Biến Đổi Khí Hậu Vấn Nạn Thế Kỷ 21 - Ths. Bs. Phạm Văn Toại

13/11/201112:00 SA(Xem: 7492)
● Biến Đổi Khí Hậu Vấn Nạn Thế Kỷ 21 - Ths. Bs. Phạm Văn Toại

NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 188
KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRONG PHẬT GIÁO

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
vấn nạn thế kỷ 21
ThS. BS. PHẠM VĂN TOẠI

Các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đang nỗ lực hết mình để tìm bằng chứng về nguyên nhân và hệ quả của vấn đề, và hướng đến một giải pháp tối ưu cho vấn nạn này. Các nhà lãnh đạo thiện chí khắp nơi trên thế giới cũng đang cố gắng dùng uy tín của họ để thức tỉnh người dân ý thức hơn về vấn đề này, đồng thời kêu gọi hành động trong khả năng của mỗi người, nhằm hướng đến một địa cầu văn minhtốt đẹp hơn trong tương lai. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao hiện tượng hâm nóng toàn cầu lại có sức tác động lớn lao đến nhân loại như vậy, và đến thời điểm hiện tại, các bằng chứng khoa học đã giải thích vấn đề này như thế nào, đồng thời giải pháp tốt nhất mà chúng ta phải thực hiện là gì?

Tình trạng chung 

Chiều hướng hiện thời của khí hậu thay đổi tệ hơn tình cảnh tệ nhất mà Hội đồng Liên chính phủ về Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc (IPPC) dự đoán, với những ảnh hưởng gây hại và thường là chết người đã được thấy qua những hiện tượng khắc nghiệt như bão, lũ lụt, hạn hán và sóng nhiệt. Cho dù thế giới giảm khí thải nhà kính, địa cầu cũng sẽ cần thời gian để phục hồi từ các loại khí đã có trong bầu khí quyển. Trước hết, chúng ta hãy xem xét qua những bằng chứng gần đây nhất của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến đời sống của con người và các sinh vật khác trên địa cầu như thế nào?

Băng ở Bắc cực tan rã

Bắc cực, hay Bắc Địa cực, có lẽ không còn băng đá vào năm 2012, tức là 70 năm sớm hơn dự tính của IPCC. Không có lớp băng đá bảo vệ để phản chiếu ánh nắng, 90% nhiệt từ mặt trời có thể đi vào nước, từ đó làm tăng tốc độ hâm nóng toàn cầu. Sự thay đổi về lớp băng phủ ở Bắc cực thật bi thảm. Tin tức từ trang mạng Guardian của Anh cũng cho biết rằng Cục điều tra địa chất Mỹ (USGS) mới đây đã tiết lộ những hình ảnh phản ánh sự biến đổi khí hậu toàn cầu, mà một thời những hình ảnh này bị che giấu dưới thời Tổng thống Bush nắm quyền. Những hình ảnh này được chụp từ 10 năm trước đây từ vệ tinh do thám của quân đội Mỹ, phản ánh sự thực về lớp băng trên diện tích rộng lớn tại những khu vực vĩ độ cao đang tan nhanh, ảnh hưởng nguy hại đến khu vực Bắc cực.

Những tấm hình mới được công bố phản ánh rõ sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang thay đổi toàn bộ khu vực Bắc cực. Băng tuyết mất đi trong mùa hè năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 1 triệu km2, biến đổi khí hậu toàn cầu đang thay đổi khí hậu và môi trường của Bắc cực. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo về sự biến đổi khí hậu, và là thách thức lớn nhất trong thời đại chúng ta.

Một thay đổi khác ở Bắc cực là sự tan chảy của lớp hàn băng, bình thường là lớp đất đóng băng có chứa khí mê-tan. Sự tan chảy của lớp băng này trong những năm gần đây đã khiến cho khí mê-tan thoát ra, với mức độ khí quyển đã tăng cao đột ngột kể từ năm 2004. Hâm nóng toàn cầu với nhiệt độ tăng ngoài 20C có thể gây ra thêm hàng tỷ tấn khí mê-tan thoát ra và đi vào bầu khí quyển dẫn đến thiệt hại thảm khốc cho sự sống trên địa cầu.

Khi các tảng băng khổng lồ ở Băng đảo và Nam cực cũng tiếp tục tan rã, thì thảm họa nước biển dâng cao và bão tố mãnh liệt hơn được dự kiến sẽ theo sau. Nếu toàn bộ băng miền Tây của Nam cực tan rã, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ dâng ít nhất 3,3 đến 3,5 mét, ảnh hưởng hơn 3,2 tỷ người, là phân nửa dân số thế giới sống trong vòng 200 dặm của bờ biển. Các khoa học gia cho rằng, nếu tất cả băng đá ở Nam cực tan rã, mực nước biển có thể dâng đến một mức độ cao hơn dự đoán, nghĩa là cực kỳ nguy hại hơn cho mọi sự sống trên địa cầu.

Lở đất & tỵ nạn
do khí hậu thay đổi

Hiện tại, ít nhất 18 đảo đã bị chìm ngập hoàn toàn trên thế giới, với hơn 40 đảo khác đang trong nguy cơ. Một tường trình từ Tổ chức Quốc tế về Di cư tuyên bố rằng có lẽ có 200 triệu người, hoặc thậm chí có thể đến 1 tỷ người sẽ phải tỵ nạn do khí hậu thay đổi trước 2050, hoặc ngay trong thời chúng ta. Đây là những người phải rời xa đảo hoặc nhà ở tại miền duyên hải của họ, do mực nước biển dâng cao hoặc lớp hàn băng tan rã khiến cho toàn thể cộng đồng hoặc quốc gia phải chìm và sụp đổ.

Hội từ thiện Oxfam cũng có một bản phân tích chỉ ra rằng các cư dân sống tại các hòn đảo trên Thái Bình Dương đã dần dần nhận ra ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong đó chủ yếu là sự thiếu thốn thức ăn và nước sạch, sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét và bão lụt. Một số người đã phải rời bỏ quê hương của mình và số lượng người vô gia cư đang gia tăng. Cư dân tại các hòn đảo này sẽ không tìm được nơi định cư mới trên quốc gia của mình và buộc phải trở thành những người tỵ nạn khí hậu.

Sông băng rút ngắn & thiếu nước

Đa số sông băng của địa cầu sẽ biến mất trong vòng vài thập niên, gây nguy hiểm cho sự sinh tồn của hơn 2 tỷ người. Một tỷ người trong số này sẽ chịu ảnh hưởng của sông băng Himalaya rút ngắn, hiện đang xảy ra với một tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, với hai phần ba của hơn 18.000 sông băng trong vùng đang rút ngắn. Những ảnh hưởng đầu tiên của sông băng tan rã là lũ lụt và lở đất. Khi sông băng tiếp tục rút ngắn, sẽ đưa đến lượng mưa giảm, hạn hán tàn phá và thiếu nước.

Những vùng biển chết

Khí hậu thay đổi đang tạo ra những vùng biển được gọi là vùng chết, con số hiện nay là hơn 400 vùng. Thảm trạng này xảy ra do nước thải phân bón phần lớn đến từ chăn nuôi, dẫn đến sự thiếu hụt khí oxy cần cho sự sống. 

Sức nóng kỷ lục

Thập niên vừa qua, có ít nhất hai lần nhiệt độ trung bình được ghi nhận là cao đến mức kỷ lục trong lịch sử địa cầu. Năm 2003, cơn sóng nhiệt kỷ lục xảy ra ở châu Âu, gây thiệt mạng cho hàng vạn người. Sóng nhiệt cũng gây ra cháy rừng tệ nhất chưa từng thấy trong lịch sử nước Úc. Ngoài ra, các nhà khoa học Anh thuộc Trung tâm Met Office Hadley cũng dự đoán rằng, năm 2009 sẽ là năm nóng nhất kể từ năm 2005 và nhiệt độ có khả năng tăng tiếp trong những năm sau này.

Bão gia tăng

Cường độ và thời gian kéo dài của các cơn bão nhiệt đới đã được ghi nhận là tăng 100% trong 30 năm qua, các khoa học gia tại Học viện kỹ thuật MIT ở Mỹ cho biết, rất có thể là do nhiệt độ đại dương tăng cao liên quan đến khí hậu.

Loài hoang dã bị tuyệt chủng

Các nhà sinh thái học hàng đầu cho rằng, mức giảm thú hoang do tuyệt chủng xảy ra quá nhanh, đến nỗi không có sự so sánh hiện tại. Các khoa học gia hiện cũng tiên đoán rằng, 16.000 loài có nguy cơ tuyệt chủng trên địa cầu có thể bị tuyệt chủng 100 lần nhanh hơn dự báo trước đây.

Hạn hán & sa mạc hóa

Ở Nepal và Úc, nạn cháy rừng năm nay tăng mạnh do tình trạng hạn hán. Tại châu Phi, người dân nhiều nơi đã kiệt quệ do hạn hán. Theo Liên Hiệp Quốc, nạn sa mạc hóa, thường là kết quả từ việc đốn quá nhiều cây cối và những hư hại gây ra từ những hoạt động như chăn thả bò, đang ảnh hưởng phúc lợi của hơn 1,2 tỷ người tại hơn 100 quốc gia bị nguy cơ. Lượng nước sạch quý báu cũng đang khô cạn, như là các dòng nước ngầm bên dưới thành phố chính như Bắc Kinh, Delhi, Bangkok, và hàng chục vùng khác như các Tiểu bang Trung tây nước Mỹ; trong khi sông Hằng, Jordan, Nile, và Dương Tử đã giảm xuống còn nhỏ giọt đa số thời gian trong năm. Hạn hán tệ nhất của Trung Quốc trong năm thập niên, các vụ mùa trọng yếu bị mất tại ít nhất 12 tỉnh miền Bắc, gây tổn thất cho quốc gia hàng tỷ đôla để cứu trợ hạn hán cho nông dân bị thiệt hại.

Sức khỏe con người

Theo cuộc nghiên cứu tại Thụy Sĩ, khí hậu thay đổi đã chịu trách nhiệm cho khoảng 315.000 người tử vong mỗi năm, với 325 triệu người khác bị ảnh hưởng trầm trọng. Điều này cộng thêm vào một sự tổn thất kinh tế 125 tỷ đôla mỗi năm. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là các quốc gia đang phát triển ở châu Phi, và các vùng khác bị đe dọa lớn ở Nam Á và những đảo quốc nhỏ. Tình hình dịch bệnh mới xuất hiện và tốc độ lây lan đáng lo ngại là bằng chứng sống về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe con người.

Giải pháp

Những bằng chứng về hiện tượng hâm nóng toàn cầu gây biến đổi khí hậu đã thực sự quá rõ ràng qua các nghiên cứu khoa học cũng như những thiên tai xảy ra khắp nơi. Trong khi các chính phủ trên thế giới đang cố gắng thực hiện những giải pháp chống lại sự thay đổi khí hậu, những ảnh hưởng của vấn nạn này tiếp tục gia tăngnâng cao cường độ, với bão tố, lụt lội, hạn hán, sóng nhiệt và những thiên tai khác đang xảy ra thường xuyên.

Thông tin nổi bật nhất gần đây cho thấy khí mê-tan độc hại gấp 25 lần, tính theo mỗi tấn, hơn khí cacbonic trong việc gây nên hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Những con số tính được này là dựa trên ảnh hưởng hâm nóng trung bình của mê-tan trong 100 năm. Tuy nhiên, chu kỳ phân hủy của mê-tan nhanh hơn CO2 rất nhiều, chỉ sau 10 năm là không dò ra được và hầu như biến mất sau 20 năm. Như vậy, nếu lấy trung bình trong một thế kỷ thì ảnh hưởng của mê-tan sẽ giảm đi đáng kể so với CO2, và nếu tính trung bình trong 20 năm, khả năng hãm nhiệt của mê-tan là 72 lần mạnh hơn khí cacbonic.

Khí mê-tan thải ra nhiều nhất là từ hoạt động của con người, đặc biệt là ngành chăn nuôi nông súc. Mê-tan thải ra từ lãnh vực năng lượng như mỏ than, xưởng lọc dầu, hơi thoát ra từ ống dẫn gas có thể được giảm thiểu qua những thay đổi và cải tiến kỹ thuật. Nhưng khí mê-tan thoát ra từ ngành chăn nuôi là nguồn khí thải tệ nhất do con người gây ra. Tiến sĩ Kirk Smith, giáo sư ngành Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu tại Đại học Berkeley, California nói: “Mê-tan là khí thải nhà kính thứ hai được biết đến nhiều nhất, nhưng mãnh liệt hơn rất nhiều. Nguồn khí thải mê-tan lớn nhất của nhân loại là từ chăn nuôi nông súc”. 

Hiện thời, chính quyền các nước đang chú trọng vào những giải pháp để giảm khí cacbonic, nhưng những bằng chứng mới nhất này cho thấy chúng ta nên tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn trước, cụ thểchúng ta phải giảm thiểu khí mê-tan. Tiến sĩ Kirk Smith cho rằng, các khoa học gia về khí hậu cần phải nhấn mạnh hậu quả tai hại của mê-tan nhiều hơn nữa. Ông nói: “Chắc chắn chúng ta phải đối phó với CO2 rồi, nhưng nếu muốn có một tác động khí hậu trong 20 năm tới, cách để làm giảm bớt khí nhà kính, quan trọng hơn hết là khí mê-tan”. Thật vậy, giảm mức độ khí mê-tan toàn cầu ngay lập tức sẽ cho phép chúng ta tranh thủ được nhiều thời gian hơn để tập trung vào những mục tiêu dài hạn khác, như là việc chuyển sang nguồn năng lượng bền vững.

Nói đơn giản hơn là các bằng chứng khoa học đã xác nhận rằng khí mê-tan đóng vai trò rất quan trọng trong sự hâm nóng toàn cầu, vì mức độ hãm nhiệt mạnh hơn gấp nhiều lần so với CO2. Tuy nhiên, chu kỳ phân hủy của khí này lại rất nhanh, chúng ta phải mất cả thế kỷ mới loại bỏ được khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển, trong khi đó chỉ cần vài năm là đã có thể giảm được đáng kể lượng khí mê-tan nếu chúng ta chịu tập trung vào mục tiêu cấp thiết này. Do đó, cách nhanh nhất và hữu hiệu nhất để khiến việc này xảy ra, mà mỗi cá nhân chúng ta đều có thể làm được là giảm tiêu thụ thịt động vật, hay là chuyển sang lối dinh dưỡng không có thành phần động vật. Vì ngoài những lợi ích thật sự cho môi trường, dinh dưỡng không có thành phần động vật còn giảm được nguy cơ mắc các dịch bệnh và các bệnh mãn tính khác như tim mạch, tiểu đường và ung thư… dựa vào các chứng minh y học gần đây.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/04/2012(Xem: 14442)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.