Cư Sĩ Hành Đạo | Ajahn Brahmali

11/09/20243:20 SA(Xem: 732)
Cư Sĩ Hành Đạo | Ajahn Brahmali
CƯ SĨ HÀNH ĐẠO
BÀI GIẢNG CỦA AJAHN BRAHMALI

NGÀY 22/11/2019 TẠI TRUNG TÂM DHAMMALOKA, TÂY ÚC. 
Lược dịch: Một nhóm phật tử Bắc Mỹ

Lời người dịch.

Ajahn Brahmali
Thầy Ajahn Brahmali

Mấy dạo sau này chúng tôi thường thấy những tin tức “giật gân” về những điều không hay trong tăng đoàn Phật giáo ở khắp mọi nơi. Chúng tôi rất buồn và có lẽ cũng như đại đa số, chúng tôi có khuynh hướng kết tội người khác mà không bao giờ nghĩ được rằng chính mình cũng đã góp phần rất nhiều cho những tệ nạn này. Tình cờ nghe bài pháp “Cư Sĩ Hành Đạo” của Ajahn Brahmali khiến chúng tôi phải suy ngẫm rất nhiều, hối hận về những phán đoán thiển cận của mình và đồng thời cũng rất phấn khởi khi nhận ra rằng phật tử chúng ta cũng chính là những thành viên quan trọng trong việc góp phần bảo tồn đạo Phật cho được trường tồntinh khiết.

Nghe bài pháp này chúng tôi nhớ đến trí tuệ siêu phàm của Đức Phật và cách hành xử rất thận trọng của ngài. Chẳng hạn, khi nghe phật tử than phiền về một vị tăng, bao giờ ngài cũng gọi vị tăng ấy đến hỏi “có đúng là ông đã làm như vậy không?” trước khi quở trách hay ra một giới luật mới. Chúng tôi ngẫm lại và thấy dường như thời nay không ai làm điều này, (kể cả những vị tăng nổi tiếng hay cao hạ)! Đại đa số chỉ nghe qua tin tức báo chí hay truyền thông trên mạng xã hội là đã vội vàng đi đến kết luận. Chúng tôi mong rằng từ nay tất cả chúng ta (dù là tăng ni hay cư sĩ tại gia) sẽ cẩn trọng hơn. Trước khi lên án một tu sĩ, hãy bỏ chút thời gian tìm hiểu về vị này. Cách vị ấy tu hành như thế nào? Cách giảng dạy của vị ấy ra sao? Những hoạt động của tăng đoàn nơi đó có đem lại nhiều lợi lạc cho tứ chúng hay không? Không phải cứ nhìn bề ngoài thấy chùa to, tượng lớn là vội vã lên án, chỉ trích hay thấy vị nào sống kham khổ là nhắm mắt tôn thờ như thánh sống. Cũng như thế ấy, trước khi cúng dường, hỗ trợ nơi nào, phật tử chúng ta cần phải thận trọng xem xét các tăng ni nơi đó có thật tâm tu hành hay không? Tiền cúng dường có được dùng vào những việc thích đáng cho lợi ích chung của cộng đồng nơi đó hay không?

Chúng tôi hy vọng rằng, với những đóng góp nhỏ nhoi như vậy của tất cả phật tử chúng ta, sẽ là một duyên lành giúp tất cả thuận duyên tu hànhđồng thời bảo tồn được chánh pháp

Nếu vì vô minh chúng con có viết những gì sai quấy, xin các vị cao tăngthiện tri thức thật lòng chỉ dạy.


CƯ SĨ HÀNH ĐẠO.


Hôm nay tôi sẽ nói về cư sĩ tại gia trong đạo Phật, cách nhìn của Đức Phật về cư sĩ, cách họ tương tác với tăng đoàn (cộng đồng tu sĩ), và cách thực hành lý tưởng nhất cho họ.

Cư sĩ tại gia rất quan trọng bởi vì cộng đồng cư sĩ đông hơn cộng đồng tu sĩ Phật giáo rất nhiều. Ở cương vị một thày tu, một trong những điều tôi thấy khá thú vị là có một số cư sĩ rất đáng ngưỡng mộ, họ hành đạo tốt đẹp và có nếp sống thật là tuyệt vời. Nhiều khi tôi thấy họ hành xử đáng khâm phục hơn một số tăng sĩ mà tôi biết. Đời nay chỉ có một số rất nhỏ thực sự nghiêm túc tu hành, cho dù họ không mặc áo thầy tu tôi vẫn thấy họ tốt và có trí tuệ hơn đại đa số những vị tuy là tu sĩ mà không coi trọng việc thực hành Phật pháp. Vì lý do đó, tôi nghĩ điều quan trọng mà cư sĩ tại gia cần phải quan tâm tìm hiểu, đó là hành đạo thực sự có nghĩa là thế nào và làm sao để có thể tương tác tốt với cộng đồng tăng ni.

Trước hết nên bắt đầu với khái niệm nền tảng, một quan niệm phổ thông ở những quốc gia Phật giáo truyền thống, về mối quan hệ cơ bản giữa tu sĩcư sĩ, đó là: các tu sĩ là những vị thầy tâm linh, cư sĩ là những người hỗ trợ vật chất cho tu sĩ. Có lẽ đây là một quan điểm hạn chế trong Phật giáo, một quan điểm cơ bản, bởi vì về cơ bản, Phật giáo sẽ không thể tồn tại nếu không có cả hai điều này. Cộng đồng tu sĩ chỉ tồn tại vì sự hào phóng của cư sĩ, và đó là điểm mấu chốt trong mối quan hệ giữa tu sĩcư sĩ.

Đức Phật nói về bốn Pa ri sa. Pa ri sa có nghĩa là một hội đồng, một hội chúng, hoặc một nhóm người. Bốn Parisa đó là Tăng, Ni, nam cư sĩnữ cư sĩ. Đây là bốn nhóm, bốn hội chúng trong Phật giáo (tứ chúng) và theo Đức Phật, nếu tất cả bốn hội chúng này tồn tại thì Phật giáo mới đầy đủ, trọn vẹn. Tất cả bốn hội chúng đều cần thiết để giữ cho Phật giáo tiếp tục tồn tại. Một trong những quan niệm cơ bản là quan niệm cư sĩ hỗ trợ tu sĩ và để đáp lại, tu sĩ dạy giáo lý cho cư sĩ.

Tuy nhiên, như tôi đã nói, quan hệ cư sĩ - tu sĩ còn đi xa hơn thế nữa. Một trong những vai trò đặc biệt của cư sĩ, của cộng đồng phật tử, là để kiểm soát các tu sĩ và đây mới chính là điều đáng nói. Từ xa xưa, trong thời Đức Phật, về cơ bản, cộng đồng cư sĩ quan sát các vị tu sĩ và họ hiểu nơi nào nên hỗ trợ, nơi nào không nên hỗ trợ. Qua đó, ta thấy cộng đồng cư sĩ thực sự có một ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo, đối với Tăng đoàn, đối với hàng tăng chúng. Quý vị ở trong một cương vị có rất nhiều quyền lực, bởi vì nếu quý vị ngừng hỗ trợ thì Tăng đoàn không thể hoạt động được nữa và đó chính là một cơ chế an toàn rất quan trọng trong Phật giáo. Tại sao? Bởi vì, nếu quá độc lập thì con người, với những sức mạnh đen tối trong tâm trí, những phiền não, tham lam, giận dữ, ảo tưởng..., những thứ này luôn có xu hướng chế ngự ta, và chúng ta thấy điều này trong tăng đoàn, chúng ta thấy điều này trên thế giới, chúng ta thấy điều này ở khắp mọi nơi. Và một trong những phương thuốc để ngăn ngừa điều này, chính là các cư sĩ biết hướng sự hỗ trợ của mình một cách thiện xảo đến những nơi họ biết, hay đoán rằng, Phật giáo được thực hành đúng đắn.

Có thể quý vị không biết mình có rất nhiều quyền lực. Thật ra, cư sĩ có nhiều quyền lực hơn tu sĩ rất nhiều. Là tu sĩ, chúng tôi làm được gì? Tăng Ni chỉ có quyền gọi là “úp bát không nhận cúng dường”. Đây là “quyền hành” duy nhấttăng ni có được. Đối với một Phật tử trong xứ Phật giáo truyền thống thì đây có thể là một điều khá quan trọng. Một trong những ví dụ thú vị về việc này: gần đây ở Miến Điện, khi quân đội vẫn còn cầm quyền, họ đã làm những điều tồi tệ và có lần, tăng đoàn quyết định cần phải làm gì đó với quân đội để họ không áp bức mọi người, không áp bức tăng đoàn. Vì vậy, họ đã quyết định “úp bát” với chế độ quân sự, điều này rất hệ trọng ở Miến Điện và quân đội đã vô cùng khó chịu. Tại sao? Bởi vì cơ hội tạo nghiệp tốt, làm công đức tốt của họ đã bị phá hủy. Là một tu sĩ, đây là “quyền hành” duy nhấtchúng tôi có được đối với cư sĩ, thật chẳng đáng kể gì.

Còn quý vị, với tư cáchcư sĩ, quý vị có quyền lực, từ chối hỗ trợ khi Phật giáo không được thực hành đúng đắn. Nếu nhìn vào lịch sử của Phật giáo, từ thời Đức Phật, cách sử dụng “quyền lực” này là để làm cho Phật giáo được tinh khiết. Một trong những câu chuyện thú vị liên quan đến việc này là câu chuyện được kể lại trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất. Sau khi Đức Phật nhập diệt, tăng đoàn nhận thấy trách nhiệmmục đích của tăng đoànbảo tồn Phật pháp. Vì vậy mà tất cả chư tăng tụ họp lại để tụng niệm những lời Phật dạy và cũng nhờ thế mà ngày nay chúng ta mới còn có được những lời dạy của Đức Phật. Có một điều thú vị xảy ra ở kỳ kết tập kinh điển này, sau khi tụng đọc đã xong, ngài A nan đa, thị giả của Đức Phật, người đã ghi nhớ tất cả lời dạy của Phật, nói rằng trước khi nhập diệt Đức Phật nói chư tăng có thể bỏ những giới luật phụ. Tăng có tất cả 227 giới luật, được chia làm hai phần, 17 giới chính và 210 giới phụ. Nếu chúng ta bỏ đi những giới phụ thì coi như đã bỏ đi 90 hay hơn 90% giới luật. Ni có đến 310 giới luật nhưng chỉ có 25 giới chính. Các vị tăng hỏi ngài A nan đa có biết rõ ràng Đức Phật  muốn nói giới luật nào là phụ ? Ngài A nan đa nói là không biết! Các vị ấy không thể đồng ý giới luật nào là phụ! Thế là ngài Đại Ca Diếp, vị tăng được tôn kính nhất trong tăng đoàn thời bấy giờ, nói rằng “Đức Phật vừa nhập diệtchúng ta đã bỏ hết giới luật thì hàng cư sĩ phật tử sẽ nói gì? Họ biết những giới luật của chúng ta, nếu chúng ta bỏ đi thì họ sẽ nói các ông thật là bê bối, Đức Phật mới nhập diệt, điều đầu tiên các ông làm là bỏ hết giới luật!”.

Cơ bản cũng vì biết trước phản ứng của cộng đồng phật tử về việc dẹp bỏ các giới luật nên các vị ấy đã quyết định giữ lại hết tất cả các giới luật. Thật là đặc biệt và nó cũng cho ta thấy ngay từ thuở ban đầu các phật tử đã biết những giới luật của chư tăng ni. Tôi cũng khuyến khích quý vị nên tìm hiểu, học hỏi chút ít về giới luật của tăng ni, có như vậy thì quý vị mới có thể biết tăng ni nào sống đúng đắn, tăng ni nào không. Thí dụ khi thấy tu sĩgia đình thì chắc chắn là không đúng. Còn nhiều, nhiều giới luật như vậy nữa, thí dụ tu sĩ không nên xử dụng tiền bạc, tu sĩ phải có một đời sống đạo đức, trong sạchlý tưởng nhất là phải làm gương. Vì vậy, điều quan trọng là nên học để biết một chút về những điều mà các tăng ni có thể làm và những điều tăng ni không được làm. Nếu là một tăng ni tốt thì thực sự chẳng có gì để phải lo sợ. Điều này (biết về giới luật của tăng ni) giúp Phật giáo phát triển đúng hướng, giúp phật tử biết nên hỗ trợ nơi nào và không nên hỗ trợ nơi nào.

Một trong những điều thú vị khác là bộ giới luật cho tăng ni được thành lập phần lớn là từ những lời than phiền của hàng cư sĩ tại gia. Khi các phật tử tìm đến Đức Phật để than phiền về những hành vi xấu của tăng ni thì Đức Phật gọi vị đó đến hỏi có đúng như vậy không? Nếu đúng thì Đức Phật lại ban ra thêm một giới luật mới. Đức Phật xem những lời than phiền của phật tử rất nghiêm túc, cho nên nếu có vấn đề gì với tăng chúng thì cứ việc nêu lên, không sao cả, nhiều khi nhờ vậy mà có thể thực sự giải quyết được một số vấn đề trong tăng đoàn.

Vì vậy, đây là một mối quan hệ rất quan trọng giữa tăng đoàncộng đồng cư sĩ, đây là cách chúng ta giữ gìn Phật giáo trong sạch cho tương lai, đây là cách chúng ta tránh rơi vào con đường của phiền não và những vấn đề bại hoại trong Phật giáo. Có quá nhiều đồi bại trong Phật giáo trên khắp thế giới. Để giảm thiểu điều đó, phật tử cần ghi nhớ những phương cách hữu ích này.

Nhưng đây thật ra cũng chỉ là bước đầu giữa mối quan hệ tăng niphật tử, sự hành trì của phật tử còn đi xa hơn thế rất nhiều. Trong bài kinh nổi tiếng, Đại bát Niết bàn, có đoạn kinh hay nhất nói về tứ chúng và nói về sự thực hành của cư sĩ tại gia. Bài kinh tuyệt vời này nói về những ngày cuối cùng của Đức Phật trước khi ngài nhập diệt. Thật là một bài kinh vô cùng cảm động, hãy tưởng tượng Đức Phật, một thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử loài người sắp sửa nhập diệt! Có một đoạn nói Ma Vương tìm đến Đức Phật và nói “Thưa ngài, lần đầu gặp gỡ ngài nói sẽ không nhập diệt trước khi bốn chúng: tăng, ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được thành lập vững mạnh. Bây giờ thì tứ chúng đã được thành lập và vững mạnh, ngài nên nhập diệt đi thôi”. Đức Phật thấy Ma Vương nói có lý, tứ chúng đã được vững mạnh. Vậy thì tứ chúng được vững mạnh là như thế nào? Có nghĩa là trước tiên bạn phải nắm bắt rõ ràng các giáo lý Phật dạy, bạn đã lắng nghe các giáo lý Phật dạy và đã hiểu chúng, bạn đã thâm nhập chúng với chánh kiến để biết những gì đang xảy ra. Vì vậy, điều đầu tiên và cơ bản mà cư sĩ nên làm là hiểu rõ các giáo lý Phật dạy.

Vào thời Đức Phật có rất nhiều những cư sĩ như vậy. Nếu nhìn vào lịch sử Phật giáo ta sẽ thấy một trong những bài kinh hay của Đức Phật đã được truyền lại từ những cư sĩ tại gia. Thí dụ, trong mùa an cư, khi các tu sĩ không được ra ngoài ngoại trừ trường hợp đặc biệt. Một trong những trường hợp đặc biệt là nếu có cư sĩ nhớ những lời Phật dạy nhưng sắp sửa chết, họ có thể nhắn chư tăng đến học lời dạy này để bảo tồn lời Phật dạy. Vị tăng ấy sẽ đến để nghe, học bài kinh từ vị cư sĩ đó, đem về để rồi kết hợp vào trong kinh tạng. Những trường hợp này cho thấy các cư sĩ được đặt ngang hàng với các tu sĩ trên vấn đề ghi nhớ kinh điểngiữ gìn Phật giáo cho tương lai. Một trường hơp khác rất nổi tiếng, nguyên một tuyển tập nhiều bài kinh ngắn gọi là Itivuttaka (Phật Tự Thuyết, trong Tiểu bộ kinh), đã được ghi nhớ và tụng đọc lại cho chư tăng bởi một nữ cư sĩ. Trong bối cảnh xã hội thời đó, người nữ thường không có địa vị cao trong xã hội, nhưng về phần ghi nhớ kinh điển thì họ được đặt ngang hàng với mọi người khác. Tuyển tập kinh này có nhiều bài kinh rất hay, khi nào đọc quý vị hãy nhớ đến điều thú vị này.

Một ví dụ khác mà tôi thấy rất đặc biệt vì nó đã đảo ngược lại vai trò của cư sĩtu sĩ. Đó là cư sĩ nổi tiếng Ugga, ông đã đắc quả thánh Bất Lai và ông thường mời tăng chúng đến nhà thọ trai, thông thường sau khi thọ trai một vị tăng sẽ giảng pháp, nhưng nếu không có vị nào giảng pháp thì chính ông cư sĩ Ugga sẽ là người thuyết pháp cho các vị tăng ấy. Chúng ta quen thấy chư tăng là thầy dạy đạo, nhưng ở đây ta thấy cư sĩ lại là người giảng dạy cho chư tăng. Điều này cho ta thấy người nào có trí tuệ, người nào có sự hiểu biết thì người đó nên giảng dạy.

Như vậy, điều đầu tiên người cư sĩ cần làm là học hỏi giáo pháp, và chỉ khi nào họ thấm nhuần giáo lý thì họ mới thật sự trở thành một “chúng” trong tứ chúng của cộng đồng Phật giáo. Một khi đã học giáo lý thì điều thứ hai cần làm là đem giáo lý ra áp dụng trong việc thực hành. Thực hành một cách đúng đắn là bạn đã hoàn tất mọi giai đoạn trên đường đạo và tất cả những yếu tố cần phải làm về phương diện giới hạnh, về thiền định và cả về phương diện trí tuệ nữa. Điều này thực sự có nghĩa là bạn đã trở thành một người cao quý, những người đã hoàn toàn thâm nhập vào giáo lý tuyệt vời, siêu việt của nhà Phật. Có rất nhiều “thánh cư sĩ” vào thời Đức Phật và “hành đạo đúng pháp”- Dhammanu dhamma Patipattiya ( Đa ma nu đa ma pa tí pa tí ya) có nghĩa là như thế. Điều này cũng là một phần của đời sống cư sĩ nếu bạn muốn sống trọn vẹnĐức Phật cũng đã nói là điều này có thể thành tựu được.

Một khi đã hành trì giáo pháp tốt và hiểu thấu đáo lời Phật dạy, ngài nói bạn nên phân tích, làm cho rõ ràng rồi nên đem ra chia sẻ với người khác. Cư sĩ cũng nên làm thầy vì có rất nhiều lợi ích, chính bạn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nên đem những tư tưởng từ thời Đức Phật về áp dụng trong thời đại mới này và chúng ta nên khuyến khích cư sĩ đi giảng dạy, nhất là thời nay cư sĩ đông hơn tu sĩ rất nhiều, đôi khi chúng ta phải tận dụng nguồn năng lực một cách thiện xảo. Như vậy quý vị đã biết thêm một điều quan trọng nữa về “tứ chúng”, khả năng ra giảng dạy Phật pháp của cư sĩ.

Điều cuối cùngĐức Phật nói liên quan đến việc giảng dạy là phải có khả năng biện luận, bác bỏ những giáo lý khác. Điều đó có nghĩa là chúng ta có sự hiểu biết về sự khác biệt giữa Phật giáo và các giáo lý khác, chúng ta biết điều gì làm cho Phật giáo trở nên đặc biệt. Vậy thì điều gì khiến cho đạo Phật khác biệt? Nhiều người nói đạo nào cũng giống nhau, cũng hướng về một hướng tốt. Thật tuyệt khi nghĩ như vậy nhưng đó không phải là bức tranh đầy đủ, có rất nhiều điểm tương đồng giữa các tôn giáo trên thế giới, có rất nhiều điều tương đồng trong lĩnh vực đạo đức, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Điều làm cho Phật giáo khác biệt hoàn toàn với tất cả các giáo lý khác đó là giáo lý về vô ngã. Ý tưởng rằng không có điều gì vốn tự nó hiện hữu trên đời, đây là điều làm cho Phật giáo hoàn toàn độc đáo. Đại đa số các tôn giáo khác trên thế giới tin tưởng có một đấng tạo hóa, một thực thể trường tồn trong vũ trụ. Một phần của quan điểm có một đấng tạo hóa bên ngoài là quan điểm có một linh hồn bên trong, có một bản thể trường cửu trong con người. Chúng ta muốn hiện hữu dưới một hình tướng nào đó, theo một phương cách nào đó, và vì muốn được hiện hữu nên chúng ta có khuynh hướng cho rằng có một cái gì đó trường tồn cố hữu bên trong chúng ta. Vì vậy, đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất, nguyên tắc cốt lõi, theo đó Phật giáo khác biệt với hầu hết mọi tôn giáo khác trên thế giới. Mặc dù điều này hơi bên lề nhưng để quý vị có thêm hiểu biết nên tôi đã đề cập đến ở đây, ít ra nó cũng cho bạn thấy vào thời Đức Phật, khi bốn hội chúng được thiết lập thực sự mạnh mẽ, các cư sĩ vô cùng uyên bác, họ hiểu ý tưởng về vô ngã, họ hiểu điều này một cách rốt ráo. Trong kinh cũng có những ví dụ rất hay, cho chúng ta nhiều cảm hứng về sự hiểu biết đạo pháp và cách tu hành của các vị cư sĩ trong thời Đức Phật. Thí dụ như ông Cấp Cô Độc, người đã cúng dường Đức Phật một tịnh xá lớn nhất thời bấy giờ ở Ấn Độ, gọi là Kỳ Viên tịnh xá ở thành Xá Vệ và ông cũng là đại thí chủ hỗ trợ Đức Phậttăng đoàn. Sau một thời gian, Đức Phật nói khi đã thực hành tốt đẹp như ông rồi thì ông cũng nên tìm nơi vắng vẻ để hưởng phúc lạc của sự ẩn cư. Vậy thì, nếu quý vị đã có một nền tảng tốt như giữ giới, làm việc phước thiện, sống tử tế thì hãy dùng những điều này để thể nghiệm phúc lạc của việc ẩn cư. Phúc lạc của việc ẩn cư chính là trạng thái thiền định sâu mà chúng ta hướng đến khi thực hành thiền định.

Có một ví dụ khác trong kinh đã từng gây nhiều cảm hứng cho tôi, đó là câu chuyện về bà Vi sa ka, một đại thí chủ, tài năngđức độ. Có một lần bà xin Đức Phật đặc quyền để được hỗ trợ tăng đoàn: cúng dường y đến chư tăng ni cho đến trọn đời, hỗ trợ những tăng ni đau ốm và những vị chăm sóc cho tăng ni bị đau ốm, cúng dường cho tăng ni mới đến và tăng ni sắp rời thành Xá Vệ, cúng dường lúa mạch đến tăng ni, cúng dường y tắm mưa đến các ni. Với sự hiểu biết thâm sâu về giáo pháp bà đã trình bầy với Đức Phật lý do tại sao bà muốn được đặc quyền ấy, đại để là nhờ đó mà mai kia khi bà nghe nói có tăng ni nào đã từng ở thành Xá Vệ đã giác ngộ hay đã tiến bộ nhiều trên đường đạo thì bà biết là bà đã cúng dường vị đó và tâm bà sẽ hoan hỷ và nhờ niềm hoan hỷ đó bà cũng sẽ đạt được những tầng thiền sâu.

Quả thật bà đã hiểu sâu sắc một trong những lời dạy chính của Đức Phật về sự tiến bộ trong thiền tập. Nếu thực hành đúng cách, sống tử tế và rộng lượng, có lòng từ bi và bỏ đi những ý xấu, những tư tưởng tiêu cực, khi nền tảng của thiện hạnh đã được vững chắc thì thiền định sẽ tự động tiến triển tốt đẹp. Và dĩ nhiên, từ những tầng định sâu đó mà tuệ giác sẽ phát sinh và khiến bạn trở thành một A ry an, một người cao quý.

Vì vậy, nên nhớ rằng nếu muốn trở thành một phật tử thực sự, hãy thực hành một cách nghiêm túc và bạn cũng sẽ có thể đạt được tất cả những thành quả tuyệt vời này. Niềm hạnh phúc hơn xa tất cả những hạnh phúc bạn từng mơ ước là điều mà đạo Phật dành sẵn cho tất cả mọi người trong chúng ta. Vì vậy nếu bạn muốn trở thành một phần của cộng đồng tứ chúng này thì hãy làm theo lời khuyên của Đức Phật, hãy thực hành những giáo lý Phật dạy một cách đầy đủ và mỗi chúng ta sẽ trở thành một phước lành cho bản thân và cho mọi người.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.