Chương 24: Ái Dục Khổ Đệ Nhất (Cũng May Chỉ Có Một)

18/01/201112:00 SA(Xem: 14487)
Chương 24: Ái Dục Khổ Đệ Nhất (Cũng May Chỉ Có Một)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Chương 24: Ái dục khổ đệ nhất (Cũng may chỉ có một)

I. DỊCH NGHĨA

Trong các ái dục, sắc dục là nguy hại hơn hết. Cũng may là chỉ có một. Nếu mà có cái thứ hai, có lẽ thiên hạ không ai hành đạo được.

II. LƯỢC GIẢI

Mặc dù ở nội dung của kinh văn, Đức Phật chỉ chú trọng, nhấn mạnh sự nguy hại của sắc dục trong phạm vi của người hành đạo. Người hành đạo là người tu hạnh viễn ly giải thoát, mà ái là sợi dây cột trói con ngườitái sinh. Nhưng trên tinh thần mà nói, thì lời dạy này còn bao quát cho mọi giới và mọi lãnh vực, hễ đam mê rượu chè, sắc đẹp, nhất định người ta sẽ thất bại trong sự nghiệp.

Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật ví sánh sắc dục như là độ nước cần thiết để cho hạt giống thóc sinh trưởng ở mảnh ruộng nghiệp. Nước là yếu tố quan trọng để mầm sinh. Ái cũng vậy, là điều tiên quyết của Hữu: “Này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống và ái là sự nhuận ướt. Chúng sinh bị vô minh che lấp, bị sắc dục trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy sẽ có sự tái sinh. Nghĩa là “hữu” có mặt.”[1] Vướng mắc vào ái là vướng mắc vào sinh tử miên viễn, trong đó đam mê sắc dụccụ thể và nguy hại hơn hết.

Chính sắc dục đã làm đắm lụy biết bao anh tài thế phiệt, sắc dục không phải là sóng nước, mà lại là sóng tình: “Vũ phi kiềm tỏa năng lưu khách. Sắc bất ba đào dị nịch nhân”.

Từ một Napoleon nước Pháp, một Trụ Vương thời phong kiến Trung Quốc, cũng đều bị sắc dục mà tan tành sự nghiệp. Câu nói của một triết gia Tây phương: “Nếu không có đàn bà thì tất cả đàn ông đã ngồi đồng bàn với bậc thánh” hay của Pơrê: “Người đàn bà là thiên đường của cặp mắt và là địa ngục của tâm hồn”, há không làm cho phái nam nhi suy gẫm, cảnh tỉnh hay sao! Mùi vị của sắc dục, có chăng, chỉ là khó chịu: “Sắc dục là liều thuốc đắng”. Sung sướng, khổ đau chỉ là hai mặt của một vấn đề: “Ái tình như đỉnh núi cao: leo lên, người ta ca hát, xuống dốc bên sườn, người ta than khóc”. (An-đơ-rê Thơ-ria).

Hệ lụy của sắc dục quá rõ ràng làm cho chính Napoleon, vị anh hùng đã một thời làm bá chủ châu Âu, cũng là người làm điêu đứng bao trái tim phụ nữ, phải nhận định nó là đầu mối của sự nguy hiểm: “Đàn bà là linh hồn của mọi mưu cơ”.

Cuối cùng, nói như Cô-hin: “Đam mê nữ sắc là ký kết với đau khổ” vì sự đam mê này không đem lại hạnh phúc như người ta tưởng, mà phần nhiều đem lại tai họa không nhỏ. Những bậc vĩ nhân, đạo nhân, A la hán… sở dĩ được nhân loại tôn xưng như vậy là do các vị ấy biết sống ngoài sự trói buộc của sắc dục, nghĩa là sống phạm hạnh, giải thoát.

 

 


[1] Tăng Chi I, tr. 256-257.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58702)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.