Phóng Sinh Tội Hay Phước - Chân Thông Giải

16/05/201212:00 SA(Xem: 22414)
Phóng Sinh Tội Hay Phước - Chân Thông Giải

PHÓNG SINH TỘI HAY PHƯỚC 
Chân Thông Giải

phongsinh2_jpgChỉ mới đây thôi, nghe tin trên Đài Truyền thanh Lâm Đồng rằng hồ Xuân Hương của Đà Lạt bị ô nhiễm mà lấy làm lạ vì biết rằng hồ được nạo vét chỉ mới một, hai năm nay. Cho đến khi nghe tiếp bản tin, rằng cá chết nổi trắng hàng loạt hôi thối cả một góc hồ mà nguyên nhân là do thiên hạ đua nhau mua cá… phóng sinh trong dịp tết vừa qua, và cá đã không sống được vì không thích hợp với môi trường. Chao ôi, lòng chợt nghe nao nao bâng khuâng về thân phận cá, chim, tội phước và cả thân phận con người.

Có gì phước đức bằng việc giúp đem lại sự sống cho chúng sinh? Còn gì hạnh phúc hơn khi nhìn những cánh chim được thả tung bay trên bầu trời xanh, những chú cá tung tăng bơi đi hòa mình vào làn nước trong? Hạnh phúc vì ta cảm nhận được hạnh phúc của những sinh vật bé nhỏ đó khi được thoát khỏi chốn giam cầm để trở về với tự do.

Nhưng cũng xin đừng quên rằng thực tế có những cánh chim khi được thả ra chỉ bay loạng choạng vài giây rồi rơi trở lại xuống đất. Có những chú cá khi thả xuống đã chìm ngay vào đáy nước, chẳng còn đủ sức một lần vẫy đuôi vĩnh biệt.

Điều đáng tiếc rằng đây chỉ như là chuyện “thường ngày”. Vì đã phóng sinh thì phải mua, phải thu gom, rồi khi có đủ số lượng mong muốn thì lại còn chuyện đem đến chùa nhờ thầy làm lễ, đọc kinh, chú nguyện xong rồi mới thả. Chính vì cái khoảng thời gian dài đăng đẳng để chờ “thủ tục” đó mà cá, chim đã ngất ngư lại càng thêm ngắc ngoải. Chưa kể đến cảnh chỗ này thả cá, chỗ kia người dân gần đó tay lưới tay chài đợi chờ, như vẫn thường thấy ở một ngôi chùa có bến sông tại TP. HCM mà Phật tử vẫn thường đến thả cá phóng sinh. Rồi lại còn tình cảnh những chú chim bán trước cổng chùa đã bị cắt bớt đầu cánh và cho nếm rượu để khi thả thì ngất ngư không bay xa được và người bán dễ dàng theo bắt lại để được bán thêm lần nữa, lần nữa. Đặc biệt khi đi phóng sinh còn chuyện có người đến tiếp cận, đưa danh thiếp quảng cáo chuyên cung cấp chim cá rùa. Tiện quá mà, đâu phải chạy ra chợ lùng tìm chi cho mất công, có sẵn địa chỉ đây rồi, chỉ việc đưa ra con số và chủng loại là xong! Vậy là chẳng khác gì yêu cầu người khác bắt cho mình thả. Một cái vòng lẩn quẩn và nghịch lý! Đã có tâm phóng sinh mà chẳng trọn. Vì đã có Bi nhưng đừng quên là còn cần phải có cả Trí và Dũng. Phóng sinh như vậy, tội hay phước, tự lòng mình đã rõ.

Trong khi đó, có những chị Phật tử, đi chợ thấy cá sống bèn trích lấy một phần trong số tiền chợ ít ỏi của mình để mua và ra bến sông gần đó lẳng lặng thả, không đợi chờ một nghi thức gì. Trong Lục độ Ba La Mật, bố thí đứng hàng đầu. Mà phóng sinh tức cũng như bố thí mạng sống, vậy có thể nói là các chị đã thực hiện hạnh bố thí Ba La Mật!

Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong vũ trụ này, một vũ trụ vô cùng huyền diệumầu nhiệm với quy luật nhân quả nghiệp báo thật khách quan và công bằng. Thân, khẩu, ý thiện thì gặt hái điều thiện, và ngược lại. Ý trong tâm ta có ai mà biết nếu không nói ra, nhưng ta vẫn nhận được quả tương ứng. Người Phật tử chúng ta có ai mà không biết chuyện chú Sa-di cứu ổ kiến mà được chuyển nghiệp? Sự tích này đã được Trí Khải đại sư thuật trong bài tựa của “Đồng Mông Chỉ Quán”. Vị trụ trì đã chứng quả A-la-hán, biết đệ tử của mình sẽ chết trong vòng một tuần nữa bèn lẳng lặng cho đệ tử về thăm nhà. Trên đường về, thấy một ổ kiến trên bờ đê đang bị một dòng nước xoáy đe dọa cuốn trôi, chú bèn nhảy xuống sông ra sức đắp lại chỗ đê có thể vỡ để cứu ổ kiến. Sau đó chú tiếp tục lên đường và sau một tuần trở lại chùa bình an, khí sắc lại còn hồng hào hơn xưa. Thì ra việc cứu ổ kiến là do hành động từ bi, dù chẳng ai biết, đã giúp cho chú được chuyển thành nghiệp lành. Tại sao vậy, nếu không phải là do sự huyền diệumầu nhiệm như đã nói của vũ trụ này?

Vì vậy, nếu chúng ta cứ âm thầm phóng sinh khi có điều kiện, giúp trả lại cuộc sống cho các sinh linh, thì nói theo dân gian là “có trời biết, đất biết”, và phước báo sẽ tự nhiên đến theo quy luật công bằng của vũ trụ. Chợt nhớ đâu đó trong các kinh sách, người xưa cũng có câu “Tay mặt làm điều thiện, đừng cho tay trái biết”.

Xin tay mặt các bạn hãy cứ âm thầm phóng sinh đi, đừng để cho tay trái biết…

(TC Đạo Phật Ngày Nay 16)

Bài đọc thêm:

NHẬP TỪ TAM MUỘI PHÓNG SINH - Chân Hiền Tâm

LUẬN ĐỀ VỀ VẤN ĐỀ PHÓNG SINH, Chúc Phú

 

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2016(Xem: 38329)
26/05/2023(Xem: 40919)
29/06/2021(Xem: 4834)
25/09/2016(Xem: 10929)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.