Chương 32: Diệt Ái Dục, Ly Sinh Tử

18/01/201112:00 SA(Xem: 17589)
Chương 32: Diệt Ái Dục, Ly Sinh Tử

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Chương 32: Diệt ái dục, ly sinh tử

 I. DỊCH NGHĨA

Đức Phật dạy rằng: Người từ ái dục sinh lo, từ lo sinh sợ. Xa lìa ái dục, chẳng có gì để lo, chẳng có gì để sợ!

II. LƯỢC GIẢI

1/ Xuất xứ của bài kinh này được tìm thấy trong Kinh Pháp Cú kệ số 212-216. Mỗi bài kệ trong năm kệ đều có nội dung tương tự: ái, ái luyến, hỷ ái, tham áidục ái: “Do ái sinh sầu ưu. Do ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái. Không sầu, đâu sợ hãi.”[1] “Ái luyến sinh sầu ưu. Ái luyến sinh sợ hãi. Ai giải thoát ái luyến. Không sầu, đâu sợ hãi.”[2] “Tham ái sinh sầu ưu. Tham ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái. Không sầu, đâu sợ hãi.”[3] “Dục ái sinh sầu ưu. Dục ái sinh sợ hãi. Ai giải thoát dục ái. Không sầu, đâu sợ hãi.”[4] Cả năm bài kệ đều khẳng định dục ái ở mọi mức độ nhiễm đắm của nó, đều dẫn khởi “sự sầu ưu” rồi “sợ hãi”. Sầu ưu là mức độ ban đầu của tác hại ái dục, mức độ sau là sợ hãi: sợ hãi ác nghiệp, quả dị thục hiện bày. Và cả năm bài đều nhấn mạnh tổ chức giải thoát ái dụcgiải thoát mọi ưu sầu. Ưu sầu hết thì không còn gì là sợ hãi “không sầu, đâu sợ hãi”.

2/ Lời dạy của Đức Phật trong Kinh Pháp Cú được kinh văn 42 chương đúc kết thành một bài tổng hợp, còn nhằm khuyến giới, giáo dục hàng phạm hạnh tu sĩ hãy duy trì trọn vẹn phạm hạnh, đừng bị bể vụn, sứt mẻ, tỳ vết… vì phá vỡ phạm hạnh là chiêu vời sợ hãi, không thoát khỏi sinh tử. Do đó, để thực hiện mục đích ly tham, người tu sĩ phải xa lìa dục, chinh phục, chế ngự nó:

“Người bị dục buộc ràng

Vùng vẫy và hoảng sợ

Như thỏ bị sa lưới

Do vậy vị Tỳ kheo

Mong cầu mình ly tham

Nên nhiếp phục ái dục.”[5]

Song đối với các hành giả chuyên tâm định tĩnh, tu tập, trau dồi thiền định, Đức Phật cũng khuyến khích họ từ bỏ mãi mãi sự đắm say các dục hạ liệt, ví sánh nó như hòn sắt nóng cháy đỏ, ai đam mê tất phải bị chúng thiêu đốt.

“Tỳ kheo hãy tu thiền. Chớ buông lung phóng dật. Tâm chớ đắm say dục. Phóng dật, nuốt sắt nóng. Bị đốt chớ than khổ.”[6]

Giáo giới của Đức Phật đối với hàng phạm hạnh Tỳ kheo luôn là khuyên bỏ ái dục. Nếu như ái dục là mạng lưới trói buộc con người trong vòng sợ hãi thì hẳn rằng sống trong vòng ái triền phược, người ấy phải thọ khổ triền miên: “Người bị ái buộc ràng. Vùng vẫy và hoảng sợ. Như thỏ bị sa lưới. Chúng sinh, ái trói buộc. Chịu khổ đau dài dài.”[7]

3/ Thâm ý giáo dục của kinh văn còn nhằm xác quyết giá trị giải thoát, tu chứng của hành giả đã đoạn tận được dục lậu, phiền não. Sự đoạn tận ái dục chính là sự thành tựu quả Bồ đề, thanh tịnh, giải phóng mọi đau khổ:

“Ly ái, không nhiễm ô. Nhổ mũi tên sinh tử”.

Hay: “Ái diệt thắng mọi khổ”.

Hay: “Ái diệt tự giải thoát”.

Hay: “Ái lìa, không chấp thủ”.

Ở một bài kệ, Đức Phật xác quyết điều kiện trở thành bậc Bộc lưu (tức sơ quả) không gì hơn là đoạn tận ái dục: “Tỳ kheo vượt năm ái, xưng danh vượt bộc lưu”. Xa hơn nữa, Đức Phật còn dạy, con thuyền hướng đến Niết bàn phải là con thuyền đã tát cạn nước ái dục trong mạn thuyền: “Tỳ kheo tát thuyền này. Trừ tham diệt ái dục. Thuyền không, đi nhẹ đi mau. Tất chứng đạt Niết bàn”.

Khi định phẩm, phân vị giá trị đạo đức, nhân cách của một vị Bà la môn, theo quan điểm mới của Đức Phật (khác với quan niệm truyền thống của Veda) là vị ấy phải đoạn tận sức sống ái dục như nước không còn bám víu được trên lá sen, hay hạt cải không đứng được trên đầu cây kim nhọn:

“Như nước trên lá sen. Như hạt cải đầu kim. Người không nhiễm ái dục. Ta gọi Bà la môn.”[8]

Trong Kinh Pháp Cú, không chỉ có phẩm Hỷ ái (kệ 109-220), phẩm Tham ái (kệ 383-359) đề cập đến ái dục, mà ngay cả phẩm Bà la môn (kệ 383-423) cũng đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của ái dục. Sự xác quyết của Đức Phật về một Bà la môn theo quan điểm mới, trước sau vẫn là đoạn tận ái dục. Bà la môn mà đoạn tận được ái dục quả là một thành quả lớn lao, có giá trị: “Đối với Bà la môn. Đây không lợi ích nhỏ. Khi ý không ái dục. Tâm hại được chặn đứng. Chỉ khi ấy khổ diệt”.

Hình ảnh của Bà la môn còn được Đức Phật sánh với trăng tròn sáng, không cấu uế mây mù, khi ở nội tâm vị ấy đã hoàn toàn thanh tịnh, tịch tĩnh. Nghĩa là đã đoạn tận hữu ái:

“Như trăng sạch không uế. Sáng trong và tịnh lặng. Hữu ái được đoạn tận. Ta gọi Bà la môn”.

Một vị Bà la môn sau khi đoạn tận ái dục, sẽ giải phóng mọi lưới triền như nghi triền phược, chấp thủ, triền phược, vô sanh triền phược, luân hồi, đau khổ, trong tâm trí chỉ còn lại sự tịch tĩnh, tỉnh giác:

“Vượt đường hiểm nguy này. Nhiếp phục nẻo luân hồi. Đến bờ kia, thiền định. Không dục ái, không nghi. Không chấp trước, tịch tịnh. Ta gọi Bà la môn”.

Và một vị tăng sĩ, từ bỏ đời sống thế tục, sống đời tu sĩ, chỉ được gọi là Xuất gia, Sa môn khi vị ấy có quá trình tu tập, đoạn tận ái dục:

“Ai ở đời đoạn dục. Bỏ nhà sống xuất gia. Dục hữu được đoạn tận. Ta gọi Bà la môn”.

Bậc sa môn trên cơ bản như vậy, còn được gọi là bậc vô vi, theo ý nghĩa, không còn tạo tác hữu lậu nghiệp, sinh tử nghiệp… là cũng do tinh tấn đoạn trừ ái dục, đạt đến chánh tri kiến tuệ giác:

“Đời này Bà la môn. Hãy tinh tấn đoạn dòng. Từ bỏ ái dục lạc. Biết được hành đoạn diệt. Người là bậc vô vi”.

4/ Nhìn chung, nội dung kinh văn phản ánh khá sinh động tác hại của ái dục. Chính ái dục buộc trói con người trong cái lo âu, sợ hãi, lo sợ mất cái mình yêu thích, lo sợ cái ngã, ngã sở, ngã ái bị đánh mất và cũng chính vì vọng ái dụcvị đắng của đau khổ, sinh tử như yêu thích và bị phân ly, xa lìađau khổ (ái biệt ly khổ), do đó, sống ngoài vòng ái dục là sống ngoài vòng đau khổ, không còn ái dục là không còn đau khổ, như trong kinh văn, Đức Phật đã dạy:

“Xa lìa ái dục, chẳng có gì để lo, chẳng có gì để sợ!” vậy.

 

 


[1] Dhp.212.

[2] Dhp.214.

[3] Dhp.215.

[4] Dhp.216.

[5] Dhp.343.

[6] Dhp.371.

[7] Dhp.342.

[8] Dhp.401.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58719)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.