Phần Thứ Năm - Tìm Đạo

19/12/201012:00 SA(Xem: 9236)
Phần Thứ Năm - Tìm Đạo

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Phần thứ năm - TÌM ĐẠO  Book the Fifth - The Search
Chung quanh Vương xá (1) đô thành,
Năm non đẹp đẽ giương mình chở che:
Bai-ba-ra (2) núi xanh lè,
Lác thơm, thốt nốt bao che bên ngoài;
Bi-bu-la (3) núi thứ hai,
Núi Sa-xu-tí lai-rai dưới triền;
Ta-bô-hoăng (4) có ao liền,
Nước gương soi bóng, đá viên đen sì;
Đông Nam núi Sái-la-ri (5)
Là nơi diều ó kết bầy náu nương;
Rát-na-di-rí (6) Đông-phương,
Núi nầy bảo thạch thường thường hiện ra.
Một đường cong quẹo lại qua,
Mặc dầu lát đá, người ta đi mòn;
Băng vườn trồng nghệ, tre tròn,
Dưới cây hồng táo, xoài hòn, xoài thanh,
Đi gần ngọc thạch trắng, xanh,
Những hòn đá dựng, những cành hoa thơm,
Cuối cùng, vách núi đứng chờm,
Phía Tây quẹo lại, đá dòm chơi vơi;
Trong là cảnh động thanh bai,
Nhiều cây sung mọc, bao ngoài, phủ che.
Đến đây bạn hãy kiêng dè,
Cổi giày, cúi mặt, còn e lỗi niềm?
Bao la cõi thế rộng kiêm,
Đây là Thánh địa tôn nghiêm, báu mầu.
Chốn nầy Đức Phật ngồi lâu,
Chịu cơn nắng lửa, mưa dầu, tiết đông;
Chỉ mang một tấm áo sồng,
Ăn nhờ bá tánh nhủ lòng làm duyên.
Đêm nằm trên cỏ tạm yên,
Sài lang ngoài động liền liền sủa tru;
Rừng trồi cọp đói gầm lâu,
Thế Tôn vững chí ngồi tu đêm ngày.
Đem thân vàng ngọc đọa đày,
Kiêng ăn, cữ mặc, canh chày nghĩ sâu.
Trong cơn thẳm định hằng lâu,
Trơ như bàn thạch, mặc dầu ngồi yên.
Trên đầu gối, sóc nhảy lên,
Con chim cúc mẹ ấp bên chơn Thầy;
Bát cơm để sẵn gần tay,
Bồ-câu bu lại cả bầy mổ ăn.

***

Giữa trưa, Ngài nhập định thần,
Nắng nung mặt đất, vách ngăn nực nồng;
Trời chiều tỏa ánh cuối cùng,
Ngài không nhìn thấy vầng hồng miền Tây.
Màn đêm bao phủ cỏ cây,
Bầu trời tinh tú đó đây nháng ngời,
Trống chiêng thành thị bời bời,
Chim mèo kêu hú, nhiều nơi tranh giành.
Cảnh tình ban tối diễn quanh,
Ngài không nghe thấy, vì mình nghĩ suy.
Đến khuya còn hãy ngồi đây,
Bấy giờ mặt đất tiếng gì cũng êm.
Chỉ trừ những vật ăn đêm,
Bụi cây bò lết lại thêm kêu gào;
Những niềm sợ, oán rêu rao,
Tham lam, sẻn, giận lết vào tâm si.
Kế Ngài ngủ tạm vài thì,
Trời chưa rựng sáng, thường khi thức rồi.
Ra nơi hòn đá lặng ngồi,
Nhìn xem thế giới đương hồi ngủ mê;
Mắt Ngài bừng chói sáng ghê;
Tâm tư bao quát mọi bề chúng sanh;
Trên đồng gợn sóng xanh xanh,
Tiếng xì xào khiến giựt mình những ai;
Mọi người thức giấc ban mai,
Phương Đông lố thấy cảnh trời lạ thay!
Ban đầu màn tối còn dày,
Kế lần lần sáng, đổi thay nhiều màu,
Sau cùng tỏ rõ làu làu,
Thái dương lộ chiếu địa cầu ánh vui.

***

Tu Tiên hạnh chẳng thụt lùi,
Ngài chào Mặt Nhựt vừa hồi mọc ra;
Kế làm lễ tắm đó là,
Theo con đường quẹo mà qua thị thành.
Làm theo khất sĩ hạnh lành,
Tay ôm bình bát đi quanh các đường.
Trông Ngài tướng Thánh phi thường,
Nhơn dân chen chúc cúng dường rất mau.
Thấy Ngài đi đứng ở đâu,
Mấy bà sai trẻ lạy hầu dưới chơn:
Chúng hôn chéo áo, cười mơn,
Kính dâng sữa, bánh Thượng nhơn thọ dùng.
Tướng đi khả ái, thung dung,
Mặt mày sáng rỡ vì lòng Đại Bi;
Vẻ người lo lắng tràn đầy,
Lo cho đồng loại đó đây khắp cùng.
Nhiều cô thiếu nữ nhìn trông,
Đem lòng luyến ái, mơ màng oai nghi.
Nhưng Ngài ôm bát đắp y,
Chúc nguyền thí chủ rồi thì về non;
Ngài cùng đạo sĩ vầy tròn,
Nghe và hỏi Lý để còn đạt thông.

***

Rát-na-di-rí non tòng,
lưng chừng núi, mắt trông xuống thành;
Trên là động cốc u thanh,
Nhiều thầy tu ẩn chuyên hành khổ thân:
Xác nầy nghịch với hồn thần,
Thể như con vật mình cần trói, thâu;
Phải nhiều khổ hạnh ghê sầu,
Đến khi hết cảm khổ đau mới đành,
Các thầy khảo kẹp thần kinh,
Cũng như ngục tối đương hành tội nhơn.
Tỳ kheo (7), Du chỉ (8) lâm sơn,
Các thầy Phạm chí (9) cô đơn, ốm gầy.
Thầy nầy dở hỏng hai tay,
Để luôn như vậy đêm ngày thịt teo;
Tay đờ, lắt léo rụi queo,
Như thân cây héo có đèo cành khô.
Thầy kia nắm cứng tay vô,
Lâu ngày móng nhọn phủng nhô khỏi lòng (10).
Có thầy đi dép cặm chông,
Hoặc dùng đá bén xẻ hông, trán, đùi;
Hoặc là lấy lửa tự thui,
Cây gai, sắt nhọn đem giùi thịt da.
Bùn tro mình mẩy trét thoa,
Nằm trên đống rác, áo là giẻ tơi.
Có người ở chỗ thây phơi,
Ngồi trên giàn hỏa tại nơi nhị tỳ;
Chung quanh diều ó có bầy,
Kêu la trên mảnh tử thi vụn vằn.
Xi-hoa, tên một vị thần,
Có người niệm cả ngàn lần ngày đêm;
Ngồi lâu, chơn bại như nêm,
Quanh mình rắn quấn lại thêm hú rền.
Nhóm người ghê tởm như trên,
Phơi mình dưới nắng, ghẻ lên đầy đầu;
Mắt ghèn, gân rút, úa xàu,
Dường như kẻ chết để lâu năm ngày!
Ở đây nằm cứng một thầy,
Đong ngàn hột thóc tự tay mình lường.
Rồi nhai từng hột thấy thương,
Lâu ngày chết đói là thường đó a!
Một người nghiền đậu nát ra,
Ăn cùng lá đắng, tránh quà ngọt ngon.
Có thầy khốn khổ hư mòn,
Thân hình tự hủy, chẳng còn mắt, môi;
Chơn què, tai điếc hỡi ơi,
Cam bề khổ hạnh để bồi phước sau!
Thế Tôn ngó một thầy tu,
Là người thượng-thủ, giây lâu phán rằng:
" Các ông chịu khổ ai bằng!
Trải qua nhiều tháng tôi hằng ở đây.
Tôi tầm Chơn lý cao vi,
Các ông lại chỉ rõ hay ép mình.
Đời người xấu tệ hẳn đành,
Tại sao lại phải thêm hành khổ thân?"
Thầy kia nhỏ nhẹ phân trần:
"Kinh rằng nếu kẻ thịt gân hãm kềm,
Chịu đau càng bữa càng thêm,
Đến chừng hơi thở sắp êm muốn ngừng,
Chỉ chờ cái chết đáng mừng,
Khổ hành như vậy, tội phừng cũng tiêu;
Thần hồn trong sạch phiêu phiêu,
Vượt lò lửa thảm, cao siêu ngàn trùng".
Đông cung khi ấy phán cùng:
"Kìa vầng mây nổi như nhung trên trời,
Cất mình khỏi sóng biển khơi,
Rồi như giọt lệ mưa rơi phũ phàng;
Kế theo đường hiểm, ngách, mương,
Kinh, ngòi, sông, rạch mà sang Hằng hà;
Cuối cùng trở lại biển xa,
Là nơi mây ấy tách ra lúc đầu,
Thánh hiền khổ hạnh khá lâu,
Kế là hưởng phước, rồi sau cũng hoàn.
Há không phải thế mà bàn?
Có lên phải xuống, mua an thì xài,
Máu dùng để chuộc cảnh Trời,
Xong rồi, lao khổ lại vời chẳng thôi. "
Thầy kia than thở bồi hồi:
"Khổ lao trở lại, biết ôi thế nầy ?
Chúng tôi chẳng chắc chuyện gì,
Tối rồi, lại sáng, nguy đi yên về.
Xác thân là vật chán chê,
Làm cho Thần Trí khó bề lên cao,
Muốn cho hồn hưởng phước hào,
Hãy đem khổ vắn đổi trao vui bền!"
Đạt-Đa chận lại, hỏi lên:
"Dẫu cho phước lạc báo đền triệu năm,
Rồi ra tàn tạ, bặt tăm,
Hoặc chăng có cảnh bao lăm chẳng dời?
Các huynh hoan hỷ trả lời:
Thần Tiên địa vịđời đời chăng?"
Mấy sư Du-chỉ đáp rằng:
"Riêng ngài Đại-Phạm thường hằng trên ngôi,
Thần Tiên có số mà thôi."
Bấy giờ Đức Phật khuyên đôi ba điều:
"Dường như trong sạch, dám liền,
Quý ông hãy ráng tỏ chiều thông minh.
Bỏ đi những lối hủy mình,
Há đem sầu thảm mà rinh mơ mòng?
Hồn tôn trọng, xác phế vong,
Gớm nhờm, đày đọa, hủy trong thân hình,
Chẳng kham đảm phụ trí minh,
Ác vàng chưa lặng, bỏ mình đường xa!
Tỷ như tuấn mã thuần hòa,
Trải cơn vất vả cũng là bỏ đi;
Buồn thay tu sĩ các thầy,
Cảnh xưa lao nhọc phá chi tan tành ?
Nơi nầy song dũ bao quanh,
Cho nguồn ánh sáng đặng mình trông ra:
Rạng đông lố dạng chăng là?
Phía nào đường tốt để mà dời chơn?"
Mấy thầy ẩn sĩ la rân:
"Chúng tôi chọn nẻo, rồi lần chơn đi;
Dẫu cho lửa dữ phủ đầy,
Sẵn lòng chờ chết, cớ chi thối từ?
Đường nào tốt, Ngài biết ư ?
Nếu không thì cứ thư thư phản hồi! "

***

Ngài đành từ giã, than ôi,
Người ta sợ chết, lôi thôi sợ hoài.
Có người lại muốn sống dai,
Nhưng không dám mến cuộc đời mình đây,
Họ bèn hành khổ thân nầy,
Đặng làm đẹp dạ các vì Thần Tiên?
Họ sa Địa ngục triền miên,
Lửa nầy chưa dứt, đốt liền lửa sau ?
Hoặc cơn cuồng tín rất sâu,
Thần hồn dễ bỏ xác đau đớn nầy?
Đạt-Đa phân tỏ như vầy:
"Hỡi hoa đồng nội, cánh xây theo trời!
Khoái vui dưới ánh sáng ngời,
Thỏa thay hương dịu, sắc tươi áo là.
Chưa từng thấy một đóa hoa,
Bỏ đời trong sạch, liệng xa sắc lành!
Ớ nầy các cội dừa xinh!
Ngọn toan lên tới trời xanh kia là,
Chí lâm hít gió Hy-ma ?
Cùng luồng gió mát biển xa thổi vào.
Hỡi dừa có bí thuật nào, 
Thích vui từ thuở mới chào ngày xuân?
Nay dừa có trái đeo thân,
Chuyển tàu lá rậm như ngân ca cầm.
Kìa loài vui chốn thọ lâm,
Chim sâu, anh võ, phi cầm các ngươi!
Há chê mạng sống hiện thời,
Cũng không khổ hạnh, tìm đời tốt sau,
Người ta, chúa tể hoàn cầu,
Giết loài chim chóc, đứng đầu thông minh,
Trí người nuôi bởi máu tanh,
Gia tăng trong sự khổ mình hại thân."

 ***

Thế Tôn đương nói vân vân,
Bụi bay lên núi quây quần như mây.
Chiên dê đen trắng một bầy,
Từ từ bước tới lại hay nghỉ ngừng:
Con thì ăn cỏ ven rừng,
Con thì tách lộ, lưng chừng suối khe.
Có con ra khỏi bạn bè,
Mục đồng kêu lại, đá que chọi liền;
Tiếp đưa đoàn thú thuận hiền,
Từ trên gò nổng xuống miền đồng quê.
Đôi chiên theo mẹ dựa kề, 
Một con trúng đá, mà tê liệt giò;
Máu tuôn, phải nhắc cò cò,
Con kia vượt trước, mẹ lo chạy càn;
Cảnh tình chiên mẹ bất an
Theo con nầy, sợ lạc đàn con kia. 
Thế Tôn nhìn thấy việc ni,
Ôm con chiên bệnh, vân vi mấy lời:
"Yên lòng, hỡi mẹ chiên ơi!
Ta bồng con bậu, theo ngươi lên đường;
Dầu xa, ta cũng coi thường,
Thà rằng cứu giúp thú đương ngặt mình.
Còn hơn cùng bạn tu hành,
Trong hang ngồi ngắm thế tình khổ đau."
Hỏi chư mục tử lời sau:
"Cớ chi trời xế dẫn đầu chiên dê?
Chiều tà người thú đề huề,
Hồi nào đã có luật lề nầy ư ?"
Mấy người sằn-dã đáp từ :
"Trăm dê hiệp với trăm trừu nầy đây,
Chúng tôi được lệnh dắt đi, 
Đức vua sẽ giết đêm ni tế thần."
Đức Thầy vội để lời phân:
"Ta cùng đến đó, theo chân các người."
Dưới ánh nắng, bụi mịt trời,
Ôm con chiên nhỏ, thảnh thơi bước đều.
Kìa con chiên mẹ chăm chìu;
Bí be nhỏ nhẹ mà theo chơn Ngài.

***

Cả đoàn đến mé sông dài,
Một nàng thiếu phụ tỏ lời nỉ non:
"Hôm qua, Ngài đoái đến con,
Tấm thân cô quạnh chỉ còn một trai,
Dưới hoa, trẻ dại, giỡn chơi,
Bỗng đâu rắn lại quấn ngoài cổ tay.
Lưỡi le như chỉa ghê thay;
Con tôi cười cợt, quấy rầy lưỡi kia;
Trẻ liền nín lạnh, xanh lè,
Tại sao hết giỡn, môi lìa sữa tôi?
Kẻ nầy nói: Bị nọc rồi;
Kẻ kia lại bảo: Chết thôi còn gì!
Tiếc con, há để mất đi,
Tôi tìm hỏi thuốc duy trì mắt xanh.
Dấu răng nhỏ tí khó minh,
Rắn kia cợt giỡn, há đành cắn sao?
Một người mách: "Ở non cao,
Có ông Đạo sĩ thanh tao, áo vàng;
Kìa Ngài đi tới trên đàng,
Hỏi cho con bậu phép phương cứu nàn."
Đến Ngài, tôi khiếp sợ than, 
Dở lên tấm vải che làn mặt con.
Tôi xin thành kính, cúi lòn,
Hỏi Ngài linh dược, giữ còn anh nhi.
Ngài không hất hủi tôi đi,
Nhưng Ngài nhìn trẻ, mà đầy lòng yêu;
Tay Ngài rờ nó nhẹ chiều,
Kế Ngài kéo vải phủ đều mặt tai,
Dạy rằng : "Thiếu phụ nàng ơi!
Ta rành môn thuốc cứu đời, mẹ, con,
Tô-la (11) hột cải hỏi đôn,
Tránh nhà của kẻ bà con từ trần,
Ráng xin hột cải thuốc thần,
Đó Ngài phán dạy ân cần với tôi".
Mỉm cười, Phật đáp: "Thế thôi,
Mà nàng kiếm giống được rồi hay chưa?"
Tôi ôm thân lạnh, trẻ thơ,
Núi rừng, thành thị, đến thưa từng nhà:
"Cho tôi hột cải tô-la ".
Bạn nghèo thương mến, lấy ra tặng liền.
Nhưng tôi tiếp hỏi chẳng quên :
"Trong nhà trước đã qui tiên người nào:
Vợ, chồng, con, cái, cần lao?"
Họ đồng đáp lại: "Chị sao hỏi kỳ?
Thác nhiều, sống ít đó chi"
Tôi bèn trả cải, lần đi mỗi nhà.
Kẻ nầy nói: "Cải đây là,
Nhưng mà đứa tớ ngày qua mãn phần".
Kẻ nọ bảo : "Ấy vật cần,
Nhưng chồng tôi đã lánh trần từ lâu".
Có kẻ thốt: "Giống sẵn hầu,
Mà người trồng tỉa chết đâu mùa rồi ".
"Qui hoàn hột cải vậy thôi,
Nhà nào lại chẳng có người tử vong?
Tôi đành để trẻ bờ sông,
Lạy Ngài cầu thuốc để hòng cứu con."
Phật rằng: "Cô chớ lo toan,
Thuốc nầy chẳng được, lại còn thuốc kia,
Trẻ thơ vú mẹ đã lìa,
Từ hôm qua ngủ giấc hòe ngàn thu.
Nay nàng nên biết lấy câu:
Khắp trong thế giới khóc sầu như ngươi;
Khổ riêng dầu nặng mười mươi,
Hòa đồng chung chịu, lưng vơi nhiều phần,
Ta đành tuôn hết huyết thân,
Nếu công việc ấy dứt ngăn lệ nàng,
Nếu thông bí mật phũ phàng,
Khiến tình Luyến ái đeo mang khổ sầu.
Kẻ đưa người đến giàn lầu,
Cũng như đoàn thú dê trừu thấy đây.
Ta đương tìm kiếm Lẽ nầy;
Nàng về an táng tử thi con mình. "

***

Mục đồng, Thái tử vào thành,
Trên sông Xô-Ná (12) quang minh cuối cùng!
Bóng to tỏa xuống lộ trung,
Lòn theo cửa lớn có đông lính tuần,
Ngài ôm chiên nhỏ đến gần
Làm cho lính tráng tần ngần trở lui.
Người ta sắp đặt xe rồi,
Kẻ buôn, người bán, mừng vui nhìn Thầy:
Thợ rèn đương nện, ngừng tay,
Chức công buông cửi, ký nầy nghỉ biên.
Kìa người đổi bạc, lãng tiền,
Bạch ngưu ăn lúa người quên giữ gìn;
Sữa tươi tràn chảy khỏi bình,
Mấy người bán sữa cố nhìn Tôn nhan.
Nhiều cô tựu hội hỏi han :
"Ông kia ôm lễ có doan lạ thường!
Vốn Ngài Đế-Thích đó ư?
Hay là Chúa thượng hiện cư Thiên đường ?"
Mấy người khác nói rõ ràng:
" Thượng nhơn ở núi với hàng tu Tiên."
Ngài đi, trí nghĩ triền miên:
"Tiếc thay thiếu kẻ chăn chiên giữ trừu!
Chúng đi đêm tối mịt mù,
Không người dắt nẻo, dao tu sẵn bày,
Khác chi đoàn thú hiện đây,
Chiên ta biết nói, thú nầy lại câm! 
Có người tâu lệnh Muôn năm:
"Một nhà ẩn sĩ giáng lâm kinh thành;
Dắt theo đoàn vật hy sinh,
Mà vua định hiến chư Linh nơi đàn".

***

Tế phòng vua đã ngự an,
Bạch-y tu sĩ (13) bày ban tụng trì ;
Bàn thờ đặt giữa phòng nầy,
Trên thì ngọn lửa mấy thầy khéo nung,
Trầm hương giụm lại, ngọn xông,
Vì vèo, quày liếm rượu nồng, mỡ tươi.
Một dòng suối đỏ, đặc, lười,
Lượn quanh giàn hỏa, khói khươi nực nồng.
Đó là huyết thú chảy ròng,
Mặc dầu thấm cát, cũng không bớt gì.
Một con dê cái nằm ghì,
Thân hình lốm đốm, sừng thì nhô ra;
Kề dao trên cổ dê ta,
Mấy ông thầy cúng ngâm nga mấy lời :
"Kính trình Thần Thánh đến nơi!
Tần-Bà Đại Đế đương thời khởi dâng.
Quí vì nên tỏ lòng mừng,
Trong dòng máu đỏ, thịt hừng thơm tho.
Tội vua từ nhỏ đến to,
Xin đem đổ trút vào cho dê nầy;
Thiêu dê, thiêu cả tội lây,
Bây giờ tôi sắp ra tay một lần".
Nhẹ nhàng, Phật bảo vua Tần :
"Đừng cho kẻ ấy sát thân mạng nầy".
Đồng thời, Ngài tháo hết dây,
Chẳng ai ngăn cản Bực đầy oai phong.
Kế Ngài xin phép giải thông :
Mọi người đều dễ dứt xong mạng đời;
Bảo tồn thì chẳng có ai;
Chúng sanh ham sống, so tài đấu tranh;
Sống là quí báu, tốt xinh,
Phận hèn cũng thích đời sanh kéo dài.
Lòng lành tôn trọng cuộc đời,
Thương người yếu thế, chống loài cường gian.
Ngài thay đoàn thú, thở than,
Đem lời phương tiện kêu oan, phân trần:
Loài người van vái Thiên Thần,
Đối cùng thú vật, không phần xót thương.
Những loài sanh sống thế thường,
Thảy đều liên đới bởi đường tông thân;
Thú mà mình giết để ăn,
Vẫn thường dâng nạp những phần sữa, lông.
Chúng tin ta thật trọn lòng,
Nhưng ta cắt cổ mà không ngại gì!
Ngài nương Kinh điển giải bày:
Có người đời tới đọa đày thú, chim;
Thú, cầm mang lốt hiện kim,
Mãn đời rồi sẽ tấn lên làm người.
Tế sanh là phạm tội rồi,
Vì mình chận cuộc Luân hồi định phân.
Phật bèn phán tiếp ân cần:
Há đem huyết rửa tinh-thần được ư?
Thánh Tiên nếu sẵn hiền từ,
Ắt không ham thích máu chư thú cầm;
Các ngài nếu có ác tâm,
Máu không mua chuộc mà tầm hiến dâng!
Tội làm thì trả mới ưng,
Lẽ nào đổ trút trên lưng thú lành ?
Chiếu theo Nhân Quả rành rành:
Thiện thì thiện trả, ác đành ác lai;
Thân làm, miệng nói, lòng khai,
Báo nương ba nghiệp, không sai lạc gì;
Cùng nhau liên tiếp ba thì (14),
Nhân đi, Quả lại, vần xây chẳng ngừng.
Từ Bi, Phật giải đúng chừng,
Lại thêm cốt cách, lẫy lừng oai nghiêm.
Đồ trang bị đã dẹp dìm,
Trên tay thầy cúng còn triêm máu hồng!
Đức vua tỏ vẻ khiêm cung,
Đến gần, tay chắp ngưỡng trông, vái chào.

***

Bấy giờ, Đức Phật truyền trao:
Thế gian hưởng phước thanh cao thâm trầm,
Nếu chư vạn vật hảo tâm,
Kết giao, yêu mến, không tầm ăn nhau.
Hạt vàng, trái láng, cải rau,
Lại thêm nước sạch, mặc dầu no nê.
Lời Ngài phán dạy cao xuê,
Khiến chư tu sĩ bỏ bê cúng thờ.
Hôm sau có sắc chỉ đưa, 
Truyền rao bằng miệng, lại vừa khắc ghi:
"Đức vua tuyên lệnh như vầy:
Súc sanh bị giết xưa rày để ăn,
Hoặc dùng cúng tế Thiên Thần
Từ nay cấm nhặt sát thân mạng nào.
Cần gì món thịt thú sao ?
Mạng sinh vốn một, vật nào khác ta!
Từ bi nên bủa ra xa, 
Ta thương súc vật như là thương thân."
Đó là sắc chỉ định phân,
Chúng sanh từ đấy hưởng ân thái bình,
Loài người, chim chóc, súc sinh,
Vui nghe đức Phật giảng kinh sông Hằng.

***

Tâm Ngài bác ái công bằng,
Đối cùng mọi vật sức năng sinh tồn,
Thú cầm vẫn có tâm hồn,
Cũng như người thế, khổ buồn, sướng vui.
Trong Kinh, có chép việc rồi:
Thuở xưa Đức Phật làm người La-môn (15),
Ở gần Đa-lít (16) hương thôn,
Trong Muôn-đa (17) động đương lâm hạn càn.
Ruộng đồng lúa chết khô khan,
Ao hồ theo trảng lại hoàn đất teo.
Cỏ rau, cây cối héo queo,
Chúng sanh xuống núi qua đèo kiếm ăn.
Một con cọp cái đói nằm,
Bốn bề vách đá nắng hâm nực nồng;
Lưỡi le khỏi miệng lòng thòng,
Thở hơi hào hển, mắt trông xanh lè;
Áo rằn xếp lớp phủ che,
Xương sườn lộ ngắn như tre mái nhà;
Cọp con đôi trẻ rên la,
Kéo chằng, rút rỉa vú đà cạn khô.
Mẹ gầy liếm trẻ như ru, 
Thấy con thiếu sữa, bèn tru vang rền. 
Trước tình cảnh thảm như trên,
Thế Tôn từ ái phát lên ý nầy:
"Mau dùng phương tiện sẵn đây,
Cứu thân cọp mẹ với bầy hai con.
Chiều nay chúng chẳng sống còn,
Nếu không vật thực tươi giòn cấp cho.
Không ai thương xót liệu lo,
Cọp nầy thiếu máu, nằm co chết gầy.
Nếu ta tiếp dưỡng thú nầy, 
Chẳng ai bị hại, riêng đây thiệt mình;
Cảnh tình thúc giục hy sinh,
Tấm lòng từ ái há đành hư hao? "
Nghĩ rồi đức Phật chẳng nao:
Cổi giầy, bỏ trượng, bạch bào, với khăn,
Cổi luôn dây quí đạo căn (18),
Bước ra khỏi bụi, đi phăng đến gần.
Đứng trên cát, Ngài tỏ phân:
"Ớ trang hổ mẫu! đồ cần ăn đây."
Thú đương hấp hối tỉnh ngay,
 Hét gầm, nhảy tới, lật xây tặng phần;
Cẳng vồ, móc thịt ra ăn,
Máu theo móng hổ tua văng ra ngoài,
Hơi nồng thú mẹ hòa hài,
Với hơi hấp hối đức Ngài Từ-Bi !

***

Chẳng riêng độ chúng hôm nay,
Dứt ngăn việc sát tế tay ác thần,
Ngàn xưa Phật đã thi ân,
Cứu loài sinh vật qua cơn tử nàn.
Vua Tần (19) nghe tiếng đồn loan:
Ngài là Thái-tử mưu toan Đạo lành.
Vua cầu Ngài ở với mình:
"Thân là Hoàng tử, há hành khổ sao ?
Tay Ngài để nắm quyền cao,
Sướng gì ôm bát, nhà nào cũng xin?
Đông cung, Trẫm sẽ nhận nhìn,
Dạy dân giúp nước, rồi gìn giữ ngôi,
Đền vua, Ngài ngự với tôi,
Trẫm tầm thục nữ sánh đôi với Ngài."
Đạt-Đa chí hướng chẳng dời,
Đáp rằng: "Việc ấy ta thời hưởng qua;
Bỏ mà tầm Lý sâu xa,
Dẫu ngôi Đế-Thích, lòng ta chẳng màng.
Đã toan làm bực Pháp vương,
Rừng Già-da (20) ấy ta đương tiến hành;
Chốn nầy tu tập chẳng thành,
Tuy dày khổ hạnh, có Kinh, bạn hiền,
Chừng nào đắc Đạo vẹn tuyền,
Bấy giờ trở lại đáp đền nghĩa ông."

***

Đi quanh Thái-tử ba vòng,
Vua Tần đỉnh lễ, cầu mong cho Ngài.
U-Ran huy hóa (21) đến nơi,
Lòng Ngài chưa vững, mặt Ngài xanh xao;
Sáu năm tầm tỏi công lao,
Thân hình ốm yếu, hư hao thảm phiền.
Ngài còn ghé viếng chư hiền:
A-la-ra (22), Ú-ra (23) miền cao sơn ;
Viếng luôn Năm vị Đạo-nhơn,
Luận bàn, vấn đáp, họ còn tự ty;
Đồ theo Kinh điển xưa ni,
 Không cầu Giải thoát, tôn vì Phạm thiên,
 Trí căn họ vẫn đảo điên,
 Càng nghe càng chán, Ngài liền tách xa,

 Chú Thích
(1) Vương xá (Rajagriha): Kinh đô nước Ma-kiệt-đề (Magatha). Vua Tần-bà-la-sa (Bimbasâra) trị vì ở đó hồi đức Phật ra đời.Thuở ấy, tại Ấn-độ thành Vương xá là oai vinh hơn hết, vì vua Tần-bà-sa-la là chúa tể ở Ấn Độ.
(2) Bai-ba-ra (Baihâra).
(3) Bi-bu-la (Bipoula).
(4) Ta-bô-hoăng (Topovan).
(5) Sái-la-ri (Sailâgiri).
(6) Rát-na-di-ri (Ratnagiri).
(7) Tỳ-kheo (bhikchou,bhiksou) : những người phát nguyện cử kiêng ba mục đích của người đời : vui sướng, giầu sang, tình ái. Tu trì đạo lý; dứt bỏ lòng ham muốn, lòng lo sợ, tánh tự cao.
(8) Du-chỉ (Yoghis) : Những thầy tu luyện Du-già là các phương pháp để đạt trí huệ, bỏ ảnh hưởng của vật chất đối với tâm linh, dứt trừ bản ngã.
(9) Phạm-chí (brahmacharis): thầy tu khổ hạnh phái Bà-la-môn.
(10) Móng tay đâm thủng ngang lòng bàn tay mà trổ ra ngoài.
(11) Tô-la (Tôla) : Cân lường Ấn độ, nặng bằng một ru-pi (roupie) tức tám grammes.
(12) Xô-ná (Sona).
(13) Mấy thầy Bà-la-môn mặc lễ phục trắng.
(14) Ba thì : Quá khứ, Hiện-tại, Vị-lai.
(15) La-môn, tức Bà-la-môn (Brahmane), người đạo Bà-la-môn trong chủng tánh Bà la-môn.
(16) Đa-lít (Dâlidd).
(17) Muôn-Đa (Mounda).
(18) Dây quí đạo căn; Tiếng pháp dịch: cordon sacré, sợi dây quấn bằng ba sợi chỉ mà người dòng Bà-la-môn đeo nơi cổ, trước ngực, tượng trưng dòng quí phái tu sĩ, lãnh đạo tinh thần. Người Bà-la-môn, khi được tám tuổi thì thọ lễ đeo dây ấy.
(19) Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisâra) ở thành Vương-xá (Rajagriha)
(20) Già-da (Gâya).
(21) U-ran huy-hó (Ouralvilva)
(22) A-la-ra (Alâra)
(23) Ú-ra (Oudra).

Round Rajagriha five fair hills arose,
Guarding King Bimbasâra's sylvan town:
Baibhâra green with lemon-grass and palms;
Bipulla, at whose foot thin Sarsuti
Steals with warm ripple; shadowy Tapovan,
Whose steaming pools mirror black rocks, which ooze
Sovereign earth-butter from their rugged roofs
South-east the vulture-peak Sailâgiri;
And eastward Ratnagiri, hill of gems.
A winding track, paven with footworn slabs,
Leads thee by safflower fields and bamboo tufts
Under dark mangoes and the jujube-trees,
Past milk-white veins of rock and jasper crags,
Low cliff and flats of jungle-flowers, to where
The shoulder of that mountain, sloping west,
O'erhangs a cave with wild figs canopied.
Lo! thou who comest thither, bare thy feet
And bow thy head! for all this spacious earth
Hath not a spot more dear and hallowed. Here
Lord Buddha sate the scorching summers through,
The driving rains, the chilly dawns and eves;
Wearing for all men's sakes the yellow robe,
Eating in beggar's guise the scanty meal
Chance-gathered from the charitable; at night
Couched on the grass, homeless, alone; while yelped
The sleepless jackals round his cave, or coughs
Of famished tiger from the thicket broke.

By day and night here dwelt the World-honored,
Subduing that fair body born for bliss
With fast and frequent watch and search intense
Of silent meditation, so prolonged
That ofttimes while he mused -- as motionless
As the fixed rock his seat -- the squirrel leaped
Upon his knee, the timid quail led forth
Her brood between his feet, and blue doves pecked 
The rice-grains from the bowl beside his hand.

Thus would he muse from noontide -- when the land 
Shimmered with heat, and walls and temples danced 
In the reeking air -- till sunset, noting not 
The blazing globe roll down, nor evening glide, 
Purple and swift, across the softened fields; 
Nor the still coming of the stars, nor throb 
Of drum-skins in the busy town, nor screech 
Of owl and night-jar; wholly wrapt from self 
In keen unravelling of the threads of thought 
And steadfast pacing of life's labyrinths.
Thus would he sit till midnight hushed the world
Save where the beasts of darkness in the brake
Crept and cried out, as fear and hatred cry,
As lust and avarice and anger creep
In the black jungles of man's ignorance.

Then slept he for what space the fleet moon asks
To swim a tenth part of her cloudy sea;
But rose ere the False-dawn, and stood again
Wistful on some dark platform of his hill,
Watching the sleeping earth with ardent eyes
And thoughts embracing all its living things, 
While o'er the waving fields that murmur moved
Which is the kiss of Morn waking the lands,
And in the east that miracle of Day
Gathered and grew. At first a dusk so dim
Night seems still unaware of whispered dawn,
But soon -- before the jungle-cock crows twice --
A white verge clear, a widening, brightening white,
High as the herald-star, which fades in floods
Of silver, warming into pale gold, caught
By topmost clouds, and flaming on their rims
To fervent golden glow, flushed from the brink
With saffron, scarlet, crimson, amethyst;
Whereat the sky burns splendid to the blue,
And, robed in raiment of glad light, the King
Of Life and Glory cometh!

Then our Lord,
After the manner of a Rishi, hailed
The rising orb, and went -- ablutions made --
Down by the winding path unto the town;
And in the fashion of a Rishi passed
From street to street, with begging-bowl in hand,
Gathering the little pittance of his needs.
Soon was it filled, for all the townsmen cried,
"Take of our store, great sir!" and "Take of ours!"
Marking his godlike face and eyes enwrapt;
And mothers, when they saw our Lord go by,
Would bid their children fall to kiss his feet,
And lift his robe's hem to their brows, or run
To fill his jar, and fetch him milk and cakes.
And ofttimes as he paced, gentle and slow,
Radiant with heavenly pity, lost in care
For those he knew not, save as fellow-lives,
The dark surprised eyes of some Indian maid
Would dwell in sudden love and worship deep
On that majestic form, as if she saw
Her dreams of tenderest thought made true, and grace
Fairer than mortal fire her breast. But he
Passed onward with the bowl and yellow robe,
By mild speech paying all those gifts of hearts,
Wending his way back to the solitudes
To sit upon his hill with holy men,
And hear and ask of wisdom and its roads.

***

Midway on Ratnagiri's groves of calm,
Beyond the city, but below the caves,
Lodged such as hold the body foe to soul,
And flesh a beast which men must chain and tame
With bitter pains, till sense of pain is killed,
And tortured nerves vex torturer no more --
Yogis and Brahmacharis, Bhikshus, all
A gaunt and mournful band, dwelling apart.
Some day and night had stood with lifted arms,
Till -- drained of blood and withered by disease --
Their slowly-wasting joints and stiffened limbs
Jutted from sapless shoulders like dead forks
From forest trunks. Others had clenched their hands
So long and with so fierce a fortitude,
The claw-like nails grew through the festered palm.
Some walked on sandals spiked; some with sharp flints
Gashed breast and brow and thigh, scarred these with fire,
Threaded their flesh with jungle thorns and spits,
Besmeared with mud and ashes, crouching foul
In rags of dead men wrapped about their loins.

Certain there were inhabited the spots
Where death-pyres smouldered, cowering defiled
With corpses for their company, and kites
Screaming around them o'er the funeral-spoils:
Certain who cried five hundred times a day
The names of Shiva, wound with darting snakes
About their sun-tanned necks and hollow flanks
One palsied foot drawn up against the ham.
So gathered they, a grievous company;
Crowns blistered by the blazing heat, eyes bleared,
Sinews and muscles shrivelled, visages
Haggard and wan as slain men's, five days dead;
Here crouched one in the dust who noon by noon 
Meted a thousand grains of millet out,
Ate it with famished patience, seed by seed,
And so starved on; there one who bruised his pulse
With bitter leaves lest palate should be pleased;
And next, a miserable saint self-maimed,
Eyeless and tongueless, sexless, crippled, deaf;
The body by the mind being thus stripped
For glory of much suffering, and the bliss
Which they shall win -- say holy books -- whose woe
Shames gods that send us woe, and makes men gods
Stronger to suffer than Hell is to harm.

Whom sadly eying spake our Lord to one, 
Chief of the woe-begones: "Much-suffering sir! 
These many moons I dwell upon the hill --
Who am a seeker of the Truth -- and see 
My brothers here, and thee, so piteously 
Self-anguished; wherefore add ye ills to life 
Which is so evil?"
Answer made the sage:
" Tis written if a man shall mortify
His flesh, till pain be grown the life he lives
And death voluptuous rest, such woes shall purge
Sin's dross away, and the soul, purified,
Soar from the furnace of its sorrow, winged
For glorious spheres and splendor past all thought."
"Yon cloud which floats in heaven," the Prince replied,
"Wreathed like gold cloth around your Indra's throne,
Rose thither from the tempest-driven sea;
But it must fall again in tearful drops,
Trickling through rough and painful water-ways
By cleft and nullah and the muddy flood,
To Gunga and the sea, wherefrom it sprang.
Know'st thou, my brother, if it be not thus,
After their many pains, with saints in bliss?
Since that which rises falls, and that which buys
Is spent; and if ye buy heav'n with your blood
In hell's hard market, when the bargain's through
The toil begins again!"
"It may begin,"
The hermit moaned. "Alas! we know not this,
Nor surely anything; yet after night
Day comes, and after turmoil peace, and we
Hate this accursed flesh which clogs the soul
That fain would rise; so, for the sake of soul,
We stake brief agonies in game with Gods
To gain the larger joys."
"Yet if they last
A myriad years," he said, "they fade at length,
Those joys; or if not, is there then some life
Below, above, beyond, so unlike life
It will not change? Speak! do your Gods endure
For ever, brothers?"
"Nay," the Yogis said,
"Only great Brahm endures: the Gods but live."

Then spake Lord Buddha: "Will ye, being wise, 
As ye seem holy and strong-hearted ones,
Throw these sore dice, which are your groans and moans,
For gains which maybe dreams, and must have end?
Will ye, for love of soul, so loathe your flesh,
So scourge and maim it, that it shall not serve
To bear the spirit on, searching for home,
But founder on the track before nightfall,
Like willing steed o'er-spurred? Will ye, sad sirs,
Dismantle and dismember this fair house,
Where we have come to dwell by painful pasts;
Whose windows give us light -- the little light --
Whereby we gaze abroad to know if dawn
Will break, and whither winds the better road?"
Then cried they, "We have chosen this for road 
And tread it, Rajaputra, till the close 
Though all its stones were fire -- in trust of death. 
Speak, if thou know'st a way more excellent; 
If not, peace go with thee!"

Onward he passed,
Exceeding sorrowful, seeing how men
Fear so to die they are afraid to fear,
Lust so to live they dare not love their life,
But plague it with fierce penances, belike
To please the Gods who grudge pleasure to man;
Belike to balk hell by self-kindled hells;
Belike in holy madness, hoping soul
May break the better through their wasted flesh.
"Oh, flowerets of the field!" Siddârtha said,
"Who turn your tender faces to the sun --
Glad of the light, and grateful with sweet breath
Of fragrance and these robes of reverence donned
Silver and gold and purple -- none of ye
Miss perfect living, none of ye despoil
Your happy beauty. Oh, ye palms! which rise
Eager to pierce the sky and drink the wind
Blown from Malaya and the cool blue seas,
What secret know ye that ye grow content,
From time of tender shoot to time of fruit,
Murmuring such sun-songs from your feathered crowns?
Ye, too, who dwell so merry in the trees --
Quick-darting parrots, bee-birds, bulbuls, doves --
None of ye hate your life, none of ye deem
To strain to better by foregoing needs!
But man, who slays ye -- being lord -- is wise,
And wisdom, nursed on blood, cometh thus forth
In self-tormentings!"

While the Master spake
Blew down the mount the dust of pattering feet,
White goats and black sheep winding slow their way,
With many a lingering nibble at the tufts,
And wanderings from the path, where water gleamed
Or wild figs hung. But always as they strayed
The herdsman cried, or slung his sling, and kept
The silly crowd still moving to the plain.
A ewe with couplets in the flock there was,
Some hurt had lamed one lamb, which toiled behind
Bleeding, while in the front its fellow skipped,
And the vexed dam hither and thither ran,
Fearful to lose this little one or that;
Which when our Lord did mark, full tenderly
He took the limping lamb upon his neck,
Saying, "Poor woolly mother, be at peace!
Whither thou goest I will bear thy care;
'Twere all as good to ease one beast of grief
As sit and watch the sorrows of the world
In yonder caverns with the priests who pray."
"But," spake he to the herdsmen, "wherefore, friends!
Drive ye the flocks adown under high noon,
Since 'tis at evening that men fold their sheep?"
And answer gave the peasants: "We are sent
To fetch a sacrifice of goats five score,
And five score sheep, the which our Lord the King
Slayeth this night in worship of his gods."
Then said the Master: "I will also go!"

So paced he patiently, bearing the lamb
Beside the herdsmen in the dust and sun, 
The wistful ewe low-bleating at his feet.
Whom, when they came unto the river-side, 
A woman -- dove-eyed, young, with tearful face,
And lifted hands -- saluted, bending low: 
"Lord! thou art he," she said, "who yesterday 
Had pity on me in the fig-grove here,
Where I live lone and reared my child; but he
Straying amid the blossoms found a snake,
Which twined about his wrist, whilst he did laugh
And tease the quick forked tongue and opened mouth
Of that cold playmate. But, alas! ere long
He turned so pale and still, I could not think
Why he should cease to play, and let my breast
Fall from his lips. And one said, 'He is sick
Of poison;' and another, 'He will die.'

But I, who could not lose my precious boy,
Prayed of them physic, which might bring the light
Back to his eyes; it was so very small
That kiss-mark of the serpent, and I think
It could not hate him, gracious as he was,
Nor hurt him in his sport. And some one said,
'There is a holy man upon the hill --
Lo! now he passeth in the yellow robe
Ask of the Rishi if there be a cure
For that which ails thy son.' Whereon I came
Trembling to thee, whose brow is like a god's,
And wept and drew the face cloth from my babe,
Praying thee tell what simples might be good.
And thou, great sir! didst spurn me not, but gaze
With gentle eyes and touch with patient hand;
Then draw the face-cloth back, saying to me,
'Yea! little sister, there is that might heal
Thee first, and him, if thou, couldst fetch the thing;
For they who seek physicians bring to them
What is ordained. Therefore, I pray thee, find
Black mustard-seed, a tola; only mark
Thou take it not from any hand or house
Where father, mother, child, or slave hath died;
It shall be well if thou canst find such seed.'
Thus didst thou speak, my Lord!"

The Master smiled
Exceeding tenderly. "Yea! I spake thus,
Dear Kisagôtami! But didst thou find
The seed?"
"I went, Lord, clasping to my breast
The babe, grown colder, asking at each hut --
Here in the jungle and towards the town --
'I pray you, give me mustard, of your grace,
A tola -- black;' and each who had it gave,
For all the poor are piteous to the poor;
But when I asked, 'In my friend's household here
Hath any peradventure ever died --
Husband or wife, or child, or slave?' they said:
'O Sister! what is this you ask? the dead
Are very many, and the living few!'
So with sad thanks I gave the mustard back,
And prayed of others; but the others said,
'Here is the seed, but we have lost our slave!'
'Here is the seed, but our good man is dead!' 
'Here is some seed, but he that sowed it died
Between the rain-time and the harvesting!'
Ah, sir! I could not find a single house
Where there was mustard-seed and none had died!
Therefore I left my child -- who would not suck
Nor smile -- beneath the wild-vines by the stream,
To seek thy face and kiss thy feet, and pray
Where I might find this seed and find no death,
If now, indeed, my baby be not dead,
As I do fear, and as they said to me."
"My sister! thou hast found," the Master said,
"Searching for what none finds -- that bitter balm
I had to give thee. He thou lovedst slept
Dead on thy bosom yesterday: to-day
Thou know'st the whole wide world weeps with thy woe
The grief which all hearts share grows less for one.
Lo! I would pour my blood if it could stay
Thy tears and win the secret of that curse
Which makes sweet love our anguish, and which drives
O'er flowers and pastures to the sacrifice --
As these dumb beasts are driven -- men their lords.
I seek that secret: bury thou thy child!"

***

So entered they the city side by side,
The herdsmen and the Prince, what time the sun
Gilded slow Sona's distant stream, and threw
Long shadows down the street and through the gate
Where the King's men kept watch. But when these saw
Our Lord bearing the lamb, the guards stood back,
The market-people drew their wains aside,
In the bazaar buyers and sellers stayed
The war of tongues to gaze on that mild face;
The smith, with lifted hammer in his hand,
Forgot to strike; the weaver left his web,
The scribe his scroll, the money-changer lost
His count of cowries; from the unmatched rice
Shiva's white bull fed free; the wasted milk
Ran o'er the Iota while the milkers watched
The passage of our Lord moving so meek,
With yet so beautiful a majesty.
But most the women gathering in the doors
Asked, "Who is this that brings the sacrifice
So graceful and peace-giving as he goes?
What is his caste? whence hath he eyes so sweet?
Can he be Sâkra or the Devaraj?"
And others said, "It is the holy man
Who dwelleth with the Rishis on the hill."

But the Lord paced, in meditation lost,
Thinking, "Alas! for all my sheep which have
No shepherd; wandering in the night with none
To guide them; bleating blindly towards the knife
Of Death, as these dumb beasts which are their kin."
Then some one told the King, "There cometh here
A holy hermit, bringing down the flock
Which thou didst bid to crown the sacrifice."
The King stood in his hall of offering,
On either hand the white-robed Brahmans ranged
Muttered their mantras, feeding still the fire
Which roared upon the midmost altar. There
From scented woods flickered bright tongues of flame,
Hissing and curling as they licked the gifts
Of ghee and spices and the Soma juice,
The joy of Indra. Round about the pile
A slow, thick, scarlet streamlet smoked and ran,
Sucked by the sand, but ever rolling down,
The blood of bleating victims. One such lay,
A spotted goat, long-horned, its head bound back
With munja grass; at its stretched throat the knife
Pressed by a priest, who murmured, "This, dread gods,
Of many yajnas cometh as the crown
From Bimbasâra: take ye joy to see
The spirted blood, and pleasure in the scent
Of rich flesh roasting 'mid the fragrant flames;
Let the King's sins be laid upon this goat,
And let the fire consume them burning it,
For now I strike."

But Buddha softly said,
"Let him not strike, great King!" and therewith loosed
The victim's bonds, none staying him, so great
His presence was. Then, craving leave, he spake
Of life, which all can take but none can give,
Life, which all creatures love and strive to keep,
Wonderful, dear and pleasant unto each,
Even to the meanest; yea, a boon to all
Where pity is, for pity makes the world
Soft to the weak and noble for the strong.
Unto the dumb lips of his flock he lent
Sad pleading words, showing how man, who prays
For mercy to the gods, is merciless,
Being as god to those; albeit all life
Is linked and kin, and what we slay have given
Meek tribute of the milk and wool, and set
Fast trust upon the hands which murder them.
Also he spake of what the holy books
Do surely teach, how that at death some sink
To bird and beast, and these rise up to man
In wanderings of the spark which grows purged flame.

So were the sacrifice new sin, if so
The fated passage of a soul be stayed.
Nor, spake he, shall one wash his spirit clean
By blood; nor gladden gods, being good, with blood;
Nor bribe them, being evil; nay, nor lay
Upon the brow of innocent bound beasts
One hair's weight of that answer all must give
For all things done amiss or wrongfully,
Alone, each for himself, reckoning with that
The fixed arithmic of the universe,
Which meteth good for good and ill for ill,
Measure for measure, unto deeds, words, thoughts;
Watchful, aware, implacable, unmoved;
Making all futures fruits of all the pasts.

Thus spake he, breathing words so piteous
With such high lordliness of ruth and right,
The priests drew back their garments o'er the hands
Crimsoned with slaughter, and the King came near,
Standing with clasped palms reverencing Buddh;
While still our Lord went on, teaching how fair 
This earth were if all living things be linked 
In friendliness and common use of foods, 
Bloodless and pure; the golden grain, bright fruits, 
Sweet herbs which grow for all, the waters wan, 
Sufficient drinks and meats. Which when these heard, 
The might of gentleness so conquered them,
The priests themselves scattered their altar-flames 
And flung away the steel of sacrifice;
And through the land next day passed a decree 
Proclaimed by criers, and in this wise graved 
On rock and column: "Thus the King's will is: --
There hath been slaughter for the sacrifice 
And slaying for the meat, but henceforth none 
Shall spill the blood of life nor taste of flesh, 
Seeing that knowledge grows, and life is one, 
And mercy cometh to the merciful."
So ran the edict, and from those days forth
Sweet peace hath spread between all living kind,
Man and the beasts which serve him, and the birds,
On all those banks of Gunga where our Lord 
Taught with his saintly pity and soft speech.

For aye so piteous was the Master's heart 
To all that breathe this breath of fleeting life, 
Yoked in one fellowship of joys and pains, 
That it is written in the holy books
How, in an ancient age -- when Buddha wore
A Brahman's form, dwelling upon the rock
Named Munda, by the village of Dâlidd --
Drought withered all the land: the young rice died
Ere it could hide a quail; in forest glades
A fierce sun sucked the pools; grasses and herbs
Sickened, and all the woodland creatures fled
Scattering for sustenance. At such a time,
Between the hot walls of a nullah, stretched
On naked stones, our Lord spied, as he passed,
A starving tigress. Hunger in her orbs
Glared with green flame; her dry tongue lolled span
Beyond the gasping jaws and shrivelled jowl;
Her painted hide hung wrinkled on her ribs,
As when between the rafters sinks a thatch 
Rotten with rains; and at the poor lean dugs 
Two cubs, whining with famine, tugged and sucked,
Mumbling those milkless teats which rendered nought,
While she, their gaunt dam, licked full motherly
The clamorous twins, yielding her flank to them
With moaning throat, and love stronger than want,
Softening the first of that wild cry wherewith
She laid her famished muzzle to the sand
And roared a savage thunder-peal of woe.

Seeing which bitter strait, and heeding nought
Save the immense compassion of a Buddh,
Our Lord bethought, "There is no other way
To help this murderess of the woods but one.
By sunset these will die, having no meat:
There is no living heart will pity her,
Bloody with ravin, lean for lack of blood.
Lo! if I feed her, who shall lose but I,
And how can love lose doing of its kind
Even to the uttermost?" So saying, Buddh
Silently laid aside sandals and staff,
His sacred thread, turban, and cloth, and came
Forth from behind the milk-bush on the sand,
Saying, "Ho! mother, here is meat for thee!"
Whereat the perishing beast yelped hoarse and shrill,
Sprang from her cubs, and, hurling to the earth
That willing victim, had her feast of him
With all the crooked daggers of her claws
Rending his flesh, and all her yellow fangs
Bathed in his blood: the great cat's burning breath
Mixed with the last sigh of such fearless love.

Thus large the Master's heart was long ago, 
Not only now, when with his gracious ruth 
He bade cease cruel worship of the Gods. 
And much King Bimbasâra prayed our Lord --
Learning his royal birth and holy search --
To tarry in that city, saying oft,
"Thy princely state may not abide such fasts;
Thy hands were made for sceptres, not for alms.
Sojourn with me, who have no son to rule,
And teach my kingdom wisdom, till I die,
Lodged in my palace with a beauteous bride."
But ever spake Siddârtha, of set mind,
"These things I had, most noble King, and left,
Seeking the Truth; which still I seek, and shall;
Not to be stayed though Sâkra's Palace ope'd
Its doors of pearl and Devîs wooed me in.
I go to build the Kingdom of the Law, 
Journeying to Gaya and the forest shades,
Where, as I think, the light will come to me;
For nowise here among the Rishis comes
That light, nor from the Shasters, nor from fasts
Borne till the body faints, starved by the soul.
Yet there is light to reach and truth to win;
And surely, O true Friend, if I attain
I will return and quit thy love."

Thereat
Thrice round the Prince King Bimbasâra paced, 
Reverently bending to the Master's feet, 
And bade him speed. So passed our Lord away 
Towards Uravilva, not yet comforted, 
And wan of face, and weak with six years' quest.
But they upon the hill and in the grove --
Alâra, Udra, and the ascetics five --
Had stayed him, saying all was written clear
In holy Shasters, and that none might win
Higher than Sruti and than Smriti -- nay,
Not the chief saints! -- for how should mortal man
Be wiser than the Jnana-Kând, which tells
How Brahm is bodiless and actionless,
Passionless, calm, unqualified, unchanged,
Pure life, pure thought, pure joy? Or how should man
Be better than the Karmma-Kând, which shows
How he may strip passion and action off,
Break from the bond of self, and so, unsphered,
Be God, and melt into the vast divine,
Flying from false to true, from wars of sense
To peace eternal, where the silence lives?
But the Prince heard them, not yet comforted.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.