Phần Thứ Nhất Đản Sanh Và Thời Niên Thiếu

19/12/201012:00 SA(Xem: 11242)
Phần Thứ Nhất Đản Sanh Và Thời Niên Thiếu

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Phần thứ nhất 
ĐẢN SANH VÀ THỜI NIÊN THIẾU
 Book the First.
 Birth and Youth
Trên trời, giữa Hội quần Tiên,
Thế-Tôn quyết định giáng miền trần gian.
Bấy giờ, điềm lạ ứng ban,
Thần-Tiên khắp chốn hân hoan, bảo lần:
"Phật Ngài sắp xuống cõi trần,
Ấy là kỳ chót mang thân độ đời."
Thế-Tôn truyền dạy mấy lời:
"Rằng ta giáng thế một đời nữa thôi,
Tử-sanh ta sắp khỏi rồi,
Và chư đệ tử những người theo ta.
Rồi ta chọn họ Thích Ca,
Vua hiền dân thiện gần tòa Tuyết san [1]."

***

Đêm kia, hoàng hậu nghỉ an,
Gần vua Tịnh Phạn [2], bên màn thấy qua:
Một ngôi sao đẹp túa ra,
Trên trời sa xuống sáng lòa hào-quang,
Bên trên, bạch tượng rõ ràng,
Sáu ngà oanh liệt, đoan trang thay là.
Lướt mây xuống tới cung bà,
Do hông bên mặt Ma-Da [3] mà vào.
Hoàng phi tỉnh giấc mộng đào,
Thấy lòng khoan khoái biết bao mà lường!
Bấy giờ cõi thế mười phương,
Hào quang êm dịu mịn màng chiếu ngay;
Núi non hùng vĩ lung lay,
Bông hoa đua nở như ngày ban trưa.
Tấm lòng hoàng hậu thích ưa,
Chiếu đi Địa ngục, độ vừa Âm ty.
Khắp trong các cảnh mê si,
Nghe ra có tiếng tiên tri như vầy:
"Rằng nay kẻ chết tỉnh ngay,
Chúng sanh mờ mịt được ngày tấn tinh;
Đua nhau lướt tới nẻo lành,
Vì chưng Đức Phật giáng sanh giữa trần!"
Khắp trong các giới Tiên Thần,
Đâu đâu đều cũng được phần an vui;
Thế gian muôn vật tỉnh tươi,
Một luồng gió thiện lại bồi thổi qua.
Sáng ngày tin ấy truyền ra,
Mấy ông Đạo sĩ bàn xa mấy lời:
"Mộng điềm Hoàng hậu tuyệt vời,
Thánh nhơn Thái tử đầu thai vào nhà.
Một trang lỗi lạc tài ba,
Giúp trong muôn vật, độ qua muôn loài.
Nếu Ngài chẳng thuận ở ngai [4] ,
Thì đi cứu thế, khiến đời dứt mê."

***

Đức Bà ngày tháng gần kề,
Một hôm dạo cảnh vườn huê giải sầu.
Dưới cây đứng tựa hồi lâu,
Lá tươi sáng rỡ, hoa mầu thơm tho.
Cây linh quật nhánh che cho,
Đất linh nảy nở hoa to hầu bà.
Đá kia cũng cảm sâu xa,
Tuôn ra suối nước cho bà tắm chơi.
Bấy giờ Hoàng tử ra đời,
Băm hai (32) tướng tốt chói ngời trong thân.
Tin nầy thấu đến trào thần,
Kiệu hoa đem tới ân cần một khi.
Thiên Vương hiện xuống bốn vì,
Ghé lưng vào kiệu khiêng đi như thường.
Tiên Thần ở khắp các phương,
Cũng đều hiện đến trên đường rất đông;
Cõi Trời ai cũng vui lòng,
Vì nơi Dương thế được hồng phước ban;
Ấy là đức Phật giáng phàm,
Trở về cõi thế cứu an vật người.

***

Đức vua Tịnh Phạn chẳng nguôi,
Dữ lành chẳng rõ, hên xui chẳng tường.
Mấy thầy tường số khuyên thường,
Hoàng nam mạng lớn Đại Vương [5] đó mà,
Cả ngàn năm mới hiện ra,
Có theo bửu vật thảy là bảy phương [6];
Lễ mừng sắp đặt tinh tường,
Trên đường quét sạch, mùi hương rưới cùng.
Đèn treo, cờ phất, trống thùng,
Chúng dân ăn lễ thảy đồng vui thay!
Múa men, đánh võ, hát hay,
Địch đờn, đu lộn, chạy bay đủ điều.
Những nhà thương khách dập dìu,
Lễ mừng đem nạp rất nhiều món xinh:
Ngọc, ngà chói nước sáng anh,
Dầu thơm, khăn khiếu tốt lành mịn trơn.
Lại thêm vua chúa nước gần,
Tặng mừng trân báu thập phần tinh vi.
Tướng xinh Hoàng tử chúng vì,
Đặt tên Tất-Đạt [7] nhờ uy phát cùng.

***

Khách xa bỗng thấy một ông,
Tư-Đà đạo sĩ [8] có công tu trì,
Việc đời thị thị phi phi,
Ngoài tai dẹp để chẳng ghi vào lòng.
Nhơn khi nhập định cội tòng,
Nghe thần mách bảo Thế hùng giáng lâm.
Ông người tu đắc Phép thâm,
Lâu năm tập luyện, giữ tâm tịnh thành.
Ông vào, vua rất hoan nghinh,
Và bà Hoàng hậu đem trình Hoàng lang.
Tiên nhơn làm lễ vội vàng,
Giập đầu xuống đất, niệm vang mấy lời:
" Bạch Ngài, tôi kính thờ Ngài,
Từ bi Phật Tổ chẳng sai đâu mà:
Hào quang vàng hực chói xa,
Bàn chơn, trước ngực hiện ra dấu lành [9].
Ba mươi hai tướng tinh anh,
Tám mươi tướng nhỏ khuôn linh tô bồi,
Hẳn ngài Phật Tổ đó rồi,
Từ bi thuyết pháp lần hồi độ sinh.
Tôi đây chẳng thọ Pháp linh,
Vì tôi già cả lanh quanh gần tàn.
Nhưng nay tôi được vui an,
Vì tôi trông rõ dung nhan đức Thầy."
Trước vua, Ông Đạo tâu ngay :
" Hoa nầy thật hiếm nở rày trần dương ;
Cả muôn năm mới hiện tường,
Mùi thơm Trí huệ bốn phương bay cùng.
Ngọt ngào như mật ổ ong,
Là lòng bác ái phổ trong muôn loài.
Hoàng gia hạnh phúc trên đời,
Được Hoa sen lạ cõi Trời nở ra.
Nhưng rồi vua phải lụy sa,
Vì chưng Hoàng tử xuất gia tu hành.
Lệnh bà Hoàng hậu hiền lành,
Trổ sanh đức Phật, ắt dành phước sâu. 
Cho nên dứt sự khổ đau,
Trở về Tiên cảnh cách sau bảy ngày."

***

Khen tài ông Đạo đoán hay,
Ma-Da hoàng hậu đúng ngày qui Tiên,
Sanh lên Đao Lợi [10] là miền, 
Thiên thần tôn-trọng, tiếp liên hầu bà.
Còn phần Thái tử Đạt-Đa,
Ba-Xà hoàng hậu [11] rước mà dưỡng nuôi.
Môi nhà phổ khuyến ngọt bùi,
Đã từng nhờ vú của người mà nên.

***

Đạt-Đa tám tuổi lớn lên,
Vua cha định chọn thầy riêng dạy Chàng,
Đặng sau nối giữ ngôi vàng,
Sợ e thành Phật nhiều đàng khổ ghê [12].
Triệu chư quan chức tựu tề,
Hỏi: “Ai thông thái giỏi bề văn chương?“.
Các quan đồng ứng tỏ tường:
Ngài Tỳ-Xa-Mật hẳn trang hiền tài,
Dẫu kinh kệ, dẫu sách ngoài,
Việc văn việc võ, cả hai đều đồng.
Vua bèn triệu đến đền rồng,
Phong cho chức trọng khai thông con mình.
Một hôm vừa đến ngày lành,
Thích Ca Hoàng tử đứng nhanh hầu thầy:
Tay nâng bảng ngọc, bút chì,
Mắt thời ngó xuống, chờ ghi lời truyền.
Tôn sư chầm chậm hô lên
Bài kinh cầu nguyện Đấng trên Thiên Tào [13] .
Kinh nầy thật ít truyền trao,
Riêng nhà quí phái nghe vào tu tâm.
Đạt-Đa cầm bút chú chăm, 
Viết bài Kinh ấy ra trăm ngàn hình.
Viết theo chữ các dân tình,
Viết từ chữ cổ đến thành chữ kim,
Viết theo tiếng nói các miền,
Của người động đá với ven biển hồ,
Những người thờ rắn đất sâu,
Những người thờ lửa, thờ lâu mặt trời,
Những nhà phù phép cao vời,
Những vì ở chốn điện đài cố kiên.
Khen tài Thái tử siêu nhiên,
Các tuồng chữ lạ tiếp liên viết rành.
Tôn sư rất thỏa tấm tình,
Bảo rằng : Thôi hãy học hành tính phân [14] .
Ta đây đếm trước một lần ,
Trăm ngàn [15] trò sẽ liệu chừng học theo.
Đạt-Đa tập cũng đúng chìu,
Một, Mười, Trăm,... Vạn đếm đều như nhau.
Nhưng còn nối tiếp thêm sau,
Thật là tỉ mỉ khó âu biết tường.
Đếm ngay tới vật tiểu lường,
Tới loài nguyên tử [16] , bụi đường khó trông ;
Số sao đêm tối cũng thông [17],
Bao nhiêu giọt nước biển hồng đếm ra ;
Tính luôn số cát Hằng hà [18]
Tinh thông tới giọt mưa sa cõi trần,
Mưa hoài trong cả vạn năm,
Sức ngài biết nổi bao lăm giọt rời :
Tính qua Đại Kiếp [19] chẳng chơi,
Ngàn muôn triệu ức năm dài đó chi ;
Đại Tiên hưởng phước đủ đầy,
Lâu dài rồi mới giáng đi xuống trần.

***

Tôn sư chừ mới tỏ phân:
Trò mà giỏi vậy có cần tôi chi?
Thôi còn môn nữa nói đi,
Kỷ hà học với đường ghi đó mà.
Đạt-Đa nhỏ nhẹ phân qua:
"Xin Thầy nghe trẻ trình ra mấy điều:
Bắt từ vật nhỏ mà nêu,
Người đời khó nổi hiểu nhiều như đây,
Sức đo phương tiện ai tày,
Đo lần lên tới bụi đầy cõi ni;
Bụi kia bảy hột nhập đi,
Ấy bằng một sợi râu thì chuột ta;
Bảy lần hột lúa mạch nha,
Với lưng vò vẻ [20] thật là bằng nhau;
Mạch nha mười hột kê vào,
Tức bằng một lóng tay dao của người;
Mười hai lóng, một gang rồi,
Kế là thước chỏ [21], sào khơi đó mà.
Cũng dùng cung ná, giáo ta,
Hai mươi cây giáo hiệp là một hơi.
Ấy là trên khoảng đường dài,
Một người phải chạy một hơi cho vừa,
Bắt qua phép tính cái "gưa" [22]
Một gưa bốn chục hơi thưa tiếp bền;
Do-tuần [23] bốn chục gưa trên,
Như thầy muốn nữa tôi nên chỉ tường,
Do-tuần dài dặc trên đường,
Chứa bao nhiêu bụi tôi lường cũng xong.
Nói rồi tính một hơi ròng,
Bao nhiêu hột bụi kể hồng đúng y. "
Tôn sư chừ mới lạy quỳ:
"Thầy là ngài đó, tôi ni đáng trò;
Nay tôi tôn kính, xưng to :
Ngài thông tất cả chẳng dò sách chi,
Thế mà ngài cũng kính vì,
Làm như chẳng biết đặng đi học hành”.

 *** 

Ngài từng cung kính thầy mình,
Tuy Ngài trổi sức thông minh nhiều lần.
Nói năng êm ái, ân cần,
Mặc dầu quảng bác, giữ phần chẳng kiêu.
Nết đi, cách đứng đáng yêu,
Mặt mày ra vẻ đúng chìu Đông cung.
Nhỏ nhoi, nhu nhượng, lành lòng,
Nhưng mà gan dạ anh hùng biết đâu;
Trong khi săn lộc rừng sâu,
Đố ai tế ngựa chạy mau bằng Ngài;
Và khi đua cộ đền đài [24],
Chính Ngài đệ nhứt thị oai hơn người.
Những cơn săn bắn vui cười,
Ngài thường bỏ dở, thả loài thú ra ;
Lại trong mấy cuộc đua xa,
Thấy người mệt nhọc, ngài thà dừng chơn,
Thấy chư hoàng tử thua, buồn,
Chạnh lòng Ngài chẳng nỡ hơn làm gì.
Hoặc trong trí tưởng đều chi,
Tức thì bỏ cuộc vui đi chẳng màng:
Lâu ngày đức ấy tràng mang,
Cũng như cây cỏ to tàng về sau.
 Nhưng Ngài chẳng biết âu sầu,
Chẳng hề khổ não đớn đau khóc vùi.
Có khi họ tỏ khúc nôi,
Nhưng mình chẳng khổ, chẳng nguy, chẳng tường.

***

Một hôm xuân nở ngoài vườn,
Có bầy hạc nội thuận đường bay khơi,
Lần về Hy Mã là nơi,
Thảy đều vui với bạn đời mến yêu.
Xảy đâu gặp chuyện buồn hiu,
Mà con hạc chúa mắc điều họa đây:
Đề-Bà thế tử nhắm ngay,
Bắn lên một mũi tên bay vào mình;
Chim kia bị nạn thình lình,
Tức thì sa xuống thân hình đỏ tươi [25].
Đạt-Đa Thái tử đến bươi,
Dịu dàng lượm lấy, ôm thôi vào lòng.
Ngài ngồi chơn xếp vào trong,
Cũng như Đức Phật nhập vòng thiền na [26];
Tay Ngài sửa cánh chim sa,
Vỗ về mơn trớn, như cha thương tình.
Thấy chim dứt sự hãi kinh,
Ngài bèn nhổ lấy mũi tên phá đời.
Kế Ngài lựa lá mát tươi,
Trộn cùng mật tốt rịt nơi vết trầy.
Bấy giờ thử đặt vào tay,
Mũi tên nhọn vắt đâm rày rất đau.
Ngài vừa mơn trớn vuốt đầu,
Vừa sa nước mắt, ưu sầu hạt rơi [27].
Một người bỗng bước tới nơi,
Tâu rằng : " Thế tử cho vời kiếm chim.
Bị tên một mũi sa liền,
Như Ngài bắt được, xin phiền trả giao. "
Đạt-Đa hoàng tử lời trao :
"Chim kia chẳng chết, nỡ nào trả ai !
Em ta bắn chửa được tài,
Sức bay giết được, mạng loài thì không. "
Đề-Bà đáp lại cũng thông :
"Hạc rừng chẳng lẽ khi không rớt liền ;
Chim sa chết sống nằm yên,
Vốn là của kẻ đầu tiên bắn nhằm;
Trên mây, ai được giam cầm,
Nhưng mà sa xuống là phần của tôi.
Xin anh giao trả cho rồi,
Công tôi đã bắn thì tôi hưởng nhờ. "
Thích Ca ôm hạc úm hơ,
Phán rằng: Chưa dễ trông chờ nơi đây;
Từng phen bác ái, từ bi,
Rộng quyền ta có thiếu gì của sao?
Món nầy vừa mới thâu vào,
Ta đây sẽ có biết bao mà lường!
Tự ta biết lấy sức đương,
Từ bi ta sẽ dạy tường chúng sanh;
Đứng ra chỉ rõ nẻo lành,
 Nhờ ta, sự khổ bớt hành bớt đau.
Đó dầu chẳng nghĩ trước sau,
Việc nầy xử lý cho nhau có tòa.
Các quan nhóm họp xét qua,
Luận bàn, cãi lẽ chưa ra thể nào.
Một ông Sư lạ bước vào,
Lý hay giảng giải thanh tao gọi là:
"Mạng đời ví đáng kể ra,
Kẻ mong hại vật kém xa người lành;
Ai mà cứu tử hồi sanh,
Đáng cho con vật theo mình tỏ ơn.
Một người cứu vớt, đỡ đần,
Một người phá hoại, toan phần sát sanh,
Chim kia nhờ kẻ cứu lành,
Thôi thì giao nó người đành giữ luôn."
Mấy lời sau trước vừa buông,
Cả tòa ai cũng phục luồng lý sâu;
Vua hay, ngự giá thỉnh cầu,
Nhưng nhà Sư lạ ẩn đâu chẳng tường.
Có người thấy rắn bò ngang,
Cho rằng Tiên Thánh phàm dương hóa hình.
Thế Tôn tế độ muôn linh,
Kể từ lúc nọ cứu sanh chim rừng.
Sự tình đau khổ tưng bừng,
Ngài vừa cảm thấy mới chừng đầu tiên:
Chính vì con hạc bị tên,
Trị lành, Ngài thả về miền núi non.

***

Một hôm vua phán cùng con:
"Trời xuân, theo Trẫm hương thôn ngắm nhìn.
Con xem đất tốt vườn xinh,
Những người trồng tỉa mặc tình hưởng qua;
Nầy là đất tốt của ta,
 Đủ đều huê lợi nuôi nhà chúng dân;
Đâu đâu đều cũng siêng cần,
Kho vua đầy đặn, thuế phần cũng xuê ;
 Nước cha cai trị chỉnh tề,
Chừng cha trăm tuổi giao về cho con.
Mùa nầy đẹp đẽ vẹn tròn,
Cò xanh, hoa mịn, lá non trên cành,
Gần xa mấy đám ruộng lành
Nông phu cười cợt kêu quanh vui vầy."
Cha con dạo khắp đó đây,
Trải qua vườn tược, cỏ cây, suối nguồn,
Bò cày trên thửa ruộng vuông,
Vai to mang ách trì luôn cả mình,
Đất như thịt mỡ kéo lên,
Bủa ra như lượn sóng trên mặt hồ,
Sức người cày ruộng tiếp xô,
Lưỡi cày đạp xuống ăn vô sâu hàng.
Trong đoàn dừa, nước suối mương,
Móng tay [28], lá sả dọc đường nở ra.
Kìa người gieo mạ ngoài xa,
Vừa đi vừa rảy hột sa túa bùa.
Khắp rừng vui vẻ cười đùa,
Tiếng nơi hang ổ ca khua vang lừng;
Và trong bờ bụi lưng chừng,
Dế, ong, rắn mối tưng bừng dấy rân,
Vui xuân đây đó dự phần,
Cành xoài chim đẹp phô thân đủ màu.
Loài chim gõ-kiến lau chau,
Mổ vào cây cối kiếm sâu mà nhờ;
Thứ chim có mỏ cong quơ,
Đuổi loài bươm bướm phất phơ từng hồi;
Sóc rằn cũng chạy kiếm mồi,
Và phường se-sẻ ăn thôi no cành;
Có loài chim nhỏ xinh xinh,
Thường đi đủ bảy, tỏ tình kết giao.
Trên cành, gần lối bờ ao,
Chim mèo thích cá đậu cao mà chờ.
Cò ngà quanh quẩn trâu tơ,
Trên không diều ó lờ đờ liệng chơi.
Bên chùa màu sắc chói ngời,
Đoàn công nhảy múa nhặt lơi đủ đường ;
Chim câu tố hộ trên tường,
Xa xa tiếng trống của phường rước dâu.
Vui thay trong cõi hoàn cầu!
Nhìn xuân, Thái- tử cũng hầu ái lân:
Nhưng Ngài ngó kỷ cõi trần,
Toàn là gai nhọn ẩn lần dưới hoa!
Kìa ngươi nắng táp mưa sa,
Mồ hôi đổ hột mới là có ăn:
Dưới trời nắng bủa hung hăng,
Miệng hô "thá ví", tay phăng đôi bò,
Kiến thì rắn mối ăn no,
Cả hai bị ó rình mò xớt ngay;
Chim mèo tầm cá cũng hay,
Con diều lại chận giựt ngay miếng mồi.
Bướm kia lòe lẹt phấn vôi,
Chim sâu bắt được một thôi nuốt liền.
Chim ăn no bụng đứng yên,
Có loài két dữ xớt khiêng lên cành.
Đâu đâu cũng sự đấu tranh,
Giết rồi bị giết, quẩn quanh nơi vòng;
Cảnh đời ngoài mặt tươi trong,
Nhưng mà chứa ẩn vô cùng nạn lây;
Hại nhau đủ cuộc vần xây,
Từ loài trùng dế đến ngay loài người;
Ai mà muốn sống vui cười,
Cùng trong đồng loại giết mười, giết trăm!
Nhìn sâu, Ngài phải khổ tâm:
Thương người làm ruộng hằng năm đói nghèo;
Thương bò cổ bị ách treo,
Thương đoàn sanh chúng cùng theo tranh phần!
"Vui chi cái cuộc thế trần,
Bao nhiêu cơm trắng, bao lần mồ hôi!
Thân bò lao khổ vô hồi!
Xót nơi hang ổ đứng ngồi đánh nhau;
Dưới nước thảm, trên trời sầu,
Đâu đâu đều cũng một màu đấu tranh.
Thôi thôi tôi phải xét rành,
Phụ-vương lui bước, mặc tình cho con ."

***

Nói rồi, chân Phật xếp tròn,
Cội cây ngồi tưởng tân toan cõi trần.
Gốc nguồn sự khổ xét lần,
Xét luôn cách thế diệt mầm khổ lao.
Từ bi đức rộng lướt vào,
Tấm lòng bác ái nâng cao trí Ngài.
Dốc lòng cứu khổ cho đời,
Ngài bèn gom trí nhập nơi Định thần [29].
Thoát vòng nhơ bẩn phàm trần,
Thoát tình luyến ái, thoát thân buộc ràng.
Trí Ngài lúc ấy rảnh rang,
Đạt vào cảnh tịnh Sơ thoàn [30] đó chi.

***

Bỗng đâu Tiên-trưởng năm vì
Lướt mây bay tới tức thì phải ngưng;
Hỏi: "Ai sức lạ lẫy lừng,
Làm cho ta lại tạm dừng chốn ni?"
Chư Tiên nhận xét rất hay,
Biết rằng có Đấng cao tay dưới trần.
Các vì ngó xuống một lần,
Thấy đầu đức Phật túa lằn hào quang;
Ngài đương nghĩ cứu các đàng [31],
Bỗng trong bụi rậm tiếng vang như vầy :
"Chư Tiên! hãy đáp xuống đây,
Lễ mầng đức Phật ra tay độ đời ".
Năm ông Tiên trưởng xuống nơi,
Đến gần ra mắt, ngâm bài xưng công [32].
Lễ rồi, mấy ổng thẳng xông,
Tin lành đem rảy khắp trong Tiên Thần.

***

Một người vua phái đến gần,
Thấy ông Hoàng tử đương cơn định thiền;
Xế qua, mặt nhựt chói nghiêng,
Nhưng còn bóng mát che riêng hầu Ngài.
Viên quan bỗng nhận ra lời:
"Để cho Thái tử yên nơi thuận lèo;
Lòng Ngài bóng tối còn đeo,
Bóng ta còn hãy dựa theo mà chầu!"

[1] Himalaya ( Hy Mã Lạp Sơn) núi cao nhất ở hoàn cầu.
[2] Suddhôdana (Tịnh-Phạn vương): cha của Thái tử Thích Ca
[3] Tên bà Hoàng hậu, mẹ của Thái tử Thích Ca
[4] Nếu Ngài chẳng ở ngai vàng mà làm một vị Vua cai trị hoàn cầu. 
[5] Vương tứ thiên hạ (Chakravartin), 
[6] Vương tứ thiên hạbảy món báu: cái vành để đánh giặc, hột ngọc, con ngựa bay, con bạch tượng, vị quan thông minh, vị tướng tài và bà vợ tuyệt đẹp
[7] Tất-Đạt-Đa (Siddârtha), nguyên chữ là Savârthasiddh, nghĩa là làm cho vật chi cũng thạnh phát. 
[8] A-tư-Đà (Asita): vị Tiên nhơn đắc Ngũ-Thông. 
[9] Bàn chân có dấu Bánh xe, trước ngực có dấu chữ Vạn (kiết tường). 
[10] Đao lợi ( Ciel Trayastrinshas ) ở cảnh Tiên dục-giới.
[11] Ba-xà-ba-Đề (Mahâprâjâpathi), em bà Ma-Da, vợ kế vua Tịnh-Phạn. 
[12] Vua lo cho Thái-tử học để thái-tử khỏi bỏ nhà ra đi tu mà chịu các nỗi khổ hạnh
[13] Bài kinh cầu nguyện chữ Phạn như vầy : Om, tatsavi-turvarenyam Bhargo devasya dhimahi Dhiyoyora prachodayât. Dịch nghĩa: Kính trọng đấng Thái-Dương (Soleil divin), chúng ta hãy quán tưởng đến sự sáng suốt vô cùng của đấng Thái Dương để Ngài soi sáng tâm trí ta. 
[14] Học toán số. 
[15] Đọc từ một (1) cho đến 100.000 (chữ Phạn : un lakh ) là 100.000. 
[16] Nguyên tử; vật rất nhỏ. 
[17] Tính tới số sao trên trời đêm hôm. 
[18] Biết tính tới số cát dưới sông Hằng Hà bên Ấn Độ
[19] Đại-kiếp: Maha-Kalpa. Một Đại-kiếp có 4.320 triệu năm. 
[20] Ong vò-vẽ. 
[21] Thước đo từ bàn tay tới cùi chỏ. 
[22] Gưa, chữ Phạn gow, là 40 hơi dài (40 souffles). 
[23] Do-tuần (yôdjana): 16 dặm tàu. 
[24] Cầm cương cho xe cộ chạy các nẻo trong thành vua. 
[25] Vì dính máu. 
[26] Nhập định, suy nghĩ về đạo lý
[27] Ngài khóc cho con hạc chịu đau vì trúng tên. 
[28] Hoa móng tay. 
[29] Nhập định (État d'extase).
[30] Sơ-thoàn (Sơ-thiền) : Premier pas dans le sentier.
[31] Chúng-sanh thọ khổ trong sáu đàng Luân hồi
[32] Ngâm bài kệ xưng công đức của Phật.

The Scripture of the Saviour of the World, 
Lord Buddha -- Prince Siddártha styled on earth --
In Earth and Heavens and Hells Incomparable, 
All-honored, Wisest, Best, most Pitiful; 
The Teacher of Nirvana and the Law.

Thus came he to be born again for men. 

Below the highest sphere four Regents sit
Who rule our world, and under them are zones
Nearer, but high, where saintliest spirits dead
Wait thrice ten thousand years, then Eve again;
And on Lord Buddha, waiting in that sky,
Came for our sakes the five sure signs of birth
So that the Devas knew the signs, and said
"Buddha will go again to help the World."
"Yea!" spake He, "now I go to help the World
This last of many times; for birth and death
End hence for me and those who learn my Law.
I will go down among the Sâkyas,
Under the southward snows of Himalay,
Where pious people live and a just King." 

That night the wife of King Suddhôdana,
Maya the Queen, asleep beside her Lord,
Dreamed a strange dream; dreamed that a star from heaven --
Splendid, six-rayed, in color rosy-pearl,
Whereof the token was an Elephant
Six-tusked and whiter than Vahuka's milk --


Shot through the void and, shining into her,
Entered her womb upon the right. Awaked,
Bliss beyond mortal mother's filled her breast,
And over half the earth a lovely light
Forewent the morn. The strong hills shook; the waves
Sank lulled; all flowers that blow by day came forth
As 'twere high noon; down to the farthest hells
Passed the Queen's joy, as when warm sunshine thrills
Wood-glooms to gold, and into all the deeps
A tender whisper pierced. "Oh ye," it said,
"The dead that are to live, the live who die,
Uprise, and hear, and hope! Buddha is come!"
Whereat in Limbos numberless much peace
Spread, and the world's heart throbbed, and a wind blew
With unknown freshness over lands and seas.
And when the morning dawned, and this was told,
The grey dream-readers said "The dream is good!
The Crab is in conjunction with the Sun
The Queen shall bear a boy, a holy child
Of wondrous wisdom, profiting all flesh,
Who shall deliver men from ignorance,
Or rule the world, if he will deign to rule." 

In this wise was the holy Buddha born. 
Queen Maya stood at noon, her days fulfilled,
Under a Palsa in the Palace-grounds,
A stately trunk, straight as a temple-shaft,
With crown of glossy leaves and fragrant blooms;
And, knowing the time come -- for all things knew --
The conscious tree bent down its boughs to make
A bower about Queen Maya's majesty,
And Earth put forth a thousand sudden flowers
To spread a couch, while, ready for the bath,
The rock hard by gave out a limpid stream
Of crystal flow. So brought she forth her child
Pangless -- he having on his perfect form
The marks, thirty and two, of blessed birth;
Of which the great news to the Palace came.
But when they brought the painted palanquin
To fetch him home, the bearers of the poles
Were the four Regents of the Earth, come down
From Mount Sumeru -- they who write men's deeds
On brazen plates -- the Angel of the East,
Whose hosts are clad in silver robes, and bear
Targets of pearl: the Angel of the South,
Whose horsemen, the Kumbhandas, ride blue steeds,
With sapphire shields: the Angel of the West,
By Nâgas followed, riding steeds blood-red,
With coral shields: the Angel of the North,
Environed by his Yakshas, all in gold,
On yellow horses, bearing shields of gold.
These, with their pomp invisible, came down
And took the poles, in caste and outward garb
Like bearers, yet most mighty gods; and gods
Walked free with men that day, though men knew not:
For Heaven was filled with gladness for Earth's sake,
Knowing Lord Buddha thus was come again. 

***

But King Suddhôdana wist not of this;
The portents troubled, till his dream-readers
Augured a Prince of earthly dominance,
A Chakravartîn, such as rise to rule
Once in each thousand years; seven gifts he has --
The Chakra-ratna, disc divine; the gem;
The horse, the Aswa-ratna, that proud steed
Which tramps the clouds; a snow-white elephant,
The Hasti-ratna, born to bear his King;
The crafty Minister, the General
Unconquered, and the wife of peerless grace,
The Istrî-ratna, lovelier than the Dawn.
For which gifts looking with this wondrous boy,
The King gave order that his town should keep
High festival; therefore the ways were swept,
Rose-odors sprinkled in the street, the trees
Were hung with lamps and flags, while merry crowds
Gaped on the sword-players and posturers,
The jugglers, charmers, swingers, rope-walkers,
The nautch-girls in their spangled skirts and bells
That chime light laughter round their restless feet;
The masquers wrapped in skins of bear and deer.
The tiger-tamers, wrestlers, quail-fighters,
Beaters of drum and twanglers of the wire,
Who made the people happy by command.
Moreover from afar came merchant-men,
Bringing, on tidings of this birth, rich gifts
In golden trays; goat-shawls, and nard and jade,
Turkises, "evening-sky" tint, woven webs --
So fine twelve folds bide not a modest face --
Waist-cloths sewn thick with pearls, and sandal-wood;
Homage from tribute cities; so they called
Their Prince Savârthasiddh, "All-Prospering," 
Briefer, Siddártha. 

***

'Mongst the strangers came 
A grey-haired saint, Asita, one whose ears, 
Long closed to earthly things, caught heavenly sounds,
And heard at prayer beneath his peepul-tree 
The Devas singing songs at Buddha's birth.
Wondrous in lore he was by age and fasts; 
Him, drawing nigh, seeming so reverend,
The King saluted and Queen Maya made
To lay her babe before such holy feet;
But when he saw the Prince the old man cried
"Ah, Queen, not so!" and thereupon he touched
Eight times the dust, laid his waste visage there,
Saying, "O Babe! I worship! Thou art He!
I see the rosy light, the foot-sole marks,
The soft curled tendril of the Swastika,
The sacred primal signs thirty and two,
The eighty lesser tokens. Thou art Buddh,
And thou wilt preach the Law and save all flesh
Who learn the Law, though I shall never hear,
Dying too soon, who lately longed to die;
Howbeit I have seen Thee. Know, O King!
This is that Blossom on our human tree
Which opens once in many myriad years --
But opened, fills the world with Wisdom's scent
And Love's dropped honey; from thy royal root
A Heavenly Lotus springs: Ah, happy House!
Yet not all-happy, for a sword must pierce
Thy bowels for this boy -- whilst thou, sweet Queen!
Dear to all gods and men for this great birth,
Henceforth art grown too sacred for more woe,
And life is woe, therefore in seven days
Painless thou shalt attain the close of pain." 

Which fell: for on the seventh evening
Queen Maya smiling slept, and waked no more,
Passing content to Trâyastrinshas-Heaven,
Where countless Devas worship her and wait
Attendant on that radiant Motherhead.
But for the Babe they found a foster-nurse,
Princess Mahâprajâpati -- her breast
Nourished with noble milk the lips of Him
Whose lips comfort the Worlds. 

***

When th' eighth year passed 
The careful King bethought to teach his son
All that a Prince should learn, for still he shunned
The too vast presage of those miracles,
The glories and the sufferings of a Buddh.
So, in full council of his Ministers,
"Who is the wisest man, great sirs," he asked,
"To teach my Prince that which a Prince should know?" 
Whereto gave answer each with instant voice
"King! Viswamitra is the wisest one,
The furthest seen in Scriptures, and the best
In learning, and the manual arts, and all."
Thus Viswamitra came and heard commands;
And, on a day found fortunate, the Prince
Took up his slate of ox-red sandal-wood,
All-beautified by gems around the rim,
And Sprinkled smooth with dust of emery,
These took he, and his writing-stick, and stood
With eyes bent down before the Sage, who said,
"Child, write this Scripture," speaking slow the verse 
"Gâyatrî" named, which only High-born hear: -- 

Om, tatsaviturvarenyam
Bhargo devasya dhîmahi
Dhiyo yo na prachodayât. 

"Acharya, I write," meekly replied
The Prince, and quickly on the dust he drew --
Not in one script, but many characters --
The sacred verse; Nagri and Dakshin, Nî,
Mangal, Parusha, Yava, Tirthi, Uk,
Darad, Sikhyani, Mana, Madhyachar,
The pictured writings and the speech of signs,
Tokens of cave-men and the sea-peoples,
Of those who worship snakes beneath the earth,
And those who flame adore and the sun's orb,
The Magians and the dwellers on the mounds;
Of all the nations all strange scripts he traced
One after other with his writing-stick,
Reading the master's verse in every tongue;

And Viswamitra said, "It is enough,
Let us to numbers.
After me repeat
Your numeration till we reach the Lakh,
One, two, three, four, to ten, and then by tens
To hundreds, thousands." After him the child
Named digits, decads, centuries; nor paused,
The round lakh reached, but softly murmured on
"Then comes the kôti, nahut, ninnahut,
Khamba, viskhamba, abab, attata,
To kumuds, gundhikas, and utpalas,
By pundarîkas unto padumas,
Which last is how you count the utmost grains
Of Hastagiri ground to finest dust;
But beyond that a numeration is,
The Kâtha, used to count the stars of night;
The Kôti-Kâtha, for the ocean drops;
Ingga, the calculus of circulars;
Sarvanikchepa, by the which you deal
With all the sands of Gunga, till we come
To Antah-Kalpas, where the unit is
The sands of ten crore Gungas. If one seeks
More comprehensive scale, th' arithmic mounts
By the Asankya, which is the tale
Of all the drops that in ten thousand years
Would fall on all the worlds by daily rain;
Thence unto Maha Kalpas, by the which
The Gods compute their future and their past." 

"Tis good," the Sage rejoined, "Most noble Prince, 
If these thou know'st, needs it that I should teach
The mensuration of the lineal?"
Humbly the boy replied, "Acharya!"
"Be pleased to hear me. Paramânus ten
A parasukshma make; ten of those build
The trasarene, and seven trasarenes
One mote's-length floating in the beam, seven motes
The whisker-point of mouse, and ten of these
One likhya; likhyas ten a yuka, ten
Yukas a heart of barley, which is held
Seven times a wasp-waist; so unto the grain
Of mung and mustard and the barley-corn,
Whereof ten give the finger-joint, twelve joints
The span, wherefrom we reach the cubit, staff,
Bow-length, lance-length; while twenty lengths of lance
Mete what is named a 'breath,' which is to say
Such space as man may stride with lungs once filled, 
Whereof a gow is forty, four times that
A yôjana; and, Master! if it please,
I shall recite how many sun-motes lie 
From end to end within a yôjana."
Thereat, with instant skill, the little Prince 
Pronounced the total of the atoms true. 

But Viswamitra heard it on his face
Prostrate before the boy; "For thou," he cried,
Art Teacher of thy teachers -- thou, not I,
Art Guru. Oh, I worship thee, sweet Prince!
That comest to my school only to show
Thou knowest all without the books, and know'st
Fair reverence besides." 
Which reverence 
Lord Buddha kept to all his schoolmasters, 
Albeit beyond their learning taught; in speech
Right gentle, yet so wise; princely of mien, 
Yet softly-mannered; modest, deferent,
And tender-hearted, though of fearless blood;
No bolder horseman in the youthful band
E'er rode in gay chase of the shy gazelles;
No keener driver of the chariot
In mimic contest scoured the Palace-courts;
Yet in mid-play the boy would ofttimes pause,
Letting the deer pass free; would ofttimes yield
His half-won race because the laboring steeds
Fetched painful breath; or if his princely mates
Saddened to lose, or if some wistful dream
Swept o'er his thoughts. And ever with the years
Waxed this compassionateness of our Lord,
Even as a great tree grows from two soft leaves
To spread its shade afar; but hardly yet
Knew the young child of sorrow, pain, or tears,
Save as strange names for things not felt by kings,
Nor ever to be felt. But it befell
In the Royal garden on a day of spring,
A flock of wild swans passed, voyaging north
To their nest-places on Himâlaya's breast.

Calling in love-notes down their snowy line
The bright birds flew, by fond love piloted;
And Devadatta, cousin of the Prince,
Pointed his bow, and loosed a wilful shaft
Which found the wide wing of the foremost swan
Broad-spread to glide upon the free blue road,
So that it fell, the bitter arrow fixed,
Bright scarlet blood-gouts staining the pure plumes.
Which seeing, Prince Siddârtha took the bird
Tenderly up, rested it in his lap --
Sitting with knees crossed, as Lord Buddha sits --
And, soothing with a touch the wild thing's fright,
Composed its ruffled vans, calmed its quick heart,
Caressed it into peace with light kind palms
As soft as plantain-leaves an hour unrolled;
And while the left hand held, the right hand drew
The cruel steel forth from the wound and laid
Cool leaves and healing honey on the smart.
Yet all so little knew the boy of pain
That curiously into his wrist he pressed
The arrow's barb, and winced to feel it sting,
And turned with tears to soothe his bird again. 

Then some one came who said, "My Prince hath shot
A swan, which fell among the roses here,
He bids me pray you send it. Will you send?"
"Nay," quoth Siddârtha, "if the bird were dead
To send it to the slayer might be well,
But the swan lives; my cousin hath but killed
The god-like speed which throbbed in this white Wing."
And Devadatta answered, "The wild thing,
Living or dead, is his who fetched it down;
'Twas no man's in the clouds, but fall'n 'tis mine,
Give me my prize, fair Cousin." Then our Lord
Laid the swan's neck beside his own smooth cheek
And gravely spake, "Say no! the bird is mine,
The first of myriad things which shall be mine
By right of mercy and love's lordliness.
For now I know, by what within me stirs,
That I shall teach compassion unto men
And be a speechless world's interpreter,
Abating this accursed flood of woe,
Not man's alone; but, if the Prince disputes,
Let him submit this matter to the wise
And we will wait the word." So was it done;

In full divan the business had debate,
And many thought this thing and many that,
Till there arose an unknown priest who said,
"If life be aught, the savior of a life
Owns more the living thing than he can own
Who sought to slay -- the slayer spoils and wastes
The cherisher sustains, give him the bird:"
Which judgment all found just; but when the King
Sought out the sage for honor, he was gone;
And some one saw a hooded snake glide forth, --
The gods come ofttimes thus! So our Lord Buddh
Began his works of mercy. 
Yet not more
Knew he as yet of grief than that one bird's,
Which, being healed, went joyous to its kind.

***

But on another day the King said, "Come,
Sweet son! and see the pleasaunce of the spring,
And how the fruitful earth is wooed to yield
Its riches to the reaper; how my realm --
Which shall be thine when the pile flames for me --
Feeds all its mouths and keeps the King's chest filled.
Fair is the season with new leaves, bright blooms,
Green grass, and cries of plough-time." So they rode
Into a land of wells and gardens, where,
All up and down the rich red loam, the steers
Strained their strong shoulders in the creaking yoke
Dragging the ploughs; the fat soil rose and rolled
In smooth dark waves back from the plough; who drove
Planted both feet upon the leaping share
To make the furrow deep; among the palms
The tinkle of the rippling water rang,
And where it ran the glad earth 'broidered it
With balsams and the spears of lemon-grass.

Elsewhere were sowers who went forth to sow;
And all the jungle laughed with nesting-songs,
And all the thickets rustled with small life
Of lizard, bee, beetle, and creeping things
Pleased at the spring-time. In the mango-sprays
The sun-birds flashed; alone at his green forge
Toiled the loud coppersmith; bee-eaters hawked
Chasing the purple butterflies; beneath,
Striped squirrels raced, the mynas perked and picked,
The nine brown sisters chattered in the thorn,
The pied fish-tiger hung above the pool,
The egrets stalked among the buffaloes,
The kites sailed circles in the golden air;
About the painted temple peacocks flew,
The blue doves cooed from every well, far off
The village drums beat for some marriage-feast;
All things spoke peace and plenty, and the Prince
Saw and rejoiced. 

***

But, looking deep, he saw
The thorns which grow upon this rose of life:
How the swart peasant sweated for his wage,
Toiling for leave to live; and how he urged
The great-eyed oxen through the flaming hours,
Goading their velvet flanks: then marked he, too,
How lizard fed on ant, and snake on him,
And kite on both; and how the fish-hawk robbed
The fish-tiger of that which it had seized;
The shrike chasing the bulbul, which did chase
The jewelled butterflies: till everywhere
Each slew a slayer and in turn was slain,
Life living upon death. So the fair show
Veiled one vast, savage, grim conspiracy
Of mutual murder, from the worm to man,
Who himself kills his fellow; seeing which --
The hungry ploughman and his laboring kine,
Their dewlaps blistered with the bitter yoke,
The rage to live which makes all living strife --
The Prince Siddârtha sighed. "Is this," he said, 
"That happy earth they brought me forth to see?
How salt with sweat the peasant's bread! how hard
The oxen's service! in the brake how fierce
The war of weak and strong! i' th' air what plots!
No refuge e'en in water. Go aside
A space, and let me muse on what ye show."

So saying, the good Lord Buddha seated him
Under a jambu-tree, with ankles crossed --
As holy statues sit -- and first began
To meditate this deep disease of life,
What its far source and whence its remedy.
So vast a pity filled him, such wide love
For living things, such passion to heal pain,
That by their stress his princely spirit passed
To ecstasy, and, purged from mortal taint
Of sense and self, the boy attained thereat
Dhyâna, first step of "the path." 

There flew
High overhead that hour five holy ones,
Whose free wings faltered as they passed the tree.
"What power superior draws us from our flight?"
They asked, for spirits feel all force divine,
And know the sacred presence of the pure.
Then, looking downward, they beheld the Buddh
Crowned with a rose-hued aureole, intent
On thoughts to save; while from the grove a voice
Cried, "Rishis! this is He shall help the world,
Descend and worship." So the Bright Ones came
And sang a song of praise, folding their wings,
Then journeyed on, taking good news to Gods. 

But certain from the King seeking the Prince
Found him still musing, though the noon was past,
And the sun hastened to the western hills:
Yet, while all shadows moved, the jambu-tree's
Stayed in one quarter, overspreading him,
Lest the sloped rays should strike that sacred head;
And he who saw this sight heard a voice say,
Amid the blossoms of the rose-apple,
"Let be the King's son! till the shadow goes
Forth from his heart my shadow will not shift." 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 3999)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.