Phần Thứ Ba - Ba Tín Hiệu

19/12/201012:00 SA(Xem: 11854)
Phần Thứ Ba - Ba Tín Hiệu

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Phần thứ ba - BA TÍN HIỆU  Book the Third - The Three Signs
Thế Tôn yên trụ đền lầu,
Ăn chơi vui thỏa, bạn bầu bao quanh,
Nào dè sự khổ chúng sanh,
Buồn, lo, sầu tủi, già đành chết mon?
Kê đầu trên ngực bạn loan,
Da-Du quạt mát, giữ tròn thảo ngay.
Bỗng Ngài nửa tỉnh nửa say,
Ngồi lên, hô lớn: "Cõi này! cõi Ta!
Ta nghe! Ta biết! Ta ra!"
Làm cho nàng sợ, hỏi là việc chi?
Bấy giờ Ngài luống xót bi,
Nhãn quang từ ái chiếu đi xa vời;
Mặt như tiên ở cõi Trời,
Trông chàng, nàng sợ, bời bời tấc son,
Thấy nàng hoảng hốt, nỉ non,
Ngài cười an ủi bạn loan tỉnh lòng.
Và Ngài truyền lịnh nơi cung,
Đem đờn ra gảy nội trong ít bài.
Một cây đờn gáo dây dài,
Để nơi ngạch cửa, lai rai gió lồng.

***

Cũng là một sự lạ lùng,
Gió lòn lại trổi tơ đồng nhặt khoan.
Nhạc âm nghe rõ cả đoàn,
Một mình Thái Tử nghe toàn tiếng linh;
Thần tiên mách bảo đinh ninh,
Hòa cùng dây bạc ca thinh như vầy:
"Chúng tôi là tiếng gió bay,
Bay đi kiếm sự an bày trong tâm,
Nhưng mà hết tháng qua năm,
Cái bề an lạc chẳng tầm đâu ra.
Đời người như gió thoảng qua,
Thở than, khóc lóc, phá dài đấu tranh.
Chúng tôi đâu có biết rành:
Tại sao có sự sống sanh của người?
Cội nguồn của cuộc sống đời,
Sống trên dương thế khắp nơi chi vầy?
Dầu Ngài hay chúng tôi đây,
Chẳng qua hình ảnh cõi nầy vốn Không.
Vui chi cái cuộc não nùng,
Khổ sầu đưa tới trong lòng mãi đi ?
Vui chi mà hưởng cuộc nầy,
Năm năm, tháng tháng, ngày ngày như nhau.
Ái tình ví được bền lâu,
Thì đành vui hưởng về sau cho dài.
Một cơn gió thoảng: cuộc đời,
Cũng như tiếng lạ lai rai dây đờn,
Chúng tôi trải khắp cảnh trần,
Rày đây mai đó lần lần bay đi.
Hôm nay nương mấy đường dây,
Chúng tôi than thở cho khuây tấm lòng;
Bản vui khó nổi hát thông,
Vì đi lắm chỗ thấy ròng khổ đau,
Biết bao con mắt khóc sầu,
Với bàn tay siết chán câu chẳng bền!
Chúng tôi rầu rĩ ca lên,
Nhưng mà trong dạ chẳng quên cười thầm:
Người đời ai cũng lạc lầm,
Mê theo cuộc sống chẳng tầm thấy xa;
Chẳng qua bóng dáng đó mà,
Hiện rồi lại mất, lộ và rã tan,
Nhưng Ngài chẳng phải kẻ thường,
Sanh ra cứu thế, đắc đường chúng sanh,
Thời giờ sắp tới bên mình,
Thế trần đương đợi đức Linh cứu nàn;
Mắt mù, họ bước chẳng an,
Lanh quanh trong chốn trần gian khổ sầu.
Xin Ngài đứng dậy cho mau,
Tỉnh đi chớ có nghĩ lâu làm gì!
Chúng tôi tiếng gió bay đi,
Xin Ngài cất bước, chơn ghi dấu đàng,
Đi mà tầm cảnh Lạc bang,
Đi ra, dứt bỏ tình thương lại nhà;
Từ nay thương khắp gần xa,
Chúng sanh thương hết mới là từ bi;
Xót người đau khổ lâm li,
Xin Ngài dứt bỏ ngôi vì một phen;
Đi ra cứu kẻ thấp hèn,
Độ người sa lệ, giải phiền, thoát thân.
Chúng tôi than thở trên đờn,
Vì Ngài chưa hiểu thế nhơn việc đời.
Tiếng nương dây bạc reo chơi,
Nực cười cho kẻ theo nơi bóng hình,
Chúng tôi cười kẻ si tình,
Bóng mà tưởng thiệt, giam mình vào trong."

***

Một hôm ở chốn đền rồng,
Cầm tay bà vợ thong dong buổi chiều;
Một cô cung nữ mỹ miều,
Tay đờn miệng hát ít nhiều bản xưa,
Hát chầu một tích tình tơ,
Chuyện con ngựa lạ, xa lơ muôn trùng;
Nơi người da trắng ở đông,
Chiều về trời lặn trong vùng biển khơi.
Đông cung than thở mấy lời:
Si-Tra [1] khêu gợi cái bài gió đưa.
Nàng thuật tích, ta thích ưa,
Nhưng ta nhớ chuyện gió thưa trên đờn.
Da-Du! Bạn hãy trã ơn,
Lấy ra hạt ngọcban cho người;
Ờ nầy bạn tốt nàng ơi!
Có chăng một cõi xa vời mênh mông?
Nơi nào có bóng trời hồng,
Buổi chiều xen lặn vào vùng biển xanh?
Người xa có giống tánh mình?
Nơi xa lắm kẻ khổ tình hay chăng?
Biết bao kẻ khổ vô ngần,
Nhưng ta đâu rõ mà phăng vớt dùm!
Lắm khi mặt nhựt lộ dòm,
Ánh ngời sáng chói, đỏ lòm phương Đông;
Tự ta hỏi lấy, ngại ngùng,
Ai người trước nhứt đứng trông mà chào?
Lắm khi sum họp má đào,
Đương cơn vầng nhựt lặn vào cõi Tây;
Lòng ta lại muốn đi ngay,
Vì ta ưng thấy mặt mày dân kia.
Chúng ta đâu có riêng chia,
Người xa muôn dặm, há lòng lìa yêu ?
Lúc nầy, ta luống buồn hiu,
Môi nồng, tình ái chẳng xiêu tấc sầu.
Si-Tra biết lắm xứ mầu,
Ngựa nàng thuật đó, ở đâu mà tầm?
Ngựa hay, dây khấu ta cầm,
Ôi! đành gác lại cung thâm điện rồng;
Ấp thành, làng mạc ruổi giong,
Rồi ta sẽ biết trần hồng bao xa,
Hoặc tra cánh thứu [2] vào ta,
Ta liền bay tới Hy-Ma núi Thần;
Vượt trên cảnh tuyết mấy lần,
Mặc tình nhìn xuống bang lân, nước ngoài.
Sao ta không biết xem coi?
Sao không chịu khó tìm tòi mà trông?
Nay ta xin hỏi cho thông,
Những chi hiện có ngoài vòng cửa cao?"

***

Tiếp theo, có kẻ tâu chào:
"Bạch Ngài điện hạ! Xiết bao cảnh tình:
Hoàng thành, chợ búa, chùa đình,
Vườn hoa, đồng ruộng, rạch kinh, đại hà,
Rừng sâu, núi lớn bao la,
Kế là Đại quốc Tần-Bà [3] Đế vương;
Lại nhiều đồng rộng khó lường,
Với bao dân chúng kể hàng triệu lên!"
Đạt-Đa đáp: " Vậy thì nên!
Bảo chàng Xa-Nặc đứng bên xe hầu;
Mai nầy, vầng nhựt ngay đầu.
Ngoài thành du ngoạn, mặc dầu xem qua,"
Có người chạy báo vua cha:
" Đông cung có dặn long xa sẵn bày;
Đón Người giờ ngọ mai đây,
Đặng Người viếng cảnh nọ nầy ngoại ô."
Thánh vương nghe tấu liền cho,
Sai người truyền bá dặn dò thế ni:
"Đô thành trang bị uy nghi,
Đừng cho thấy những cảnh chi gợi phiền;
Mù, què, bệnh tật triền miên,
Ghẻ cùi, già cả chớ nên ra ngoài."
Mé đường quét dọn một ngoai,
Nước trong đem tưới lộ nhai khắp cùng;
Ở nơi ngạch cửa giao thông,
Mấy bà rắc rải bột hồng mạt hương;
Lá hoa kết tụi treo giương,
Tuôn-si [4] cành quý phô trương ngõ nhà;
Vách tường sơn lại phết qua,
Trên cây cờ phất, cột thờ điểm tô.
Ở nơi đại lộ tứ cù,
Nhựt thần [5] tượng Thánh ngự vô bàn thờ.
Hoàng thành chỉnh bị bấy giờ,
Dường như đô thị huyền cơ nhiệm mầu.
Trên đường, chiêng trống trổi mau,
Nhơn viên cáo thị truyền tâu như vầy:
"Quí vì công chúng nghe đây,
Nhà vua phán dạy hiện bày nghiêm trang :
Mù, què, bệnh, tật, ghẻ sang,
Cùng người già cả, chớ mang ra ngoài,
Đừng đem thiêu đốt xác hài,
Hãy chờ chiều tối, bi ai tống hành.
Đó là Thánh chỉ dạy rành,
Su-đà-na [6] Chúa ở thành chúng ta."

***

Cảnh tình đẹp đẽ rườm rà,
Khắp thành La Vệ [7] nhà nhà dọn chưng,
Đông cung ngự đến vừa chừng,
Xe loan rực rỡ sau lưng đôi bò.
Bạch ngưu thạnh tráng, cổ to,
Bướu mang ách chạm, sơn tô đẹp màu.
Chúng dân khánh hạnh chen nhau,
Hoan hô vang dậy, ca âu tưng bừng.
Đạt-Đa trông thấy cũng mừng,
Dân trung, áo đẹp, chí hừng cười rân.
Ngài rằng: "Thế giới đẹp, hân;
Trai thì hòa, gái cần, nết na.
Ta đây có giúp chi mà,
Họ nay được vậy, ấy là nhờ đâu?
Ta yêu dân chúng như nhau,
Họ nào có biết tình sâu lòng nầy? "
Một chàng Thích tử đâu đây,
Ném hoa mà tặng đức Thầy ngự du.
Ngài liền truyền lịnh mã phu:
"Hãy mời trẻ ấy mặc dầu lên xe!"
"Nước ta tình cảnh cũng xuê,
Làm vua cai trị có bề thích ưa !
Dân đây thỏa dạ chẳng vừa,
Vì ta đến họ như trưa hôm nầy.
Nhà nhà nếu được vui vầy,
Khiến cho đô thị đủ đầy hân hoan,
Thì ta hạnh phúc châu toàn,
Ích chi vật khác mà toan có nhiều ;
Nầy Xa-Nặc! cứ thuận chiều,
Dẫy xe qua khỏi bấy nhiêu cửa nhà;
Đặng ta thấy hết gần xa,
Cảnh đời tươi thắm nay ta mới tường."
Giá loan trực chỉ trên đường,
Đó đây dân chúng chạy bương áp vào.
Trước xe, vài kẻ đón chào,
Vòng hoa cầm lấy, thảy trao đôi bò ;
Hông bò trơn mịn, vuốt mò,
Có người bánh ngọt quả to hiến mời.
Ai ai đều cũng tỏ lời:
"Chúc nguyền Điện-hạ sống đời muôn xuân. "
Chiếu vua đã được kính tuân,
Người người hoà duyệt, cảnh hân hoan chào.

***

Bỗng đâu một kẻ lạc vào,
Khốn cùng, rách rưới, hỗn hào, lọ lem;
Từ nơi hang lỗ ẩn êm,
Lướt ra giữa lộ chẳng thèm kể ai.
Già khù, má tóp, xuội vai,
Da nhăn, đen đúa, sát ngoài xương khô.
Lưng còm mang nặng xuân thu,
Đôi vành mắt đỏ, lù lù ghèn xanh.
Miệng móm sọm, hàm trống quanh,
Rút co vì bại, vì kinh đám người,
Gậy cùng, tay ốm chống bơi,
Hai chơn lảo đảo như người quá say.
Tay kia bóp lấy sườn gầy,
Phát ra hơi thở lẫn lây khổ buồn;
Than rằng: "Cô bác khá thương,
Tớ xin bố thí, chết đường nay mai! "
Tay sè, cổ lại ho dai,
Mắt nheo lia lịa, miệng nài thi ân.
Quân hầu kéo xển, quở rân:
"Đông cung ngự tới, lão lần tránh xa."
Trên xe, Thái tử dứt nà:
"Khoan! Khoan! Xa-Nặc! đó là người chi?
Cúp lưng, tiều tụy, dị kỳ,
Trong đời có những kẻ vầy hay chăng?
Tại sao ngươi thốt la rằng:
Tớ xin bố thí, chết bằng nay mai?
Hình thù ốm yếu, xương lòi,
Chính người chẳng được cơm xơi chớ gì?
Kẻ nầy khốn khổ lắm thay! "
Viên quan hộ giá trình bày lược qua:
"Tâu Điện-hạ! Đó người già,
Tuổi dư tám chục, lưng đà uốn cong;
Xưa người mình khoẻ, mắt trong,
Bây giờ lão mại, cạn dòng nhựa thân.
Tráng cường, nghị lực, trí căn,
Hao mòn, lụn bại, lần lần dứt thôi.
Đèn kia dầu mỡ cạn rồi,
Mảnh tim nát ngướu, ánh bồi hồi băng.
Đó là kết quả tuổi hằng,
Tại sao Điện hạ nằng nằng chú tâm?"
Đông cung tiếp đó hỏi thăm :
"Già nầy là một, hay trăm triệu người?"
"Bạch Ngài! Xa-Nặc đáp lời,
Những ai cao tuổi, chịu nơi khổ Già."
Nhưng mà Thái tử hỏi qua:
"Nếu ta trường thọ, cũng là vậy sao?
Da-Du, thể nữ tại trào,
Tám mươi há cũng má đào lợt phai?"
"Bạch Ngài! Như vậy chẳng sai."
Ngài truyền:" Xa-Nặc! hãy dời trở lui;
Quay về cung điện thế thôi,
Đã trông tận mắt, việc ôi không ngờ! "

***

Đường về nghĩ cảnh Già lờ,
Ngự vào cung cấm, dật dờ buồn thiu.
Đến khi cơm dọn buổi chiều,
Trái ngon bánh ngọt dẫu nhiều chẳng xơi.
Mấy cô vũ nữ đền đài,
Tranh khoe sắc thắm, nhưng Ngài chẳng trông.
Da-Du thấy sự lạ lùng,
Quì bên chân bạn, rỉ cùng Trượng phu:
"Tại sao Điện hạ ưu sầu,
Chẳng vui với thiếp như hầu các hôm? "
Ngài rằng: "Ta luống bồn chồn,
Vui vầy há dễ hưởng luôn được nào?
Đến chừng kỷ trưởng niên cao,
Hai ta rồi sẽ hư hao, yếu, còm.
Vai kề, má dựa, tay ôm,
Thời gian phá hoại, mùi thơm lụn tàn.
Đó như cơn tối chập chờn,
Xóa bôi ánh sáng trên ngàn cheo veo;
Màn đen buông xuống lưng đèo,
Lần lần bao phủ, nhìn theo thấy gì?
Phát minh việc ấy hôm nay,
Lòng ta lo sợ, tính ngay phương nào?
Tình yêu bảo vệ làm sao,
Cho thời gian khỏi đưa vào lão nguy? "
Trọn đêm Ngài mảng nghĩ suy,
Chẳng an giấc điệp, chẳng khuây nỗi sầu.

***

Đêm nay vua tại điện lầu,
Nằm mơ thấy những điềm đâu bàng hoàng:
Một cây cờ lớn đặt ngang,
Mặt trời ở giữa, thế hàng Đế Thiên [8];
Bỗng đâu gió mạnh thổi lên,
Xé tan cờ quý, xô miền bụi dơ.
Một đoàn Tiên Thánh hờ cơ,
Bay ngang đáp xuống, lượm cờ lắm lem;
Thuận tay, cờ ấy được đem,
Cửa Đông thành quách dựng kèm để yên.
Điềm hai, vua lại thấy liền:
Mười con voi lớn, mép bên có ngà;
Nặng nề chơn bước, dội xa,
Từ phương Nam đến, trải qua dặm dài.
Ngồi trên voi trước, thảnh thơi,
Đạt-Đa Thái Tử, lắm người theo sau.
Điềm ba, một chiếc xe mầu,
Ánh quang chói lói, chạy mau trên đường.
Bốn con tuấn mã trước cương,
Phun ra khói trắng, bọt đường lửa than.
Trên xe Thái tử ngồi an;
Kế là điềm bốn, long nhan thấy vầy:
Một bánh xe, tự nó quây,
Tum bằng vàng thiệt, căm đầy bửu châu;
Trên vành, chữ lạ thành câu,
Bánh xe quay mãi, lửa mầu phóng ra;
Lại thêm có tiếng nhạc ca,
Từ trong Luân bảo ngâm nga tiêu thiều.
Điềm năm trống lớn là điều,
Nửa đường thành phố, nửa chiều núi non;
Tay cầm dùi sắt nện luôn.
Hoàng nam đánh trống, bon bon tiếp liền,
Dường như sấm sét chuyển rền,
Không gian tràn ngập, thấu lên tận trời.
Sáu là điềm Tháp cao vời,
Vượt trên đô thị, nóc thời mây bao;
Đạt-Đa đứng đảnh Tháp cao,
Rải ra bốn hướng trân hào bửu châu;
Ngọc như mưa giội trên đầu,
Mọi người chạy đến, giành nhau báu nầy.
Cái điềm thứ bảy là đây:
Lòng vua lo sợ, nghe đầy tiếng than;
Sáu người khóc kể kêu van,
Nghiến răng, bụm mặt, chứa chan mạch sầu.

 ***

Bảy điềm vua thấy trước sau,
Những thầy bói giỏi giải mầu chẳng xong.
Vua bèn tỏ nỗi hận lòng:
"Nhà ta có nạn, chẳng ông nào rành!
Thánh Tiên cho thấy mộng linh,
Nhưng không ai biết biện trình tương lai."
Kinh thành ưu lự cảm hoài,
Vì vua thấy mộng chẳng ai biết bàn.
Một ông tu sĩ ẩn nhàn,
Áo choàng da thú, miệng loan trước đền:
"Đưa ta vào tới Bệ tiền,
Mộng vua, ta biết giải liền kiết hung."
Bảy điềm lạ vừa nghe xong,
Đạo nhơn ứng tiếng, khiêm cung, kính nhường:
"Chào mừng gia quyến Đại-vương,
Phước lành sáng rỡ, nhựt quang chẳng bì!
Bảy điềm vua sợ trước đây,
Tức là triệu chứng việc hay sắp vời.
Điềm đầu cờ hiệu vua Trời,
Giương ra rồi bị tơi bời vất tung;
Đó là đạo cũ cáo chung,
Một nền Đạo mới vẫy vùng hiện ra;
Thánh Tiên gẫm cũng như ta,
Thay ngôi đổi vị hẳn là luật xưa;
Kiếp kỳ sánh tợ ngày giờ,
Lâu rồi cũng hết, tiếp hờ kiếp sau.
Mười con voi lớn theo nhau,
Bước đi rúng động địa cầu: điềm hai,
Nghĩa là Mười món Trí tài,
Của Ngài Thái tử bỏ đời vương gia ;
Trí Ngài chấn động sơn hà,
Ngài đem Chơn lý bủa ra khắp cùng.
Bốn con tuấn mã hơi nồng,
Kéo xe sáng chói thẳng xông lên đường ;
Đó là bốn lý oai cường,
Đưa Ngài Thái tử tới phương ánh ngời.
Bánh xe quay chuyển chẳng ngơi,
Tum vàng ở giữa, vành ngoài chữ linh ;
Đó là Luân bảo Pháp lành,
Hoàng nam sẽ chuyển, chúng sanh thỏa nhìn.
Trống to, dùi sắt nện lên,
Đạt-Đa đứng đánh, tiếng rền khắp nơi;
Điềm này là biểu hiệu Lời
Ngài đem truyền bá cho đời hiểu thông.
Một ngôi Tháp vượt chín từng,
Nghĩa là kinh Phật lướt xông tít mù;
Từ trên Tháp, rải bửu châu,
Đó là Pháp thí phàm phu, thiên, thần.
Sáu người thê thảm khóc rân,
Tay thì bụm mặt, than thân phận mình;
Đó là điềm bảy chứng minh,
Sáu thầy ngoại đạo hẳn đành chịu thua;
Lý minh, lẽ vững giúp vua,
Hoàng nam bác bẻ thuyết thô Sáu Thầy.
Tâu Thánh Chúa! Hãy mầng đi!
Vua giàu đệ nhất chẳng bì Đông cung.
Mặc dầu người đắp nâu sòng,
Còn hơn áo mịn vàng ròng phô trương.
Ấy là mộng điệp Đại vương!
Bảy ngày đêm nữa, việc đương hiện bày."
Dứt lời, đạo sĩ kiếu đi,
Tám lần cúi xá, lại quỳ ba phen.
Vua sai sứ giả đi liền,
Kiếm tìm ông Đạo, của tiền thưởng công.
Trở về tâu trước đền rồng:
"Chúng tôi theo lão vào trong Nguyệt từ [9],
Chim mèo xám đậu bàn thờ,
Chúng tôi vào đó từ từ nó bay."
Thiên thần âu cũng có khi,
Hiện thân chim chóc như vầy biết đâu!
Vua cho rằng lạ, ưu sầu,
Ngài bèn xuống lệnh: siêng hầu Đông-cung;
Bày thêm nhiều cuộc vui nồng,
Buộc tâm Hoàng tử ở vùng điện xinh.
Lại tăng binh giữ cửa thành,
Nhưng ai ngăn nổi sức linh số phần?
Bấy giờ Hoàng tử muốn cần,
Nhìn xem cuộc sống nhơn dân, thế tình;
Cảnh nầy rất đẹp, rất xinh,
Nếu không chạm phải tình hình Thời gian.
Trình vua Tinh Phạn lời van:
"Xin Cha cho Trẻ viếng an kinh thành;
Kỳ rồi Cha khiến dân lành,
Dẹp người khổ não, chỉ dành cảnh vui.
Nhưng con đã hiểu rõ rồi,
Đó là chẳng phải khúc nôi cuộc đời.
Nay con muốn biết mọi nơi,
Chúng dân, đường xá, sanh nhai, nghiệp nghề.
Phụ vương cho Trẻ trọn bề,
Cải trang ra khỏi vườn huê du nhàn.
Cho con thong thả hoàn toàn,
Mai nầy thầy tớ liệu toan lên đường."
Giữa triều vua phán rõ ràng:
"Kỳ nhì du ngoạn ắt chàng sửa sai?
Tự do Hoàng tử dạo chơi,
Để chàng thăm viếng mọi nơi thỏa tình.
Các quan rồi sẽ phúc trình,
Lòng Chàng biến chuyển, trở thành ra sao."

***

Bữa sau, giờ ngọ khai mào,
Hoàng nam, Xa-Nặc tiêu dao ra đền,
Ấn vua nhìn thấy ở trên,
Quân canh vội mở chốt then cửa ngoài.
Khách thương một vị thảnh thơi,
Một thầy thơ ký gót hài theo sau:
Đạt-Đa, Xa-Nặc, kẻ hầu,
Hai người cải dạng, ai đâu mà dè?
Trên đường thẳng tới đề huề,
Xen cùng bá tánh chợ quê đủ mùi.
Thị thành cảnh vật buồn vui,
Thầy trò thấy đủ lần hồi như đây:
Đường đi xinh lịch giải bày,
Kẻ qua, người lại, rù rì, xôn xao.
Những người buôn bán ngồi vào,
Đậu, mè, gia vị sắp bao quanh mình,
Khách mua khi đã thuận tình,
Lần trong dãy thắt xuất trình đồng ngân.
Nữa là tính thiệt đo hơn,
Bên thì nói thách, bên lần giảm đi.
Tiếng la eo óc chốn ni,
Khiến người nép tránh cho đây qua lề.
Bánh xe bằng đá nặng nề,
Bò to chậm bước, đồ kê gập ghềnh.
Những người khiêng kiệu co quanh,
Vừa đi vừa hát ân tình, ca dao.
Những phu đội vác bôn đào,
Cổ to, lưng rộng, dạt dào mồ hôi.
Mấy trang nội trợ lui cui,
Ôm ghè từ giếng mà lui về nhà.
Nhiều cô thiếu phụ nữa là,
Bồng con dưới nách hết ra lại vào.
Hàng bánh mứt, ruồi xôn xao,
Kìa người thợ dệt rạt rào đưa thoi.
Cối xay nghiến bạt, bột lòi,
Chó đi thơ thẩn kiếm moi đồ thừa.
Thợ làm binh khí sớm trưa,
Tạo nên áo giáp phòng ngừa chiến tranh.
Thợ rèn đốt lửa ngọn xanh,
Nướng cây cuốc sắt, trui thanh giáo dài.
Trong trường, giáo thọ giảng bài,
Trẻ con họ Thích hợp lời ca ngâm,
Ngồi vòng bán nguyệt, nghiêm thâm,
Học qua lịch sử cả trăm Thánh Thần.
Mấy người thợ nhuộm áo quần,
Đem phơi ngoài nắng đủ ngần trắng xanh.
Quân nhân đương lúc bộ hành,
Thuẫn, gươm khua động cạch canh đó mà.
Những người chăn giữ lạc đà,
Ngồi trên cổ bướu, lại qua vóc mình.
Bà-la-môn nết hạnh lành,
Sát-lỵ, Phệ-xá với ngành Thủ-la;
Bốn hàng ấy ở nước nhà,
Tu hành, trị quốc, thương gia, ruộng vườn.
Ở đây, quần chúng chen bươn,
Nhìn nhà dụ dẫn phô trương độc xà;
Người nầy nói chuyện vui pha,
Cườm tay để rắn quấn ba bảy vòng;
Kèn bầu, người thổi dài dòng,
Khiến con rắn dữ vẫy vùng múa men.
Đàng kia, một đám trống kèn,
Tàn tơ, ngựa đẹp, dân hiền vu qui,
Trước thần, hoa quả sẵn bày,
Nàng nầy cầu tự hoặc vì viễn phu.
Xa xa, dãy tiệm đồng thau,
Thợ đem đập nắn đèn dầu, nồi niêu,
Thầy trò Hoàng tử dắt dìu,
Dưới tường chùa miễu dài theo cửa đền;
Cuối thành quách, có rạch bên,
Hai người qua đó, bước lên nhịp cầu.

***

Bên đường bỗng có tiếng sầu :
"Quí ngài tế độ, đỡ đầu tôi lên ;
Ôi thôi! cứu vớt một phen,
Không thì tôi chết ở trên vệ đường!"
Ấy người Bệnh dịch thảm thương,
Rẩy run, lăn lộn, bụi vương áo quần ;
Trên mình nổi mụt đỏ rần,
Mồ hôi khắp trán, miệng lần rút co;
Đương cơn nguy kịch đáng lo,
Mắt thì lơ láo, hẹn hò giờ đi!
Cỏ bên lộ, cố bám ghì,
Gượng mà chỗi dậy, rồi thì té ngay;
Tứ chi run rẩy ghê thay,
Miệng đành kêu thốt: "Ai hay cứu dùm!".
Đạt-Đa chạy tới, lum khum,
Đỡ người bạc phận, mắt trùm tình yêu.
Đầu người ấp gối nâng niu [10],
Bóp xoa êm dịu, thấy chiều tỉnh tươi.
Hỏi thăm: "Có bớt chăng người?
Bệnh chi mang lấy mà ngươi té nhào?
"Nầy Xa-Nặc! bởi lẽ nào,
Người kia hồi hộp, kêu gào, rên la?
Tại sao va muốn nói ra,
 Lưỡi đơ miệng cứng, thật là thảm thương? "
Viên ngự giả đáp tỏ tường :
"Tâu Ngài! kẻ ấy đã vương Bệnh rồi.
Bất hòa, tứ đại rối nùi,
Máu me như thể nước sôi, lửa nồng.
Trái tim xưa nhảy đều đồng,
Bây giờ lúc chậm, lúc vùng đập lia,
Gân như dây ná đứt lìa,
Nhượng chân, thận, cổ hết bề cử đương.
Sắc duyên, vui vẻ, tráng cường,
Bây giờ tản mác xa đường còn chi!
Lúc nầy cơn bệnh phát nguy,
Kìa người mó máy như truy bệnh tình.
Đỏ lòm, cặp mắt liếc quanh,
Nghiến răng, nghẹt thở như mình ngộp hơi.
Người kia muốn chết rồi đời,
Đương khi hành bệnh, thác thời sao xong!
Bệnh còn sát hại gân trong,
Tứ chi hết cảm, bệnh hòng thoát ly,
Rồi tầm chốn khác hành vi;
Nhưng Ngài đừng có ôm chi người nầy,
Bệnh tình có thể nhiễm lây,
E Ngài chẳng khỏi vướng dây lan truyền."
Đông cung tiếp tục vỗ khuyên,
Nhưng Ngài cũng hỏi cơ duyên cho tường:
"Há còn nhiều bệnh đáng thương?
Ta đây có thể cũng vương chớ gì?"
Chàng Xa-Nặc đáp tức thì:
"Mọi người đều phải chứng nầy hoặc kia:
Tên ghim, dao búa chém lìa,
Yếu đau, ghẻ lác, đằm đìa phong đơn;
Có người nóng lạnh từng cơn.
Hoặc đau kiết lỵ, vân vân mọi đường."
Đông cung mới hỏi rõ ràng:
"Đương khi bệnh đến, mình thường thấy chăng? "
Chàng Xa-Nặc ứng đáp rằng:
"Bệnh như rắn ẩn, buông phăng cắn mình;
Lại như cọp dữ đang rình,
Từ trong bụi rậm thình lình phóng ra;
Bệnh như lằn chớp trên xa,
Đánh người bên nọ, dung tha bên nầy."
"- Người đời há sợ hằng ngày?"
"- Tâu lên Điện-hạ! như vầy chớ sao?"
"- Thế thì không kẻ tự hào:
Đêm nay ngon giấc, thức vào ngày mai?"
"- Bạch Ngài! thật vậy chẳng sai,
Không ai dám chắc tương lai của mình."
"- Biết bao đau đớn chực rình,
Thân hư, tâm khổ, rồi sinh cái Già!"
"- Nếu mình sống được lâu xa."
"- Ví bằng thiếu sức lướt qua bệnh trầm,
Hoặc người chẳng muốn cự cầm, 
Kẻ mong kết thúc cái mầm khổ đau;
Hay người chỉ biết rên sầu, 
Cũng như kẻ bệnh kê đầu tay ta ;
Hay người tuổi đã quá già,
Đương tình cảnh ấy, dứt ra thế nào ?"
"Bạch Ngài! đành chết chớ sao!"
"- Thế là cái Chết bước vào phải không?"
"- Bạch Ngài! chết đến đau cùng,
Bất kỳ giờ khắc, xứ vùng đâu đâu.
Kẻ nầy còn tới bạc đầu,
Phần đông thống khổ, yếu đau, gầy mòn;
Nhưng rồi ai cũng chẳng còn,
Kìa xem cái Chết đương lòn bước qua!"

***

Đạt-Đa Hoàng tử trông ra:
Đoàn người chậm bước, lệ sa đằm đìa;
Hướng theo phía rạch xa kia,
Một người dẫn lộ lắc lia lọ sành,
Than hồng chứa đựng đầy bình;
Phía sau nhiều kẻ gia đình lần theo,
Mọi đồ tang phục mang đeo,
Áo quần xào xể, hò reo nằn nì:
"Ra-Ma! Ngài hãy chứng tri,
Cầu Ra-Ma đủ từ bi độ đời."
Sau cùng, đến cái quan tài;
Tre đan ở giữa, cán ngoài bốn cây;
Nằm trên là một cái thây,
Chân đưa phía trước, ốm gầy, cứng đơ:
Miệng hủng xuống, mắt chẳng đưa,
Hông sâu, nhăn nhó, bụi dơ đỏ vàng.
Vừa khi tới ngã tư đàng,
Phu khiêng quay cáng, đầu sang phía tiền;
"Ra-Ma", hô lớn liền liền,
Chúng đưa thi thể đến miền bờ sông.
Giàn thiêu cất sẵn chờ trông,
Tử thi đặt đó, chất chồng củi lên.
Xót người nằm đó ngủ quên,
Dầu cơn lạnh lẽo, cũng yên giấc hoè!
Nơi trống trải, gió bốn bề,
Thân hình để lộ chẳng che áo quần.
Bốn bên, lửa bắt lần lần,
Ngọn bò lên liếm bốn phần giàn thiêu.
Bỗng nhiên lửa túa mạnh chiều,
Chụp thây mà cắn, ngọn phèo phèo phun.
Thịt da nứt lắt lẻo tung;
Khói xông dầy đặc, sau cùng mỏng manh.
Tro tàn tạ, đỏ rồi xanh,
Xương thừa vài mảnh rắc quanh bên đàn.
Đông cung tỏ vẻ phàn nàn:
"Đây là kết cuộc nhơn gian chớ gì?"
Chàng Xa-Nặc đáp lời ni:
"Ấy là cảnh tượng chung qui người đời.
Trên giàn một kẻ nằm dài,
Qua cơn hỏa táng, sót vài miếng xương;
Mấy con quạ đói kêu vang,
Chẳng thèm mổ gặm, tầm đường bay đi.
Nhưng mà người ấy trước đây,
Uống, ăn, cười, giỡn, vui say ái tình,
Ở đời, yêu cuộc sống sinh,
Rồi thì ai biết tình hình xảy ra?
Một cơn giông tố rừng già,
Trên đường trật bước, ao sa thấm bùn;
Hoặc rắn cắn, hoặc dao vung,
Cảm hàn, xương cá, ngói tung nhằm đầu.
Cuộc đời nhơn đó giảm thâu,
Người ta phải chết, còn đâu tiếc hồi!
Uống, ăn, vui, khổ, dứt rồi,
Môi hôn chẳng cảm, lửa bồi chẳng đau.
Mũi không ngửi biết nữa đâu,
Mặc dầu thịt khét, mặc dầu hương hoa,
Miệng không biết vị nữa là,
Tai không nghe tiếng, mắt lòa hết trông.
Thân bằng cố hữu khóc ròng,
Mau thiêu xác ấy, kẻo mòng giòi bu!
Số phần nhục thể vậy ru!
Xấu hèn cũng chết, sang giàu cũng queo!
Cứ như Kinh điển mà theo,
Tử sanh luân chuyển, biết gieo chốn nào?
Rồi còn trở lại làm sao ?
Còn cơn tử khổ, còn vào hỏa thiêu!
Nhơn gian luẩn quẩn bấy nhiêu,
Cái vòng như vậy là điều tử sanh."

***

Đạt Đa ngước mặt trời xanh,
Mắt Ngài chiếu giọt lệ lành Thần Tiên.
Kế Ngài nhìn xuống đất liền,
Đượm nồng đức tánh Từ Hiền Xót Bi.
Nhìn trời nhìn đất liền khi,
Dường như Ngài muốn nối vầy dưới trên.
Uy nghi Ngài mới đứng lên,
Dáng người bác ái, sức bền tự tin.
Hô rằng: "Trần lụy ta nhìn,
Lưới sanh tử khổ bủa ghì chẳng tha.
Hoàn cầu mang bệnh trầm kha,
Lạc là giả dối, phước là trêu ngươi.
Lao đao cực nhọc kiếp người,
Vui chưa tròn hưởng, Khổ vùi tấm thân.
Trẻ thấy đó, lão lại gần,
Người yêu vật mến vội phân tách mình.
Sống rồi thì chết rã hình,
Kế là tiếp tục sanh thành đôi nơi,
Bánh xe luân chuyển chẳng ngơi,
Trong vòng Sanh Tử người đời mãi lâm:
Ham chi vui sướng lạc lầm,
Để rồi thọ khổ thân tâm đủ đường .
Ta đây cũng đã bị lường,
Nhìn đời tốt đẹp cũng dường lạch sông;
Dưới ánh nắng, nước xuôi dòng,
Lờ đờ mãi mãi như không vội vàng.
Sông đời nước chảy ngang tàng,
Vội tuôn vườn ruộng, nhập hàng biển dơ!
Bức màn án mắt thuở giờ,
Nay đà bị xé, rách trơ rã rời.
Ta từng theo hạnh người đời,
Nguyện cầu Tiên Thánh các Ngài chẳng nghe!
Hẳn là có sự chở che,
Ai ai cũng muốn nhờ về Sức Linh!
Biết đâu các đấng như mình,
Cũng đều cầu nguyện, nhờ bênh vực giùm!
Thánh Thần sức yếu chẳng trùm,
Không phương cứu kẻ lum khum khẩn cầu!
Ta không nỡ để khóc sầu,
Nếu ta đủ sức đỡ đầu đắc chơn! 
Phạm Thiên tạo hóa thế gian,
Tại sao bỏ chúng lâm nàn thế ni?
Vì Ngài có đủ quyền uy,
Bỏ đời chẳng cứu, tốt gì mà khoe?
Nếu Ngài thế lực kém bề,
Xưng danh Thiên Chủ khó nghe lắm mà!
Nầy Xa Nặc! trở về nhà,
Mắt ta xem đủ, nữa là thế thôi!"

***

Vua nghe thuật rõ khúc nôi,
Truyền ba tốp lính canh ngoài cửa cung;
Không ai ra khỏi, vào trong,
Ngày đêm đều vậy, cho xong hạn kỳ;
Vì vua nằm mộng trước đây,
Giữ cho qua khỏi số ngày thì êm.
________________________________________
[1] Tchitra, tên cô cung nữ vừa hát. 
[2] thứu : chim ó (vautour).
[3] Tần-bà-sa-la (Bimbasâra): Vị vua lớn nhứt ở Ấn-Độ hồi đời Phật. 
[4] Toulsi: giống cây thơm có tánh cách thiêng liêng. Mỗi gia đình Ấn-Độ quí trọng cây ấy một cách đặc biệt; Khi người Ấn Độ phát thệ trước tòa họ phải ăn một lá toulsi do một thầy Bà-la-môn trao ra .
[5] Nhựt thần (Souryadéva): Thần mặt trời
[6] Su-đà-na (Souddhôdana) dịch nghĩa: Tịnh-Phạn, cha của Thái tử Tất-đạt-đa. 
[7] La-vệ tức Ca-tỳ-la vệ (Kapilavastou), kinh đô vua Tịnh-Phạn. 
[8] Mặt trờitượng trưng đức Đế Thiên Đế Thích (Indra) .
[9] Nguyệt từ : Đền thờ Thần Mặt trăng (Tchandra, La lune). 
[10] Thái-tử ôm đầu người bệnh kê lên đầu gối của Ngài. 
 
In which calm home of happy life and love
Ligged our Lord Buddha, knowing not of woe,
Nor want, nor pain, nor plague, nor age, nor death,
Save as when sleepers roam dim seas in dreams,
And land awearied on the shores of day,
Bringing strange merchandise from that black voyage.
Thus ofttimes when he lay with gentle head
Lulled on the dark breasts of Yasôdhara,
Her fond hands fanning slow his sleeping lids,
He would start up and cry, My world! Oh, world!
I hear! I know! I come ! And she would ask,
"What ails my Lord?" with large eyes terror-struck
For at such times the pity in his look
Was awful, and his visage like a god's.
Then would he smile again to stay her tears,
And bid the vinas sound; but once they set
A stringed gourd on the sill, there where the wind

Could linger o'er its notes and play at will --
Wild music makes the wind on silver strings --
And those who lay around heard only that;
But Prince Siddârtha heard the Devas play,
And to his ears they sang such words as these: --

We are the voices of the wandering wind, 
Which moan for rest and rest can never find; 
Lo! as the wind is so is mortal life, 
A moan , a sigh, a sob, a storm, a strife. 
Wherefore and whence we are ye cannot know, 
Nor where life springs nor whither life doth go: 
We are as ye are, ghosts from the inane, 
What pleasure have we of our changeful pain? 
What pleasure hast thou of thy changeless bliss?
Nay, if love lasted, there were joy in this; 
But life's way is the wind's way, all these things 
Are but brief voices breathed on shifting strings. 

O Maya's son! because we roam the earth 
Moan we upon these strings; we make no mirth, 
So many woes we see in many lands, 
So many streaming eyes and wringing hands. 
Yet mock we while we wail, for, could they know, 
This life they cling to is but empty show;
'Twere all as well to bid a cloud to stand, 
Or hold a running river with the hand. 
But thou that art to save, thine hour is nigh! 
The sad world waiteth in its misery, 
The blind world stumbleth on its round of pain; 
Rise, Maya's child! wake! slumber not again! 

We are the voices of the wandering wind: 
Wander thou, too, O Prince, thy rest to find; 
Leave love for love of lovers for woe's sake 
Quit state for sorrow, and deliverance make. 
So sigh we, passing o'er the silver strings, 
To thee who know'st not yet of earthly things; 
So say we; mocking, as we pass away, 
These lovely shadows wherewith thou dost play. 

Thereafter it befell he sate at eve
Amid his beauteous Court, holding the hand
Of sweet Yasôdhara, and some maid told --
With breaks of music when her rich voice dropped --
An ancient tale to speed the hour of dusk,
Of love, and of a magic horse, and lands
Wonderful, distant, where pale peoples dwelled,
And where the sun at night sank into seas.

Then spake he, sighing, "Chitra brings me back
The wind's song in the strings with that fair tale.
Give her, Yasôdhara, thy pearl for thanks.
But thou, my pearl! is there so wide a world?
Is there a land which sees the great sun roll
Into the waves, and are there hearts like ours,
Countless, unknown, not happy -- it may be --
Whom we might succor if we knew of them?
Ofttimes I marvel, as the Lord of day
Treads from the east his kingly road of gold,
Who first on the world's edge hath hailed his beam,
The children of the morning; oftentimes,
Even in thine arms and on thy breasts, bright wife,
Sore have I panted, at the sun's decline,
To pass with him into that crimson west
And see the peoples of the evening.
There must be many we should love -- how else?
Now have I in this hour an ache, at last,
Thy soft lips cannot kiss away: oh, girl!
O Chitra! you that know of fairyland!
Where tether they that swift steed of the tale?
My palace for one day upon his back,
To ride and ride and see the spread of the earth
Nay, if I had yon callow vulture's plumes --
The carrion heir of wider realms than mine --
How would I stretch for topmost Himalay,
Light where the rose-gleam lingers on those snows,
And strain my gaze with searching what is round!
Why have I never seen and never sought?
Tell me what lies beyond our brazen gates." 

Then one replied, "The city first, fair Prince!
The temples, and the gardens, and the groves,
And then the fields, and afterwards fresh fields,
With nullahs, maidâns, jungle, koss on koss;
And next King Bimbasâra's realm, and then
The vast flat world, with crores on crores of folk."
"Good," said Siddârtha, "let the word be sent
That Channa yoke my chariot --at noon
Tomorrow I shall ride and see beyond." 

***

Whereof they told the King: "Our Lord, thy son,
Wills that his chariot be yoked at noon,
That he may ride abroad and see mankind." 
"Yea!" spake the careful King, "'tis time he see! 
But let the criers go about and bid
My city deck itself, so there be met
No noisome sight; and let none blind or maimed,
None that is sick or stricken deep in years,
No leper, and no feeble folk come forth."
Therefore the stones were swept, and up and down
The water-carriers sprinkled all the streets
From spirting skins, the housewives scattered fresh
Red powder on their thresholds, strung new wreaths,
And trimmed the tulsi-bush before their doors.
The paintings on the walls were heightened up
With liberal brush, the trees set thick with flags,
The idols gilded; in the four-went ways
Suryadeva and the great gods shone
'Mid shrines of leaves; so that the city seemed
A capital of some enchanted land.
Also the criers passed, with drum and gong,
Proclaiming loudly, "Ho! all citizens,
The King commands that there be seen to-day
No evil sight: let no one blind or maimed,
None that is sick or stricken deep in years,
No leper, and no feeble folk go forth.
Let none, too, burn his dead nor bring them out
Till nightfall. Thus Suddhôdana commands." 

So all was comely and the houses trim
Throughout Kapilavastu, while the Prince
Came forth in painted car, which two steers drew,
Snow-white, with swinging dewlaps and huge humps
Wrinkled against the carved and lacquered yoke.
Goodly it was to mark the people's joy
Greeting their Prince; and glad Siddârtha waxed
At sight of all those liege and friendly folk
Bright-clad and laughing as if life were good.
"Fair is the world," he said, "it likes me well! 
And light and kind these men that are not kings,
And sweet my sisters here, who toil and tend;
What have I done for these to make them thus?
Why, if I love them, should those children know?
I pray take up yon pretty Sâkya boy
Who flung us flowers, and let him ride with me.
How good it is to reign in realms like this!
How simple pleasure is, if these be pleased
Because I come abroad! How many things
I need not if such little households hold
Enough to make our city full of smiles!
Drive, Channa! through the gates, and let me see
More of this gracious world I have not known."
So passed they through the gates, a joyous crowd
Thronging about the wheels, whereof some ran
Before the oxen, throwing wreaths, some stroked
Their silken flanks, some brought them rice and cakes,
All crying, "Jai! jai! for our noble Prince!" 
Thus all the path was kept with gladsome looks
And filled with fair sights -- for the King's word was

That such should be -- when midway in the road,
Slow tottering from the hovel where he hid,
Crept forth a wretch in rags, haggard and foul,
An old, old man, whose shrivelled skin, sun-tanned,
Clung like a beast's hide to his fleshless bones.
Bent was his back with load of many days,
His eyepits red with rust of ancient tears,
His dim orbs blear with rheum, his toothless jaws
Wagging with palsy and the fright to see
So many and such joy. One skinny hand
Clutched a worn staff to prop his quavering limbs, 
And one was pressed upon the ridge of ribs 
Whence came in gasps the heavy painful breath. 
"Alms!" moaned he, "give, good people! for I die 
To-morrow or the next day!" then the cough 
Choked him, but still he stretched his palm, and stood
Blinking, and groaning 'mid his spasms, "Alms!" 
Then those around had wrenched his feeble feet 
Aside, and thrust him from the road again, 
Saying, "The Prince! dost see? get to thy lair!"

***

But that Siddârtha cried, "Let be! let be! 
Channa! what thing is this who seems a man, 
Yet surely only seems, being so bowed, 
So miserable, so horrible, so sad?
Are men born sometimes thus? What meaneth he
Moaning 'to-morrow or next day I die?'
Finds he no food that so his bones jut forth?
What woe hath happened to this piteous one?"
Then answer made the charioteer, "Sweet Prince!
This is no other than an aged man.
Some fourscore years ago his back was straight, 
His eye bright, and his body goodly: now
The thievish years have sucked his sap away,
Pillaged his strength and filched his will and wit;
His lamp has lost its oil, the wick burns black;
What life he keeps is one poor lingering spark
Which flickers for the finish: such is age;
Why should your Highness heed?" Then spake the Prince --
"But shall this come to others, or to all, 
Or is it rare that one should be as he?" 
"Most noble," answered Channa, "even as he, 
Will all these grow if they shall live so long." 
"But," quoth the Prince, "if I shall live as long 
Shall I be thus; and if Yasôdhara
Live fourscore years, is this old age for her,
Jâlîni, little Hasta, Gautami,
And Gunga, and the others?" "Yea, great Sir!"
The charioteer replied. Then spake the Prince:
"Turn back, and drive me to my house again!
I have seen that I did not think to see." 

Which pondering, to his beauteous Court returned
Wistful Siddârtha, sad of mien and mood;
Nor tasted he the white cakes nor the fruits
Spread for the evening feast, nor once looked up
While the best palace-dancers strove to charm:
Nor spake -- save one sad thing -- when wofully
Yasôdhara sank to his feet and wept,
Sighing, "Hath not my Lord comfort in me?"
"Ah, Sweet!" he said, "such comfort that my soul 
Aches, thinking it must end, for it will end,
And we shall both grow old, Yasôdhara!
Loveless, unlovely, weak, and old, and bowed.
Nay, though we locked up love and life with lips
So close that night and day our breaths grew one
Time would thrust in between to filch away
My passion and thy grace, as black Night steals
The rose-gleams from yon peak, which fade to grey
And are not seen to fade. This have I found,
And all my heart is darkened with its dread,
And all my heart is fixed to think how Love
Might save its sweetness from the slayer, Time,
Who makes men old." So through that night he sate
Sleepless, uncomforted.

***

And all that night
The King Suddhôdana dreamed troublous dreams.
The first fear of his vision was a flag
Broad, glorious, glistening with a golden sun,
The mark of Indra; but a strong wind blew,
Rending its folds divine, and dashing it
Into the dust; whereat a concourse came
Of shadowy Ones, who took the spoiled silk up
And bore it eastward from the city gates.
The second fear was ten huge elephants,
With silver tusks and feet that shook the earth,
Trampling the southern road in mighty march;
And he who sate upon the foremost beast
Was the King's son -- the others followed him,
The third fear of the vision was a car,
Shining with blinding light, which four steeds drew,
Snorting white smoke and champing fiery foam;
And in the car the Prince Siddârtha sate.

The fourth fear was a wheel which turned and turned,
With nave of burning gold and jewelled spokes,
And strange things written on the binding tire,
Which seemed both fire and music as it whirled.
The fifth fear was a mighty drum, set down
Midway between the city and the hills,
On which the Prince beat with an iron mace, 
So that the sound pealed like a thunderstorm, 
Rolling around the sky and far away.
The sixth fear was a tower, which rose and rose 
High o'er the city till its stately head
Shone crowned with clouds, and on the top the Prince
Stood, scattering from both hands, this way and that,
Gems of most lovely light, as if it rained
Jacynths and rubies; and the whole world came,
Striving to seize those treasures as they fell
Towards the four quarters. But the seventh fear was
A noise of wailing, and behold six men
Who wept and gnashed their teeth, and laid their palms
Upon their mouths, walking disconsolate.
These seven fears made the vision of his sleep,
But none of all his wisest dream-readers
Could tell their meaning. Then the King was wroth,
Saying, "There cometh evil to my house,
And none of ye have wit to help me know
What the great gods portend sending me this."

So in the city men went sorrowful
Because the King had dreamed seven signs of fear
Which none could read; but to the gate there came
An aged man, in robe of deer-skin clad,
By guise a hermit, known to none; he cried,
"Bring me before the King, for I can read
The vision of his sleep;" who, when he heard
The sevenfold mysteries of the midnight dream,
Bowed reverent and said, "O Maharâj! 
I hail this favored House, whence shall arise
A wider-reaching splendor than the sun's!
Lo! all these seven fears are seven joys,
Whereof the first, where thou didst see a flag
Broad, glorious, gilt with Indra's badge -- cast down
And carried out, did signify the end
Of old faiths and beginning of the new,
For there is change with gods not less than men,
And as the days pass kalpas pass at length.
The ten great elephants that shook the earth
The ten great gifts of wisdom signify,
In strength whereof the Prince shall quit his state
And shake the world with passage of the Truth.

The four flame-breathing horses of the car
Are those four fearless virtues which shall bring
Thy son from doubt and gloom to gladsome light;
The wheel that turned with nave of burning gold
Was that most precious Wheel of perfect Law
Which he shall turn in sight of all the world.
The mighty drum whereon the Prince did beat,
Till the sound filled all lands, doth signify
The thunder of the preaching of the Word
Which he shall preach; the tower that grew to heaven
The growing of the Gospel of this Buddh
Sets forth; and those rare jewels scattered thence
The untold treasures are of that good Law
To gods and men dear and desirable.
Such is the interpretation of the tower;
But for those six men weeping with shut mouths,
They are the six chief teachers whom thy son
Shall, with bright truth and speech unanswerable,
Convince of foolishness. O King! rejoice;
The fortune of my Lord the Prince is more
Than kingdoms, and his hermit-rags will be
Beyond fine cloths of gold. This was thy dream!
And in seven nights and days these things shall fall."

So spake the holy man, and lowly made
The eight prostrations, touching thrice the ground;
Then turned and passed; but when the King bade send
A rich gift after him, the messenger
Brought word, "We came to where he entered in
At Chandra's temple, but within was none
Save a grey owl which fluttered from the shrine."
The gods come sometimes thus.
But the sad King
Marvelled, and gave command that new delights
Be compassed to enthrall Siddârtha's heart
Amid those dancers of his pleasure-house,
Also he set at all the brazen doors
A doubled guard.
Yet who shall shut out Fate?

For once again the spirit of the Prince
Was moved to see this world beyond his gates,
This life of man, so pleasant if its waves
Ran not to waste and woful finishing
In Time's dry sands. "I pray you let me view
Our city as it is," such was his prayer
To King Suddhôdana. "Your Majesty
In tender heed hath warned the folk before
To put away ill things and common sights,
And make their faces glad to gladden me,
And all the causeways gay; yet have I learned
This is not daily life, and if I stand
Nearest, my father, to the realm and thee,
Fain would I know the people and the streets,
Their simple usual ways, and workday deeds,
And lives which those men live who are not kings.
Give me good leave, dear Lord! to pass unknown
Beyond my happy gardens; I shall come
The more contented to their peace again,
Or wiser, father, if not well content.
Therefore, I pray thee, let me go at will
Tomorrow, with my servants, through the streets."
And the King said, among his Ministers,
"Belike this second flight may mend the first.
Note how the falcon starts at every sight
New from his hood, but what a quiet eye
Cometh of freedom; let my son see all,
And bid them bring me tidings of his mind."

***

Thus on the morrow, when the noon was come, 
The Prince and Channa passed beyond the gates, 
Which opened to the signet of the King;
Yet knew not they who rolled the great doors back 
It was the King's son in that merchant's robe, 
And in the clerkly dress his charioteer.
Forth fared they by the common way afoot, 
Mingling with all the Sâkya citizens,
Seeing the glad and sad things of the town:
The painted streets alive with hum of noon,
The traders cross-legged 'mid their spice and grain,
The buyers with their money in the cloth,
The war of words to cheapen this or that,
The shout to clear the road, the huge stone wheels,
The strong slow oxen and their rustling loads,
The singing bearers with the palanquins,
The broad-necked hamals sweating in the sun,
The housewives bearing water from the well
With balanced chatties, and athwart their hips
The black-eyed babes; the fly-swarmed sweetmeat shops,
The weaver at his loom, the cotton-bow
Twanging, the millstones grinding meal, the dogs
Prowling for orts, the skilful armorer
With tong and hammer linking shirts of mail,
The blacksmith with a mattock and a spear
Reddening together in his coals, the school
Where round their Guru, in a grave half-moon,
The Sâkya children sang the mantras through,
And learned the greater and the lesser gods;
The dyers stretching waistcloths, in the sun
Wet from the vats -- orange, and rose, and green;
The soldiers clanking past with swords and shields,
The camel-drivers rocking on the humps,
The Brahman proud, the martial Kshatriya,
The humble toiling Sudra; here a throng
Gathered to watch some chattering snake-tamer
Wind round his wrist the living jewellery
Of asp and nâg, or charm the hooded death
To angry dance with drone of beaded gourd;

There a long line of drums and horns, which went,
With steeds gay painted and silk canopies,
To bring the young bride home; and here a wife
Stealing with cakes and garlands to the god
To pray her husband's safe return from trade,
Or beg a boy next birth; hard by the booths
Where the swart potters beat the noisy brass
For lamps and lotas; thence, by temple walls
And gateways, to the river and the bridge
Under the city walls.

***

These had they passed
When from the roadside moaned a mournful voice,
"Help, masters! lift me to my feet; oh, help
Or I shall die before I reach my house!"
A stricken wretch it was, whose quivering frame,
Caught by some deadly plague, lay in the dust
Writhing, with fiery purple blotches specked;
The chill sweat beaded on his brow, his mouth
Was dragged awry with twitchings of sore pain,
The wild eyes swam with inward agony.
Gasping, he clutched the grass to rise, and rose
Half-way, then sank, with quaking feeble limbs
And scream of terror, crying, "Ah, the pain
Good people, help!" whereon Siddârtha ran,
Lifted the woful man with tender hands,
With sweet looks laid the sick head on his knee,
And while his soft touch comforted the wretch,
Asked, "Brother, what is ill with thee? what harm
Hath fallen? wherefore canst thou not arise?
Why is it, Channa, that he pants and moans,
And gasps to speak and sighs so pitiful?"

Then spake the charioteer: "Great Prince! this man
Is smitten with some pest; his elements
Are all confounded; in his veins the blood,
Which ran a wholesome river, leaps and boils
A fiery flood; his heart, which kept good time,
Beats like an ill-played drum-skin, quick and slow;
His sinews slacken like a bow-string slipped;
The strength is gone from ham, and loin, and neck,
And all the grace and joy of manhood fled:
This is a sick man with the fit upon him.
See how he plucks and plucks to seize his grief,
And rolls his bloodshot orbs, and grinds his teeth,
And draws his breath as if 'twere choking smoke.
Lo! now he would be dead, but shall not die
Until the plague hath had its work in him,
Killing the nerves which die before the life;
Then, when his strings have cracked with agony
And all his bones are empty of the sense
To ache, the plague will quit and light elsewhere.
Oh, sir! it is not good to hold him so!
The harm may pass, and strike thee, even thee."

But spake the Prince, still comforting the man,
"And are there others, are there many thus?
Or might it be to me as now with him?"
"Great Lord!" answered the charioteer, "this comes 
In many forms to all men; griefs and wounds,
Sickness and tetters, palsies, leprosies,
Hot fevers, watery wastings, issues, blains
Befall all flesh and enter everywhere."
"Come such ills unobserved?" the Prince inquired.
And Channa said, "Like the sly snake they come
That stings unseen; like the striped murderer,
Who waits to spring from the Karunda bush.
Hiding beside the jungle path; or like
The lightning, striking these and sparing those,
As chance may send."
"Then all men live in fear?"
"So live they, Prince!"
"And none can say, 'I sleep
Happy and whole to-night, and so shall wake?' "
"None say it." 
"And the end of many aches,
Which come unseen, and will come when they come,
Is this, a broken body and sad mind,
And so old age?"
"Yea, if men last as long." 
"But if they cannot bear their agonies,
Or if they will not bear, and seek a term;
Or if they bear, and be, as this man is,
Too weak except for groans, and so still live,
And growing old, grow older, then what end?"
"They die, Prince."
"Die?" 
"Yea, at the last comes death,
In whatsoever way, whatever hour.
Some few grow old, most suffer and fall sick,
But all must die -- behold, where comes the Dead!"

***

Then did Siddârtha raise his eyes, and see
Fast pacing towards the river brink a band
Of wailing people, foremost one who swung
An earthen bowl with lighted coals, behind
The kinsmen shorn, with mourning marks, ungirt,
Crying aloud, "O Rama, Rama, hear!
Call upon Rama, brothers;" next the bier,
Knit of four poles with bamboos interlaced,
Whereon lay stark and stiff, feet foremost, lean,
Chapfallen, sightless, hollow-flanked, a-grin,
Sprinkled with red and yellow dust -- the Dead,
Whom at the four-went ways they turned head first,
And crying "Rama, Rama!" carried on
To where a pile was reared beside the stream;
Thereon they laid him, building fuel up --
Good sleep hath one that slumbers on that bed!
He shall not wake for cold albeit he lies
Naked to all the airs -- for soon they set
The red flame to the corners four, which crept,
And licked, and flickered, finding out his flesh
And feeding on it with swift hissing tongues,
And crackle of parched skin, and snap of joint,
Till the fat smoke thinned and the ashes sank
Scarlet and grey, with here and there a bone
White midst the grey -- the total of the man. 

Then spake the Prince: "Is this the end which comes
To all who live?"
"This is the end that comes
To all," quoth Channa; "he upon the pyre --
Whose remnants are so petty that the crows 
Caw hungrily, then quit the fruitless feast --
Ate, drank, laughed, loved, and lived, and liked life well. 
Then came -- who knows? -- some gust of jungle-wind, 
A stumble on the path, a taint in the tank, 
A snake's nip, half a span of angry steel, 
A chill, a fishbone, or a falling tile,
And life was over and the man is dead; 
No appetites, no pleasures, and no pains 
Hath such; the kiss upon his lips is nought, 
The fire-scorch nought; he smelleth not his flesh 
A-roast, nor yet the sandal and the spice 
They burn; the taste is emptied from his mouth, 
The hearing of his ears is clogged, the sight 
Is blinded in his eyes; those whom he loved 
Wail desolate, for even that must go,
The body, which was lamp unto the life, 
Or worms will have a horrid feast of it.
Here is the common destiny of flesh:
The high and low, the good and bad, must die,
And then, 'tis taught, begin anew and live
Somewhere, somehow, -- who knows? -- and so again
The pangs, the parting, and the lighted pile: --
Such is man's round."

***

But lo! Siddârtha turned
Eyes gleaming with divine tears to the sky,
Eyes lit with heavenly pity to the earth;
From sky to earth he looked, from earth to sky,
As if his spirit sought in lonely flight
Some far-off vision, linking this and that,
Lost -- past -- but searchable, but seen, but known.
Then cried he, while his lifted countenance
Glowed with the burning passion of a love
Unspeakable, the ardor of a hope
Boundless, insatiate: "Oh! suffering world,
Oh! known and unknown of my common flesh,
Caught in this common net of death and woe,
And life which binds to both! I see, I feel
The vastness of the agony of earth,
The vainness of its joys, the mockery
Of all its best, the anguish of its worst;
Since pleasures end in pain, and youth in age,
And love in loss, and life in hateful death,
And death in unknown lives, which will but yoke
Men to their wheel again to whirl the round
Of false delights and woes that are not false.

Me too this lure hath cheated, so it seemed
Lovely to live, and life a sunlit stream
For ever flowing in a changeless peace;
Whereas the foolish ripple of the flood
Dances so lightly down by bloom and lawn
Only to pour its crystal quicklier
Into the foul salt sea. The veil is rent
Which blinded me! I am as all these men
Who cry upon their gods and are not heard
Or are not heeded -- yet there must be aid!
For them and me and all there must be help!
Perchance the gods have need of help themselves
Being so feeble that when sad lips cry
They cannot save! I would not let one cry
Whom I could save! How can it be that Brahm
Would make a world and keep it miserable,
Since, if all-powerful, he leaves it so,
He is not good, and if not powerful,
He is not God? -- Channa! lead home again! 
It is enough! mine eyes have seen enough!"

Which when the King heard, at the gates he set 
A triple guard, and bade no man should pass 
By day or night, issuing or entering in,
Until the days were numbered of that dream. 

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…