Chánh Niệm Ngọn Đèn Thắp Sáng Hiện Hữu - Thích Tâm Tịnh

28/10/201012:00 SA(Xem: 15899)
Chánh Niệm Ngọn Đèn Thắp Sáng Hiện Hữu - Thích Tâm Tịnh

CHÁNH NIỆM NGỌN ĐÈN THẮP SÁNG HIỆN HỮU 
Thích Tâm Tịnh

LỜI DẪN NHẬP

“Thất niệm là bóng đêm
Chánh niệm là ánh sáng
Đưa tỉnh thức trở về
Cho thế gian tỏ rạng”. 
Thiền sư Nhất Hạnh

Chánh niệm là một pháp vô cùng quan trọng. Như ánh sáng xoá tan màn đêm u ám, đem lại sự tỏ rạng cho thế gian, cũng vậy, Chánh niệm sẽ dẹp sạch đêm dài vô minh, khổ não, đem lại ánh sáng trí tuệ an lạc cho chúng sanh. Qua đó chúng ta thấy: muốn được an vui thì phải luôn giữ Chánh niệm. Chỉ có Chánh niệm mới có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn gian khổ, vượt qua mọi phiền não chướng ngại để đạt đến hạnh phúc an vui như Thiền sư Nhất Hạnh đã dạy:

“Hít vào tâm tĩnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời”.

Chỉ có giờ phút hiện tại mới là giờ phút đẹp nhất. Nhờ an trú trong hiện tại nên tâm ta được tĩnh lặng. Khi tâm đã tĩnh lặng thì nụ cười mới thật sự là nụ cười an lạc, nụ cười được xuất phát từ một tâm hồn yên tĩnh, thoát tục, siêu phàm.

Có một câu chuyện giữa Đức Phật và các ngoại đạo như sau:

Các ngoại đạo hỏi Phật:

-Nghe nói đạo Phật là đạo giác ngộ, vậy đạo Phậtphương pháp gì và các vị tu như thế nào mỗi ngày?

Phật đáp:

-Ta đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ...

Các ngoại đạo hỏi Phật tiếp:

-Phương pháp đó có gì đặc biệt đâu thưa Ngài, ai lại không đi, không đứng, không nằm, không ngồi, không tắm giặt, không ăn ngủ?

Phật đáp tiếp tục:

-này các ông, phương pháp đó đặc biệt lắm! Khi đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi, đang tắm, đang giặt, đang ăn, đang ngủ... thì ta biết ta đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi, đang tắm, đang giặt, đang ăn, đang ngủ... còn đối với các ông thì khi đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi, đang tắm, đang giặt, đang ăn, đang ngủ...các ông chẳng biết mình đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi, đang tắm, đang giặt, đang ăn, đang ngủ.”[7,3]

Câu chuyện trên cho ta thấy an trú trong Chánh niệm là điều quan trọng nhất trong sự nghiệp tu tập.

Qua những trang kinh, chúng ta thấy Đức Phật luôn sống trong Chánh niệm, từ lúc vào thai mẹ cho đến khi nhập Niết-bàn, không lúc nào Ngài không an trú Chánh niệm. Chẳng những tự thân an trú Chánh niệm, Đức Phật còn thường xuyên nhắc nhở đệ tử của mình an trú trong Chánh niệm. Như trong kinh Di giáo Đức Phật đã dạy: “các thầy tỳ-kheo, cầu thiện tri thức, cầu thiện hộ trì và cầu thiện hổ trợ đều không bằng không quên Chánh niệm. Không quên Chánh niệm thì giặc phiền não hết cách xâm nhập tâm trí. Thế nên các thầy hãy luôn luôn tập trung Chánh niệm lại nơi tâm trí. Mất Chánh niệmmất công đức. Nếu Chánh niệmnăng lực vững mạnh thì dẫu phải vào trong đám giặc ngũ dục, cũng không bị chúng sát hại; tựa như tướng sĩ lâm trận mà mặc áo giáp lát đồng, thì không còn sợ hãi gì nữa. Đó là hạnh không quên Chánh niệm”[6,24]

Qua đoạn kinh trên, Đức Phật đã sơ lược cho ta thấy tầm quan trọng của Chánh niệm, tai hại của sự mất Chánh niệm, lợi ích của Chánh niệm và khuyên chúng ta phải luôn luôn giữ Chánh niệm.

Để khỏi phụ lòng từ bi cao cả của Phật, chúng ta cần phải tìm hiểu xem Chánh niệm là gì, tai hại của sự thiếu Chánh niệm ra sao, lợi ích của Chánh niệm như thế nào, tu tập Chánh niệm ra sao, tính thiết thực của Chánh niệm đối với bản thân, đối với xã hội. Có tìm hiểu kỹ lưỡng về Chánh niệm, thấy rõ lợi ích của Chánh niệm, chúng ta mới ra sức thực tập Chánh niệm và hướng dẫn mọi người thực tập theo để tất cả cùng đạt được giác ngộ, giải thoát, và luôn luôn được an lạc, hạnh phúc.

Chánh niệm là một đề tài rất phong phú. Kinh điển Bắc tông có cách hiểu về Chánh niệm khác với kinh điển Nam tông. Trong bài luận văn này, người viết chỉ trình bày về Chánh niệm theo một vài kinh thuộc hệ Nam tông.

Trước khi chuyển sang phần nội dung chúng con xin thành kính tri ân:

_Hoà thượng Thượng Như Hạ Ý, Hoà thượng Bổn sư của chúng con, là người luôn luôn đốc thúc, nhắc nhở chúng con trau dồi giới đức và mở mang trí huệ.

_Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ đại đức tăng, giáo thọ Trường Trung Cấp Phật Học Khánh Hoà, những vị đã trao truyền cho con những bài giáo pháp căn bản và những kinh nghiệm quí báu làm nền tảng cho cả quá trình tu học.

_Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, đại đức tăng, giáo thọ Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại thành phố Hồ Chí Minh đã truyền trao cho chúng con những kiến thức hết sức cần thiết cho việc tu tập cũng như hoằng pháp trong hiện tạivị lai.

-Hội đồng điều hành Học viện PGVN tại TP HCM

_Hai vị đại thí chủ, người đã cho chúng con phương tiện quý báu để hành đạo là tấm thân tứ đại này, người luôn luôn theo dõi, động viên con trên bước đường tu học.

_Hoà thượng Thượng Đức Hạ Chơn, thượng toạ Trụ trì cùng chư thượng toạ đại đức tăng tại tu viện Quảng Hương Già Lam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho con có nơi ăn, chốn ở và nơi tu tập trong suốt thời gian theo học tại Học viện.

_Giáo sư Trần Tuấn Mẫn, người đã hết lòng giúp đỡ con hoàn thành tập luận văn này

_Tất cả các vị thiện nam, tín nữ đã góp công góp của giúp con có đủ cơm ăn, áo mặc và phương tiện tu học trong suốt thời gian qua.

Công đức các vị ân nhân ấy đối với con thật là to lớn, con không biết làm sao để đền đáp cho được, chỉ biết nguyện sẽ ra sức tu họchành đạo, hoằng pháp, lợi sanh để đem công đức này dâng lên cho các vị. Con xin cầu nguyện chư Phật gia hộ cho các vị Thân tâm thường an lạc, Tuệ đăng thường chiếu, Trí tánh thường minh, Bát nhã hoa khai, Đạo tâm bất thối.

B.NỘI DUNG

I.CHÁNH NIỆM :

1.Định nghĩa:

Chánh niệmthành phần thứ bảy trong Bát Chánh Đạo. Chánh là Chân chánh, niệm là nhớ nghĩ. Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chánh, là sự quán chiếu bốn đối tượng: thân, thọ, tâm, pháp, hay nói cách khác Chánh niệm chính là sự ý thức về tất cả các hiện tượng từ vật lý đến tâm lý đang xảy ra ở đây ngay trong giây phút hiện tại.

2.Nội dung kinh Niệm xứ:

Khi nghiên cứu về Chánh niệm, chúng ta không thể không tìm hiểu sơ lược về Kinh Niệm xứ bởi vì kinh này nói về Chánh niệm tương đối rõ ràng và đầy đủ.

Kinh Niệm xứ nằm trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya, kinh số 10), và cũng có trong kinh Hán tạng. Tên Pali của kinh là Satipathana sutta. Sati tức là niệm. Đây là một kinh hết sứ quan trọng và cần thiết cho những người học Phật. Tu mà không biết kinh này, không học kinh này thì thật là thiếu xót. Điều ấy cũng giống như người nông phu mà không nhận ra hạt giống hay là không biết cày bừa vậy. Kinh Tứ niệm xứ dạy chúng ta thực tập quán niệm về thân thể, thực tập Chánh niệm về cảm thọ, về tâm hành và về các pháp.

Giờ ta thử tìm hiểu xem Tứ niệm xứ là gì? Tứ là bốn, niệm là quán niệm, xứ là nơi chốn. Tứ niệm xứ có thể được dịch là bốn chỗ quán niệm. Thượng Tọa Thích Chơn Thiện có trình bày về Tứ Niệm xứ như sau:

Tứ niệm xứ chính là thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứpháp niệm xứ. Ta có thể nói Chánh niệm chính là tứ niệm xứ như trong kinh Trung bộ, Thế Tôn dạy:

"Thế nào là Tứ niệm xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán thân nơi thân, tinh cần, tỉnh giác, Chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ nơi các thọ, tinh cần, tỉnh giác, Chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm nơi tâm, tinh cần, tỉnh giác, Chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp nơi pháp, tinh cần, tỉnh giác, Chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời". (Trung Bộ I, tr. 57).

a. Thế nào là quán thân ở nơi thân?

Quán thân nơi thân có thể được biểu hiện bằng các hình thức sau:.

“- Hình thức thứ nhất: Ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, và theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở ra, vào dài ngắn thì biết là dài ngắn, giữ niệm tỉnh giác, hành giả tập biết cảm giác toàn thân khi thở vô, thở ra ("Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô... vị ấy tập") và tập nhiếp cho thân an tịnh khi theo dõi hơi thở vào, ra và giữ niệm giác tỉnh, hay quán tánh sanh khởi, tánh đoạn diệt trên thân, giữ tâm không chấp thủ, an trú Chánh niệm.

Như vậy là một hình thức quán thân nơi thân. (Theo Sđd., tr. 57)

- Hình thức thứ hai: Khi hành giả đi, đứng, nằm ngồi, làm việc, hành giả biết mình đang đi, đứng..., đang làm việc và giữ Chánh niệm tỉnh giác, không chấp trước bất cứ vật gì ở trên đời.

- Hoặc hành giả quán sát thân mình từ lòng bàn chân lên đến tóc (gồm có ba mươi hai thứ sai biệt), biết thân chỉ là một chiếc túi bất tịnh đựng đủ ba mươi hai thứ bất tịnh, nhưng vẫn giữ Chánh niệm tỉnh giác, không nương tựa, chấp trước một vật gì ở đời. Hoặc hành giả quán tánh sanh diệt trên thân và giữ Chánh niệm tỉnh giác. (Trung Bộ I, Sđd., tr. 58).

- Hoặc quán thân này do bốn đại (địa, thủy, hỏa, phong) sanh, chỉ là do bốn đại cấu hợp thành, hoặc quán tánh sanh diệt nơi thân, và giữ Chánh niệm tỉnh giác, không chấp thủ, nhiếp phục tham ưu.

- Hình thức thứ ba: Quán sát bất tịnh nơi thân hoặc quán thi thể ở nghĩa địa với các tướng sình, thối, dòi, vữa v.v... hoặc quán tánh sanh diệt nơi thân và giữ Chánh niệm tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu, không nương tựa, chấp trước một vật gì ở đời.

Như vậy là tu tập quán thân nơi thân. (Theo Sđd., tr. 58).

b. Thế nào là quán thọ nơi thọ?

Khi ở nơi thân và tâm khởi lên cảm thọ lạc, khổ, hỷ, ưu, xả hay bất khổ bất lạc thì hành giả biết là có cảm thọ khởi lên như vậy. Biết rằng đó là cảm thọ thuộc vật chất hay không thuộc vật chất, là cảm thọ ở trong hay ở ngoài, và giữ Chánh niệm tỉnh giác, quán tánh sanh diệt của các thọ mà không khởi niệm chấp trước nương tựa bất cứ một vật gì trên đời.

Như vậy là sống quán thọ nơi các thọ. (Theo Trung Bộ I, Sđd., tr. 59).

c.Thế nào là quán tâm nơi tâm?

Hành giả theo dõi tâm mình, biết rằng tâm có tham khi tham tâm khởi lên, biết rằng tâm có sân khi tâm sân khởi, biết rằng tâm có si, v.v... hay là tâm không có tham, không có sân, không có si, biết rằng tâm đang quảng đại hay hẹp hòi, biết rằng tâm có định hay không, hành giả quán sanh diệt của tâm và giữ Chánh niệm tỉnh giác, không chấp thủ một vật gì ở đời.

Như vậy là quán tâm ở nơi tâm. (Sđd., tr. 59).

d. Thế nào là quán pháp nơi các pháp?

Hành giả theo dõi năm triền cái để thấy rõ tâm mình đang vướng mắctriền cái nào. Hoặc quán tánh sanh diệt của các triền cái. Hoặc quán pháp ở nơi Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), quán Ngũ uẩn tập khởi, Ngũ uẩn đoạn diệt với Chánh niệm, tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu, không chấp thủ.

Hoặc quán pháp trên Lục căn, Lục trần, do duyên hợp của căn trần kiết sử (tham, sân) khởi, hành giả biết các kiết sử khởi lên trong mình và giữ Chánh niệm tỉnh giác.

Hoặc quán pháp trên Thất giác chi, xem trong thân mình hiện đang có giác chi nào (hoặc đã sanh, hoặc chưa sanh...) và giữ Chánh niệm, tỉnh giác.

Hoặc quán pháp trên Tứ Thánh đế: đây là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo, quán tánh sanh diệt của các pháp và giữ Chánh niệm tỉnh giác, không chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Như thế là tu tập quán pháp ở nơi các pháp”.[8,368]

II..ĐẶC TÍNH CỦA CHÁNH NIỆM:

“1.Chánh niệm là một tấm gương soi thực tại. Nó phản ánh những gì đang có mặt trong giây phút hiện tại này y như nó đang xảy ra, không có thiên kiến.

2.Chánh niệm là một sự quán sát không phán xét. Nó là một khả năng quán sát nhưng không phê bình của tâm. Nhờ vậy, ta có thể nhìn sự vật mà không chỉ trích, không lên án. Không có một điều gì làm cho ta ngạc nhiên. Ta chỉ đơn giản quân bình chú ý vào sự việc như nó thật sự là, trong trạng thái tự nhiên của nó. Ta không cần phải quyết định và cũng không phê phán.

Chúng ta không thể nào quán sát những gì đang xảy ra trong ta nếu không cùng một lúc chấp nhận sự có mặt của nó trong tâm mình. Điều này đặc biệt đúng đối với những tâm thức tiêu cực. Muốn quan sát nỗi sợ của mình, trước nhất ta phải chấp nhận là mình sợ hãi. Chúng ta không thể nào khám xét được nỗi khổ của ta nếu ta không chịu chấp nhậntrọn vẹn. Những nhức nhối, buồn lo, bực tức, và tất cả những cảm thọ bất an khác cũng y như vậy. Chúng ta không thể nào quan sát được một sự việc gì trọn vẹn nếu ta cứ lo chối bỏ sự có mặt của nó. Bất cứ một kinh nghiệm nào đang có mặt trong ta, Chánh niệm sẽ chấp nhận nó.

3. Chánh niệm là một sự quan sát vô tư. Nó không thiên vị một bên nào. Nó không bị dính mắc vào những gì nó nhận thức. Nó chỉ nhận thức một cách đơn giản. Chánh niệm không bị những trạng thái tốt đẹp làm mê đắm, và cũng không tránh né những trạng thái xấu xa. Không nắm bắt những gì dễ chịu, cũng không xua đuổi những gì khó chịu. Chánh niệm đối xử với tất cả kinh nghiệm, mọi tư tưởng, mọi cảm thọ đều bình đẳng như nhau, không có gì được đưa lên, cũng không có gì bị đè xuống. Chánh niệm không có sự thiên vị.

4. Chánh niệm là một ý thức không cần ý niệm hay nói cách khác Chánh niệm là sự nhận diện đơn thuần. Nó không phải là suy nghĩ, nó không có liên quan gì đến tư tưởng hoặc ý niệm. Nó không dính líu gì đến ý tưởng, ý kiến hoặc ký ức. Nó chỉ nhìn và quan sát. Chánh niệm ghi nhận hết những kinh nghiệm nhưng không hề so sánh. Nó không dán nhãn hiệu hoặc phân loại chúng. Nó quan sát mọi việc như là chúng đang xảy ra lần đầu tiên. Đây không phải là một sự phân tích dựa trên ký ức và những suy tưởng mà đó chính là một kinh nghiệm trực tiếp và tức thì về bất cứ một điều gì đang xảy ra, không cần đến tư tưởng. Chánh niệm có mặt trước tư tưởng trong tiến trình nhận định.

5. Chánh niệm là sự ý thức trong giây phút hiện tại. Nó có mặt ngay bây giờ và ở đây. Chánh niệm quan sát những gì đang xảy ra ngay trong giờ phút này. Nó luôn luôn ở trong giây phút hiện tại, lúc nào cũng đứng ngay trên đầu ngọn sóng thời gian đang lướt qua.

Để rõ đặc tính này chúng ta có thể đọc qua câu chuyện do HT Nhất Hạnh kể lại như sau:

Một hôm, có vị vua nọ nghĩ rằng: "Giá mà vua trả lời được ba câu hỏi thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:

1/ Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?

2/ Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?

3/ Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?

Nghĩ thế vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được ba câu hỏi đó. 

Các bậc hiền thần đọc chiếu liền tìm đến kinh đô nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau. Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không đồng ý với vị nào cả và chẳng ban thưởng cho ai hết. Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định chất vấn một ông Đạo. Ông Đạo này nổi tiếng là người có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi gặp ông Đạo và hỏi ba câu hỏi kia vì vị Đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo. Chẳng bao giờ ông chịu tiếp những người quyền quí. Nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới và một mình vua trong y phục một thường dân trèo lên am của ông Đạo. Nhà vua gặp ông Đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ ông Đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông Đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông Đạo đã già yếu. Mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hổn hển. Nhà vua tới gần ông Đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông Đạo trả lời giúp ba câu hỏi: làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước?".

Ông Đạo lặng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất. Nhà vua nói: "Ông Đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị Đạocảm ơn, trao cuốc cho vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vòng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông Đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc", nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại tiếp tục cúi xuống cuốc đất.

Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua, rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc và nói với ông Đạo:

"Tôi tới để xin ông Đạo trả lời cho mấy câu hỏi, nếu ông Đạo không trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho tôi biết để tôi còn về nhà".

Chợt lúc đó, ông Đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa", nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng, máu chảy ướt đẫm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động, miệng rên rỉ. Vua và ông Đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngưng chảy. Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước.

Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống, khi đó mặt trời đã khuất núi và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông Đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường của ông Đạo. Ông ta nhắm mắt nằm im. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa mà ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi nhà vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc lâu sau vua mới nhớ được là mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng. Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì cất giọng rất yếu: "Xin bệ hạ tha tội cho thần!" , vua đáp: "Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha?", người kia đáp: "Bệ hạ không biết hạ thần nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ. Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được, bởi vì ngày xưa trong chinh chiến Bệ hạ đã giết mấy người anh và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa. Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông Đạo sĩ nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường xuống núi. Nhưng đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ. Hạ thần lại gặp bọn vệ sĩ. Bọn này nhận mặt được hạ thần cho nên đã xúm lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được, chạy lên đây. Nếu không có bệ hạ thì chắc hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần, hạ thần hối hận quá. Giờ đây nếu hạ thần còn sống thì hạ thần nguyện làm tôi mọi cho Bệ hạ suốt đời và hạ thần cũng sẽ bắt các con hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho thần".

Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng, nhà vua rất vui mừng. Vua không những hứa tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta và gởi ngay thầy thuốc cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.

Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về, nhà vua trở lên tìm ông Đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lập lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông Đạo đang quỳ gối xuống đất mà gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua. Vị đạođứng dậy nhìn vua đáp: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà". Vua hỏi trả lời bao giờ đâu nào. Ông đạo đáp: "Hôm qua nếu vua không thương hại bần đạo già mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi và nhà vua sẽ tiếc là đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian vua đang cuốc đất, nhân vật quan trọng nhất là bần đạo đây và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ông ta thì ông ta sẽ chết và vua không có dịp hoà giải với ổng, cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này nhé: chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại, giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc. Bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống". [4, 93]

6. Chánh niệmý thức không có một cái ngã. Nó xảy ra không cần đến cái tôi nào hết. Với Chánh niệm, chúng ta nhìn mọi hiện tượng mà không cần phải cộng thêm những ý niệm như là tôi hoặc của tôi. Ví dụ có một cái đau nơi chân, bình thường, tâm bạn sẽ nói “ tôi bị đau” Với Chánh niệm, ta chỉ đơn giản ghi nhận cảm giác ấy như là một cảm giác. Ta sẽ không gắn thêm lên đó một ý niệm về một cái tôi dư thừa. Chánh niệm ngăn chặn không cho ta thêm bất cứ một cái gì vào nhận thức của mình hoặc bỏ bớt ra.

7. Chánh niệm là một ý thức về sự thay đổi. Nó quan sát dòng biến chuyển không dừng của mọi hiện tượng. Nó theo dõi sự vật trong khi chúng đang thay đổi. Chánh niệm nhìn thấy được tiến trình sinh ra, lớn lên và già dặn của mọi hiện tượng. Nó nhìn chúng tàn hoại và tiêu diệt. Chánh niệm theo dõi sự vật trong từng giây phút, không gián đoạn. Nó quan sát tất cả mọi sự kiện dù đó là vật lý, tâm lý hay cảm thọ. Nó quan sát sự sanh lên diệt đi. Nó thấy được phản ứngcảm xúc của mình đối với chúng. Trong Chánh niệm, ta là một người quan sát vô tư, không thành kiến với một công việc duy nhấtghi nhận hết những gì đang đi ngang qua thế giới nội tâm của mình. 

8. Chánh niệm là sự quan sáttham dự:

Hành giả vừa là người quán chiếu mà cũng vừa là người tham dự. Nếu ta theo dõi cảm thọ hoặc cảm xúc của mình, thì cũng ngay trong lúc ấy ta đang cảm nhận nó. Chánh niệm không phải là một chức năng thuộc về tri thức. Nó chỉ thuần tuý là một ý thức. Chánh niệm rất vô tư và khách quan, nhưng không có nghĩa là nó dửng dưng hay lạnh lùng, ngược lại nó là một kinh nghiệm sống rất sinh động, một sự quán chiếu có tham dự trong quá trình của sự sống.

III.VỊ TRÍVAI TRÒ CỦA CHÁNH NIỆM

1.Vị trí của Chánh niệm

 

Chánh niệmvị trí rất quan trọng trong quá trình tu tập đúng như Thiền sư Nhất Hạnh đã viết: “Chánh niệm là trái tim của sự thực tập, vì vậy ta phải học thật kỹ về Chánh niệm. Tất cả các chi phần khác của Bát chánh đạo sẽ không thể thành tựu khi ta không phát triển Chánh niệm”[5, 217]

 

Chánh niệmyếu tố hết sức cần thiết, nó là yếu tố căn bản cho các yếu tố trong Bát chánh đạo, không thể nào có chánh kiến, chánh tư duychánh ngữ nếu khôngChánh niệm. Và ngay trong chánh nghiệp, chánh mạngchánh tinh tấn, vai trò của Chánh niệm cũng quan trọng không kém. Chánh niệm tỉnh giácyếu tố tâm thức trọng yếu nhất trong quá trình tu tập. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích sau: “Đến đây, hành giả đã thấy rõ, trên suốt lộ trình tu tập của Đạo đế hay là trên con đường Thiền định, Chánh niệm tỉnh giácyếu tố tâm thức trọng yếu nhất; nó có mặt từ bước đi đầu tiên cho đến bước đi cuối cùng”[8, 381]

Chánh niệm là cốt tủy của sự tu tập trong đạo Bụt, và tông phái nào cũng lấy phép thực tập Chánh niệm làm căn bản. Thật vậy, chúng ta thấy rõ ràng từ Tịnh độ tông cho đến mật tông thiền tông, luật tông, dù là tông phái nào đi nữa, nếu muốn tu tập đạt kết quả đều cần phảiChánh niệm. Giả sử tu Tịnh độ mà không có Chánh niệm, nghĩa là không chú ý vào câu Phật hiệu mà cứ cho tâm chạy nhảy thoải mái thì biết chừng nào mới được nhất tâm bất loạn. Đối với hành giả trì chú cũng vậy, nếu khôngChánh niệm, cứ để tâm rong ruổi mãi thì làm sao có thể đạt đến chỗ tâm và chú là một thể thống nhất. Hoặc như hành giả trì luật, nếu khôngChánh niệm thì khi phạm giới không biết mình đang phạm giới thì làm sao có thể giữ cho giới thể của mình sạch như băng tuyết được. Qua đó ta thấy Chánh niệm là cốt tuỷ của sự tu tập trong đạo Phật.

Tóm lại, Chánh niệm là khởi điểm, tụ điểm, cao điểm của thông điệp Đức Phật đúng như NYANAPONIKA THERA đã viết: “Nếu trên kia chúng ta đã bảo rằng tâm học là khởi điểm, tụ điểm, cao điểm của thông điệp Đức Phật, bây giờ chúng ta có thể bảo thêm rằng Chánh niệm cũng chiếm chính cái vị trí như thế trong tâm học Phật giáo.”[18, 33]

2.Vai trò của Chánh niệm trong quá trình tu tập.

a. Chánh niệm làm sự sống có mặt trong giây phút hiện tại:

Khi ta thất niệm vì ta không có mặt nên những cái khác cũng không có mặt. Khi ta có mặt thì tất cả những thứ ấy có mặt. Vì thế sự có mặt của ta đem lại sự có mặt cho cả vũ trụ, sự sống và tất cả những thực thể mầu nhiệm quanh ta. Chánh niệmnăng lượng có khả năng nhận diện được những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Khi năng lượng ấy có mặt thì thân và tâm ta hợp nhất và ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc hằng ngày. Tâm ta không bị những tiếc nuối về quá khứ hoặc những lo lắng về tương lai lôi kéo. Ta có thể tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống, có khả năng nuôi dưỡngtrị liệu ta. Ta cũng có năng lượng Chánh niệm để nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa những khổ đau trong ta. Ta thực tập để chế tác năng lượng Chánh niệm khi thở, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi và khi làm việc. Chánh niệm xác nhận sự có mặt của đối tượng, của người, của vật khác ở ngoài ta. Đó là những vật như bông xứ, cây mận, con chim, bầu trời. Đối tượng đó cũng chính là cha, mẹ, thầy, cô, anh chị em và bạn bè, hàng xóm của ta. Nếu ta không có mặt thì những đối tượng đó cũng không có mặt. Do ta có mặt nên tất cả các đối tượng ấy có mặt theo. Sự sống chỉ thật sự có mặt khi chúng ta tiếp xúc với chúng trong Chánh niệm do đó có thể nói Chánh niệm làm sự sống có mặt trong giây phút hiện tại.

Khi tiếp xúc được với sự sống thì chính ta được nuôi dưỡng mà đối tượng tiếp xúc của ta cũng được nuôi dưỡng. Đối tượng kia có thể là cây, là lá, là dòng sông, là em bé, là người mình thương, hay là người mình ghét. Khi ta có mặt trong ý thức, vật kia có sự chú ý của ta cũng sẽ có mặt. Chánh niệm là sự chú ý. Khi có Chánh niệm, nhìn vào một khu rừng xanh mát thì ta biết rằng khu rừng này đang xanh mát. Nhìn đủ sâu sắc thì ta biết phải làm gì để giữ cho rừng này tiếp tục xanh mát. Có những khu rừng bắt đầu chết vì các độc tố con người tạo ra. Nếu khu rừng đang vàng úa thì ta biết rằng phải làm gì để khu rừng có thể tươi mát trở lại. Vì vậy sự có mặt của Chánh niệm sẽ đem tới niềm an ủi và cách trị liệu cho đối tượng. Đối tượng của Chánh niệm có thể là một người hay một sự vật. Người kia đang sầu héo, đang buồn bã, đang nhức nhối mà nếu có mặt, có Chánh niệm, thì chúng ta sẽ nhìn thấy rõ tình trạng sầu héo và buồn khổ ấy. Và Chánh niệm có thể giúp chúng ta biết nói gì, làm gì (hay không nói gì, không làm gì) cho người đó bớt khổ và trở nên tươi tỉnh lại. Nếu người đó đang sống bình thường, không sầu khổ, không bệnh tật, mà chúng ta có mặt với Chánh niệm, thì người đó có thể có hạnh phúc......

Chánh niệm không phải chỉ nuôi dưỡng đối tượng mà cũng để nuôi dưỡng chính mình. Thiền sư ngắm hoa đào, không những làm hoa đào rạng rỡ mà còn làm cho người nhìn hoa rạng rỡ. Nhìn hoa đào không có Chánh niệm thì hoa không rạng rỡ được. ...
Vậy Chánh niệmnăng lượng làm cho ta có mặt, làm cho vật kia hay người kia có mặt, và nuôi dưỡng đối tượng kia đồng thời nuôi dưỡng mình
”.[5, 228]

c..Chánh niệm làm vơi đi đau khổ:

Khi ta đau khổ, chỉ cần có Chánh niệm về sự đau khổ ấy thì sự đau khổ đó sẽ giảm dần và biến mất. Khi ta cô đơn mà không ai để ý tới ta thì ta sẽ khổ thêm rất nhiều nhưng nếu lúc ấy có một ai đó ngồi lại với ta trong Chánh niệm thì nỗi khổ ấy sẽ lập tức biến mất. Do đó có thể nói thực tập Chánh niệm bên người đang đau khổ cũng là một phương pháp thực tập lòng từ bi. Khi ta thấy một người nào đó đang đau khổ, ta có thể giúp họ bằng cách đến ngồi cạnh họ, nhìn họ và nói chuyện với họ trong Chánh niệm thì nỗi đau khổ của người ấy sẽ giảm đi. Nếu lúc ấy ta không có Chánh niệm hoặc Chánh niệm quá yếu ớt thì ta sẽ không đủ khả năng làm người ấy bớt khổ. Người đang lìa đời cũng rất cần đến sự có mặt của ta. Trong giờ phút lâm chung người ấy bị sự sợ hãi, cô đơn làm cho đau khổ thêm gấp bội nhưng nếu có một người có Chánh niệm đến tiếp xúc với người ấy, ban rải tình thương cho người ấy, niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn người ấy thì người ấy sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng. Mặc khác, nhờ Chánh niệm, chúng ta mới thấy rõ nguồn gốc của khổ đau của chính mình và người khác và thấy cả cách diệt trừ khổ đau ấy nên chúng ta có thể nhẹ nhàng dứt trừ khổ đau. Do đó có thể nói Chánh niệm làm vơi đi khổ đau.d.Chánh niệm tức là sự quán chiếu

Nhờ Chánh niệm chúng ta có thể nhìn sâu vào bản chất của các sự vật hiện tượng. Ví dụ nhìn sâu vào bông hoa hay một người nào đó ta có thể thấy được bản chất của những mầu nhiệm và khổ đau trong ấy. Đó là quán chiếu. Thấy được tự tánh của một bông hoa là thấy được tự tánh của vạn pháp nghĩa là thấy được bản chất chân thật của sự vật. Bản chất chân thật của bông hoa là bản chất vô sinh, vô thường, vô ngãtương tức. Ta thấy thật chứ không phải chỉ thấy qua những danh từ này. Mục đích của quán chiếu là để thấy được tự tánh. Đối tượng để quán chiếu có thể là chính mình. Ta không biết mình là ai, không biết chỗ yếu mạnh của chính mình, không biết mình có một kho châu báu, không biết mình có nhiều nội kết, tất cả đều do không biết tự tánh của chính mình. Phản quan, quan tự tánh chính là đem Chánh niệm trở về nhìn sâu và kỹ chân tánh mình

e. Chánh niệm tức là tự làm chủ: khi ta có Chánh niệm là ta có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với căn, trần hay thân, thọ, tâm, pháp trong bản thân ta. Có Chánh niệm tức là tâm ta giữ được chủ quyền, ta có mặt trong cuộc đờitiếp xúc với sự sống chân thật. Nếu khôngChánh niệm thì ta không còn là ta nữa, chúng ta sẽ trở thành người thất niệm, chúng ta làm mà chúng ta không biết mình đang làm gì, việc làm ấy đưa đến an lạc hay khổ đau. Ví như một ngôi nhà hoặc một một ngôi vườn mà không có chủ thì sẽ tan hoang, tàn tạ, cũng vậy nếu chúng ta thiếu Chánh niệm thì thân của chúng ta sẽ yếu đuối, thọ của chúng ta sẽ đầy khổ đau, tâm của chúng ta sẽ rối ren, trong ta sẽ tràn ngập phiền não; chỉ khi nào ta có Chánh niệm thì mọi việc mới tốt đẹp trở lại cũng giống như một căn nhà có người chủ đang trông nom, sửa sang, quét dọn thì sẽ gọn gàng, sạch sẽ. Do đó có thể nói Chánh niệm là tự làm chủ..

f. Chánh niệm chính là sự trở về:

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu khôngChánh niệm thì tâm ta lúc nào cũng rong ruổi ở tận đâu đâu ít có khi nào nó chịu trở về. Chúng ta lúc nào cũng như người bị lạc đường cứ đi loang quanh tìm kiếm mãi mà chẳng tìm ra một chỗ để dừng chân. Chính vì vậy, trong kinh: “thân hành niệm xứ” (Trung Bộ), Đức Phật dạy chúng ta trở về với thân, nhận diện tất cả các thành phần và động tác của thân. Trước hết, ta nhận diện thân ta trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Đó là một sự trở về đích thực. Sự trở về trong Chánh niệm đó tạo ra cho chúng ta nguồn an lạc, hạnh phúc không cần tìm đâu xa. Khi đạt được Chánh niệm trong tâm thì mọi biểu hiện, cử chỉ đều giúp ta trở về. Bởi vậy, Chánh niệmtrở về với chính mình, với gốc rễ của mình, với tâm linh của mình. .

Vì vậy có thể nói Chánh niệm chính là sự trở về. 

g. Chánh niệm giúp ta tiếp xúc với những gì mầu nhiệm
Cuộc sống chung quanh ta đầy những mầu nhiệm, bầu trời xanh, ánh nắng vàng và nụ cười hồn nhiên của em bé có thể cho ta biết bao niềm vui. Hơi thở của ta cũng rất tuyệt diệu, nó cho ta sự sống mỗi ngày. Thế mà có người đợi khi bị suyễn hay bị nghẹt mũi rồi mới thấy hơi thở là quý. Sống có Chánh niệm là biết trân quý từng phút giây của hạnh phúc. Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có Chánh niệmchúng ta nhận diện nó dễ dàng. Và khi ta nhận diện được nó thì những hạt giống an vui, tươi mát, lành mạnh càng phát triển mạnh mẽ trong ta. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có Chánh niệmhạnh phúc có thể có mặt.

IV.LỢI ÍCH CỦA CHÁNH NIỆMTAI HẠI CỦA SỰ THẤT NIỆM

 

 

1.Lợi ích của Chánh niệm:

 

Chánh niệm có rất nhiều lợi ích, chúng tôi không thể nào trình bày hết được, sau đây chúng tôi chỉ trình bày một vài lợi ích tiêu biểu.

 

Chánh niệm ngăn chặn không cho phiền não phát sanh. “Khi chúng ta Chánh niệm, phiền não không có cơ hội xâm nhập vào tâm chúng ta bởi vì Chánh niệm ví như một người lính gác đứng ngay các cửa giác quan để canh gác nên không một tâm sở bất thiện nào có thể đi vào tâm chúng ta, khi chúng ta Chánh niệm, tỉnh giác, chúng ta thấy đối tượng một cách rõ ràng, chúng ta sẽ biết rằng đối tượng đến và đi, biết chúng là vô thường. Nhờ biết chúng vô thường nên chúng ta không dính mắc vào chúng. Như vậy, chúng ta có thể tránh được tham ái hay dính mắc và ưu phiền hay sân hận trên đối tượng. Dầu chúng ta dùng chữ chế ngự, loại trừ hay bất cứ một từ nào khác thật ra đều có nghĩa là chúng ta đang tránh hay ngăn chặn phiền não phát sanh, chứ không phải phiền não đã đến rồi sau đó chúng ta mới chế ngự nó hoặc loại trừ nó. Nghĩa thật sự của loại trừ hay chế ngựngăn ngừa tham áiưu phiền phát khởi trong tâm ta. Tuy nhiên, nếu tham áiưu phiền khởi sinh thì chúng ta cũng lấy chúng làm đề mục Chánh niệm để loại trừ chúng”[15]

Mặc khác, “Trong lúc chú niệm, hành giả không thể dừng lại để mong muốn điều gì, vì vậy tham ái được đoạn trừ. Khi đang chú niệm thì sân hận cũng được đoạn trừ, vì không bao giờ có trường hợp là đang Chánh niệmsân hận lại bộc phát. Khi đang chú niệm, tâm hành giả không thể mơ hồ, si ám. Như vậy, do tâm thoát khỏi tham, sân, si nên hành giảtrạng thái tâm sáng suốt”.[12]

Việc Chánh niệm có thể giúp chúng ta ngăn chặn không cho phiền não phát sanh cũng có thể được thấy rõ khi chúng ta phải chia lìa vĩnh viễn với người thân. Cuộc đời vốn vô thường, không có ai là tránh khỏi sự chia lìa, âm dương cách biệt. Vào lúc ấy nếu khôngChánh niệm thì chúng ta sẽ vô cùng đau khổ vì nghĩ rằng từ đây về sau chúng ta sẽ mãi mãi không còn gặp lại người mà ta vô cùng yêu thương hay tôn kính. Nhưng nếu lúc ấy chúng taChánh niệm thì chúng ta sẽ hiểu được rằng tất cả mọi vật trên thế gian này chỉ là huyễn hoá, do duyên hợp mà giả có, sanh không thật sanh, diệt không thật diệt và nhờ thấy rõ bản tánh của các pháp là như vậy nên chúng ta không đau khổ trước cảnh chia ly hoặc có chăng nữa thì cũng rất ít, không đến nổi phải rầu rĩ, khóc than, bỏ ăn, bỏ ngủ, xỉu lên, xỉu xuống như những người không có Chánh niệm. Kinh trung bộ diễn tả việc ấy như sau: “lúc ấy những Tỷ-kheo chưa giải thoát tham ái, có vị thì khóc than với cánh tay duỗi cao, có vị thì khóc than, thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm". Còn những Tỷ-kheo đã diệt trừ tham ái, những vị này an trú Chánh niệm, tỉnh giác nhẫn nại suy tư: "Các hành là vô thường, làm sao tránh khỏi sự kiện ấy?"[1,676] và nhờ giữ Chánh niệm các vị ấy không bị đau đớn quá độ như những vị không có Chánh niệm.

Qua những dẫn chứng trên ta có thể nói rằng Chánh niệm ngăn chặn, không cho phiền não phát sanh.

Nhờ tu tập Chánh niệm, chúng tỳ-kheo sẽ được cường thịnh. Điều này được nói đến trong đoạn kinh sau: “Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú Chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.[1, 548]

Chánh niệm biến xả thọ thành lạc thọtrần cảnh thành tiên cảnh. Nếu khôngChánh niệm thì chúng ta không thể nhận được sự an lạc từ những thứ mà chúng ta cho là quá tầm thường như một đám mây, một đoá hoa, một dòng sông, một em bé...nhưng chỉ cần có Chánh niệm thì khi tiếp xúc với những thứ ấy chúng ta có thể phát sanh một niềm an lạc vô biên. Với Chánh niệm, khi tiếp xúc bất cứ thứ gì chúng ta đều cảm thấy chúng trở nên tươi đẹp và đáng yêu một cách lạ kỳ. Chẳng hạn khi nhìn một bông hoa với Chánh niệm thì ta sẽ thấy nó vô cùng xinh đẹp, chúng ta sẽ rất trân trọng nó, yêu quý nó. Khi chúng ta làm những việc tầm thường như quét nhà, giặc đồ, rửa chén...nếu khôngChánh niệm thì chúng ta sẽ cảm thấy những công việc ấy rất vô vị, nhàm chán nhưng nếu ta làm những việc ấy với Chánh niệm thì sự kỳ diệu sẽ đến với ta. Ta sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và có thể làm mãi mà không hề biết chán. 

2. Tác hại của sự thiếu Chánh niệm:

 

Trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu thiếu Chánh niệm đều gây ra những tổn hại rất lớn. Người tài xế nếu thiếu Chánh niệm thì có thể làm lật xe, tông xe gây ra tai nạn chết người. Người thợ may nếu thiếu Chánh niệm thì có thể cắt hư vải hoặc may hư áo, người thợ cưa nếu thiếu Chánh niệm thì có thể cưa đường cưa xéo xẹo, làm hư gỗ, người thợ xây nếu thiếu Chánh niệm thì có thể xây nên những căn nhà không đạt tiêu chuẩn và có thể bị sụp đổ, người học sinh nếu thiếu Chánh niệm thì có thể bỏ xót nhiều kiến thức mà thầy giáo đang giảng.

 

Thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hoá, điện tử hoá, do đó nếu thiếu Chánh niệm dù chỉ trong chốc lát thì hậu quả tai hại sẽ không thể nào lường được. Chẳng hạn một người kỹ sư có trách nhiệm theo dõi hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân, khi bộ phận báo lỗi báo có sự cố bên trong, vì thiếu Chánh niệm nên người ấy không hề hay biết và không xử lý kịp thời thì lò ấy có thể bị nổ tung gây ra tai hại thật là khủng khiếp. Người làm việc trong những dây chuyền sản xuất chỉ cần thiếu Chánh niệm một chút là có thể làm trở ngại cho toàn thể dây chuyền và gây thiệt hại rất lớn. Hàng ngày, báo chí cũng thường đăng tin nào là người bán nước mía vì thiếu Chánh niệm nên bị máy xay nước mía ép nát cánh tay, người thợ cưa vì thiếu Chánh niệm nên thay vì cưa cây lại cưa đứt chân của chính mình, người dẫn gia súc vào cổ máy làm thịt gia súc vì thiếu Chánh niệm nên đã rơi vào cổ máy đó và biến thành thịt hộp. Tai hại của sự thiếu Chánh niệm trong thực tế rất nhiều không thể nào kể ra cho hết được.

 

Bên cạnh những tác hại trên, việc thiếu Chánh niệm còn gây ra những tác hại vô cùng to lớn khác như :

 

Do không có Chánh niệm, tâm chúng ta sẽ bị quấy nhiễu bởi tham ái. Thật vậy,“ khi một hình ảnh đẹp đẽ đập vào mắt ta, nếu ta không Chánh niệm thì tham ái và dính mắc sẽ tràn ngập và quấy nhiễu tâm ta. Khi bị căng thẳnggiao động bởi tham ái và dính mắc thì tâm bắt đầu đặt kế hoạch và tính toán tìm phương cách để nắm giữ vật mình ưa thích hay điều mình mong muốn”.[13, 392]

 

Bên cạnh tham ái, sân hận cũng phát sanh do thiếu Chánh niệm. “Nếu tâm không được phòng ngự, bảo vệ bởi Chánh niệm thì khi tiếp xúc với một đối tượng không hài lòng, sân hận sẽ phát sinh. Thế là tâm bị giao động. Sự giao động này biểu lộ ra ngoài khiến người khác có thể thấy một cách rõ ràng. Mặt đương sáng sủa đẹp đẽ bỗng tối sầm lại, nhăn nhó, khó coi; lời nói trở nên cộc cằn, thô lỗ, có thể tiến đến thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, và có thể đưa đến việc đả thương, hay gây án mạng”. [13, 392]

 

Khi không có Chánh niệm, bóng tối si mêngu muội sẽ tràn ngập. “Tâm thiếu Chánh niệm như bóng tối che phủ căn phòng không đèn đuốc vào lúc nửa đêm, bóng tối si mêngu muội tràn ngập. Bóng đêm thì dầu sao nó cũng chỉ là trống rỗng và bình thường. Trong khi đó, mỗi một phút giây bị si mê che lấp thì tâm sẽ tiếp tục tìm kiếm, đeo đuổi theo dục lạc ngũ trần. Con người vì sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, sự xúc chạm êm áibỏ ra biết bao nhiêu thời gian để săn đuổi, tìm kiếm, nắm giữ và dính mắc vào chúng. Bị dính mắc vào những phiền não rối như mớ bòng bong như thế, họ không thể nào hiểu được còn có một loại hạnh phúc khác cao hơn, vượt xa hơn các loại ngũ dục thông thường, đó là sự hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp mang lại”.[13, 433]

 

 

V. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VỚI CÁC PHÁP KHÁC:

 

Bất cứ một pháp nào trên thế gian này đều tồn tại trong mối liên hệ với vô số pháp khác. Không có pháp nào có thể tồn tại một mình nó. Cũng vậy, Chánh niệm cũng có mối liên kết hữu cơ với rất nhiều pháp khác. Sau đây chúng ta chỉ xét một vài mối liên hệ tiêu biểu.

 

 

1.Mối liên hệ giữa Chánh niệm với Từ bi:

 

Từ là đem niềm vui đến cho người, bi là lấy nỗi khổ của người ra. Chúng ta ai cũng có hạt giống từ bi, và nhờ thực tập quán chiếu "thương người như thể thương thân", ta triển khai những hạt giống này thành những nguồn năng lượng dồi dào. Từ bitình thương đích thực không kỳ thị, vướng mắc nên không gây khổ đau phiền não. Chất liệu của từ bi là sự hiểu biết, khả năng đi vào da thịt của người kia, làm một với họ, với mọi niềm đau nỗi khổ của họ.

 

từ bi, ta có an lạc hạnh phúc mà người khác cũng có được an lạc hạnh phúc. Chánh niệm là chất liệu nuôi dưỡng cây hiểu biết để từ đó hoa từ bi tỏa ngát hương thơm.

 

Tác phẩm “Chế ngự cơn giận, trải rộng lòng từ” nói về mối liên hệ giữa Chánh niệmtừ bi như sau: “Luyện tập lòng yêu thương Metta và Chánh niệm có thể là sự kết hợp hùng mạnh. Ví dụ: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể Chánh niệm càng nhiều càng tốt vào những hoạt động hàng ngày và những trạng thái tinh thần thay vì để cho tâm chúng ta bay nhảy đây đó. Sau đó đôi lúc chúng ta cũng có thể xen lẫn giữa Chánh niệm với rải tâm từ Mettà, bằng cách này tâm của chúng ta sẽ được giữ trong sạchlành mạnh hơn. Với sự luyện tập ban rải lòng yêu thương Mettà và Chánh niệm. Chúng ta sẽ tập trung nhiều hơn vào những công việc hàng ngày. Chúng ta sẽ ít lo âu và sống vui vẻ, thoải mái hơn”.[19]

 

Qua đoạn trích trên, chúng ta thấy nhờ có Chánh niệmlòng từ bi được nuôi lớn và lòng từ bi cũng làm cho Chánh niệm được tăng trưởng, nhờ kết hợp luyện tập Chánh niệmtâm từ mà tâm chúng ta sẽ trong sạch, lành mạnh, ít lo âuchúng ta sẽ sống vui vẻ thoái mái hơn.

 

 

2.Mối liên hệ giữa Chánh niệmTrí huệ:

 

Trong tác phẩm Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH có nói về mối liên hệ giữa Chánh niệmTrí huệ như sau: “Khi tâm vững chắc không lay chuyển thì Chánh niệm phát sanh nhanh chóng, dễ dàng, và Trí tuệ cũng phát sanh. Mặc dầu vậy, đôi khi Trí tuệ không đủ năng lực hoặc không phát sanh đúng lúc. Chánh niệmhiểu biết rõ ràng mà thiếu Trí tuệ ắt không đủ khả năng kiểm soát tình hình. Thông thường, có Chánh niệmhiểu biết rõ ràng làm nền tảng thì Trí tuệ phát sanh để hỗ trợ. Nhưng dầu sao, phải kiên trì gia công khai triển Trí tuệ bằng pháp hành thiền Minh Sát (Vipassanà). Như vậy có nghĩa là bất cứ gì phát sanh trong tâm cũng có thể là đối tượng của sự chú niệm và hiểu biết rõ ràng. Ta thấy rằng nó chỉ giản dị là một cảm giác phát sanh, không phải tự ngã, không có thực chất, và rồi tự nó sẽ biến tan. Chỉ có thế! Người còn mê hoặc, người không có Trí tuệ sẽ bỏ lỡ cơ hội. Người ấy không thể xử dụng hoàn cảnh để tạo lợi ích cho mình”. [9]

 

Trong Chú giải Kinh Nipàta có nói về mối liên hệ giữa Chánh niệmtrí huệ như sau: “Chỉ có những sự vật (Pháp) nào đã được Chánh niệm quán xét mới có thể được trí tuệ hiểu biết, chứ những gì rối mờ thì không thể được”[18, 50]

 

Qua hai đoạn trích trên ta thấy: Chánh niệm cần phải đi đôi với Trí tuệ, nếu Chánh niệm mà thiếu Trí huệ thì Chánh niệm không thể kiểm soát tình hình và ngược lại, nếu trí huệ mà thiếu Chánh niệm thì Trí huệ ấy không thể gọi là Trí huệ. Vì vậy chúng ta không thể chỉ luyện tập Chánh niệm mà không rèn luyện Trí huệ. Hai pháp này phải được rèn luyện song hành.

 

 

 

3.Mối liên hệ giữa Chánh niệmTinh tấn:

 

Trong tác phẩm “Giới thiệu Kinh Đại Niệm Xứ”, Hòa thượng Silananda có nói về mối quan hệ giữa Tinh tấnChánh niệm như sau: “Điều quan trọng đầu tiên trong việc hành Thiền Minh Sátchú tâm Chánh niệm vào đề mục đang xảy ra trong hiện tại. Đôi khi bạn bị thất niệm, bạn hãy lấy sự thất niệm này làm đề mụcghi nhận "quên, quên" hay "thất niệm, thất niệm" rồi trở về với đề mục chính. Bạn phải luôn luôn Chánh niệm trong mọi lúc, trong mọi nơi, và nếu bạn có thể giữ Chánh niệm liên tục, tâm khắn khít trên đề mục thì bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng và sẽ bắt đầu thấy được bản chất của sự vật; có nghĩa là bạn sẽ thấy được đề mục sinh và diệt. Muốn vậy, bạn cần phải Tinh tấn. Không có Tinh tấn không thể đạt được kết quả tốt đẹp. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: Phải có Tinh tấn, ý thức sáng suốtChánh niệm trong khi hành thiền minh sát. Khi chúng ta có thể thực hành trọn vẹn, đầy đủ những điều kiện này - Tinh tấn, Tỉnh giác, Chánh niệm - và tâm định thì chúng tathể chế ngự được tham áiưu phiền trên đối tượng chúng ta đang quán sát”.[15]

 

Qua đoạn văn trên ta thấy giữa Tinh tấnChánh niệm cũng có mối liên hệ rất mật thiết. Nhờ Tinh tấnChánh niệm sanh khởi. Mức độ Tinh tấn càng cao thì Chánh niệm càng vững và ngược lại, Chánh niệm càng vững chãi thì sự Tinh tấn càng tăng.

 

Trong tác phẩm “Mặt hồ tĩnh lặng”, Thiền sư Ajahn Chah có trình bày về mối liên hệ giữa Chánh niệmTinh tấn như sau: “Cách cuối cùng và tốt nhất để làm phát sanh tinh tấnkiên trì hướng tâm vào việc phát triển đức tinh tấn. Chìa khoá của việc thực hành này là phải đề ra một quyết tâm. "Tôi sẽ cố gắng Chánh niệm trong từng giây từng phút. Tôi không để tâm trượt khỏi đề mục trong khi ngồi, đứng, đi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tôi không để một phút giây Chánh niệm nào bị vất bỏ". [10]

 

Qua đoạn trích trên, ta thấy tinh tấn chính là giữ Chánh niệm một cách liên tục, không gián đoạn và như vậy nghĩa là tinh tấnChánh niệm không thể tách rời nhau. Nơi nào có mặt Chánh niệm thì nơi đó có tinh tấn và nơi nào có tinh tấn thì nơi đó có Chánh niệm.

 

 

 

4.Mối liên hệ giữa Chánh niệmgiới luật:

 

Trong tác phẩm Mặt hồ tĩnh lặng, Thiền sư Ajahn Chah có nói về mối quan hệ giữa Chánh niệmGiới luật như sau: “Không cần lo lắng là phải giữ giới như thế nào, làm sao để khỏi phạm giới, v. v. Hãy tự nhiên trong mọi tác động. Không quá lo lắng về Giới luật sẽ khiến bạn khỏi suy nghĩ. Thay vào đó bạn chỉ cần chú tâm Chánh niệm là đủ. Giới luật giúp chúng ta cùng sống hoà hợp với mọi người, một cách êm thắm, hài hoà. Giới luật là những viên gạch lót đường để tiến đến định tâm và phát triển trí tuệ. Giữ giới luật và hành hạnh đầu đà khiến chúng ta sống đời sống đơn giản, không bám víu vào vật chấtcủa cải. Do đó, sống ở đây chúng ta có thể thực hành trọn vẹn những lời dạy của Đức Phật: tránh xa điều ác, làm điều lành, sống đơn giản (chỉ sử dụng những nhu cầu vật chất cần thiết), thanh lọc tâm. Muốn thế chỉ cần chú tâm theo dõi mọi tác động của thân và tâm bạn trong mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi”. [10]

 

Qua đoạn trích trên, chúng ta thấy Chánh niệmGiới luật cũng có quan hệ thật mật thiết. Nhờ có Chánh niệmGiới luật sẽ được giữ gìn một cách tự nhiên không chút khó khăn, mệt nhọc và khi Giới luật được thanh tịnh thì Chánh niệm cũng dễ dàng tăng trưởng.

 

Tuy là khi chúng taChánh niệm thì tự nhiên giới luật sẽ được thanh tịnh theo nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thèm tìm hiểu, học hỏi giới luật. Ngược lại chúng ta cần phải học kỹ về giới luật và các oai nghi tế hạnh để khi tâm ta có muốn phạm thì ta biết rõ ta đang muốn phạm giới hay phạm oai nghi rồi dùng Chánh niệm rọi vào tâm ấy để chuyển hoá nó chớ nếu không học thì làm sao biết được ta đang chuẩn bị phạm giớichuyển hoá. Chẳng hạn, khi đi đường thoáng thấy bóng dáng một cô gái từ đằng xa đang đi lại, tâm ta khởi lên ý nghĩ muốn nhìn. Nhờ đã học luật và biết rằng cố ý nhìn người nữ là phạm luật của nhà tu nên ta lập tức chuyển hoá ý muốn ấy ngay từ trong trứng nước không cho nó dẫn đến hành động “nhìn” bằng cách ghi nhận trực tiếp cái tâm muốn nhìn hoặc vừa ghi nhận vừa niệm thầm “muốn nhìn à, muốn nhìn à”. Cái tâm muốn nhìn ấy do đã bị ta phát giác nên không có cơ hội để tạo thành hành động nhìn nữa mà bẻn lẻn rút lui. Nhờ thế mà ta giữ giới luật được thanh tịnh. Nếu khi tâm muốn nhìn đó khởi lên ta giận dữ quở trách nó: “mày không được nhìn vì mày là tu sĩ, mày không biết hổ thẹn à” thì nó cũng có thể nghe ta một vài lần nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ như cái lò so càng nén càng thêm mạnh, nó sẽ không còn đếm xỉa đến lời quở trách của ta nữa mà sẽ nhìn một cách thoải mái. Còn khi chúng ta dùng Chánh niệm nhìn thẳng vào nó, chỉ nhìn một cách tự nhiên, không bực tức xua đuổi nó, cũng không làm theo sự sai khiến của nó thì nó sẽ như một giọt sương trước ánh nắng mặt trời sẽ tan biến không còn để lại dấu vết. Cũng bằng cách này, ta có thể dễ dàng chuyển hoá tất cả các phiền não khác như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Khi chúng xuất hiện, chúng ta chỉ việc dùng Chánh niệm rọi thẳng vào chúng thì chúng sẽ nhẹ nhàng tan biến. Đối với các cảm thọ đau đớn, khổ não, bất an ta cũng dùng cách tương tự để chuyển hoá chúng. Khi chúng xuất hiện thì ta chỉ cần dùng Chánh niệm rọi thẳng vào chúng, theo dõi sự sanh diệt liên tục của chúng, đừng bao giờ sanh tâm xua đuổi chúng thì tác động của chúng đối với ta sẽ giảm dần và chấm dứt. Nếu lúc ấy ta sanh tâm xua đuổi thì chẳng những chúng không đi mà còn gây phiền toái cho ta mạnh mẽ hơn

 

 

VI. TU TẬP CHÁNH NIỆM:

 

 

1.Tu tập Chánh niệm khi toạ thiền:

 

Toạ thiền là một pháp tu rất quan trọng, không thể thiếu được trong việc tu tập Chánh niệm. Xưa nay, có rất nhiều hành giả chứng quả giải thoát trong khi đang toạ thiền. Đức Bổn Sư của chúng ta cũng đã chứng quả trong khi đang ngồi thiền quán. Vậy trong khi toạ thiền ta phải tu tập Chánh niệm như thế nào? Điều đó được Hòa thượng Mahasi Sayadaw hướng dẫn rất kỹ trong đoạn trích sau đây:

Lúc thực tập bạn có thể ngồi kiết già, hay bán già hoặc ngồi hai chân không chồng lên nhau. Nếu thấy ngồi dưới sàn nhà khó định tâm hay làm bạn khó chịu, bạn có thể ngồi trên ghế. Tóm lại, bạn có thể ngồi cách nào miễn thấy thoải mái là được.

Bài Tập Thứ Nhất

Hãy chú tâm vào bụng. Nên nhớ là chú tâm, chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng bạn sẽ thấy được chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, bạn có thể đặt hai tay lên bụng để "cảm giác" sự phồng xẹp. Một lúc sau, bạn sẽ nhận rõ sự chuyển động vào ra của hơi thở. Bạn hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vàoxẹp xuống khi thở ra. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận. Từ bài tập này bạn biết được cách chuyển động của bụng. Bạn không cần để ý đến hình thức của bụng mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi.

Đối với những người mới tập thiền, đây là phương pháp rất có hiệu quả để phát triển khả năng chú ý, định tâmtuệ giác. Càng thực tập lâu càng thấy sự chuyển động rõ ràng hơn. Khi tuệ giác phát triển trọn vẹn thì ta sẽ nhận thức được những diễn tiến liên tục của tiến trình tâm-sinh-lý qua mỗi giác quan. Vì là người sơ cơ hành thiền, sự chú ý và khả năng định tâm còn yếu nên bạn sẽ thấy khó giữ tâm trên những chuyển động phồng xẹp liên tục. Do đó bạn có thể nghĩ rằng: "Ta chẳng biết cách giữ tâm trên mọi chuyển động phồng xẹp này". Bạn cần nhớ rõ đây là một tiến trình học hỏi vì vậy hãy yên tâm tiếp tục hành thiền. Chuyển động phồng xẹp của bụng luôn luôn hiện hữu, vì vậy ta không cần tìm kiếm chúng. Thực ra, những thiền sinh mới chỉ cần đơn thuần chú tâm trên hai chuyển động phồng xẹp mà thôi nên sự thực tập cũng không khó khăn lắm. Bạn hãy tiếp tục thực tập bài tập số một này bằng cách chú tâm vào chuyển động phồng xẹp. Đừng bao giờ lập đi lập lại ra lời những chữ phồng xẹp, chỉ cần niệm thầm mà thôi. Niệm thầm sẽ giúp quí bạn dễ chú tâm vào đề mục. Nhưng nếu niệm thầm cản trở sự chú tâm của bạn, thì bạn chỉ ghi nhận sự chuyển động của bụng mà không cần niệm thầm cũng được. Nên thở đều đặn tự nhiên tránh thở dài hay ngắn quá. Nhiều thiền sinh muốn thấy rõ sự phồng xẹp nên hay thở dài hoặc thở nhanh, làm như thế sẽ khiến bạn mệt.

Bài Tập Thứ Hai

Trong khi thực tập quan sát sự phồng xẹp của bụng, những tư tưởng khác sẽ phát sinh làm bạn quên mất sự chú tâm. Tư tưởng, ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng, v.v... sẽ xuất hiện giữa những "phồng xẹp". Bạn không nên bỏ qua những phóng tâm hay vọng tưởng này mà phải ghi nhận từng phóng tâm một khi chúng phát sinh.

Khi tâm bạn tưởng tượng điều gì, bạn phải biết mình đang tưởng tượng và ghi nhận: "tưởng-tượng, tưởng-tượng, tưởng-tượng". Khi bạn chỉ đơn thuần nghĩ đến điều gì phải ghi nhận: "nghĩ, nghĩ, nghĩ". Khi bạn suy gẫm, ghi nhận: "suy-gẫm, suy-gẫm, suy-gẫm". Khi bạn có dự định làm điều gì hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định". Khi tâm bạn đi lang bạc không để ý đến phồng xẹp hãy ghi nhận: "phóng-tâm, phóng-tâm, phóng-tâm". Khi tưởng tượng đang đi đến một nơi nào phải ghi nhận: "đi, đi, đi". Khi đến thì ghi nhận: "đến, đến, đến". Khi nghĩ đến gặp người nào đó thì ghi nhận: "gặp, gặp, gặp". Khi nghĩ đến nói chuyện với ai thì ghi nhận: "nói, nói, nói". Khi bàn cãi thì ghi nhận: "bàn-cãi, bàn-cãi, bàn- cãi". Khi thấy hình ảnh màu sắc ghi nhận: "thấy, thấy, thấy". Mỗi một khi tâm thấy gì, nghĩ gì đều phải ghi nhận cho đến khi chúng biến mất. Sau khi chúng biến mất ta lại chú tâm vào sự phồng xẹp. Phải chú tâm hành trì đừng chểnh mãng. Khi định nuốt nước bọt phải ghi nhận: "định, định, định". Khi nuốt phải ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt". Muốn khạc nhổ, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" rồi lại trở về sự phồng xẹp. Nếu bạn muốn khum cổ ghi nhận: "muốn, muốn, muốn"; trong khi khum cổ ghi nhận: "khum, khum, khum". Khi bạn định ngửng cổ lên, ghi nhận: "định, định, định". Khi ngửng cổ lên ghi nhận: "ngửng, ngửng, ngửng". Tác động ngửng cổ hay khum cổ phải làm từ từ.

Sau khi đã chú tâm ghi nhận mỗi một động tác đó, ta lại trở về với sự phồng xẹp.

Bài Tập Thứ Ba

Vì phải liên tục thiền trong một khoảng thời gian khá dài với một tư thế ngồi hay nằm nên bạn sẽ cảm thấy mệt và thấy mỏi tay chân. Trong trường hợp này, bạn hãy chú tâm vào nơi mỏi mệt và ghi nhận: "mỏi-mệt, mỏi-mệt, mỏi-mệt". Hãy ghi nhận một cách tự nhiên, không mau quá cũng không chậm quá. Cảm giác mệt mỏi sẽ dần dần giảm đi và cuối cùng hết hẳn. Nếu sự mệt mỏi kéo dài đến độ không chịu đựng nổi, lúc bấy giờ bạn hãy thay đổi tư thế. Tuy nhiên đừng quên ghi nhận "muốn, muốn, muốn" trước khi thay đổi tư thế. Mỗi một chi tiết chuyển động nhỏ đều phải được ghi nhận một cách trung thực và thứ tự.

Nếu dự định đưa tay hay chân lên hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định" trong khi đưa tay hay chân lên thì ghi nhận: "đưa-lên, đưa-lên, đưa-lên". Duỗi tay, chân ra; ghi nhận: "duỗi, duỗi, duỗi". Khi đặt tay xuống, ghi nhận: "đặt, đặt, đặt". Khi tay hay chân tiếp xúc nhau ghi nhận: "tiếp-xúc, tiếp-xúc, tiếp-xúc". Hãy thực hiện mọi động tác thật chậm để dễ ghi nhận. Ngay khi bạn đã ở trong tư thế mới, bạn phải tiếp tục chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng ngay. Nếu thấy tư thế mới không thoải mái, muốn đổi tư thế thì cũng phải ghi nhớ như trên.

Nếu thấy ngứa một chỗ nào đó, chú tâm vào chỗ ngứa và ghi nhận: "ngứa, ngứa, ngứa". Sự ghi nhận phải tự nhiên đừng quá mau cũng đừng quá chậm. Khi cảm giác ngứa biến mất lại trở về với sự phồng xẹp. Nếu ngứa quá không chịu được muốn gãi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn", rồi lại từ từ đưa tay lên, ghi nhận: "đưa-lên, đưa-lên, đưa-lên". Khi tay đụng chỗ ngứa, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Khi gãi nhè nhẹ vào chỗ ngứa, ghi nhận: "gãi, gãi, gãi". Khi đã ngứa, không muốn gãi nữa và muốn đưa tay về, hãy ghi nhận: "đưa-về, đưa- về, đưa-về". Khi tay trở về chỗ cũ và tiếp xúc với tay hay chân, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Rồi tiếp tục quan sát sự phồng xẹp của bụng.

Nếu thấy đau hay khó chịu, hãy chú tâm đến chỗ đau hay khó chịu đó. Hãy ghi nhận một cách rõ ràngchính xác mọi cảm giác phát sinh, chẳng hạn, đau nhức, đè nặng, mệt, tê, cứng, v.v... Cần nhớ là những sự ghi nhận này phải tự nhiên; đừng vội vã quá cũng đừng trễ quá. Cơn đau, nhức có thể chấm dứt hay gia tăng. Khi cơn đau gia tăng cũng đừng hốt hoảng hay lo sợ gì cả mà chỉ cần tiếp tục thiền và một lát sau cơn đau sẽ lắng đi. Nếu cơn đau nhức vẫn kéo dài không thể chịu đựng nổi thì hãy bỏ qua sự đau nhức và chú tâm vào sự phồng xẹp.

Khi thiền của bạn tiến triển, bạn sẽ có những cảm giác đau đớn khó chịu. Bạn có cảm giác khó thở, nghèn nghẹn, có khi như bị kim chích, thấy nhột nhạt như có côn trùng bò trên thân mình. Bạn cũng có thể thấy ngứa ngáy, đau đớn như bị con gì cắn, bị rét run. Khi bạn ngưng thiền thì những cảm giác trên biến mất ngay. Khi bạn tiếp tục thiền trở lại và cứ mỗi khi bắt đầu định tâm thì những cảm giác khó chịu trên lại xuất hiện. Những cảm giác này không có gì đáng lo ngại. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh hoạn mà chỉ là những cảm giác bình thường vẫn hiện diện trong cơ thể ta nhưng chúng bị che lấp vì tâm ta đang mãi bận rộn với những đối tượng trước mắt. Khi thiền tiến triển, tâm ta trở nên bén nhọn, tinh tế nên dễ dàng nhận thấy những cảm giác này, khi mức độ thiền tiến triển hơn bạn sẽ vượt qua tất cả những chướng ngại này. Nếu tiếp tụckiên trì thiền bạn sẽ không còn gặp những cảm giác khó chịu này nữa. Nếu bạn thiếu can đảm, thiếu quyết tâmgián đoạn một thời gian thì bạn lại sẽ chạm trán với chúng lần nữa mỗi khi thiền của bạn tiến triển. Nhưng nếu gặp những cảm giác khó chịu này mà bạn vẫn quyết tâmkiên trì tiếp tục hành thiền thì bạn sẽ chinh phục được chúng và bạn sẽ không bao giờ gặp những cảm giác khó chịu này nữa trong lúc hành thiền.....”[14]

2.Tu tập Chánh niệm khi thiền hành: Thiền hành là một pháp tu tập rất quan trọng và cần thiết. Trong những khoá tu nhiều ngày, thời gian dành cho việc thiền hành rất nhiều. Thiền hành giúp cơ thể được quân bình và khoẻ mạnh. Xưa nay, đã có nhiều hành giả giác ngộ giải thoát trong khi thiền hành. Vậy Chánh niệm được tu tập như thế nào trong khi thiền hành. Điều này được Hoà thượng Silananda chỉ dẫn rất kỹ trong đoạn trích sau đây:

Khi thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng để chuẩn bị đi kinh hành, bạn phải luôn luôn cố gắng giữ tâm Chánh niệm liên tục. Khi thực hành Thiền Minh Sát, điều quan trọng là phải luôn luôn chú tâm ghi nhận với Chánh niệm. Bởi vậy, trước khi đứng dậy, bạn phải thuần chú tâm ghi nhận hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "muốn, muốn, muốn". Sau đó, chú tâm vào toàn thể cơ thể, và từ từ đứng dậy. Trong khi đứng dậy, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đứng dậy hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đứng dậy, đứng dậy, đứng dậy". Khi đã đứng dậy rồi, hãy chú tâm vào sự đứng, trong khi chú tâm vào sự đứng bạn có thể niệm thầm: "đứng, đứng, đứng". Khi đi kinh hành, tốt nhất nên chọn lối đi đã có sẵn, rồi đi tới đi lui trên đó. Hãy đi một cách chậm rãi và chú tâm vào chân hay chuyển động của chân. Nên chú tâm ghi nhận ít nhất ba giai đoạn của mỗi bước đi.

Để đi một bước, trước tiên bạn phải dở chân. Hãy chú tâm vào chân và thuần chú tâm ghi nhận sự dở chân hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "dở, dở, dở". Khi chân đưa ra phía trước, hãy ghi nhận chuyển động đưa tới, trong khi ghi nhận chuyển động bạn có thể niệm thầm: "bước, bước, bước". Khi chân hạ xuống sàn hay xuống mặt đất hãy ghi nhận sự hạ chân xuống và có thể niệm thầm: "đạp, đạp, đạp". Sau đó, tiếp tục thực hiện bước kế tiếp và lần lược ghi nhận: "dở, bước, đạp, ". Hãy đi một cách chậm rãi trong Chánh niệm và nhìn xuống phía trước vào khoảng hai thước. Đừng nhắm mắt vì nhắm mắt bạn sẽ bị ngã. Mắt mở vừa phải, nhìn vào lối đi.

Khi đi đến cuối đường kinh hành bạn đứng lại, hãy ghi nhận sự đứng lại này và có thể niệm thầm: "đứng lại, đứng lại, đứng lại". Khi muốn quay lui, hãy ghi nhận ý muốn quay và có thể niệm thầm: "muốn, muốn, muốn". Sau đó quay từ từ. Trong khi quay, hãy chú tâm Chánh niệm vào chuyển động quay và có thể niệm thầm: "quay, quay, quay". Khi bắt đầu đi trở lại, cũng hãy Chánh niệm ghi nhận từng giai đoạn một của bước đi: "dở, bước, đạp" cho đến cuối đoạn đường kinh hành. Đứng lại, Chánh niệm vào sự đứng lại. Muốn quay, Chánh niệm vào ý muốn quay. Quay, Chánh niệm vào chuyển động quay, rồi tiếp tục đi kinh hành như trước. Khi đi, hai tay có thể nắm lại phía trước hay phía sau. Cứ như thế, tiếp tục đi cho đến hết giờ kinh hành..”  [16]

3.Tu tập khi thọ trai: đã mang thân tứ đại này thì trừ một vài người quá đặc biệt không cần ăn vẫn có thể sống ra, số còn lại thì hàng ngày đều phải ăn uống mới có thể duy trì được thọ mạng để tu tập. Chính vì vậy, việc tu tập Chánh niệm trong khi ăn cũng rất quan trọng, không thể bỏ qua được. Cách tu tập Chánh niệm trong khi thọ trai được Hoà thượng Silananda chỉ dẫn qua đoạn trích sau:

Trong khóa thiền, bạn cũng phải ăn uống trong Chánh niệm. Hãy theo dõi với Chánh niệm mọi động tác trong khi ăn. Khi nhìn thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nhìn này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "nhìn, nhìn, nhìn". Khi gắp thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự gắp này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "gắp gắp, gắp". Khi đưa thức ăn lên miệng, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đưa này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đưa, đưa, đưa". Khi thức ăn đụng vào miệng, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đụng này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng". Khi ngậm thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự ngậm này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "ngậm, ngậm, ngậm". Khi bỏ tay xuống, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự bỏ xuống này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "bỏ xuống, bỏ xuống, bỏ xuống". Khi tay đụng bàn hãy thuần chú tâm ghi nhận sự đụng này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "đụng, đụng, đụng".

Khi nhai thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nhai này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "nhai, nhai, nhai". Khi biết mùi vị thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự biết này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "biết, biết, biết". Khi nuốt thức ăn, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự nuốt này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "nuốt, nuốt, nuốt". Khi thức ăn xuống cổ họng, hãy thuần chú tâm ghi nhận sự xuống này hay vừa chú tâm vừa niệm thầm: "xuống, xuống, xuống". Hãy chú tâm theo dõi với Chánh niệm từ lúc bắt đầu cho đến khi ăn xong.”[16]

4.Tu tập Chánh niệm khi lạy Phật:

Lạy Phật là một pháp tu đem lại nhiều lợi lạc. Ai thường xuyên lạy Phật thì sẽ có được rất nhiều phước đức. Người thường xuyên lạy Phật còn có một sức khoẻ rất dẻo dai, ít bệnh tật. Vì vậy hành giả tu tập Chánh niệm cũng không thể bỏ qua việc tu tập Chánh niệm trong khi lạy Phật. Cách tu tập Chánh niệm trong khi lạy Phật được Thiền sư Kundalàbhivamsa chỉ dẫn như sau:

Khi sắp sửa lạy Phật, nếu hành giả đã có định tâm như quý vị ở đây, thì khi chú tâm, hành giả sẽ thấy tác ý muốn lạy và tác ý muốn cúi về trước rất rõ ràng. Tất nhiên nếu chỉ tỉnh giác bình thường thôi thì hành giả không thể thấy được tác ý. Có nhiều lúc hành giả cúi lạy mà không có Chánh niệm. Do đó cúi xuống với Chánh niệm đòi hỏi phải có chú tâm.

Tác ý muốn cúi xuống để lạy phát sinh trước tiên, và hành giả niệm "muốn cúi..., muốn cúi..”.. Do bởi tác ý đó, khí phát sinh để đẩy thân hạ thấp xuống rồi chồm tới trước. Khi hạ thấp người xuống hành giả thuần ghi nhận sự hạ thấp đó hay vừa hạ thấp vừa niệm “hạ thấp, hạ thấp”, khi rạp người sát xuống đất hành giả thuần chú tâm vào sự rạp người xuống hay vừa rạp người vừa niệm “rạp xuống, rạp xuống”, khi năm vóc đã sát đất thì hành giả ý thứcnăm vóc đã sát đất.

Hành giả không nên chú ý đến Pannatti, như hình dáng đầu, thân, tay, chân mà chỉ quan sát thật chi tiết Paramattha là chuyển động hạ xuống dần dần. Đầu, thân, tay, chân là Pannatti, không phải là đối tượng của thiền quán. Tính chất của chuyển động hạ xuống dần dần là Paramattha, cần được niệm là "lạy..., lạy..., cúi..., cúi..”.. Khi trán chạm nền nhà, niệm "đụng..., đụng..”..

Giữ tâm hướng về Đức Phật: khi bắt đầu ngẩng lên để trở lại tư thế ban đầu, tác ý muốn nhổm dậy phát sinh trước tiên, vì vậy hành giả niệm "muốn ngẩng lên..., muốn ngẩng lên..”.. Do tác ý đó mà khí phát sinh đẩy thân hành giả nhổm dậy. Khi chống tay nhỗm dậy hành giả ý thức mình đang chống tay nhổm dậy. Khi đang đứng dậy, hành giả ý thức mình đang đứng dậy.

Không chú ý đến hình dáng đầu, thân, tay, chân, hành giả quán niệm càng chuyên chú và thấu suốt càng tốt. Nếu làm được như vậy, hành giả sẽ thấy được thực tánh rất dễ dàng.

Khi (hành giả) rạp người xuống và chú niệm, hành giả không chỉ thấy chuyển động hướng xuống mà còn thấy được tính chất nặng đi kèm theo. Khi nhổm người lên, hành giả không chỉ thấy chuyển động hướng thẳng lên mà còn thấy tính chất nhẹ đi kèm theo”.[12]

5. Tu tập Chánh niệm khi nghe giảng: người xưa có câu: “không thầy đố mày làm nên”. Qua câu tục ngữ ấy ta thấy việc nghe giảng có tầm quan trọng rất lớn. Chính nhờ nghe giảng mà kiến thức của ta sẽ ngày càng sâu rộng. Qua bài giảng, giảng sư sẽ cung cấp cho ta rất nhiều thông tin, rất nhiều kiến thức và trao chìa khoá để ta đi sâu vào những lĩnh vực mà ta cần nghiên cứu. Nhưng có nhiều người, vì thất niệm nên khi nghe giảng mà tâm hồn họ trôi nỗi tận đâu đâu, họ thả hồn nhớ lại những chuyện đời xửa, đời xưa, hoặc lo lắng suy tính những chuyện trong tương lai mà quên rằng họ đang nghe giảng. Do đó, tuy nghe giảng cả buổi mà họ chẳng tiếp thu được bao nhiêu kiến thức. Nếu nghe giảng như vậy thì thật phí thời gian vô ích. Muốn cho việc nghe giảng đạt kết quả tốt thì ta cần phải tu tập Chánh niệm trong khi nghe giảng. Lúc ấy, ta phải giữ cho tâm theo sát những lời giảng để hiểu rõ nghĩa lý trong những lời giảng ấy. Đôi lúc tâm ta sẽ chạy đi nơi khác. Nhờ Chánh niệm, ta sẽ nhận ra ngay và nhẹ nhàng kéo nó trở về với bài giảng. Có lúc, tâm cảm thấy chán không muốn nghe giảng nữa, ta cũng phải Chánh niệm ghi nhận cảm giác chán nản ấy. Khi ta dùng Chánh niệm rọi vào tâm chán nản ấy thì nó sẽ từ từ tan biến và ta sẽ nhẹ nhàng đưa tâm trở về theo dõi bài giảng. Đôi khi đang nghe giảng thì cơn buồn ngủ ập đến. Nó làm tâm trí ta mê mờ không còn ghi nhận được gì nữa và mắt ta nặng trĩu như muốn sụp xuống. Mặc dù ta lấy hết sức căng con mắt lên nhưng vẫn không sao thắng được cơn buồn ngủ. Thế là cứ vài phút chúng ta lại gật đầu một lần như thể khen giảng sư giảng hay quá. Trong trường hợp này, chúng ta phải dùng Chánh niệm rọi thẳng vào cơn buồn ngủ. Khi được Chánh niệm rọi vào thì cơn buồn ngủ như kẻ trộm bị người ta phát hiện ra sẽ co giò mà chạy. Lúc ấy, tâm ta sẽ tỉnh táo trở lạitiếp tục theo sát bài giảng. Như vậy nếu ta biết thực tập trong khi nghe giảng thì kết quả mà ta thu được sẽ rất cao, ta có thể nắm bắt hầu hết mọi kiến thức mà giáo sư truyền trao trong buổi giảng đó.

6. Tu tập Chánh niệm khi ôn bài và nghiên cứu

Sau khi nghe giảng, muốn cho kiến thức của buổi giảng ấy in sâu vào tâm trí thì ta phải ôn lại. Việc ôn bài lại và nghiên cứu là một công việc chiếm rất nhiều thời gian. Theo những giáo sư Đại học thì sau một giờ nghe giảng ở lớp, sinh viên cần phải bỏ ra năm giờ để nghiên cứu thêm. Do đó, chúng ta cần phải làm sao cho việc ôn bài và nghiên cứu có kết quả cao nhất. Nếu khi chúng ta ôn bài và nghiên cứu mà không có Chánh niệm thì tâm trí chúng ta thường bị vọng tưởng, hôn trầm chi phối và kết quả là chúng ta hao tốn rất nhiều thời gian mà kết quả thu được không bao nhiêu. Để cho công việc ôn bài và nghiên cứu có kết quả tốt chúng ta cần phải thực tập Chánh niệm trong khi đang làm việc ấy. Khi ôn bài, chúng ta phải chú tâm vào nội dung của đề tài mà chúng ta đang ôn. Nếu tâm ta nhớ nghĩ đến chuyện quá khứ hay mơ mộng việc tương lai thì chúng ta phải lập tức nhận ra nó và lôi nó trở về lại với sự chú ý vào bài học hoặc đề tài đang nghiên cứu. Nếu tâm ta bị dật dờ, buồn ngủ thì ta dùng Chánh niệm quan sát cơn buồn ngủ đó. Khi bị ta quan sát, cơn buồn ngủ đó sẽ lặng lẽ rút êm và tâm ta sẽ tĩnh táo trở lại. Có những lúc, do ảnh hưởng của bệnh cảm, hoặc do hôm trước ta đã thức quá khuya làm cơ thể ta bị thiếu ngủ trầm trọng nên khi ta dùng Chánh niệm rọi vào, cơn buồn ngủ vẫn không chịu tan biến hoặc có tan biến đi thì chỉ một lát sau nó lập tức trở lại. Trong trường hợp như vậy, tốt nhất là ta nên nằm nghiêng qua hông phải, Chánh niệm theo dõi hơi thở ra vào trong mười lăm phút. Có thể trong khi ta nằm như vậy thì ta đi vào giấc ngủ hồi nào không hay nhưng việc ấy cũng không sao bởi vì chỉ cần bỏ ra mười lăm phút để ngủ như vậy, tâm trí của ta sẽ hoàn toàn tỉnh táo không còn buồn ngủ nữa, và lúc ấy, việc ôn bài và nghiên cứu của ta sẽ rất có kết quả, còn nếu ta tiếc mười lăm phút ấy và ráng làm việc thì cơn buồn ngủ, uể oải sẽ liên tục đến quấy rầy ta, do đó tuy tốn nhiều thời gian mà kết quả ta thu được chẳng có là bao.

7. Tu tập Chánh niệm khi tụng kinh:

Tụng kinh là một pháp tu được rất nhiều người ưa thích. Hầu hết mọi người khi nghe nói đến tu tập là nghĩ ngay đến việc tụng kinh, gõ mõ. Hàng ngày, đa số tăng niPhật tử đều bỏ ra vài giờ để tụng kinh. Nếu khôngChánh niệm thì việc tụng kinh sẽ chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích. Muốn việc tụng kinh có kết quả tốt thì chúng ta cần phải thực tập Chánh niệm trong khi tụng kinh. Làm sao để thực tập Chánh niệm trong khi đang tụng kinh? Khi tụng kinh thì chúng ta phải chú tâm Chánh niệm vào lời kinh tiếng kệ, vừa tụng, vừa theo dõi ý nghĩa của từng câu kinh. Khi tâm ta chuyên chú vào lời kinh, không có hôn trầm hay vọng tưởng thì ta biết rằng tâm ta đang chuyên chú, không có hôn trầm vọng tưởng. Khi đang tụng kinh mà tâm ta bị vọng tưởng dẫn dắt lui về quá khứ hoặc hướng đến tương lai thì ta phải lập tức nhận ra tâm ta đang vọng tưởng rồi lặng lẽ kéo tâm trở về theo dõi lời kinh. Nếu trong khi tụng kinh mà tâm ta dật dờ, buồn ngủ thì ta ghi nhận sự buồn ngủ ấy rồi nổ lực chú tâm theo dõi thật sát từng câu kinh. Một lát sau, ta sẽ không còn hôn trầm nữa. Nếu khi tụng kinh, thân tâm ta trở nên khinh an thì chúng ta dùng Chánh niệm ghi nhận sự khinh an ấy rồi lại quay về theo dõi ý nghĩa của lời kinh. Nếu thân tâm ta mệt mỏi rã rời thì chúng ta cũng ghi nhận cảm giác đó rồi trở lại theo dõi những câu kinh. Chúng ta đừng nên quá dính mắc vào cảm giác khinh an hay mệt mỏi bởi vì chúng chỉ là những trạng thái thoạt đến thoạt đi. Có khi, lúc mới thức dậy vào buổi khuya, chúng ta cảm thấy thân thể mỏi mệt nhưng sau khi tụng kinh một lát thì chúng ta cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng thơ thới. Cũng có đôi khi, chúng ta bắt đầu buổi tụng kinh với một tinh thần sảng khoái nhưng trong khi chúng ta tụng kinh thì ta lại cảm thấy thân tâm nặng nề và một đổi sau lại thấy thân tâm khinh an trở lại. Do đó, ta chỉ cần chú tâm Chánh niệm ghi nhận chúng chớ không nên dính mắc vào chúng làm gì.

8. Tu tập Chánh niệm khi chấp tác: Hàng ngày, chúng ta có rất nhiều việc phải làm như nấu cơm, quét nhà, rửa chén, xách nước, bửa củi, ...Những công việc ấy chiếm rất nhiều thời gian của ta. Nếu ta không tranh thủ tu tập trong những thời gian ấy thì thật lãng phí. Vậy trong những lúc ấy ta phải tu tập Chánh niệm như thế nào? Để thực tập Chánh niệm trong những lúc ấy, ta cần phải chú tâm làm cho thật tốt công việc mà ta đang làm. Chẳng hạn như khi đang rửa chén, mặc dù đó là công việc hết sức tầm thường nhưng ta hãy cố gắng làm như là đang được làm một việc gì hết sức quan trọng. Ta chú tâm vào từng hành động một. Khi cầm chén lên ta biết ta đang cầm chén lên, tay đụng vào chén có cảm giác lạnh ta biết có cảm giác lạnh, khi ta đặt chén xuống ta biết ta đang đặt chén xuống. Trong khi đang rửa chén nếu tâm ta vọng tưởng chuyện quá khứ thì ta lập tức ghi nhận rồi nhẹ nhàng kéo tâm trở về với công việc. Nếu tâm suy nghĩ đến kế hoạch trong tương lai thì ta cũng ghi nhận và nhẹ nhàng kéo nó trở về. Đừng bao giờ có ý nghĩ muốn rửa cho thật nhanh để còn làm chuyện khác, quan trọng hơn. Nếu tâm ta có ý nghĩ ấy ta cũng chỉ cần ghi nhận nó thì nó sẽ lập tức biến mất. Chúng ta phải làm sao tìm được sự an lạc trong khi rửa chén. Khi làm những công việc khác, ta cũng làm theo cách tương tự như vậy. Chúng ta đừng cho rằng đó là công việc tầm thường rồi không chịu thực tập Chánh niệm vào lúc ấy. Trong tác phẩm Trái tim Thiền tập, Sharon Salzberg có kể về một người phụ nữ tên là Kamala Master, một mình nuôi ba đứa con nhỏ và phải làm hai việc một lúc để kiếm sống vậy mà vẫn thực hiện tốt việc việc thực tập Chánh niệm hàng ngày. Chị đã làm sao để thực hành được như thế. Việc ấy không có gì khó. Khi chị đến học thiền với Thiền sư Munindra, Vị ấy đã mạnh mẽ khuyên chị nên dành riêng ra một khoảng thời giờ mỗi ngày để hành thiền. Chị nói rằng chị bận rộn cả ngày, không có còn khoảng thì giờ nào để dành cho việc ấy nữa. Thiền sư liền hỏi trong ngày chị bận rộn làm việc gì nhiều nhất. Chị nói đó là việc rửa chén. Thế là Thiền sư đã cùng chị đi đến Bồn rửa chén để cùng chị thực tập rửa chén trong Chánh niệm và đó cũng là phương pháp thực tập thiền quán mỗi ngày của chị. Qua đó chúng ta thấy được giáo pháp mầu nhiệm của Đức Phật không bao giờ xa rời với sự sống con người mà luôn luôn gắn bó với cuộc sống hiện tại thật đúng như câu kệ mà Phật đã dạy:

“Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích Bồ đề
Do như cầu thố giác

Nghĩa là:

Phật pháp tại thế gian
Không thể lìa thế giangiác ngộ
Lìa thế gian tìm Bồ đề
Thì giống như đi tìm sừng thỏ”

Do đó, dù làm bất kỳ công việc gì, ta cũng làm với thái độ hết sức hoan hỷChánh niệm như thể đây là lần đầu tiên ta làm công việc ấy. Chúng ta đừng bao giờ có ý nghĩ rằng hãy làm việc này cho mau để còn làm việc khác quan trọng hơn. Chẳng hạn khi giặc đồ hay khi rửa chén, quét nhà lau nhà, chúng ta làm thật gấp gáp thiếu Chánh niệm vì nghĩ rằng đây là những công việc hết sức tầm thường, không đáng để chúng ta hao tốn thời gian, chúng ta cần phải làm cho mau xong để còn làm nhiều việc khác quan trọng hơn như phiên dịch, tụng kinh, lạy Phật toạ thiền...nếu chúng tasuy nghĩ như vậy thì thật là hết sức sai lầm bởi vì tu tập Chánh niệm là phải an trú Chánh niệm trong tất cả mọi công việc, dù làm việc gì đi nữa chúng ta cũng phải làm như thể đang làm một việc quan trọng nhất. Những công việc ấy phải được làm thật khoan thai, nhẹ nhàng trong Chánh niệm. Làm tức là tu, đừng mong cho chóng xong. Bí quyết là làm thong thả. Phải tìm được sự an lạc trong khi làm những việc đó. Cũng cùng một công việc nhưng nếu ta làm trong thất niệm thì ta sẽ thấy công việc này sao nặng nhọcnhàm chán quá nhưng nếu ta làm với Chánh niệm thì dù là công việc nhàm chán, đơn điệu đến mấy đi nữa ta vẫn không cảm thấy nhàm chán và luôn tìm được sự an lạc trong khi đang làm việc ấy.

Tóm lại, Chánh niệm phải được duy trì liên tụcmọi nơi mọi lúc. “Việc thực hành thiền quán niệm có thể ví như việc đun nước. Khi đun nước, ta đổ nước vào nồi, đặt nồi lên bếp, rồi vặn lửa lên. Nếu ta cứ một lát tắt một lát mở thì nước sẽ không bao giờ sôi. Cũng như thế, nếu có những khoảng hở giữa các thời khắc Chánh niệm thì ta sẽ không thể tạo được một xung lực và sẽ không đạt được Chánh Định. Vì vậy trong các khóa thiền, hành giả được hướng dẫn thực tập Chánh niệm liên tục từ lúc mở mắt thức giấc vào buổi sáng cho đến khi bắt đầu ngủ vào ban đêm. Từ đó, pháp thiền hành được dung hợp vào công phu phát triển Chánh niệm liên tục của mỗi hành giả”. [17]

Nếu là người mới bắt đầu thực tập Chánh niệm thì khi bắt đầu làm việc gì cũng nên thầm đọc những bài kệ tương ứng với công việc ấy. Chẳng hạn khi mới ngủ dậy thì đọc bài kệ:

“Thức dậy miệng mỉm cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời”

Khi mới ngủ dậy mà ta đọc bài kệ này để hướng đạo cho một ngày mới của ta thì rất là lợi ích. Sống trọn vẹn ở đây có nghĩa là sống trong Chánh niệm, trong an lạc hạnh phúc chớ không phải sống ngột ngạt khổ đau, sống cho qua ngày đoạn tháng.

Khi ta rửa tay thì ta thầm đọc bài kệ:

“Lấy nước rửa tay
Nên nguyện chúng sanh
Được tay thanh tịnh
Nhận giữ Phật Pháp
Án chủ ca ra da sa ha”

Nhờ đọc bài kệ này ta sẽ dễ dàng chú tâm vào việc rửa tay. Khi rửa tay trong Chánh niệm như vậy thì tay ta mới có thể thật sự sạch sẽ để mà nắm giữ một của báu quý giá nhất trên đời là Phật Pháp.

Khi mặt áo tràng, ta thầm đọc bài kệ:

“Khi mặc áo tràng
Nên nguyện chúng sanh
Được các căn lành
Đến bờ bên kia”

Nhờ đọc bài kệ này ta sẽ dễ dàng chú tâm vào việc mặc áo và không để cho sự thất niệm lôi kéo ta đi lang thang hết nơi này đến nơi khác.

Khi bước vào thiền đường ta thầm đọc bài kệ:

“Vào thiền đường
Thấy chân tâm
Một ngồi xuống
Dứt trầm luân”

Nhờ đọc bài kệ này sẽ ý thức rằng ta đang vào thiền đườngnhiệm vụ của ta là phải thấy được chân tâm để mà thoát khỏi sanh tử luân hồi

Khi ngồi thiền thì chúng ta thầm đọc bài kệ:

“Ngồi đây ngồi cội Bồ đề
Vững thân Chánh niệm không hề lãng xao”

Nhờ đọc bài kệ này, tâm ta sẽ dễ dàng ý thức mình đang ngồi thiền và việc ngồi thiền sẽ có kết quả tốt hơn.

Tóm lại, nếu mới tập thiền thì ta cần phải học thuộc các bài kệ trong cuốn tỳ ni nhật dụng do Thiền sư Độc Thể biên soạn hoặc các bài kệ trong tập thi kệ “Từng bước nở hoa sen” do Thiền sư Nhất Hạnh biên soạn để khi ta làm việc gì thì ta thầm đọc bài kệ tương ứng với công việc ấy. Nếu gặp việc gì mà chưa có bài kệ tương ứng để đọc thì ta có thể tự sáng tác một bài kệ thích hợp với công việc ấy. Những bài kệ này sẽ giúp cho người mới tu luôn luôn kiểm soát được thân tâm mình, khiến cho tâm luôn an trú trong ánh sáng Chánh niệm không bị bóng tối thất niệm trùm kín. Trong khi làm bất cứ việc gì chúng ta đều nhớ làm như thể đang làm một công việc quan trọng nhất đời, phải đặt hết tâm trí vào công việc ấy và phải làm việc ấy với một tâm an lạc. Có làm được như vậy chúng ta mới sớm được giác ngộ giải thoát. 

VII. TÍNH THÍẾT THỰC CỦA CHÁNH NIỆM:

Đối với xã hội ngày nay Chánh niệm có nhiều tác dụng rất thiết thực như sau:

1.Chánh niệmnăng lực giúp cho mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình, tự trau dồi mình trở thành người tốt, đầy đủ đạo đứcnăng lực để trở thành một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì sao Chánh niệm lại có khả năng giúp cho mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình? Như phần lợi ích của Chánh niệm đã nói, Chánh niệm có khả năng ngăn ngừa phiền não. Sở dĩ một người nào đó quấy rối xã hội là vì phiền não, tà kiến tràn ngập trong tâm người ấy, khiến người ấy bất an, điên loạn nên có những hành động không được tốt. Nếu người ấy biết cách dẹp trừ phiền não trong tâm khiến tâm được thanh tịnh không còn bị phiền não, tà kiến quấy nhiễu nữa thì chắc chắn người ấy sẽ không còn quậy phá nữa, ngược lại, lúc đó, người ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, yêu đời nên luôn tìm cách giúp ích cho đời, tìm cách mang lại hạnh phúc cho đời. Chánh niệm có khả năng giúp cho con người bớt khổ thêm vui, chính vì vậy nên ta có thể nói Chánh niệmyếu tố giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình để trở thành người có ích cho xã hội.

2.Chánh niệm giúp cho cuộc sống mỗi gia đình được đầm ấm, yên vui. Thật vậy, lý do mà trong gia đình xào xáo bất an, vợ chồng gây gỗ nhau, anh em bất hoà, gia đình tan nát...chính là do mỗi thành viên trong gia đình không được an lạc, hạnh phúc, mỗi thành viên trong gia đình không hiểu và thương nhau. Khi mỗi thành viên trong gia đìnhlỗi lầm gì, các thành viên còn lại không chịu góp ý cho người ấy biết mà chỉ chất chứa trong lòng làm cho nội kết, mâu thuẩn và khoảng cách giữa họ càng ngày càng lớn. Điều này cũng giống như đem bom nổ chậm chất chứa trong nhà, không sớm thì muộn cũng có ngày nó nổ tung gây ra bao tang tóc, đau thương, mất mát. Nếu các thành viên trong gia đình biết thông cảm cho nhau, biết giải quyết những nội kết ngay khi nó đang còn trong trứng nước thì mọi việc sẽ hết sức tốt đẹp không còn có cảnh xào xáo trong gia đình. Muốn làm được việc ấy thì mỗi thành viên trong gia đình cần phảiChánh niệm. Dưới ánh sáng của Chánh niệm, mọi phiền não, nội kết từ từ sẽ tan biến, hạnh phúc, an lạc sẽ đến với mọi người. Sau đây chúng tôi xin kể một câu chuyện để minh hoạ về điều này. Đó là câu chuyện về gia đình một người lính nọ. Người chồng đi lính để vợ trẻ đẹp ở nhà với đứa con còn thơ dại, chưa biết gì cả. Cứ mỗi buổi tối, vì quá nhớ chồng nên người vợ đều chỉ vào cái bóng của hai mẹ con in trên vách tường mà nói với đứa con rằng: “Kia là ba con đó”. Vì đứa bé còn nhỏ dại quá nên cứ nghĩ rằng đó là ba mình thật. Sau một thời gian dài, người chồng được nghỉ phép về thăm gia đình. Người vợ thấy chồng về vô cùng mừng rỡ nên giao con cho chồng rồi đi chợ mua đồ về cúng tổ tiên. Trong khi ở nhà với con, người chồng hỏi con rằng: “trong khi ba đi vắng, hằng ngày có ai tới chơi không?” Đứa bé nói rằng: “Ông đâu phải là ba tôi, ba tôi là người khác cơ, tối nào ổng cũng đến thăm hai mẹ con tôi”. Người chồng nghe vậy liền nghĩ rằng ở nhà vợ đã ngoại tình và mình đã bị cắm sừng nên vô cùng tức giận. Khi vợ đi chợ về, thay vì vui vẻ nói cười như mọi khi thì người chồng có thái độ hết sức lạnh nhạt, không nói với vợ một tiếng nào. Đến khi người vợ nấu đồ cúng xong và dọn lên cúng tổ tiên thì người chồng không cho vợ lạy tổ tiên và còn nói với vợ một câu rất đau: “ Hạng người như cô không xứng lạy tổ tiên tôi đâu”. Người vợ nghe nói vậy thì hết sức đau đớn không hiểu vì sao mà chồng lại nói với mình một lời quá nặng như vậy. Lòng tự ái bị tổn thương quá nặng khiến người vợ không thể thốt lên một tiếng nào, chỉ biết nghẹn ngào uất uất rồi âm thầm ra sông tự vẫn. Đến tối, khi người chồng thắp đèn lên thì đứa bé chỉ vào cái bóng in trên tường mà nói rằng: “ Ba con đã về rồi kia kìa.” Lúc này người chồng mới hiểu rõ sự việc thì đã muộn mất rồi. Nếu người chồng mà có Chánh niệm thì khi nghe người con nói chuyện vào lúc ban ngày, ông ấy sẽ không để trong lòng mà sẽ hỏi thẳng với vợ xem chuyện ấy thực hư như thế nào rồi mới giải quyết. Đằng này, vì thiếu Chánh niệm nên người chồng mới có thái độ như vậy khiến cho vợ phải chết một cách oan uổng. Cũng vậy, nếu người vợ có Chánh niệm thì khi bị chồng nghi oan, người vợ sẽ không có hành động thiếu suy nghĩ như thế mà chắc chắn cô ấy sẽ tìm cách hỏi chồng lý do gì mà anh ấy lại nói nặng lời như vậy và sẽ giải thích cho chồng hiểu rõ là chồng đã hiểu lầm, đã nghi oan mình. Nếu cả hai vợ chồng ấy đều có Chánh niệm thì sự việc sẽ không đến nỗi thê thảm như vậy. Do đó ta có thể nói: Chánh niệm giúp cho cuộc sống gia đình được đầm ấm, yên vui.

3.Chánh niệm giúp cho xã hội không còn những tệ nạn như trộm cướp, đĩ điếm, xì ke, ma tuý, tham ô, hối lộ và làm cho nhân dân được no ấm, đất nước được hùng cường thạnh trị. Sở dĩ có các tệ nạn trên là do con người còn quá mê mờ, không biết gì đến nhân quả, nghiệp báo. Chẳng hạn như tên ăn cướp, vì vô minh, thất niệm, không biết biết rằng bây giờ mình ăn cướp thì trong nhiều kiếp khác trong tương lai sẽ thường xuyên chịu cảnh bần hàn, nghèo thiếu nên hắn luôn tìm cách ăn trộm, ăn cướp được nhiều chừng nào hay chừng đó, không biết e dè gì cả. Nếu tên ăn cướp mà có Chánh niệm, biết rằng bây giờ mình ăn cướp thì trong nhiều kiếp khác trong tương lai sẽ thường xuyên chịu cảnh bần hàn, nghèo thiếu, biết rằng mình làm người khác khổ đau tức là làm khổ chính mình thì chắc chắn dầu có bị đập chết, hắn ta cũng không dám ăn cướp nữa. Một người bị xì ke, ma tuý nếu có Chánh niệm thì sẽ có đủ nghị lực để vượt qua cơn nghiện, khi cơn nghiện đến hành hạ, anh ta chỉ cần nhìn thẳng vào những đau đớn do cơn nghiện tạo ra thì cơn nghiện sẽ từ từ giảm xuống và dứt hẳn. Đối với những người tham ô, hối lộ cũng vậy, vì thiếu Chánh niệm nên họ không biết rằng ăn đồng tiền của nhân dân thì sau này sẽ làm thân trâu ngựa, heo bò để mà trả nợ nên hễ có cơ hội là cứ ăn thoải mái. Nếu có Chánh niệm thì những người ấy sẽ thấy đó là tiền bạc, tài sản của nhân dân, tiền này là để cất trường học, xây bệnh viện, tu sửa đường xá và làm bao nhiêu việc cần thiết khác để phục vụ nhân dân, mình không thể nào ăn cướp số tiền này để xài riêng được. Khi hiểu rõ như vậy với Chánh niệm thì chẳng những người ấy sẽ không bao giờ dám sén của công bỏ vào túi riêng mà sẽ tìm cách sử dụng số tiền này sao cho hiệu quả nhất. Do đó có thể nói: Chánh niệm giúp cho xã hội không còn những tệ nạn như trộm cướp, cờ bạc, rựu chè, tham ô, hối lộ...

4.Chánh niệm góp phần bảo vệ hoà bình thế giới. Chiến tranh là một vấn đềcon người sống trên trái đất ghê sợ nhất. Mỗi lần xảy ra chiến tranh là bao nhiêu sanh mạng phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu tài sản của đất nước bị tiêu hao vô ích. Ai cũng đều mong thế giới được hoà bình nhưng thực tế thì trên thế giới không ngày nào không xảy ra chiến tranh. Chiến tranh ở Đông dương vừa kết thúc thì lại xảy ra chiến tranh ở trung cận đông. Vì sao ai cũng mong mỏi hoà bình mà thế giới cứ mãi xảy ra chiến tranh. Đó là do đa số loài người trên trái đất đang sống trong thất niệm, đang chịu sự chi phối của vô minh, phiền não. Vì thất niệm nên họ không thấy được họ tàn phá nước khác chính là họ đang tàn phá chính đất nước mình. Sau này, bản thân hay con cháu họ sẽ lãnh chịu hậu quả do cuộc chiến tranh đó gây ra. Có nhiều lý do khiến chiến tranh xảy ra. Hoặc là do nước lớn ỷ mạnh muốn xâm lăng nước nhỏ, yếu để chiếm nước nhỏ làm thuộc địa của nước mình. Cuộc chiến tranh này là xuất phát từ lòng tham lam vô đáy của bè lũ cướp nước. Cũng có những cuộc chiến tranh là vì thù hận hoặc vì si mê như là quân hồi giáo phát động chiến tranh để bắt mọi người đều theo đạo hồi. Đây thật là một sự si mêhết sức cuồng tín. Nếu loài người trên thế giới đều có Chánh niệm thì tình hình trên trái đất này sẽ khác hẳn. Nhờ có Chánh niệm, mọi người sẽ có trí huệ, không còn bị tham sân si chi phối nên không bao giờ tổ chức những cuộc chiến tranh điên rồ như vậy. Nhờ có Chánh niệm nên họ thấy tất cả mọi người trên thế gian này đều là anh em một nhà nên họ sẽ không bao giờ tổ chức chiến tranh để làm hại anh em của mình. Do đó có thể nói Chánh niệm góp phần làm cho thế giới hoà bình, không còn chiến tranh.

5.Chánh niệm góp phần cải tạo môi trường sống: Ngày nay, môi trường sống bị tàn phá một cách tàn nhẫn, có những người thường xuyên săn bắt chim, thú, cá làm cho nhiều loài đi dần đến chỗ tuyệt chủng. Hàng năm, do nhiều nguyên nhân, hàng tỷ lít dầu bị đổ xuống sông, xuống biển làm chết rất nhiều chim, cá và các sinh vật khác. Hàng ngày, nhiều người đang liên tục phá rừng lấy gỗ hoặc đốt rừng lấy đất làm nương rẫy làm cho hàng trăm ngàn héc ta rừng bị biến thành đồi trọc. Họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt cho cá nhân mà không lường được hậu quả về sau là mình và con cháu sẽ chịu lụt lội thường xuyên bởi vì khi mưa xuống không còn vật gì giữ nước lại nên nó sẽ chảy ào xuống một lúc gây ra lũ lụt. Họ cũng không hề biết rằng làm như vậy chính là họ đang cắt dần lá phổi của chính họ bởi vì rừng là nguồn cung cấp khí Oxy cho họ thở hàng ngày. Phá rừng thì làm cho lượng khí Oxy ngày càng ít đi và sẽ có lúc không còn Oxy để thở. Bên cạnh nạn phá rừng, ở khắp nơi trên thế giới, những nhà máy đua nhau xả lên không trung những dãy núi khói đen kịt làm cho bầu không khí trở nên ngột ngạt. Những người dân thành phố thiếu ý thức đã đổ rác xuống ao hồ, sông rạch làm bẩn nguồn nước, gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Chính vì thiếu Chánh niệm nên con người không biết rằng giết hại cầm thú, tàn phá cỏ cây, làm ô nhiễm môi sinh là con người đang huỷ diệt dần sự sống của chính mình. Nếu có Chánh niệm, họ sẽ thấy rõ tai hại của những việc làm ấy vì thế chẳng những họ sẽ không bao giờ làm như vậy mà còn ra sức bảo vệ môi trường bằng cách trồng cây, gây rừng, xử lý kỹ càng nước thải trước khi cho nó chảy vào sông, biển.... Chính vì thế có thể nói Chánh niệm làm cho môi trường được cải thiện tốt đẹp.

6.Chánh niệm giúp cho dân giàu nước mạnh.

Vì sao Chánh niệm lại có thể giúp cho dân giàu nước mạnh? Điều này cũng không có gì khó hiểu. Như trên ta đã nói Chánh niệmnăng lực giúp chúng ta làm mọi việc một cách tốt nhất. Những nhà lãnh đạoChánh niệm sẽ đưa ra những đường hướng sáng suốtđúng đắn nhất cho việc phát triển đất nước. Những nhà kinh tế có Chánh niệm sẽ tìm được đường lối tốt nhất cho việc phát triển kinh tế. Những giám đốc có Chánh niệm sẽ tìm được đường lối để cơ quan xí nghiệp của mình phát triển một cách tốt nhất. Những công nhân có Chánh niệm sẽ làm cho công việc của mình đạt kết quả cao nhất. Tóm lại từ những thành viên giữ trách nhiệm thấp nhất cho đến những thành viên giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân đều sẽ làm công việc của mình một cách hiệu quả nhất nếu có Chánh niệm. Nước Nhật là một bằng chứng cụ thể nhất về việc này. Ở Nhật, trong hầu hết các cơ quan xí nghiệp thuộc mọi nghành nghề, người ta đều yêu cầu các nhân viên phải có chứng nhận đã học qua một khoá thiền. Nhờ mọi thành viên tham gia sản xuất đều có Chánh niệm nên nền kinh tế của Nhật phát triển rất nhanh và Nhật đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ta có thể nói Chánh niệm làm cho nền kinh tế của đất nước phát triển, giúp cho dân giàu nước mạnh

  1. KẾT LUẬN:

Tóm lại, pháp tu tập Chánh niệm là một pháp hành trì tốt cho mọi ngườimọi nơi và mọi lúc. Từ những người trẻ tuổi cho đến những người cao tuổi, từ người tại gia cho đến người xuất gia, từ người phương Tây cho đến người phương Đông, từ người thành thị cho đến người nông thôn, từ người thời xưa cho đến người thời nay, từ người tu Tịnh Độ cho đến người tu thiền bất cứ ai muốn được an lạc hạnh phúc đều phải thực tập Chánh niệm. Việc tu tập Chánh niệm giúp cho chúng ta huấn luyện tinh thần tự tri, tự giác, tự làm chủ bản thân qua các việc làm nơi thân, miệng, ý. Đó là công phu theo dõi tâm và quán sát tâm qua từng cử chỉ, từng hành động, từng cảm thọ, từng ý nghĩ trong đời sống hàng ngày. Thực tập công phu này là để nuôi dưỡng một tập quán mới, tiến bộ thay cho tập quán cũ đã lỗi thời lạc hậu. Đây là công việc chuẩn bị cho người xuất giasuy nghĩcử chỉ gắn liền với đời sống giải thoát.

Chánh niệm giúp cho hành giả chấm dứt vọng tưởng, trở về với giây phút hiện tại để nuôi dưỡng hạt giống Bồ đề. Chánh niệmphương pháp tốt nhất để vun bón và tưới tẩm hạt giống Bồ đề. Chánh niệm tạo nên thái độ sống chấp nhận thực tại thanh thản, khai thông con đường đi đến giải thoát mà trước hết là con đường đi vào thực tại bắt đầu từ đương niệm.

Chánh niệm là một phép thực tập căn bản của truyền thống thiền. Nhờ Chánh niệmchánh địnhtuệ giác mới phát sanh. Đây là linh hồn, là nhựa sống cho tất cả những ai tu theo đạo Giác ngộ. Người nào sống mà không trở về với giây phút hiện tại thì đời sống nội tâm sẽ cạn cợt không sâu sắc. Khi đi sâu vào đời sống nội tâm, lúc đó ta khám phá được kho tàng tuệ giác rất lớn trong nội tâm. Nếu chúng ta suốt ngày sống trong thất niệm và đánh mất bản thân mình trong các công việc mà không thực tập Chánh niệm thì đời sống nội tâm của ta sẽ nghèo đi. Có thực tập Chánh niệm chúng ta mới có thể sống ung dung tự tại giữa thế gian đầy cạm bẩy, sống an lạc trong thế gian đầy khổ đau, sống tỉnh thức giữa thế gian đầy mê muội, sống trong sạch giữa thế gian đầy ô trược, sống từ bi giữa thế gian đầy sân hận sống trí tuệ giữa thế gian tăm tối. Nhờ sống Chánh niệm, chúng ta mới có thể tẩy sạch tất cả mọi tập khí phiền não và đem lại sự thanh tịnh cho mình và mọi người. Chính vì Chánh niệm có tầm quan trọng to lớn như vậy nên tất cả chúng ta hãy cùng nhau thực tập Chánh niệm. Có thực tập Chánh niệm chúng ta mới có thể xây dựng Tịnh độ ngay trên thế giới này và hưởng được niềm an lạc của một người đang sống trên Tịnh độ ngay trong hiện tại.

Tài Liệu Tham Khảo

1.HT Thích Minh Châu (Dịch)Trường Bộ Kinh I Viện nghiên cứu PGVN ấn hành năm 1991

2.HT Thích Minh Châu (Dịch)Trường Bộ KinhII Viện nghiên cứu PGVN ấn hành năm 1991

3.HT Thích Minh Châu (Dịch)Trung Bộ Kinh I Viện nghiên cứu PGVN ấn hành năm 1992

4.Thiền sư Nhất Hạnh, Phép lạ của sự tỉnh thức, NXB Tôn giáo, ấn hành năm 2005.

5.HT Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt, NXB Lá Bối, ấn hành năm1997

6.HT Thích Trí Quang dịch, Kinh Di giáo, ấn hành tại TP HCM

7.Thích Minh Tánh, Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu, ấn hành tại TP HCM

8.TT Thích Chơn Thiện, Phật học Khái luận, NXB TP HCM, ấn hành năm 1999 

9.BodhinyānaGiác Minh, Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH, Sunanda Phạm Kim Khánh và Sumanā Lê Thị Sương dịch,

Website: http://www.budsas.org/uni/u-giacminh/gm00.htm

10.Thiền sư Ajahn Chah, Mặt hồ tĩnh lặng, Khánh Hỷ dịch,

Website: http://www.budsas.org/uni/u-mhtl/mhtl-0.htm 

11.Bhante Henepola Gunaratana, Chánh niệm thực tập thiền quán, Nguyễn Duy Nhiên dịch, ấn hành tại TP HCM

12.Thiền sư Kundalàbhivamsa, Chín yếu tố phát triển Thiền Quán, Tỳ kheo Thiện Minh dịch, Website: http://www.budsas.org/uni/u-9yeuto/9yeuto-00.htm

13.Thiền sư U Pandita, Ngay Trong Kiếp Sống Này, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch, ấn hành tại TP HCM..

14.HT Mahasi Sayadaw, Thực tập thiền quán, TK Khánh Hỷ dịch,

Website: http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap024.htm.

15.Hòa thượng Silananda, Giới thiệu Kinh Đại Niệm Xứ, Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch, Website:http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap042.htm

16.Hòa thượng Silananda, Hướng dẫn Hành Thiền, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch, Website: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbthn068.htm

17.Sayadaw U Silananda, The Benefits of Walking Meditation (Lợi ích của Thiền hành) Bình Anson dịch, Website: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbthn020.htm

18.Nyanaponika Thera, Trái tim của thiền định Phật giáo, Thích Chơn Thiện dịch, NXB Tôn giáo, ấn hành năm 2004

19. Bhikkhu Visuddhàcàra, Curbing Anger, Spreading Love, (Chế ngự cơn giận, trải rộng lòng từ), Nhung Gia dịch năm 1997,

Website: http://www.budsas.org/uni/u-tamtu/tamtu00.htm

Nguồn: dentutraitim.com
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.