Thư Viện Hoa Sen

Tranh Luận Trên Tinh Thần Chính Ngữ

7/9/20252:49 AM(View: 334)
Tranh Luận Trên Tinh Thần Chính Ngữ
TRANH LUẬN TRÊN TINH THẦN CHÍNH NGỮ
Võ Đào Phương Trâm


Một buổi sáng thức dậy, khi mở chiếc điện thoại hay máy tính để bắt đầu tiếp nhận thông tin, chúng ta thường bắt gặp không ít những bài viết có những nội dung gây tranh luận, từ những bài viết chuyên ngành cho đến những câu chuyện trên mạng xã hội. Có những đề tài dừng lại trong một bài viết, kéo dài vài ngày, nhưng cũng có những vấn đề kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, gây ra những cuộc tranh luận miên diễn, đôi lúc xáo trộn đời sống xã hội.
blank
Ảnh minh họa. Nguồn internet

Trước những nội dung cần chú ý, việc theo dõi những bình luận bạn đọc cũng được xem là việc cần thiết, đó là cách để chúng ta chiêm nghiệm sự việc và giúp chúng ta có được góc nhìn đa chiều để nắm bắt tâm lý hoặc ý nghĩ một người, một nhóm người.
Tuy nhiên, thảo luận thậm chí tranh luận, nếu không tương quan và tìm được điểm chung, nếu thiếu sự thấu cảm và lý trí, có khi dẫn đến tranh cãi và để lại nhiều bực dọc, nhưng rõ ràng, đó không phải là mục tiêu chúng ta hướng đến.
Như chúng ta vẫn thấy, khi một nội dung nào đó được đưa ra, ai cũng muốn mang về cho mình phần thắng, nhưng với những nội dung thuộc về đề tài mở (mỹ thuật, nghệ thuật, tâm lý, tín ngưỡng…) hoặc định chế xã hội thì thắng-thua, sai-đúng lại không có thước đo chính xác. Đôi khi điều cốt lõi chỉ là làm thế nào để đề tài thu hút được sự quan tâm? Để có được điều đó, người tranh luận cần thoát ra khỏi vùng ràng buộc và định hình quan điểm trong giới hạn. Không chạy theo làn sóng số đông, và cũng không bắt người khác phải theo ý nghĩ riêng mình, bởi mỗi người luôn có một góc nhìn tương đồng, dị biệt. Những vấn đề về xã hội, về cảm xúc, cái đẹp, tín ngưỡng… sẽ không thể tìm được điểm chung trong đánh giá.
Và khi chúng ta đặt mình vào vị trí một người khách, chúng ta sẽ ít bị chi phối tác động bởi ngoại cảnh, ngược lại, khi chúng ta đặt mình là người chủ, chúng ta sẽ dễ bị cuốn trôi vào những xúc cảm nội kết.

Thật ra, tranh luận trong một tập thể, một cộng đồng là điều luôn phải xảy ra. Tranh luận, đấu tranh được xem là nền tảng để phát triển xã hội, có thể diễn ra bằng nhiều cách, ôn hòa cũng được mà thẳng thắn cũng được nhưng phải trên tinh thần xây dựng.
Tôi muốn xây dựng một vấn đề gì đó để nó tốt hơn; bạn muốn đấu tranh để xóa bỏ cái xấu, nuôi dưỡng điều thiện; Tôi muốn khai mở và tạo ra một định luật mới…”, đó là điều không hề đơn giản, đôi khi không phải chỉ ngày một ngày hai, không phải chỉ vài lời xã giao ôn hòa là được, nó là cả một quãng đường dài, đấu tranh tâm lý, đấu tranh tư tưởng, là hành động, là sự thuyết phục, diễn dẫn,… nó đòi hỏi sự hy sinh cả về thể chất lẫn tinh thần để xây dựng, bảo vệ một điều lương thiện, một sự công bằng, để hình thành nên một cơ chế trong xã hội.

Điều gì cũng có hai mặt của nó, một xã hội càng văn minh, con người càng nhiều ẩn số. Khi tư duy học thức càng cao, nhu cầu tìm hiểu càng nhiều. Học thuyết lý luận càng sâu, góc nhìn càng đa dạng. Để cuộc tranh luận mang lại hiệu quả và được thực thi, cả người chủ thể và người khách thể cần đặt mình vào nhiều góc độ, cần xâu chuỗi, tìm tòi, nghiên cứu và chuẩn bị cho mình nhiều hành trang kiến thức, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ cảm tính đến lý tính. Mọi thành viên trong cuộc thảo luận cần có góc nhìn tinh tế, có khả năng quan sát, suy luận, tổng hợp, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, chân thànhthiện chí. Bên cạnh đó, phải xác định xem vấn đề mình đang tranh luận thuộc lĩnh vực nào, nếu là những vấn đề thuộc về cảm quan, cảm tính, niềm tin thì chỉ có thể dừng lại ở góc độ tham khảo, mở rộng nội dung, tính chất sự việc vì khó đi đến sự thống nhất chung về quan điểm.
Xã hội ngày nay, có những câu chuyện, vấn đề chúng ta chỉ có thể chấp nhận ở mức độ tương đối, hoặc phải chấp nhận sự dị biệt cùng tồn tại song song bởi đó là sự đa dạng, là mối tương quan xã hội, phải có cái này để song hành, bổ trợ cho cái khác.

Để mang lại hiệu quả trong quá trình tranh luận hay đấu tranh cho một đề tài, một công trình nào đó, người chủ thể cần ghi nhận, tiếp thu và xem đó là một diễn đàn cởi mở, đề cao tinh thần học hỏi, bởi đó là cách làm giàu và làm đầy hơn kiến thức cho mình. Khi gặp phải sự phản đối thậm chí bác bỏ từ người khác, chúng ta cần giữ được tâm lý ổn định khách quan, tức không dính chặt vào tư duynó là của tôi, nó là bất khả xâm phạm”.
Nhiều người có thể bị áp lực hoặc stress trước những trở ngại và khó khăn, trước sự phản đối mạnh mẽ về quan điểm, ý tưởng dẫn đến tự ti, rụt rè, bỏ dở. Để đối diện với tình huống đó, người chủ thể cần xác định “Không có điều gì thật sự dễ dàng và chúng ta cần thích nghi với mọi quan điểm trên tinh thần không độc quyền chân lý”, muốn như vậy, người chủ thể cần trang bị cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái, sẵn sàng cho mọi diễn biến của cuộc tranh luận bằng nhiều cách như: thư giãn, đọc sách giải mã về tâm lý, nghiên cứu sâu hơn về kiến thức chuyên môn, tiếp cận chiều hướng xã hội một cách thực tiễn, có cái nhìn khách quan rộng mở. Nếu bạn là người theo đạo Phật, bạn cần tìm hiểu những giải pháp để giúp mình từ bỏ được quan điểm chấp thủnuôi dưỡng nguồn năng lượng tích cực.

Ngày nay, người tranh luận cũng có nhiều thành phần, đặc biệt trên mạng xã hội, nơi những lý luận và xúc cảm thường được bộc phát ít kiểm soát, dễ dẫn đến tình trạng bạo lực ngôn từ, thiếu tinh thần xây dựng. Có không ít cuộc tranh luận chỉ nhằm thỏa mãn “cái tôi”, thường ít chiều sâu mà đa số theo trào lưu, tùy hứng, có tính lôi kéo, ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông và dễ biến thành tranh cãi. Nó khác với những cuộc tranh luận trên diễn đàn chuyên nghiệp, hoặc trong những buổi họp bàn, hội thảo chuyên sâu.

Để những cuộc tranh luận trở nên hữu ích thì người tranh luận cần thoát khỏi tư tưởng định kiến, không bị ảnh hướng bởi tính “hội nhóm” mà cần đứng ở góc độ độc lập khách quan để nhìn nhận sự việc đa chiều. Người ta cho rằng một người trí tuệ sẽ ít khi bị dẫn dắt, lôi kéo bởi người thủ lĩnh bởi họ có cái nhìn và tư duy độc lập. Điều quan trọng nữa là người tranh luận cần kiểm soát cảm xúc và giữ thế ôn hòa, điềm tĩnh, tôn trọng tính văn hóa trong cách phát ngôn, tránh bạo lực ngôn từ. Dù trong hoàn cảnh nào, nội dung nào thì tranh luận vẫn đề cao tính văn minh, trí tuệ. Có như vậy thì những câu chuyện tranh luận dù ở đâu cũng sẽ mang lại giá trị, lợi ích cho người tiếp nhậntham khảo.

Con người vốn là một thực thể đa dạng, đa dạng hơn cả vũ trụ, thế nên sự cảm quan một vấn đề thuộc về tâm lý - xã hội, văn hóa - nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo sẽ dễ xảy ra nhiều tranh luận bất đồng, nó chỉ có thể đánh giá bằng số đông hay số ít chứ không đi vào tuyệt đối.
Trong đạo Phật, luôn đề cao tinh thần ái ngữ, tức lời nói ra phải mang tính từ ái, xây dựngtrí tuệ, không gây tổn thương, không gây hiềm khích, chia rẽ, bất hòa. Lời nói của người học Phật cần giữ được tính trong sáng, thiện lành và chân thật để tránh tạo khẩu nghiệp.
Một lời nói có thể hóa giải chiến tranh, một lời nói có thể thiêu rụi cả rừng công đức”, đây là lời cảnh tỉnh trong đạo Phật để nhắc nhở mỗi người cần ý thức cho mình trong việc phát ngôn, dù là vô tình hay cố ý.
Thực hành lời nói để mang ý niệm tốt không phải là điều dễ dàng, bởi nó là thói quen, là tính cách mỗi người, để thay đổi điều này, cần thời gian và sự chuyển hóa nội tâm bền bỉ.

Ngày nay, Phật pháp không chỉ dừng lại trong phạm vi Tự viện mà đi sâu vào đời sống xã hội, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, việc đề cao giá trị ngôn ngữ được xem là một trong những vấn đề then chốt để xây dựng xã hội văn minh. Đối với người Phật tử, lời nói là một phần quan trọng trong đời sống hằng ngày, việc thực hành chánh ngữ là một yếu tố không thể thiếu trên con đường tu tập và hướng đến giải thoát

Trước sự nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội hiện nay như một hồi chuông cảnh báo chúng ta về hàng loạt những phát ngôn gây tranh cãi, với nhiều góc nhìn và định hướng dư luận trái chiều. Nếu không giữ được bình tĩnh, thiếu cái nhìn trí tuệ và tâm rỗng lặng, người ta dễ sa vào những thông tin tiêu cực, dẫn đến bất đồng, tức giận và những lời nói ra cũng trở thành bộc phát, thiếu cơ sở, thiếu kiểm soát.

Tranh luận là điều không thể tránh khỏi trong đời sống con người, từ khi sinh ra đến khi mất đi, chúng ta không thể tìm kiếm sự bình yên bằng cách thoát hẳn các cuộc tranh luận mà hãy xem những cuộc tranh luận là một nấc thang để xã hội phát triển, để con người tiến bộ, tuy nhiên bậc thang đó phải dẫn dắt, mở ra cho con người một cánh cửa mới mẻ và giá trị, nhân bảntri thức, tôn trọng và thấu hiểu, thay vì những cuộc tranh luận chỉ nhằm mục đích cá nhân, không mang lại kết quả hữu ích nào.
 
Võ Đào Phương Trâm
Add a posting
1/21/2018(View: 22923)
10/12/2016(View: 20879)
1/26/2020(View: 14099)
4/12/2018(View: 22062)
1/6/2020(View: 12483)
8/24/2018(View: 11077)
1/12/2023(View: 5427)
9/28/2016(View: 26495)
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.