng đạt đến Niết bàn, nhưng những bậc thầy độc cư này là ngoại lệ chứ không phải là quy luật.  Người ta cho rằng một vị A-la-hán không thể tiếp tục sống cuộc sống của một gia chủ: sau khi đạt được giác ngộ, vị ấy hoặc sẽ gia nhập Tăng đoàn ngay lập tức hoặc sẽ chết.  Đây rõ ràng là điều đã xảy ra với Tịnh-phạn, thân phụ của Đức Phật, người đã đạt được Niết bàn vào năm thứ năm trong sứ mệnh hoằng pháp của con trai mình và qua đời vào ngày hôm sau.  Khi Đức Phật nghe tin, Ngài trở về Ka-tỳ-la-vệ và ở lại một thời gian tại vườn Nigrodha.  Sự kiện này đã dẫn đến một mức phát triển mới trong Tăng đoàn, mà dường như lúc đầu Đức Phật không mấy hoan nghênh.

 Khi Ngài đang sống ở tịnh xá Nigrodha, Đức Phật được người vợ góa của thân phụ, Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Pajapati Gotami), đến thăm: bà cũng chính là dì ruột của Đức Phật, và đã trở thành mẹ nuôi của Ngài sau khi thân mẫu Ngài qua đời. Vì bây giờ bà được tự do, bà nói với cháu trai rằng mình muốn được xuất gia vào Tăng đoànĐức Phật một mực từ chối.  Không có vấn đề kết nạp phụ nữ vào Giáo phái.  Ngài khăng khăng không thay đổi quyết định của mình, mặc dù Ma-ha Ba-xà-ba-đề đã ba lần cầu xin Ngài xem xét lại và bà ấy đã ra về một cách rất buồn bã.  Vài ngày sau, Đức Phật lên đường đi Tỳ Xá Ly (Vesali), thủ đô của nước cộng hòa Videha ở bờ bắc sông Hằng.  Ngài thường lưu cư trong tịnh xá ở đó, nơi có một hội trường với mái đầu hồi cao.  Một buổi sáng, Anan kinh hoàng khi thấy Ma-ha Ba-xà-ba-đề đang khóc nức nở trước hiên nhà cùng với một đám đông phụ nữ dòng Thích-ca khác.  Bà ấy đã cạo đầu, khoác chiếc áo cà sa màu vàng và đã đi bộ suốt quãng đường từ Ka-tỳ-la-vệ đến đây.  Bàn chân bà sưng húp, cả người bẩn thỉu và kiệt sức.  “Bà Ba-xà-ba-đề,” Anan kêu lên;  “Bà đang làm gì ở đây trong tình trạng như vậy?  Và tại sao bà lại khóc?  Ma-ha Ba-xà-ba-đề trả lời: “Bởi vì Đức Thế Tôn không cho phụ nữ vào Tăng đoàn.”  Anan lo lắng.  “Đợi ở đây,” thầy tu trẻ nói, “Tôi sẽ hỏi Như Lai về điều này.”

 Nhưng Đức Phật vẫn một mức khước từ xem xét vấn đề.  Đây là một khoảnh khắc nghiêm trọng.  Nếu Ngài tiếp tục cấm phụ nữ vào Tăng đoàn, điều đó có nghĩa là Ngài cho rằng một nửa nhân loại không đủ điều kiện để giác ngộ.  Nhưng Giáo pháp được cho là dành cho tất cả mọi người: đối với các vị thần, động vật, kẻ cướp, đàn ông thuộc mọi đẳng cấp – chỉ có phụ nữ bị loại trừ sao?  Đây có phải là một đấng tái sinh làm người đàn ông tốt nhất mà họ có thể hy vọng không?  Anan thử một chiến thuật khác.  “Bạch Thế Tôn,” anh hỏi, “liệu ​​phụ nữ có khả năng trở thành  ‘vị nhập lưu’ và cuối cùng là A-la-hán không?” “Có đấy Anan,“ Đức Phật trả lời.  “Vậy thì chắc chắn sẽ là một điều tốt nếu truyền giới cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề,” Anan khẩn khoản cầu xin, và nhắc nhở chủ nhân của mình về lòng tốt của bà ấy đối với Ngài sau khi mẹ Ngài qua đời.  Đức Phật miễn cưỡng nhượng bộ.  Ma-ha Ba-xà-ba-đề có thể gia nhập Tăng đoàn nếu bà chấp nhận tám điều luật nghiêm ngặt.  Những điều khoản này nói rõ rằng các tỳ kheo ni (bhikkhunls) thuộc một đẳng cấp thấp kém hơn tỳ kheo.  Một ni cô phải luôn luôn đứng khi có sự hiện diện của một nam tỳ kheo, dù là trẻ hay mới xuất gia;  các ni cô phải luôn dành thời gian an cư kiết hạ trong tịnh xá với các nam tu sĩ, không được ở một mình;  họ phải nhận chỉ dẫn từ một tỳ kheo hai tuần một lần;  họ không thể tự tổ chức các nghi lễ của riêng mình;  một tỳ kheo ni phạm trọng tội phải sám hối trước chư tăng cũng như chư tỳ kheo ni;  một nữ tu sĩ phải có phép xuất gia của cả nam và nữ Tăng đoàn;  cô ấy không bao giờ được quở trách một tỳ kheo trong khi bất kỳ tỳ kheo nào cũng có thể quở trách cô ấy;  cô ấy cũng không thể thuyết pháp cho các tỳ kheo.  Ma-ha Ba-xà-ba-đề vui vẻ chấp nhận những quy định này và được xuất gia một cách hợp lệ, nhưng Đức Phật vẫn không yên tâm.  Ngài nói với Anan rằng nếu phụ nữ không được chấp nhận vào Tăng đoàn, Giáo pháp của Ngài sẽ được hoằng dương trong một nghìn năm;  bây giờ có các tỳ kheo ni, nó chỉ kéo dài vỏn vẹn năm trăm năm. [Kể cũng lạ, với một Đức Thế Tôn vô cùng cấp tiến, bao dungbình đẳng, ngay cả một người thuộc giai cấp tiện dân thấp hèn nhất, lại làm nghề gánh phân người đi đổ, Ngài còn chấp nhận vào Tăng đoàn, mà Ngài lại  từ chối thiện nguyện ấy với các phụ nữ: ND]. Một bộ lạc có quá nhiều phụ nữ sẽ trở nên dễ bị tổn thương và bị hủy hoại;  tương tự như vậy, không có tăng đoàn nào có thành viên nữ có thể tồn tại lâu dài.  Họ sẽ tấn công Giáo phái như nấm mốc trên ruộng lúa.

 Chúng ta phải hiểu thế nào với thiên kiến không ưa phụ nữ này?  Đức Phật luôn thuyết pháp cho cả nam và nữ.  Sau khi được Ngài cho phép, hàng ngàn phụ nữ trở thành Tỳ kheo ni, và Đức Phật khen ngợi những thành tựu tâm linh của họ, nói rằng họ có thể trở nên ngang hàng với các nhà sư, và tiên tri rằng mình sẽ không qua đời cho đến khi có đủ tăng và ni trí huệ, các tín đồ tại gia nam lẫn nữ.  Dường như có sự khác biệt trong các văn bản, và điều này đã khiến một số học giả kết luận rằng việc Ngài miễn cưỡng chấp nhận phụ nữ và tám quy định bổ sung sau đó phản ánh định kiến trọng nam khinh nữ  trong Giáo phái.  Vào thế kỷ thứ nhất TCN, một số tu sĩ chắc chắn đã đổ lỗi cho phụ nữham muốn tình dục của chính mình, ngăn cản họ giác ngộ và coi phụ nữchướng ngại phổ biến cho sự tiến bộ tâm linh.  Các học giả khác lập luận rằng Đức Phật, dù đã giác ngộ, cũng không thể thoát khỏi điều kiện xã hội thời bấy giờ và rằng Ngài không thể mường tượng được một xã hội không có chế độ phụ hệ.  Họ chỉ ra rằng, bất chấp sự miễn cưỡng ban đầu của Đức Phật, việc truyền giới cho phụ nữ là một hành động cấp tiến, có lẽ là lần đầu tiên, mang lại cho phụ nữ một lựa chọn thay thế cho công việc nội trợ.

 Mặc dù điều này là đúng, nhưng có một khó khăn cho phụ nữ mà ta không nên che đậy.  Trong suy nghĩ của Đức Phật, phụ nữ có thể gắn liền với “dục vọng” khiến giác ngộ là điều không thể.  Ngài không hề nghĩ đến việc đưa người phối ngẫu đi cùng, như một số người đã làm khi xuất gìa lên đường tầm đạo. Ngài chỉ đơn giản cho rằng cô không thể là đối tác trong sự giải thoát của mình.  Nhưng điều này không phải vì Ngài thấy ghê tởm tình dục, giống như các Cha Cơ đốc giáo, mà vì Ngài sợ bám víu với tình phụ thê.  Kinh điển có một đoạn văn mà, các học giả đồng ý, gần như chắc chắn là có sự thêm thắt của nhà sư biên soạn.  “Thưa ThếTôn, chúng ta nên đối xử với phụ nữ như thế nào?”  Anan hỏi Đức Phật trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Ngài.  “Đừng nhìn họ, Anan.”  “Nếu đã nhìn họ, chúng ta nên đối xử với họ như thế nào?”  “Đừng chuyện trò với họ, Anan.”  “Còn nếu chúng ta phải nói chuyện với họ?”  “Phải giữ chánh niệm, Anan.”  Bản thân Đức Phậtthể không đồng tình với sự hiểu lầm phổ biến về phụ nữ, nhưng có thể những lời này phản ánh một chút băn khoăn còn còn sót lại mà Ngài không thể vượt qua.

 Nếu Đức Phậtnuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực về phụ nữ, thì đây là điển hình của Thời đại Trục.  Đáng buồn thay, nền văn minh này đã không đối xử tử tế với phụ nữ.  Các khám phá khảo cổ chỉ ra rằng phụ nữ đôi khi được đánh giá cao trong các xã hội tiền đô thị, nhưng sự trỗi dậy của các quốc gia quân sự và sự chuyên môn hóa của các thành phố thời kỳ đầu đã dẫn đến sự suy giảm vị thế của họ.  Họ trở thành tài sản của đàn ông, bị loại khỏi hầu hết các ngành nghề, và đôi khi phải chịu sự kiểm soát hà khắc của người chồng theo một số bộ luật cổ xưa. Một số phụ nữ ưu tú đã cố gắng nắm giữ vài quyền lực nhỏ, nhưng ở các quốc gia phe Trục, phụ nữ còn mất địa vị hơn nữa vào khoảng thời gian Đức Phật đang hoằng phápẤn Độ.  Ở Iran, Iraq, và sau đó là ở các quốc gia theo văn hoá Hy Lạp cổ, phụ nữ phải che mặt và bị giam giữ trong hậu cung, và các tư tưởng kỳ thị phụ nữ phát triển mạnh mẽ.  Phụ nữ trong Athens cổ điển (500-323) đặc biệt thiệt thòi và gần như hoàn toàn tách biệt khỏi xã hội;  những đức tính chính của họ được cho là im lặng và phục tùng.  Các truyền thống Do Thái ban đầu cũng đề cao các đóng góp của các phụ nữ như Miriam, Deborah và Jael, nhưng sau cuộc cải cách đức tin mang tính tiên tri, phụ nữ đã bị hạ xuống địa vị hạng hai trong luật Do Thái.  Đáng chú ý là ở một quốc gia như Ai Cập, khởi đầu không tham gia vào Thời đại Trục, đã có một thái độ tự do hơn đối với phụ nữ.  Có vẻ như tâm thế mới chứa đựng sự thù địch cố hữu đối với phụ nữ kéo dài cho đến thời của chúng ta. Cuộc dấn thân của Đức Phật mang tính mã thượng trong chủ nghĩa anh hùng: quyết tâm vứt bỏ mọi ràng buộc, từ chối thế giới gia đìnhphụ nữ, đấu tranh đơn độc và đột phá vào các lĩnh vực mới là những động thái đã trở thành biểu tượng của kẻ nam nhi. Chỉ trong thế giới hiện đại, thái độ này mới bị thách thức.  Phụ nữ đã tìm kiếm sự “giải thoát” của riêng họ (họ thậm chí đã sử dụng cùng một từ với Đức Phật);  họ cũng đã từ khướcc các thẩm quyền xưa cũ và bắt đầu cuộc hành trình cô đơn của riêng mình.

 

 Đức Phật đã tiên đoán rằng phụ nữ sẽ làm hại Giáo phái, nhưng trên thực tế, cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Tăng đoàn là do xung đột bản ngã của nam giới.  Theo các nguyên tắc của Phật giáo, lỗi không phải là tội trừ khi thủ phạm nhận ra mình đã làm sai.  Ở Kosambi, một tu sĩ chân chínhuyên bác đã bị đình chỉ, nhưng y phản đối rằng hình phạt dành cho mình là không công bằng, vì y không nhận ra rằng mình đang phạm tội.  Các tỳ kheo Kosambi ngay lập tức chia thành các phe phái thù địchĐức Phật quá đau buồn vì sự chia rẽ đến nỗi có lúc Ngài đã bỏ đi sống một mình trong rừng, làm bạn với một chú voi rừng cũng từng phải chịu đựng những đồng loại hung hãn.  Đức Phật nói: Hận thù không bao giờ được xoa dịu bởi hận thù nhiều hơn;  nó chỉ có thể được xoa dịu bởi tình bạn và sự cảm thông.  Ngài thấy cả hai phe đều dành phần đúng về mình, và tính vị kỷ của  các tỳ kheo liên quan đã khiến họ không thể nhìn nhận quan điểm của bên kia, mặc dù Đức Phật đã cố gắng làm cho mỗi phe hiểu được lập trường của phe đối kháng.  Ngài nói với Xá-lợi-phất và Ma-ha Ba-xà-ba-đề, hiện là người đứng đầu Tăng đoàn ni, phải đối xử với cả hai bên một cách tôn trọng;  Cấp-cô-độc được hướng dẫn quyên góp một cách công bằng cho cả hai phe.  Nhưng Đức Phật không áp đặt một giải pháp: câu trả lời phải đến từ chính những người trong cuộc.  Cuối cùng, vị tỳ kheo bị hoãn nhiệm đã lùi bước;  mặc dù lúc đó ông cũng không biết mình đã phạm lỗi.  Ngay lập tức, ông được phục nhiệm và cuộc tranh cãi kết thúc.

 Câu chuyện cho chúng ta biết nhiều điều về Tăng đoàn thuở ban đầu.  Không có tổ chức chặt chẽ và không có cơ quan trung ương.  Nó gần giống hội đồng của các nước cộng hòa cũ, nơi tất cả các thành viên của hội đồng đều bình đẳng, hơn là các chế độ quân chủ mới.  Đức Phật từ chối trở thành một nhà cai trị có thẩm quyền và nuốn kiểm soát, không giống như Cha Bề trên của các dòng tu Cơ đốc giáo sau này.  Thật vậy, có lẽ không chính xác khi nói về một Giáo phái;  có khá nhiều dòng tu khác nhau, mỗi dòng tu nằm ở một khu vực cụ thể của lưu vực sông HằngTuy nhiên, tất cả các thành viên đều chia sẻ cùng một Giáo pháp và theo cùng một lối sống.  Sáu năm một lần, các tỳ kheotỳ kheo ni sống rải rác sẽ cùng nhau tụng một lời tuyên xưng chung về đức tin, được gọi là Giới bổn (Patimokkha: mối ràng buộc).  Như tên gọi, mục đích của nó là gắn kết Tăng đoàn lại với nhau:

Xa lìa tất cả những gì có hại, Đạt được điều thiện xảo, Và thanh lọc tâm mình;  Đây là điều chư Phật dạy.

 Độ lượngnhẫn nhục là cao nhất trong mọi khổ hạnh;  Và chư Phật tuyên bố rằng Niết bàngiá trị tối thượng.

 Không làm tổn thương người khác mới thực sự “Xuất gia” khỏi cuộc sống gia đình.  Không làm tổn thương người khác mới là một nhà sư chân chính.

 Không bắt lỗi, không làm hại, biết kiềm chế, Biết các giới luật liên quan đến thực phẩm, giường đơn và ghế đơn,

 Ứng dụng trong nhận thức cao hơn bắt nguồn từ thiền định— Đây là điều mà các Bậc Giác Ngộ đã dạy.

 Đức Phật rất coi trọng buổi lễ này, nó tương ứng với các hội nghị toàn thể đặc trưng cho các nước cộng hòa.  Không ai được phép bỏ lỡ Patimokkha, vì đó là điều duy nhất gắn kết Tăng đoàn buổi đầu với nhau.

 Mãi về sau, sau khi Đức Phật nhập diệt, buổi trì tụng đơn giản này được thay thế bằng một buổi lễ cầu kỳphức tạp hơn, do mỗi cộng đồng địa phương ở mỗi vùng tổ chức hai tuần một lần, vào những ngày uposatha.  Sự thay đổi này đánh dấu sự chuyển đổi của Tăng đoàn từ một giáo phái sang một tôn giáo. Thay vì tụng kinh Pháp, điều phân biệt họ với các giáo phái khác, các tăng ni bây giờ học thuộc lòng các quy luật của Tăng đoànthú nhận những vi phạm của họ với nhau.  Vào thời điểm này, các quy định của Tăng đoàn đã nhiều hơn so với thời Đức Phật còn tại thế.  Một số học giả cho rằng phải mất hai hoặc ba thế kỷ để Giới luật, như được ghi trong Luật tạng, có được hình thức cuối cùng, nhưng một số người tin rằng, ít nhất về cơ bản, tinh thần của Tăng đoàn có thể bắt nguồn từ chính Đức Phật.

 Tăng đoàn là trái tim của Phật giáo, bởi vì lối sống của nó thể hiện ra bên ngoài trạng thái Niết bàn ở bên trong.  Tăng ni phải “Xuất gia”, không chỉ khỏi cuộc sống gia đình mà ngay cả khỏi chính bản ngã của mình.  Một tỳ kheotỳ kheo ni đã từ bỏ “ham muốn” đi cùng với việc kiếm được tiền và tiêu xài tiền, phải hoàn toàn phụ thuộc vào những gì họ được cho và học cách hạnh phúc với mức tối thiểuNếp sống của Tăng đoàn giúp các thành viên có thể thiền định, và do đó xua tan ngọn lửa vô minh, tham lamsân hận trói buộc chúng ta trong bánh xe đau khổLý tưởng nhân ái và tình đồng loại dạy họ gạt bỏ cái tôi cá nhân và sống vì người khác.  Bằng cách làm cho những hành vi thành thói quen, các nhà sưni côthể đạt được sự an lạc nội tâm vốn chính là Niết bàn, mục tiêu của đời sống phạm hạnhTăng đoàn là một trong những tổ chức tự nguyện lâu đời nhất còn tồn tại trên trái đất;  chỉ có Kỳ Na giáo mới có thể tự hào về tính cổ xưa tương tự.  Tính bền bỉ  của Tăng đoàn cho chúng ta biết một điều quan trọng về con người và cuộc sống của con người.  Các đế chế vĩ đại, được điều hành bởi những quân đoàn đông đảo, đều đã sụp đổ, nhưng cộng đồng các vị tỳ kheo đã tồn tại khoảng 2.500 năm.  Đó là một sự đối lập được phác họa trong các truyền thuyết Phật giáo sơ khai đặt Đức Phật cạnh CakkavattiThông điệp dường như là bạn tồn tại không phải bằng cách bảo vệ và tự vệ mà bằng cách cho đi chính mình.

 

 Mặc dù các thành viên của Tăng đoàn đều quay lưng lại với lối sống của đại đa số dân chúng, nhưng đại đa số dân chúng không bất mãn họ mà còn thấy họ vô cùng hấp dẫn.  Các cư sĩ không xem các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni như những người nhẫn tâm thoát ly  mà còn tìm đến với họ.  Điều này một lần nữa cho chúng ta biết rằng lối sống do Đức Phật nghĩ ra không phải là vô tâm mà còn mang tính nhân đạo sâu sắc.  Các tịnh xá không phải là các tiền đồn đơn độc;  các vị vua, bà la môn, thương nhân, thương gia, kỹ nữ, quý tộc và thành viên của các giáo phái khác đổ xô đến với họ.  Ba-tư-nặc và Tần-bà-sa-la thường xuyên lui tới để xin lời khuyên của Đức Phật, trong khi Ngài đang ngồi bên một hồ sen vào buổi tối, hoặc nằm ngoài hiên của tịnh phòng, nhìn những con bướm đêm bay vào ngọn lửa nến.  Chúng ta đọc về những đám đông tu sĩ đổ về các khu an cư Phật giáo;  các phái đoàn đến vấn an Phật;  các nhà quý tộcthương nhân cưỡi voi đến, và các thanh niên giàu có trong khu vực cưỡi ngựa cả đoàn đến mời Đức Phật dùng bữa tối.

 Ở giữa tất cả sự phấn khích và náo nhiệt này là hình ảnh an tĩnh, như nhiên của Đức Phật, một con người mới, “đã thức tỉnh”.  Ngài vẫn mờ mịt và không thể biết được đối với những người như chúng ta, những người không có khả năng buông bỏ hoàn toàn bản thân, bởi vì sau khi giác ngộ, Ngài trở nên vô tư, mặc dù không bao giờ ác cảm hay lạnh lùng.  Không có dấu hiệu của sự đấu tranh hay nỗ lực từ phía Ngài;  như Ngài đã thốt lên trong đêm giác ngộ của mình, Ngài đã thành tựu mọi thứ mà Ngài phải làm. Ngài là Như Lai, người đã đến như thế.  Ngài không chấp trước và không có ý kiến ​​giáo điều quá khích.  Trong các bản văn Pali, ngài thường được so sánh với những sinh vật không phải con người, không phải vì ngài bị coi là không tự nhiên, mà bởi vì không ai biết cách xếp loại ngài.

 Một hôm, một Bà-la-môn thấy Đức Phật đang ngồi dưới gốc cây, điềm tĩnhthiền định.  “Các khả năng của Ngài đã được thư giản, tâm trí Ngài tĩnh lặng, và mọi thứ xung quanh Ngài đều toát lên sự tự giácthanh tịnh.”  Cảnh tượng khiến người Bà-la-môn kinh ngạcĐức Phật khiến y nhớ đến hình ảnh một cái ngà voi;  cũng cùng ấn tượng về sức mạnh và tiềm năng phi thường đã được kiểm soát và chuyển thành một sự an bình vĩ đại.  Có kỷ luật, kiềm chếhoàn toàn thanh thản.  Bà-la-môn chưa bao giờ thấy một con  người như vậy trước đây.  “Ông có phải là một vị thần không, thưa ông?”  Y hỏi.  “Không,” Đức Phật trả lời.  “Ông sắp thành một thần linh … hay một linh hồn?”  Bà-la-môn kiên trìMột lần nữa, câu trả lời là “Không.”  “Ông là một con người?”  Người Bà-la-môn hỏi, như một phương sách cuối cùng, nhưng một lần nữa Đức Phật trả lời rằng không phải như vậy.  Ngài đã trở thành một phẩm cấp khác.  Thế giới chưa từng chứng kiến một con người như thế này kể từ khi vị Phật cuối cùng sống trên trái đất, hàng ngàn năm trước.  Đức Phật giải thích:  Ngài đã sống như một con vật và như một người bình thường, nhưng mọi thứ đã giam giữ Ngài trong nhân tính cũ kỹ, chưa được cải tạo đã bị dập tắt, “bị chặt tận gốc, bị chặt như gốc cây cọ, bị loại bỏ.”  Có bao giờ người Bà-la-môn nhìn thấy một bông sen đỏ bắt đầu cuộc sống dưới nước đã vươn lên từ dưới ao tù cho đến khi nó không còn chạm vào mặt nước nữa không?  Đức Phật hỏi.  “Cũng vậy, ta cũng được sinh ra và lớn lên trên thế gian,” Ngài nói với vị khách của mình, “nhưng ta đã vượt qua thế gian và không còn bị nó tác động nữa.”  Bằng cách đạt được Niết bàn trong cuộc đời này, Ngài đã bộc lộ một tiềm năng mới trong bản chất con người.  Có thể sống trong thế giới đau khổ này, an lạc, kiểm soát và hài hòa với chính mình và phần còn lại của tạo vật.  Nhưng để đạt được sự miễn nhiễm thanh tịnh này, một người nam hay nữ phải thoát khỏi tính vị kỷ và sống hoàn toàn vì những chúng sinh khác.  Cái chết của bản thân như vậy không phải là một điều tối tăm, tuy  nó nghe có vẻ đáng sợ đối với người ngoài cuộc;  nó làm cho con người nhận thức đầy đủ về bản chất của chính mình, để họ sống với đỉnh cao năng lực của mình.  Bà-la-môn nên xếp loại Đức Phật làm sao đây?  “Hãy nhớ đến ta,” Đức Phật nói với y, “như một người đã thức tỉnh.”










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.