Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

11/04/201412:00 SA(Xem: 21900)
Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam


chua_linh_phong_da_lat_2

Chùa Linh Phong

Địa chỉ: 72C Hoàng Hoa Thám – P.10 – Tp. Đà lạt

ĐT: (063) 382.4092

DUYÊN KHỞI:

...Gần đây, tôi nhận được thư của Ba tôi (tên là Lê Phỉ, 86 tuổi), hiện sống ở Thành phố Dalat, Việt Nam . Ba tôi gắn bó với Dalat từ những năm 50 bằng nghề dạy học (trước 1975), và châm cứu miễn phí cho mọi người (từ những năm 80 đến nay), theo tinh thần của một Huynh trưởng Hướng Đạo.

Trong thư, Ba tôi có nhờ tôi tìm cách kêu gọi sự giúp đỡ từ những người thân quen cho việc Trùng tumở rộng Chánh Điện chùa Lình Phong (Sư Nữ), là chùa Ni độc nhất tại Dalat, được thành lập từ năm 1940, do Sư Bà Thích Nữ Huệ Phước (hiện đã 82 tuổi) trụ trì. Tôi có tìm hiểu trên internet và được biết Sư Bà có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Hoằng Pháp Độ Sinh. Xin đơn cử một bài báo viết về hoạt động này:http://www.phattuvietnam.net/ (xem bài bên dưới)

Theo bài báo thì hàng tháng, vào ngày mồng 8 và 23 Âm lịch, Sư Bà tổ chức Khoá Tu cho người khuyết tật. Vì muốn có chỗ tu tập đàng hoàng rộng rãi hơn, thuận tiện hơn cho quý Ni, phật tử, người khuyết tật… nên Sư Bà mong muốn tu sửa lại Chánh Điện, nhưng tới giờ vì kinh phí hạn hẹp nên mong ước của Sư Bà chưa được thực hiện xong, dù đã sắp bắt đầu mùa mưa. Bài báo dưới đây được đăng chính thức trên trang web phattuvietnam nên nguồn tin đã được kiểm chứng. Bài viết rất xúc động, hình ảnh chụp thực tế với tăng bạt… che cho phật tử trong lúc tu tậpPhật tử / người khuyết tật đến tu còn được đem thức ăn về, cũng như hình ảnh Sư Bà Huệ Phước từ bi, gần gũi, thân thương với đại chúng…

Vì bài báo viết vào năm 2010, tôi đã nhờ Ba tôi xuống Chùa để tìm hiểu thêm, và được biết: Việc này vẫn được Sư Bà duy trì, với số lượng người khiếm thị, khuyết tật đến dự các ngày niệm Phật đã tăng từ 60 (2010) đến hơn 100 (có khi 120) vào thời điểm hiện nay. Dạo sau này, hãng xe Thành Bưởi đã nhận đưa đón tất cả những người khuyết tật, khiếm thị… miễn phí (2 kỳ/tháng). Chùa tặng 1 bữa ăn tại Chùa, bữa đem về và một ít tịnh tài nữa để chia sẽ với việc bà con bỏ một ngày làm việc kiếm sống để đến Chùa tu học. Tuy vậy, do việc xây dựng Chánh Điện còn đang dang dỡ nên việc tu tập vẫn còn thực hiện ngoài trời, trong khi mùa mưa đang đến rất gần…

(Nguyên Phương / Hương Lê)


CHÙA LINH PHONG (Đà Lạt):
Điểm tựa của người khuyết tật
11/09/2010 11:51:00
Nguyên Quang – Hoàng Minh

blankLinh Phong ni tự, ngôi chùa ni đầu tiên của xứ Lâm viên, tọa lạc cuối đường Hoàng Hoa Thám, trên một ngọn đồi cao của xóm trại hầm, thuộc phạm vi thành phố Đà Lạt.

Ngôi cổ tự này được thành lập vào những năm 40, 50 của thế kỷ trước. Ban đầu chỉ là ngôi niệm Phật đuờng nhỏ do hòa thượng Thích Bích Nguyên sáng lập, sau được sư bà Thích Nữ Từ Hương vị tổ ni đầu tiên của Lâm Đồng xây dựngtrú trì

Được sư trưởng Thích Nữ Huệ Phước, trưởng tử của sư bà Từ Hương tiếp quản, ngày càng có nhiều hoạt động tâm linhxã hội, lợi ích cho chúng sinh được tổ chức.

Song song với kỳ thọ bát quan trai, niệm Phật, tụng kinh thuyết pháp, nổi bật trong những ngày gần đây là khóa tu dành cho người tàn tật do ni trưởng, quý ni Linh Phong phối hợp với nhóm khuyết tật “ Vòng Tay Yêu Thương”, và các anh chị ban kinh nhạc gia đình Phật tử tổ chức.

Khóa tu được định kỳ tổ chức 1 tháng 2 lần vào ngày mùng 8 và 23 hàng tháng.

Có mặt tại đây sau những giờ phút lắng đọng tâm tư niệm Phât, phóng viên được vinh hạnh tiếp chuyện với ni trưởng Huệ Phước, sư cô Minh Tiến, và chị Yêm (trưởng nhóm khuyết tật).

Hội người tàn tật “vòng tay yêu thương” hiện đang sinh hoạt trong một gian nhà nhỏ, chưa có 1 ai đỡ đầu, nhân một dịp sau rằm tháng tư thì ni trưởngsư cô Minh Tiến có lên thăm hỏi, thì có ghi nhận được mỗi người tàn tật 1 hoàn cảnh ai cũng khó khăn.

Ni trưởngsuy nghĩ, nếu như đem những tặng phẩm về vật chất tặng cho họ thì vật chất rồi cũng hết. Trong vô lượng kiếp do những nhân duyên không lành theo lý nhân quả, đến ngày nay thì họ phải thụ lĩnh một quả không được tốt đẹp, nên ni sư muốn gieo duyên cho người tàn tật đến với Phật pháp, để cho họ thoát được những cảnh khổ, và cũng nhằm xóa đi khoảng cách mặc cảm, hòa nhập họ với cộng đồngxã hội, làm sao cho họ thấy nhẹ nhàng xoa dịu được nỗi đau.

Chuyến thăm của nhóm tàn tật đến chùa Linh Phong, đã gây cho ni trưởngni chúng một sự xúc độngcảm thông. Có một em trong đoàn khuyết tật muốn lễ Phật trong chính điện nhưng không có khả năng.

Chứng kiến cảnh này, ni trưởng cảm thương, thao thức, trăn trở tìm cách để giúp đỡ.

Sau một thời gian suy nghĩ và bàn bạc, sư trưởng đi tới quyết định thành lập đạo tràng niệm Phật cho người tàn tật, dù ít hay nhiều nhưng cũng gây được cho họ một nhân duyên về Phật pháp. Sư cũng muốn tạo cho họ thanh thản về tinh thần trong cuộc sống hiện tại.

Nói là làm, ni trưởngni chúng Linh Phong Ni tự bắt tay hợp đồng xe, may dù bạt và khởi động tổ chức cho người tàn tật một khóa tu niệm Phật.

Nỗi lo đầu tiên là cách di chuyển lên khu vực hành lễ do chính điện quá cao và nếu làm cầu thang thì vẫn có một số vị di chuyển không được và xe lăn lên cũng rất khó khăn.

Trong các buổi chiều, ni sư thường đi lại vòng quanh chùa trăn trở tìm một lối đi thích hợpthuận tiện với việc đi lại. Cuối cùng ni trưởng quyết định trần thiết bàn Phật trước không gian chính điện, rộng và khá bằng phẳng, người tàn tật sẽ được các Phật tử và quý ni đưa bằng đường bên hông.

Nỗi lo thứ hai là về vấn đề che nắng mưa và, thứ ba là phương tiện giao thông đi lại.

Rất may mắn khi hợp đồng xe, phía nhà xe sau khi nghe chùa tổ chức hoạt động nên đã đồng ý bớt kinh phí từ hai triệu đồng lúc ban đầu xuống một triệu đồng một tháng.

Vấn đề ăn uống, ni sư cười và nói đây là vấn đề không khó mấy, nếu ngày hôm đó có dư về mặt kinh phí thì ni sư cũng cố gắng làm 1 phần ăn nhiều hơn, nếu không có có thì bớt mỗi thứ lại 1 chút, tuy cực nhưng miễn sao tinh thần họ thanh thảnthoải mái.

Sư trưởng vui mừng và nói “khi tổ chức hoạt động lần đầu tiên thì chỉ có hơn 30 Phật tử, sang lần hai thì đã có 60 vị tham dự, và có thể tăng lên đây là dấu hiệu đáng mừng”.

Làm được hoạt động này, ni sưni chúng thấy rất vui vì những người tàn tật đã cởi mở tâm trạng hơn, thỏai mái, vui vẻ hơn.

Dù khó khăn trước mắt nhưng sư và ni chúng sẽ cố gắng tổ chức và duy trì hoạt động này. Sư cô Minh Tiến nói rằng “Tâm nguyện của một người xuất gia là trên cầu Phật đạo dưới hóa độ chúng sinh, người tu sống là cho và đây là niềm vui trong công tác hoạt động Phật sự của chùa Linh Phong”.

Được biết ni sư đang vận động một chương trình giúp đỡ thêm cho con em người khuyết tật được đến trường, xin khắp nơi nhưng dây vẫn là một việc hết sức khó khăn về vấn đề học phí, vì ở Đà Lạt có một số trường, nhưng họ chỉ đồng ý giúp đỡ cho trẻ em mồ côi, và không có sự giúp đỡ cho con em người tàn tật. Có những em học rất giỏi, nhưng không có ai giúp đỡ.

Ni sư có trình bày với các trường và hội chữ thập đỏ về vấn đề miễn phí kinh phí để các em được đến trường, nhưng không có sự trả lời. Thâm chí là giảm 50% học phí nhưng vẫn không được.

Ni trưởng có kêu gọi quý thân hữu Phật Tử và đã vận động được 5 suất học bổng. Dù có khó nhưng Ni trưởng ước nguyện đỡ đần được cho họ và vận động xây cho người tàn tật xây một mái nhà để thuận tiện cho họ trong vấn đề sinh hoạt, mong có một nguồn quỹ và có thêm người gíup đỡ đỡ đần cho người tàn tật có cuộc sống tốt hơn, và vơi đi bớt những nỗi buồn.

Cô Yêm trưởng nhóm người khuyết tật “vòng tay yêu thương” cho biết khi đến chùa sinh hoạt, nghe kinh, cô và những người bạn trong hội được trải nỗi lòng, và chuyển hướng đến với Phật pháp, và đó làm điều cô tâm đắc nhất.

Sinh ra làm người ai cũng muốn có cơm ăn áo mặc, và ai cũng mong muốn có một sức khỏe tốt , những người khuyết tật đã không may có những nỗi niềm bất hạnh, nhiều khi trong gia đình người ta chưa hiểu nhau , vì trong thời đại, với cuộc sống này ai cũng bận mưu sinh, họ cũng ít quan tâm đến vấn đề tâm linh hay trăn trở đến con họ hoặc thân nhân.

Khi người tàn tật đến với đạo tràng niệm Phật thì tấm lòng họ được cởi mở rất nhiều. Một Phật tử trong đạo tràng người khuyết tật cho biết “Khi bước đến chùa thì tâm hồn thanh thản hơn, và những cái khó khăn trong cuộc sống được dẹp bỏ”. 

Theo phóng viên ghi nhận, có một anh hôm nay đi sinh hoạt trên chiếc xe lăn với hoàn cảnh rất khó khăn, rất nghèo, phải thuê phòng trọ. Anh mới qua một cơn bạo bệnh tưởng rằng đã chết. Chủ nhà sợ anh chết nên đòi đuổi đi. Hôm nay mới hồi phục, khi nghe tới niệm Phật thì anh rất mừng và xin đi. Việc niệm Phật đã mang đến rất hạnh phúcan lạc cho người tàn tật như anh rất nhiều.

Khởi đầu, nhóm “vòng tay yêu thương” đến với nhau bằng yêu thương và chỉ mượn được 5 triệu của giáo xứ gần nơi hội sinh hoạt làm vốn, và mỗi tháng phải trả lại 300 ngàn. Để đến với khóa niệm Phật thì có một số vị hy sinh việc kiếm sống, nên đến với hoạt động này, hy sinh miếng cơm manh áo, đây quả là tấm lòng rất to lớn.

blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Ni trưởng đang thăm hỏi các bà con khuyết tật

Bài và ảnh của Nguyên Quang – Hoàng Minh (Phật Tử Việt Nam)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/11/2020(Xem: 3931)
06/12/2020(Xem: 4267)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.