- Lời Ngỏ
- Thầy Tuệ Sỹ: Như Một Vầng Trăng Sáng (Nguyên Giác)
- Giáo Dục Vẫn Là Niềm Tin Sau Cùng Còn Sót Lại (Thích Tâm Nhãn)
- Chén trà lão Triệu mà chưng hoa ngàn (Đỗ Hồng Ngọc)
- Nhân Duyên Tôi Biết Thầy Tuệ Sỹ (Thích Thái Hòa)
- Cây Xanh Trên Triền Núi (Huệ Trân – Hạnh Chi)
- Về Lại Chốn Xưa Thăm Thầy (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn)
- Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Một Bậc Thầy Uyên Bác, Kỳ Vĩ (Thích Nguyên Siêu)
- Tối Trời, Còn Đó Một Vì Sao (Thích Minh Tâm)
- Biết Ơn Ôn Với Tấm Lòng Kính Cẩn (Thích Từ Lực)
- Tuệ Sỹ – Viên Ngọc Quý (Thích Tâm Hòa)
- Bậc Thầy Của Những Vị Thầy (Nguyễn Minh Tiến)
- Thầy Tuệ Sỹ Và Ngôn Ngữ (Pháp Hiền Cư Sỹ)
- Thư Gửi Thầy (Nguyên Túc Nguyễn Sung)
- Thích Tuệ Sỹ, Khuôn Mặt Tiêu Biểu Của Văn Hóa Việt Nam (Trần Hữu Thục)
- Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ, Một Nhân Cách (Nguyễn Thanh Bình)
- Ghpgvntn, Mái Nhà Để Trở Về (thị Nghĩa Trần Trung Đạo)
- Thầy Tuệ Sỹ – Bậc Thạc Đức Và Nhà Giáo Dục Lớn (Tâm Thường Định)
- Thầy Tuệ Sỹ Đã Chiến Đấu Với Căn Bệnh Ung Thư Như Thế Nào? (Quảng Diệu Trần Bảo Toàn)
KỶ YẾU TRI ÂN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ -HĐHP 2023
Xem đầy đủ hơn trong bản PDF
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.
Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
Chúng tôi, những giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học trò Tăng, Ni, Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ được đọc và nghiên cứu qua hàng nghìn trang kinh, sách, tiểu luận, thơ, văn… của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong tình Thầy-Trò thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di sản tinh thần kỳ vĩ mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ bình dân và gần gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.
Cuộc đời Thầy tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ thế gian thì đó là lãnh vực Văn hóa và Giáo dục.
(Xem tiếp: Lời Ngỏ của Ban biên tập)