13- Người Cư Sĩ Phải Làm Gì Để Truyền Bá Phật Giáo Trong Thế Kỷ 21, Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh

23/02/201212:00 SA(Xem: 7034)
13- Người Cư Sĩ Phải Làm Gì Để Truyền Bá Phật Giáo Trong Thế Kỷ 21, Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh

ĐÓNG GÓP CỦA CƯ SĨ 
TRONG VIỆC HOẰNG PHÁP 
TẠI HẢI NGOẠI
(Kỷ Yếu Hội Luận 2011, Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

Phần Ba - Bài viết Tham chiếu

 NGƯỜI CƯ SĨ PHẢI LÀM GÌ 
ĐỂ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO TRONG THẾ KỶ 21 

Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh

 

Lời giới thiệu: Cư sĩ Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh tốt nghiệp kỹ sư Phú Thọ. Sau năm 1975, ông sang Hoa Kỳ và định cư tại California. Ông hiện tu theo pháp môn Thiền Mật song tu. Đã thọ pháp với Thiền sư Nhất Hạnh, thầy Hằng Trường và nhiều lần dự các khóa tu của Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các vị Lạt Ma khác. Ông đã sang Ấn Độ tu học tại Bồ Đề Đạo Tràngtịnh xá của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala.

Ông được mời phát biểu tại buổi “Hội Luận 2011” ngày 11 tháng 12 năm 2011 do Hội Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức tại miền Nam California. Nhung ngày đó ông chỉ tham dự, xin miễn trình bầy và chỉ viết bài góp ý thôi. Dưới đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung bài góp ý đó cùng qúy độc giả.

 

Phật giáo là một tôn giáo đặc biệt vì ngoài phần căn bản là “tự tu, tự chứng” còn có phần nương vào tha lực cứu độ của chư Phật, chư bồ tát như Đức Phật A Di Đà, các vị Bồ tát như các Ngài Quan Thế Âm, Ngài Địa Tạng vương, Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền v.. v...

Thế nhưng từ xưa tới nay, sự phát triển của Phật giáo Việt Nam lại phần lớn trông vào tha lực, thể hiện qua việc xây dựng các chùa chiền (tự viện) to tát, trang nghiêm để Phật tử đến lễ bái cầu phước, tụng niệm nhiều hơn là tìm hiểu giáo pháp. Hoặc chỉ là nơi để thực hiện các nghi lễ như: Lễ Đản sinh, Lễ Vu Lan, các ngày vía Phật, Bồ tát hoặc những tang lễ, hôn lễ v.. v..

Mặc dù các sự việc này có đáp ứng được một số nhu cầu đòi hỏi của quần chúng, nhưng đó chỉ là hình tướng. Mà hình tướng thì vô thường và phải thay đổi theo hoàn cảnh xã hộirõ ràng là không phù hợp với sự tiến bộsuy nghĩ của giới trẻ trong thế giới Âu Mỹ ngày nay.

Trong khi đó thì chính pháp của Phật vốn là chân lý và luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh xã hội (tùy duyênbất biến) lại không được phát triển sâu rộng đúng với tầm mức của nó, nhất là khi nó có khả năng giúp con người giải quyết những vấn đề mà sự tiến bộ quá mau chóng của nền văn minh vật chất đem lại, đó là những ưu tư, lo lắng, sợ hãi (nói chung là tâm thái bất an hay stress) mà bất cứ người nào cũng có thể mắc phải.

Thật vậy, những lôi cuốn vật chất khiến chúng ta thèm muốn (ngay cả những em bé cũng đã thèm muốn những trò chơi điện tử, đã biết tập dùng điện thoại di động, computer v..v..) rồi đến nắm giữ, đua đòi, sợ mất, cũng đưa đến những kết quả không hay làm điên đầu người lớn. Rồi chính người lớn, không phân biệt trẻ già, giầu nghèo, học thức hoặc địa vị cao thấp, đều có thể dể dàng lâm vào tình trạng bất an này, tất cả đều do sự bất trắc của cuộc sống hiện tại. Đó cũng nằm trong mệnh đề KHỔ trong tứ đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo mà sự áp dụng tám con đường tu trong Đạo Đế sẽ giúp giải quyết được rất nhiều nỗi “Bất An hay Stress” này vậy.

Ngoài ra, sự thấu hiểu về lý “nhân quả” và thuyết “luân hồi” cũng khiến người ta có cuộc sống đạo đức, bớt đi sự tranh giành, ganh ghétoán hận, dễ tha thứ và hòa đồng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Như thế, người cư sĩ Phật giáo khi tu tập và khuyên người khác tu hành (tức là truyền bá Phật Giáo), nhất là đối với giới trẻ và nói chung là người mới tu hay đang tìm hiểu về đạo Phật, nên tránh bớt những lý thuyết cao siêu hay kinh điển khó hiểu mà chỉ khai triển Bát Chánh Đạo hay tám con đường tu tập. Cộng thêm với hạnh lắng nghe, sự giúp đỡ để xoa dịu, an ủi những khó khăn của người nghe theo hạnh của Bồ Tát Quán Âm, tức là tập phát triển “Bốn Đức Tính Cao Qúy” TỪ - BI - HỶ - XẢ của Phật giáo.

Nên triển khai và khuyên người thực tập các pháp Thiền quán (Meditation) và sống trong chánh niệm (Mindfullness). Phương pháp “chỉ” tức điều hòa hơi thở trong “thiền” cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm bớt những “Stress” tức bất an của cuộc sống.

Trong gia đình, người cư sĩ nên dạy con cháu về sự biết ơn (appreciation), bằng cách chỉ cho chúng thấy tất cả những gì ta đang thụ hưởng từ nhà cửa, xe cộ, cơm áo, vật dụng đều không do mình làm ra đuợc, mà là sự góp công của biết bao người khác trong xã hội. Từ đó phát triển tình thương, sự chia sẻ và giúp đỡ đối với những người kém may mắn hơn ta, đó là thực hành hạnh Bồ Tát trong Phật Giáo.

Cũng dùng sự chênh lệch về giầu nghèo, địa vị và cuộc sống khác nhau của mọi tầng lớp trong xã hội để nói về thuyết “nhân quả”, “Luân hồi” và luật “Chiêu cảm” (Attraction) tức là người tốt, việc tốt thì sẽ thu hút những sự may mắn tốt đẹp, còn người ác, việc xấu thì chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả xấu, những sự khổ sở, kém may mắn sau này.

Người cư sĩ nên có những bạn đồng tu hay gia nhập vào những hội đoàn, đoàn thể Phật giáo để chia sẻ kinh nghiệmtìm cách giải quyết những khó khăn, cùng tìm được sự hứng thú trong việc tu tập. Ngoài ra, cũng dễ dàng thu hút người khác, tạo sư lớn mạnh của đoàn thể, tăng trưởng sự lớn mạnh của Phật giáo, nhất là trong những công tác xã hội, giáo dục, từ thiện và y tế, giúp đỡ người khác.

Ngoài ra, người cư sĩ cũng phải trau dồi thể lực để có một thân thể khỏa mạnh và ít bệnh tật. Một tâm thức minh mẫn, sáng suốt chỉ có thể có được trong một thân thể khỏe mạnh. Và mọi hoạt động trong xã hội, sự hăng hái tin tưởng để chống với những đe dọa, những khó khăn trong cuộc sống (stress) đều phải nhờ vào một thân thể khỏe cộng với một tâm thức sáng suốt.

Chính vị sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng đã thấy rõ việc này, nên Ngài đã sang tạo môn võ Thiếu Lâm để giúp người tu có một thân thể khỏe mạnh, khắc phục mọi bệnh tật. Rất nhiều người đã biết và tu tập môn “dịch chân kinh” dể có được một thân thể khỏe mạnh. Tôi lập đi lập lại nhiều lần chữ “Thân thể khỏe mạnh” vì đã có kinh nghiệm bản thân về một thân thể đau yếu đã cản trở rất nhiều trong việc tu tậphoạt động xã hội, nhất là lúc tuổi già.

Cuối cùng, với những người lớn tuổi hoặc có một sự tin tưởng lớn về sức mạnh của sự cầu nguyện càc vị Phật, Bồ tát (thí dụ trông vào hạnh cứu khổ cứu nạn của đức Bồ Tát Quan Thế Âm) trong những lúc nguy biến, khó khăn thì sự cầu nguyện này bằng một lòng tin tuyệt đối cũng đem lại những kết quả bất ngờ, mà một số Phật tử cũng như người chưa theo đạo Phật đã từng trải qua.

Pháp tu Tịnh Đô, rất phổ thông trong Phật Giáo – mà căn bảnniềm tin tuyệt đối vào sự cứu độ của Đức Phật A Di Đà lúc lâm chung, cộng với sự kiên trì đọc tụng hồng danh Ngài - sẽ giúp người tu thoát khỏi luân hồi. Những Nghiệp quả đã tạo ra thì được hoãn lại cho đến khi chứng được đạo quả trong một cõi nước cực kỳ sung sưóng, tốt đẹp như cõi thiên đường của các tôn giáo thờ Thượng Đế. Sau đó sẽ tùy hạnh nguyện cứu độ chúng sanhdần dần trả nghiệp trong một tâm thức của bậc giác ngộ (Enlighted).

Tóm lại, người cư sĩ có lợi điểm mà quý vị tu sĩ không có, tức là sự cọ xát thường trực với cuộc sống hàng ngày, hay kinh nghiệm sống từ cá nhân, gia đình đến đoàn thể, xã hội.

Đồng thời, người cư sĩđiều kiện để tiếp xúc dễ dàng hơn với quảng đại quần chúng. Nếu người cư sĩ cố gắng tạo được cho mình một sự hiểu biết vững chắc về những căn bản của Phật giáo (không bị lôi cuốn vào những kinh điểngiáo lý cao siêu) nhưng những đường lối thực hành rõ ràng và một cuộc sống mẫu mực thì việc giúp đỡ người khác tu tập và phát triển Phật giáo sẽ tiếp tay rất lớn cho Tăng Ni hoàng pháp. Đó là đường hướng tốt theo quan điểm của cá nhân tôi để góp phần phát triển Phật Giáo trong vai trò cư sĩ của thế kỷ 21 này.

Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.