Chùa An Lạc -hải Phòng :nơi Đợi Những Tấm Lòng

11/05/20234:26 SA(Xem: 1407)
Chùa An Lạc -hải Phòng :nơi Đợi Những Tấm Lòng
CHÙA AN LẠC - HẢI PHÒNG:
NƠI ĐỢI NHỮNG TẤM LÒNG

(Nguyễn Đông Nhật)
19 tháng 10 năm 2018

chua an lac hai phongRời xa những tiếng động phố phường, suốt gần 50km từ TP.Hải Phòng về huyện Vĩnh Bảo, mùi hương lúa đang vào hạt theo gió, tràn ngập lòng chiếc bus băng qua đêm tối như một “chất dẫn”, đưa tôi trở lại với những hồi ức về một thời thơ trẻ của chốn đồng quê Việt.

Cái tâm trạng dịu dàng ấy lại được làm  đầy  một cảm xúc sâu xa khi bước vào sân chùa: các cụ phụ lão đang ngồi hàn huyên chuyện đạo - chuyện đời. Lòng càng thêm mối thâm cảm khi được biết rằng, suốt từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay, cái “mầm Phật” vẫn tồn tại qua bao biến thiên của một giai đoạn hào hùng, khắc nghiệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ngôi chùa này, theo đánh giá của những cán bộ Sở Văn hóa Hải Phòng, đã có từ khoảng hơn 400 năm trước. Trong bóng tối lờ mờ, không thể nhận biết rõ ràng nhưng ngầm phỏng đoán cũng có thể hiểu được rằng, những gạch ngói gỗ đá kia hẳn không phải là dấu vết của ngôi cổ tự thuở ban sơ.

Khoảng hơn 21 giờ, nhiều cụ ra về, còn lại một cụ bà giăng mùng ngủ bên hiên nhà: tối nào, các cụ cũng đến đây sinh hoạt và luôn thay nhau ở lại một người. “Ở với chùa”.

MỒ HÔI CỦA TÍN TÂM

Sáng hôm sau, khoảng 7 giờ, nhiều cụ lại đến thăm. Và kể chuyện chùa cho người “khách lạ”, là tôi. Bằng cách nói đầy hình ảnh, các cụ Nguyễn Thị Khảnh (79 tuổi), Lưu Thị Na (76 tuổi), Lưu Thị Huyến (79 tuổi) đã “vẽ” lại những năm các cụ còn bé, theo bố mẹ đến chùa lễ Phật. Rồi những năm tháng đổ nát vườn không chùa đổ trong thời kỳ chống Pháp. Sau chiến tranh, ngôi cổ tự  ngày nào chỉ còn trơ cái nền cũ. Điều may mắn là, một số tượng Phật đã được bà con đưa về gìn giữ tại đình làng. Sự việc này thật có ý nghĩa khi nhìn dưới góc độ văn hóa: chùa - đình - đền - miếu là những biểu hiện của đặc điểm “dung hòa” trong đời sống tinh thần của cộng đồng Việt qua lịch sử...

Làm sao ghi lại hết những giọt mồ hôi, những đồng tiền chắt chiu của người dân ở một làng quê nghèo trong cố gắng dựng lại mái chùa xưa (!?). Đứng trong khuôn viên chùa, có thể hình dung lại cái cảnh đất vườn chùa bị đào khoét thành ruộng trồng lúa sát đến tận mép nền chùa. Nhưng rồi, bà con lại hiến đất ruộng để tạo dựng lại chùa. Phải bao nhiêu tấn cát đất để trả lại những gì “ngày xưa” vốn có? Và nhất là tấm lòng của Phật tử trong vùng, nếu biết rằng, tâm quy ngưỡng Phật pháp của bà con thường khi chỉ có thể thể hiện ở mức đóng góp từ vài trăm đến vài ngàn đồng! Trước chánh điện, pho tượng Đức Quán Âm là do cô Ba Nga ở Đà Nẵng, một tín đồ Thiên Chúa giáo hiến tặng vào ngày 25-12-2005. Còn pho tượng Phật A Di Đà là do cô Kiều Liên, một Phật tử ở Quảng Trị hiến cúng, cũng vào ngày ấy, năm sau...Và bao nhiêu những góp sức thầm lặng khác?...

CHÙA ĐÃ CÓ SƯ

Năm nay 88 tuổi, cụ bà Nguyễn Thị Sắng móm mém bày tỏ một sự thật: “Ông ạ, nước có vua, chùa có sư, nhà có chủ”. Vị tu sĩ tại ngôi chùa An Lạc này là Đại đức Thích Mẫn Thiện, quê quán tận tỉnh Đồng Tháp (Nam Bộ) đã “đi ngược dòng” để thực hiện một tâm nguyện tốt: trùng tu ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn 400 năm để chăm bón cho hạt Bồ đề  được xanh tốt trên một vùng đất phương Bắc. Trước khi chuyển hẳn hộ khẩu về ngôi chùa này (tháng 5-2005) theo bổ xứ của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thầy đã được theo hầu - và - học một số bậc tôn túc. Có khá nhiều gian khó, dù chọn đường tu là đã  “đi nguợc” nếp  sinh hoạt của người thế gian: đặc điểm văn hóa khác, lề lối sống khác, giọng nói khác và vô vàn cái những cái... khác khác. Nhất là đối với một tu sĩ vừa ngoài ba mươi tuổi, khi đến địa phương này. Những việc thầy đã  làm được trong mấy năm qua là quy hoạch lại đất vườn chùa cho yêu cầu xây dựng trong tương lai, xây lại bốn ngôi tháp đã xiêu đổ, làm rào, trồng cây xanh cho một chốn lan nhã... Nhìn đống gạch khoảng chỉ hơn 1.000 viên do bà con đóng góp đã bắt đầu lên rêu xanh mà chưa thể đưa vào xây dựng lại dãy nhàTổ khoảng 270m2, tôi biết, thầy đã hết sức vất vả với những gì đã làm. Và sẽ còn phải vượt qua bao nhiêu gian khó nữa: lễ khởi công đặt đá đã diễn ra hơn hai năm rồi, mà đến nay, nền móng vẫn chưa hình thành! Không biết đến bao giờ thầy mới có được sự trợ duyên cần thiết để hoàn thành được tâm nguyện tốt đẹp này, trong khi, riêng những việc của “ngày thường”, lắm khi, chỉ với khoản tiền điện mỗi tháng chỉ khoảng 100.000 đồng, thầy đã phải “hẹn nợ” với nhân viên ngành điện?

GỬI LỜI TIN - NGUYỆN

Chia tay ngôi chùa An Lạc (thôn Quán Khái, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). Buổi trưa, gió tháng 10 và những cụm mây xám sáng dồn dập trôi về hướng Tây Nam . Cánh đồng hương lúa xa thổi vào tận đáy lòng một mùi hương của hiện tại - hồi ức. Chia tay thầy Mẫn Thiện, những giờ phút sơ kiến sơ giao ngắn ngủi mà sao như đã quen biết từ lâu! Chia tay những cụ ông - cụ bà, dù không hiểu biết gì nhiều về lý thuyết Phật học (mà đâu phải chỉ cần như thế) nhưng lòng thì tràn đầy niềm tín tâm chơn phác, để hiểu thêm về sự “không mờ” của cái gọi là lòng tin. Lòng người trần thế vốn nhiều vướng bận, nên tôi không tránh khỏi nỗi bùi ngùi khi nghĩ về tâm nguyện của thầy Mẫn Thiện và của những bà con Phật tử ở cái làng quê nghèo này. Nhưng tôi lại mơ màng, biết đâu, từ lòng tinchí nguyện hướng về Tam bảo của những con người như thế, rồi một ngày nào đó, sự mong cầu ấy sẽ không còn chỉ là một giấc mơ. Còn riêng tôi, kẻ dừng chân chốc lát nơi đây, xin được làm người đưa tin nhỏ bé, gửi tâm nguyện của những người con Phật nơi đây đến với khoảng không cao ngút mắt kia. Và, thầm tin - nguyện rằng, Hư Không sẽ là nơi đón nhận - trả lời.
(Theo báo Giác Ngộ)
Nguồn tin: https://giacngo.vn/chua-an-lac-hai-phong-noi-doi-nhung-tam-long-post1654.html 

___________________

TÂM THƯ KÊU GỌI QUYÊN GÓP XÂY DỰNG
CHÙA QUÁN KHÁI - AN LẠC THIỀN TỰ, HẢI PHÒNG 
Ngày 01-1-2014

Kính thưa:
Chư tôn Thiền đức tăng, ni
Quý nam nữ phật tử - Quý vị mạnh thường quân hảo tâm
 
Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm phục vụ và phát triển, để lại những trung tâm Phật giáo có bề dày lịch sử, để lại những bậc Tăng tài, những gương sáng của thiện nam tín nữ phật tử ảnh hưởng thâm hiểu giáo lý đức Phật phục vụ cho đời, cho đạo.

Trải qua dòng lịch sử luôn chuyển ấy của Phật giáo nói chung, của An Lạc thiền tự (chùa Quán Khái) nói riêng cộng thêm phần phồn vinh cho đạo phápđạo đức, thấm nhuần hơn bốn trăm năm qua vào thế kỷ thứ XVI một địa phương thuần nông bên dòng sông Hóa hiền lành sừng sững một ngôi tự viện là chốn thanh tu cho bậc tiền nhân Tăng lữ thời bấy giờ.

Chạy suốt dòng lịch sử ấy, khắc nghiệt của thiên nhiên, chiến tranh và bàn tay con người vô thức xâm hại, để lại một phế tích hoang tàn vườn không chùa trống, chỉ còn trơ móng cũ.
 
Được hồng ân Tam Bảo gia hộ, được các cấp lãnh đạo chính quyền giúp đỡ thuận tình cho phép khôi phục lại di tích xưa bằng giấy phép số 5743CV-UB của UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 15/12/2003, đến nay năm 2013 một chặng đường mười năm mà chưa khởi công được, vì chùa nằm vùng nông thôn sâu cách trung tâm thành phố hơn 50km kinh phí không có.
 
Con trò có tâm nguyện khôi phục lại di tích xưa dể làm nơi tu tập cho chư tăng, ni, phật tử hiện tại hôm nay và mãi mãi sau cho Phật pháp được trường tồn.
 
Con trò thành kính kêu gọi quý ngài và quý vị tận tình ủng hộ cho tâm nguyện này sớm thành hiện thực.
 
Kính nguyện hồng ân tam bảo gia hộ cho quý ngài và quý vị vô lượng kiết tường.
Nam mô Hoan Hỉ Tạng Bồ tát.
 
Mọi sự ủng hộ xin gửi về:
An Lạc Thiền Tự (chùa Quán Khái), xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng.
Trụ trì: Thích Mẫn Thiện
Điện thoại: 0913.030039 / 0313506386
STK: 101010004942273, Ngân hàng Vietin Bank, 116 Tô Hiệu, Tp.Hải Phòng

thu ngo xay dung chua an lac
____________________________


TIẾNG KÊU CỨU
TỪ MỘT NGÔI CHÙA CỔ Ở HẢI PHÒNG

April 30, 2023

Lời tòa soạn: Chúng tôi có nhận một email dưới đây và theo số điện thoại, chúng tôi có gọi về VN và thưa chuyện với thầy trụ trì và thầy kể lại một cuộc đời hết sức bi kịch chỉ vì không chịu thỏa mãn nhu cầu tham lam của cán bộ địa phương. Kính mời quý vị đọc bài báo trong nước do thầy trụ trì cung cấp. Nguyễn Xuân Nam

CHÙA ĐA, XÃ VĨNH PHONG, HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐT: 0983197507 / 0913030039
EMAIL: anlacthientu@gmail.com


Kính gửi: 
1.Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội nước CHXHCNVN
2. Văn Phòng Chủ Tịch nước CHXHCNVN
3. Văn Phòng Chính Phủ nước CHXHCNVN
4. Đại Tướng TÔ LÂM Bộ Trưởng Bộ Công An nước CHXHCNVN
5. Các Cơ Quan Thông Tấn Báo Chí Trong Nước và Quốc Tế

Chuyện hi hữu về một nhà sư

Vị sư nào “biết điều”, sẵn sàng để cho chính quyền quản lý có quyền quyết định việc chi tiêu cho chùa thì đương nhiên là mối quan hệ giữa họ và nhà chùa sẽ tốt đẹp, mọi việc sẽ thông đồng bén giọt. Còn nơi nào sư trụ trì muốn tự quản, tỏ ra không muốn những đồng tiền thiện tâm kia bị xà xẻo, rơi vào những cái túi tham thì lập tức mối quan hệ với chính quyền địa phương rơi vào tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

Nhà sư đó là Đại đức Thích Mẫn Thiện, trụ trì chùa Đa_ An Lạc Thiền Tự tại thôn Quán Khái, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. Đã 19 năm nay, vị sư này không có hộ khẩu, không được cấp chứng minh ND, thẻ cử tri, nghĩa là tự nhiên bị tước quyền công dân không văn bản. 

Chúng ta đều biết bất cứ một người Việt Nam nào sinh ra và lớn lên trên đất Việt Nam đến tuổi quy định đều được hưởng quyền công dân tức là có hộ khẩu, có chứng minh ND và được quyền bầu cử. Sư Thích Mẫn Thiện đường đường trụ trì một chùa ở địa phương nói trên mà không có 3 thứ đó, khác nào bị tước quyền công dân. Chúng ta biết rằng chỉ người đi tù mới bị tước quyền này. Hẳn bạn đọc sẽ lấy làm ngạc nhiên vì sao lại có chuyện kỳ cục, có thật 100% mà cứ như đùa vậy

Để biết tường tận và diễn biến vụ việc có một không hai này, mời bạn đọc tìm báo Kinh doanh & Pháp luật từ số 89 trở lại sẽ rõ. Tôi xin không nhắc lại mà muốn nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác. Thông thường, trước bất cứ sự việc gì xảy ra, người ta đều nghĩ đến câu châm ngôn “không có lửa, sao có khói?”. 

Là người Việt Nam, ai cũng biết câu hỏi này. Tôi cũng vậy. Khi nghe chuyện một nhà sư ở Hải Phòng bị như trên, tôi cũng nảy ý nghĩ: Chắc chắn nhà sư này không bình thường mà phải có những việc làm gì đó bất ổn, tệ lắm nên mới bị chính quyền cư xử như vậy. Và tôi tò mò để thời gian tìm hiểu từ nhiều nguồn thì được biết cái gọi là “lửa” như thế này đây. Sư Thích  Mẫn Thiện quê ở Đồng Tháp, được mời về trụ trì Chùa Đa- An Lạc Thiền Tự tại xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ 19 năm trước 2005_2023. Lúc mới về, sư được chính quyền ở thôn, xã quý hóa. Mọi việc diễn ra tốt đẹp, không có chuyện gì giống như mọi nhà chùa ở mọi nơi. Có lẽ tình hình sẽ mãi như thế nếu không có sự việc một người quê gốc ở đây nhưng sống ở Hà Nội đã cung tiến chùa do sư Thiện trụ trì 40 triệu đồng để xây dựng, chỉnh trang chùa. 

Khoản tiền này khi ấy là rất đáng kể. Chính quyền muốn quản lý, chủ trì việc tu bổ. Nhưng sư không đồng ý mà đề nghị tự lo vì trong thâm tâm ông không lạ gì việc xà xẻo, rút ruột để cuối cùng tiền bị rơi rụng, chẳng còn được là bao cho nhà chùa. Vậy là do không đạt được ý định của mình, một vài cán bộ lãnh đạo ở địa phương đã không dè dặt tỏ rõ sự “thay lòng đổi dạ” đối với vị sư mà trước đó họ từng ủng hộ. Trong mắt nhiều nhà lãnh đạo ở các xã, thôn có chùa chiền, những khoản cung tiến, công đức của nhân dân giành cho chùa là nguồn đáng kể, họ cho là béo bở. 

Vị sư nào “biết điều”, sẵn sàng để cho chính quyền quản lý có quyền quyết định việc chi tiêu cho chùa thì đương nhiên là mối quan hệ giữa họ và nhà chùa sẽ tốt đẹp, mọi việc sẽ thông đồng bén giọt. Còn nơi nào sư trụ trì muốn tự quản, tỏ ra không muốn những đồng tiền thiện tâm kia bị xà xẻo, rơi vào những cái túi tham thì lập tức mối quan hệ với chính quyền địa phương rơi vào tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Và cứ thế, lâu dần, “cái xảy nảy cái ung”, mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng trầm trọngdễ hiểu là các chức sắc địa phương bèn tìm cách hất sư trụ trì đi khỏi địa phương sớm ngày nào hay ngày ấy. Nhưng việc đó lại không dễ dàng vì phụ thuộcquyết định của giáo hội Phật giáo

Thế là hai bên không muốn nhìn mặt nhau. Và đương nhiên là nhà sư sẽ bị ngược đãi. Chuyện của sư Thích Minh Phượng trụ trì chùa Chân Long ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất Hà Nội cũng khởi nguồn như vậy. Sự việc này đã làm nóng nhiều số báo Kinh doanh & Pháp luật năm ngoái. Đến giờ mới chỉ bớt nóng chứ chưa nguội. Và sư Thiện ở Vĩnh Phong, Vĩnh Bảo cũng cùng chung số phận.

Chỉ vì lòng tham không được thỏa mãn mà dẫn đến việc người ta nỡ đối xử tệ bạc với nhà sư. Suốt từ bấy đến nay, 19 năm, không làm sao bật được sư đi nơi khác nên người ta đã để cho vị như là ngoài vòng pháp luật. Khác với sư Phượng ở Thạch Thất, Hà Nội, sư Thiện không kiện cáo, kêu oan ở đâu mà chỉ im lặng ngậm đắng nuốt cay. Nhưng những tăng ni Phật tử và có thể nói là tất thảy dân ở địa phương đều rất quý trọng và thương sư Thiện nên đã đồng thanh lên tiếng phản ứngkêu oan cho ông. Họ tìm đến báo chí và báo Kinh doanh & Pháp luật là một địa chỉ tin cậy để họ bày tỏ sự phản ứng mãnh liệt đối với chính quyền sở tại và khẩn thiết yêu cầu các cơ quantrách nhiệm phải xử lý vụ việc ngang trái này. Ngay lập tức, những người được nhà báo gặp để tìm hiểu sự việc và phát biểu trên báo bị chính quyền gửi “giấy mời” đến dự một cuộc họp có cái tên kỳ dị là “Hội nghị công cần”. 

Nói là hội nghị nhưng sự thực chỉ có 5 người họ cho là nhiệt tình nhất trong việc cung cấp thông tin cho nhà báo “được” mời. Và không có “hội” và “nghị” gì mà chỉ là mỗi người được công an địa phương đưa vào một phòng riêng rồi hỏi và trả lời giống như hỏi cung vậy. Sau đó, người “khai” ký vào văn bản. Tôi lấy làm lạ trước cái tên “hội nghị”. Từ bé đến nay, từng học ở trường văn chương ra, viết tới cả nghìn bài báo và nhiều tác phẩmchưa bao giờ tôi nghe cái danh từ “công cần” gắn với một hội nghị. Cho rằng có thể mình chưa biết hết kho từ ngữ Việt Nam, tôi bèn gọi điện thoại hỏi mấy người bạn cũng là nhà văn, nhà ngôn ngữ về cái từ quái dị này thì họ cũng đều không biết. 

Có lẽ chính quyền xã Vĩnh Phong đã sáng tạo thêm một từ mới để làm phong phú thêm từ điển tiếng Việt? Bịa ra một cái tên ngớ ngẩn rồi gắn với một hội nghị rất vớ vẩn chẳng khác gì bịp người dân. Chính quyền xã định hăm dọa những người đã làm việc, cộng tác với báo chí chăng? Họ đã vi phạm nghiêm trọng luật báo chí, trong đó nghiêm cấm kẻ nào có hành vi gây khó khăn, đe dọa nhà báo tác nghiệp và công dân cung cấp thông tin cho báo chí. Luật báo chí cũng nêu rõ mọi người được quyền biết các thông tin về tất cả các lĩnh vực xã hội. Báo chí, giới truyền thông chính là lực lượng giúp họ được hưởng quyền lợi này.

Tôi hỏi nhiều người dân đang sống ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng thì được biết sư Thích Mẫn Thiện là người đàng hoàng, được dân quý trọng, còn chính quyền xã thì bị họ mất niềm tin. Không khó hiểu vì khi chính quyền quay lưng lại với dân thì không thể khiến họ tin được. Dân còn nói ngoài việc đối xử tệ, ngược đãi sư Thiện, những người lãnh đạo chính quyền còn có nhiều khuất tất trong việc xử lý đất đai và nhiều việc khác mà với tư cách dân thường, họ không biết được cụ thể.

Đã từ lâu nay, tệ nạn “cường hào mới” ở những vùng nông thôn Việt Nam không còn là chuyện mới mẻ, xa lạ gì. Nhưng đến mức quá đáng, vi phạm trắng trợn pháp luật của những người lãnh đạo chính quyền xã Vĩnh Phong đến mức để dân bất bình cao độ, hầu như không còn chút tín nhiệm gì thì quả là không thể chấp nhận, nhất là đây không phải vùng sâu vùng xa gì, chỉ cách thành phố Hải Phòng một khoảng cách không xa. Mà cũng lạ. Một chính quyền xã lộng hành như thế, mất lòng dân như thế mà trên huyện, trên thành phố không hề biết. Không biết thật tức là quan liêu hay là nếu can thiệp, xử lý thì “há miệng mắc quai”? 

Tội trên đã rất đáng trách. Còn nếu “mắc quai” thì quả là không còn gì để nói. Hải Phòng vốn dĩ đã đình đám, “nổi tiêng”cả nước về vụ cưỡng chế thu hồi đất sai luật ở Tiên Lãng xảy ra cách đây chưa lâu. Nay lại thêm vụ chính quyền không cấp hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ cử tri cho một nhà sư để cho nạn nhân mất quyền công dân suốt 19 năm nay (2005-2023). 

Có thể tác hại của vụ liên quan đến nhà sư này không lớn bằng vụ Tiên Lãng. Nhưng tác hại về chính trị, về sự suy giảm niềm tin của dân vào chính quyền thì không hề thua kém. Tôi nghĩ rằng những nhà lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo và TP. Hải Phòng chắc chắn không muốn điều này tiếp tục xảy ra trên địa bàn quản lý của mình./.

TS Nguyễn Đình San



Chùa Đa xã Vĩnh Phong Hải Phòng



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/11/2020(Xem: 3931)
06/12/2020(Xem: 4266)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.