Phần 6

11/01/201112:00 SA(Xem: 5878)
Phần 6

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ CÁI TRÍ VÀ SUY NGHĨ
ON MIND AND THOUGHT
Lời dịch: ÔNG KHÔNG

Brockwood Park, ngày 30 tháng 8 năm 1983

Từ quyển Thế giới Hòa bình

T

ất cả mọi điều chúng ta đang nói là: Suy nghĩcần thiết trong những lãnh vực nào đó, nó không cần thiết trong những lãnh vực khác. Điều đó đòi hỏi nhiều quan sát, chú ý, ân cần để tìm ra nơi nào suy nghĩ không cần thiết. Đúng chứ? Nhưng chúng ta quá nôn nóng, chúng ta muốn nắm bắt nó thật mau lẹ, giống như uống một viên thuốc chữa bệnh nhức đầu. Nhưng chúng ta không bao giờ tìm ra nguyên nhân của bệnh nhức đầu là gì.

_________________________________________________

Brockwood Park, ngày 25 tháng 8 năm 1984

N

gười nói đang kể một câu chuyện hoang đường? Hay ông ta đang diễn tả hay phát biểu những sự kiện? Và những sự kiện đó là: Không có tình yêu. Người ta có thể nói về tình yêu, ‘Ồ, tôi thương yêu cô ấy nhiều lắm’ – bạn biết tất cả việc đó rất rõ. Và trong đó có sự phụ thuộc, sự quyến luyến, sự sợ hãi, sự thù hận, dần dần sự ghen tuông, toàn bộ máy của sự liên hệ con người cùng tất cả phiền muộn, sợ hãi, mất mát, lợi lộc, thất vọng, đau khổ của nó. Làm thế nào tất cả điều đó có thể kết thúc để cho chúng ta có sự liên hệ thực sự lẫn nhau, giữa người đàn ông và người đàn bà? Liệu nó là sự hiểu biết về lẫn nhau? Làm ơn, hãy quan sát nó, làm ơn hãy suy nghĩ nó. Tôi biết người vợ của tôi – mà có nghĩa gì? Khi bạn nói, ‘Tôi biết cô ấy, cô ấy là người vợ của tôi’, điều đó có nghĩa gì? Hay người bạn gái của tôi, hay bất kỳ người nào. Liệu nó là tất cả vui thú, đau khổ, lo âu, ghen tuông, đấu tranh cùng thỉnh thoảng những lóe sáng của hân hoan? Liệu tất cả điều đó là bộ phận của tình yêu? Liệu quyến luyến là tình yêu? Tôi đang đưa ra những câu hỏi này, hãy tìm hiểu nó, hãy tìm ra. Người ta quyến luyến đến người vợ của người ta, quyến luyến sâu đậm. Điều gì được bao hàm trong sự quyến luyến đó? Tôi không thể đứng một mình, vì vậy tôi phải phụ thuộc vào người nào đó, dù đó là một người vợ hay người chồng hay người phân tâm học hay người đạo sư nào đó, và tất cả vô lý đó! Nơi nào có quyến luyến, có sợ hãi mất mát, một ý thức của sự chiếm hữu sâu thẳm, và vì vậynuôi dưỡng sự sợ hãi. Bạn biết tất cả điều này.

 Vì vậy, liệu chúng ta có thể quan sát sự kiện của sự liên hệ của chúng ta và tự-khám phá cho chính chúng ta vị trí của suy nghĩ trong sự liên hệ? Như chúng ta đã nói, suy nghĩ bị giới hạn, mà là một sự kiện. Nếu trong sự liên hệ của chúng ta, suy nghĩ là một nhân tố nổi bật, vậy thì trong sự liên hệ đó nhân tố đó đang gây giới hạn, thế là sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta bị giới hạnvì vậy chắc chắn phải nuôi dưỡng sự xung đột. Có sự xung đột giữa người Ả rập và người Do thái, bởi vì mỗi người đang bám vào tình trạng bị quy định riêng của anh ấy, mà có nghĩa đang bị lập trình; mỗi con người bị lập trình giống như một máy tính. Tôi biết nghe có vẻ tàn nhẫn lắm nhưng nó là một sự kiện. Khi bạn được bảo bạn là một người Ấn từ niên thiếu, phụ thuộc vào một loại tôn giáo hay xã hội nào đó, bạn bị quy định, và trong phần còn lại thuộc sống của bạn, bạn là người Ấn, hay người Anh, người Pháp, người Đức, hay người Nga, hay bất kỳ người gì. Vậy là kia kìa nó đây nè.

 Vì vậy, sự liên hệ của chúng ta, mà đáng ra phải là sự việc lạ thường nhất trong sống, lại là một trong những nguyên nhân của sự phí phạm sống của chúng ta. Chúng ta đang phí phạm sống của chúng ta trong những liên hệ của chúng ta. Khi bạn thực sự thấy đây là một sự kiện, hãy trao sự chú ý của bạn vào nó, đó là, hãy hiểu rõ rất sâu thẳm bản chất của suy nghĩthời gian, mà không liên quan gì đến tình yêu. Suy nghĩthời gian là một chuyển động trong bộ não. Và tình yêu ở phía bên ngoài của bộ não. Làm ơn hãy thâm nhập điều này rất cẩn thận bởi vì cái gì ở phía bên trong của hộp sọ rất quan trọng, nó vận hành như thế nào, những cản trở của nó là gì, tại sao nó bị giới hạn, tại sao có ý thức liên tục này của huyên thuyên, suy nghĩ này đuổi theo suy nghĩ khác, một chuỗi của những hồi tưởng, những phản ứng, những phản hồi, toàn kho lưu trữ của ký ức, và chắc chắn ký ức không là tình yêu. Vì vậy, tình yêu không thể hiện diện, đúng chứ, phía bên trong của bộ não, phía bên trong của hộp sọ. Và khi chúng ta chỉ luôn luôn sống phía bên trong của hộp sọ, tất cả những ngày tháng thuộc sống của chúng ta, đang suy nghĩ, đang suy nghĩ, đang suy nghĩ, vấn đề tiếp nối vấn đề, mà là sống phía bên trong sự giới hạn, chắc chắn điều đó phải nuôi dưỡng sự xung đột và sự đau khổ.

_________________________________________________

Madras, ngày 2 tháng 1 năm 1983

Từ quyển Cái trí Không Đo lường

T

ừ bi là gì? – không phải sự định nghĩa mà bạn có thể tra cứu trong một quyển từ điển. Sự liên hệ giữa tình yêu và từ bi là gì, hay chúng là cùng chuyển động? Khi chúng ta sử dụng từ ngữ ‘sự liên hệ’, nó hàm ý một phân hai, một tách rời, nhưng chúng ta đang hỏi tình yêu có vị trí gì trong từ bi, hay tình yêu là sự diễn tả tột đỉnh của từ bi? Làm thế nào bạn có thể có từ bi nếu bạn phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo nào, theo sau bất kỳ đạo sư nào, tin tưởng cái gì đó, tin tưởng những quyển sách cổ xưa của bạn, và vân vân, bị quyến luyến vào một kết luận? Khi bạn chấp nhận vị đạo sư của bạn, bạn đã đến một kết luận; hay khi bạn tin tưởng mãnh liệt vào Thượng đế hay một đấng cứu rỗi, cái này hay cái kia, liệu có thể có từ bi? Bạn có lẽ làm công việc xã hội, giúp đỡ những người nghèo khổ do bởi thương hại, thông cảm, nhân từ; nhưng liệu tất cả điều đó là tình yêu và từ bi? Trong hiểu rõ bản chất của tình yêu, có chất lượng đó mà là cái trí trong quả tim, đó là thông minh. Thông minhhiểu rõ hay khám phá tình yêu là gì. Thông minh không liên quan gì đến suy nghĩ, đến lanh lợi, đến hiểu biết. Bạn có lẽ rất lanh lợi trong công việc học hành của bạn, trong công việc của bạn, trong có thể tranh luận rất khéo léo, có lý lẽ, nhưng đó không là thông minh. Thông minh theo cùng tình yêu và từ bi, và bạn không thể bắt gặp thông minh đó như một cá thể. Từ bi không là từ bi của bạn hay từ bi của tôi, giống như suy nghĩ không là suy nghĩ của bạn hay suy nghĩ của tôi. Khi có thông minh, không có ‘tôi’ và ‘bạn’. Và thông minh không trú ngụ trong quả tim của bạn hay cái trí của bạn. Thông minh đó mà là tối thượng hiện diện khắp mọi nơi. Chính là thông minh đó mà chuyển động quả đất và những bầu trời và những vì sao, bởi vì đó là từ bi.

 

Bắt đầu dịch ngày: 13:00 ngày 29 tháng 7 năm 2010
Dịch xong: 14:00 ngày 23 tháng 8 năm 2010
Kết thúc: 15:00 ngày 07 tháng 12 năm 2010
In sach:16-2-2010


Đã dịch:
1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
 Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
 Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
 Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
 Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
 Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
 On God
11– Bàn về liên hệ
 On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
 On Education
13 – Bàn về sống và chết
 On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009] 
 On Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
 The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
 On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
 On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
 Beyond Violence
19 – Bàn về học hànhhiểu biết [8-2009]
 On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
 The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
 The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
 The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
 On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
 On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
 The Future of Humanity 
26– Đoạn kết của thời gian
 The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
 Social Responsibility
29– Cá thểxã hội [7-2010]
 Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
 The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
 On mind & thought

Đón đọc:
Bàn về Sự thật
On Truth
Truyền thốngCách mạng
Tradition & Revolution
Tại sao bạn được giáo dục?
Why are you being educated?
Tiểu sử của Krishnamurti
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Beginnings of Learning
Những khởi đầu của học hành

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17183)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :